WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xin chọn nước Việt làm Quê Hương dẫu cho khó thương

(Để tưởng nhớ Nguyễn Đức Quang và Nguyễn Ngọc Thạch)

Chẳng một ai mà có thể chọn được nơi mình sinh trưởng trong một gia đình nào, dòng họ nào cả. Cũng như chẳng ai lại có thể chọn lựa được dân tộc hay đất nước theo như sở thích cuả riêng mình. Vì đó là cái định mệnh Tạo hoá đã an bài xếp đặt riêng cho mỗi người. Cho nên con người sinh ra tại thế gian này, thì phải biết thích nghi với hoàn cảnh cuả thân phận mỗi cá nhân mà thôi.

Vì thế dân gian ta mới có câu nói:  “Con không chê cha khó, chó không chê chủ nghèo”. Tức là không ai lại đi chê bai cái hoàn cảnh nghèo khó cuả gia đình cha mẹ mình cả. Và phải chấp nhận cái phần số Ông Trời đã đặt để cho mính, để mà an tâm vui  sống theo câu nói “ May nhờ, rủi chịu”, chứ không cứ than  thân trách phận, rồi đâm ra bất mãn, bực dọc buồn phiền, để mà chẳng thay đổi được điều chi hết trong cuộc sống cuả riêng bản thân mình.

Vào những năm 1965-66 trở đi đến 1975, giới thanh thiếu niên ở miền Nam Việt Nam, mỗi khi tụ họp sinh hoạt chung với nhau, thì hay hát những bài ca tập thể rất là vui tươi, phấn khởi với khí thế bừng bừng tình yêu thương đất nước, yêu mến con người. Mặc dù lúc đó thì cuộc chiến tranh mỗi ngày một leo thang tàn khốc. Những bài hát cuả các bạn trẻ trong phong trào Du ca sáng tác, thì được phổ biến khá rộng rãi và được giới học sinh sinh viên rất ưa chuộng. Điển hình như bài hát sau đây cuả nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn cuả Du ca biên sọan từ năm 1966:

Xin chọn nơi này làm Quê Hương.

Điệp khúc:   Xin chọn nơi này làm quê hương/ dẫu cho khó thương.
Ta cùng  lo chạy từng lưng cơm/ áo che thân tàn.
Khi mùa mưa về cùng lem nhem/ bước trên ngõ trơn
Khi dịch lan tràn cùng lo âu/ trắng đôi mắt đen  …

(Toàn bộ bài ca sẽ được ghi nơi Phần Phụ lục kèm theo bài viết này)

Bài hát này Nguyễn Đức Quang phổ nhạc từ một bài thơ của Nguyễn Ngọc Thạch, hồi đó là giáo sư dậy môn Pháp văn ở Quận 8 Sà Gòn. Lúc đó cả hai người cũng chỉ vào tuổi ngòai đôi mươi, mới xuất thân từ trường Đại học Đàlat. Quang vừa sọan nhạc, vừa đệm guitare và hát rất say sưa, lôi cuốn các bạn cùng hát theo, tạo ra được một hào khí của cả một tập thể đông đảo thanh niên vừa vỗ tay rôm rả, vừa nhiệt tình hưởng ứng ca hát theo. Nhiều khi các bạn trẻ này còn tổ chức những buổi sinh hoạt “Đêm không ngủ” để hội thảo, giàn trải tấm lòng, trao đổi tâm sự  với nhau v.v…; thì rất cần đến những bài ca để làm “thức tỉnh”, “lên giây thiều” giúp anh chị em vào lúc đêm khuya miệt mài đến độ mệt mỏi, rã rời gân cốt như thế.

Vào năm 1969, Quang được mời sang Âu châu để trình diễn các ca khúc của mình. Tại xứ người, Quang phải sửa đổi ca từ lại cho phù hợp, nên câu hát đã thành ra như sau:

Xin chọn nước Việt làm Quê Hương/ dẫu cho khó thương…

Và đó cũng là đề tựa cho bài viết này vì được dành cho bà con hiện đang sinh sống ở hải ngọai, chứ không còn ở trong nước nữa. Nói thẳng ra, thì quả thật là tại đất nước Việt Nam chúng ta từ mấy chục năm qua, hết chiến tranh với hận thù chém giết lẫn nhau, rồi lại đến nạn độc tài chuyên chế, đàn áp, bóc lột người dân thấp cổ bé miệng, đến nỗi quốc gia dân tộc mỗi ngày thêm tiều tuỵ, điêu đứng, bần cùng mãi đi mà thôi. Vì người cộng sản đã du nhập cái chủ thuyết ngoại lai từ mãi bên Liên Xô, Trung quốc vào trong nước, khơi động sự căm thù giai cấp, xử dụng bạo lực để trấn áp không khoan nhượng, không thương tiếc đối với mọi thành phần không chịu riu ríu tuân theo mệnh lệnh khắt khe cuả họ, cho nên họ đã làm tê liệt mọi ý chí, mọi sáng kiến muốn cầu tiến cuả giới sĩ phu quân tử, mà từ xưa vẫn là rường cột, là nguyên khí cuả quốc gia.

Điều tệ hại nhất mà người cộng sản đã gây ra cho dân tộc là họ đã phá đổ, triệt hạ cái nền nếp nhân nghiã, thuận hoà vốn đã ăn rễ sâu trong truyền thống văn hoá ngàn đời cuả cha ông ta đã dày công vun đắp, thì quả là “khó thương” lắm vậy đó! Đến ngay những người đã sống lâu năm tại Hà Nội dưới chế độ cộng sản, mà đã phải tuyệt vọng, bó tay, không còn tha thiết gì nữa đối với chuyện cuả tập thể đất nước, và đã phải thốt ra câu nói hoàn toàn bi quan yếm thế: “Mặc kệ nó”!! Họ còn bông đùa: “Đó là chủ nghiã Mackeno”, cứ để mặc cho cộng sản chúng nó muốn làm gì thì làm. Còn chúng ông thì phủi tay, mặc kệ nó, muốn ra sao thì sao! Phải giận dỗi lắm, chán chường lắm đối với thời thế nhiễu nhương tàn tệ như vậy, mà bản thân mình lại bất lực, không làm sao lại có thể góp phần vào việc “xoay chuyển lại cơ đồ non nước mình”, thì mới có cái thái độ “buông xuôi, hờn dỗi” đến như thế được.

Nhưng mà, dẫu quê hương có tệ hại đến thế, có “khó thương” đến mấy đi nữa, thì chúng ta, những người đã phải bỏ nước ra đi để làm người tỵ nạn chính trị, cũng không bao giờ lại chối bỏ cái đất nước vốn là cuả cha ông mình để lại. Và nhất là không bao giờ bỏ được bà con ruột thịt thân thương máu mủ với mình nữa. Trong số trên 3 triệu người Việt hiện sinh sống ở hải ngoại, thì phần đông đều đã có quốc tịch cuả quốc gia mình định cư, và coi đó là “Quê hương thứ hai” cuả mình. Như vậy, thì họ vẫn nhận nước Việt Nam làm quê hương nguyên thủy cuả mình, chứ không hề bao giờ lại từ bỏ nguồn gốc, cơ sở văn hóa tinh thần linh thiêng đó.

Trước đây, người viết bài này đã có dịp trình bày lập trường cuả mình với bài: “Phải giữ vững căn cước Tỵ nạn chính trị”, thì nay lại xin được ghi rõ thêm là: “Dù chúng ta đã có một quốc tịch mới cuả quốc gia đang cưu mang người tỵ nạn chính trị, thì chúng ta vẫn tự coi mình còn gắn bó, còn liên hệ thân thiết với quê hương Việt Nam là nơi “chôn nhau cắt rốn cuả mình”, mà cũng là nơi “cất giữ mồ mả ông bà tổ tiên cuả mình”. Và không một áp lực nào, một thứ cường quyền nào mà lại có thể “xoá bỏ cái hình ảnh linh thiêng cuả quê hương đất nước Việt Nam trong trái tim chúng ta được”. Đất nước, quê hương là tài sản chung cuả tất cả con dân Việt Nam, chứ không phải cuả riêng một ai, hay cuả một phe nhóm nào, dù họ có thần thế, có quyền lực, có thủ đoạn mưu mô đến mấy đi nữa, thì họ cũng không thể chiếm đoạt đất nước để làm cuả riêng cho phe nhóm, băng đảng cuả họ được.

Vì nước Việt Nam cũng là quê hương cuả mình, nên chúng ta đều có quyền, và có cả bổn phận là phải góp phần chăm sóc, xây đắp cho đất nước cuả mình, dân tộc cuả mình  mỗi ngày thêm tốt đẹp, phồn vinh hơn, nhân ái thuận hoà hơn mãi lên. Chúng ta không hề tranh giành quyền cai trị đất nước, để mà nắm giữ chức vụ này, điạ vị nọ. Chúng ta cũng không chủ trương dùng bạo lực để lật đổ chính quyền hiện đang ở trong tay người cộng sản. Nhưng mà chúng ta kiên quyết, kiên trì hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu nhằm đòi hỏi công bằng xã hội cuả đông đảo bà con, mà hiện đang là nạn nhân khốn khổ cuả chính quyền độc đoán, tàn bạo cuả đảng cộng sản đã cướp đất, cướp nhà cửa, ruộng vườn cuả hàng triệu nông dân vô tội. Chúng ta cũng tích cực yểm trợ những chiến sĩ đang tranh đấu cho Dân chủ, Tự do và Nhân quyền cuả nhân dân Việt Nam. Và chúng ta cực lực tố cáo trước công luận quốc tế những sự đàn áp, bắt giam và quấy nhiễu những công dân tranh đấu ôn hoà, bất bạo động cho nhân phẩm và nhân quyền cuả đồng bào ruột thịt thân yêu chúng ta.

Vì được sinh sống trong các quốc gia có nền dân chủ vững mạnh với nhân phẩm và nhân quyền được bảo đảm tôn trọng, nên chúng ta đều mong muốn cho bà con trên quê hương mình cũng được vui sống, được an tâm thoải mái với một chế độ thông thoáng, cởi mở và tận lực phục vụ đối với cộng đồng xã hội. Trong việc xây dựng đất nước cụ thể và thiết thực như thế, bà con ở trong nước phải đóng vai trò chủ động, chính yếu. Đó là vì ích lợi cuả chính bản thân bà con ở quốc nội mà thôi.

Chứ người ở bên ngoài nước như chúng ta, thì chỉ có thể đóng vai phụ giúp hỗ trợ mà thôi. Điều này phải khẳng định dứt khoát, chứ không có gì mà phải úp úp mở mở, vòng vo Tam quốc gì nữa.

Tóm tắt lại, người Việt nam hiện sinh sống ở hải ngoại vẫn xác định  rằng: “ Nước Việt Nam là quê hương bản quán cuả mình”. Và mặc dầu quê hương đất nước đó thật là tiêu điều, hiu hắt do sự chuyên chế, áp bức tàn bạo cuả đảng cộng sản gây ra từ bao lâu nay, thì chúng ta vẫn một mực gắn bó sắt son với bà con ruột thịt, máu mủ thân thương cuả mình. Và từ đó mà hết lòng, hết sức góp phần hỗ trợ cho” công cuộc đòi lại quyền làm chủ vận mệnh cuả quần chúng nhân dân trong việc mưu cầu hạnh phúc cho từng thành viên và cho tập thể cộng đồng xã hội “.

Nhân dịp này, người viết cũng xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ biết ơn và tưởng nhớ đối với nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang vừa mới ra đi tại California, và nhà thơ Nguyễn Ngọc Thạch đã ra đi tại Sài Gòn vào giữa năm 2010, vì những đóng góp rất quý báu cho sự hun đúc tinh thần yêu nước, yêu thương dân tộc nơi tâm hồn cuả các bạn trẻ Việt nam từ mấy chục năm qua, bằng những bài thơ, bài ca nồng cháy ngọn lửa yêu thương như bài ca bất hủ này:

“Xin chọn nơi này làm Quê hương/dẫu cho khó thương” .

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

————————————————————-
Phụ lục:

Xin Chọn  Nơi  Này Làm Quê Hương.

Thơ: Nguyễn Ngọc Thạch (1940-2010)

Nhạc: Nguyễn Đức Quang  (1944-2011)

Sài Gòn  1966.

1/ Ta còn những người ngồi quanh đây/trán in vết nhăn
Đêm nằm nghe lòng quặn sôi lên/giữa cơn mộng lành
Ôi vì thâm tình cùng con dân/giữa khi chiến tranh
Ôi cùng đau lòng cùng hoang mang/giữa khi khó khăn.

Điệp khúc: Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu cho khó thương
Ta cùng lo chạy từng lưng cơm/áo che thân tàn
Khi muà mưa về cùng lem nhem/bước trên ngõ trơn
Khi dịch lan tràn cùng lo âu/trắng đôi mắt đen.

2/ Ta còn kiêu hùng vì đi xa/vẫn chưa thấy xa
Trên đường muôn vàn gặp nhau luôn/lúc vui lúc buồn
Nhưng lòng tuôn trào đày đam mê/muốn thêm bước nhanh
Như vừa lên đường còn hơi sương/vướng theo gót chân.
(Vào Điệp khúc)

3/ Ta còn những người thật yêu nhau/biết bao thiết tha
Chưa gặp bao giờ mà đã quá/uống máu ăn thề
Giam mình trong lòng thành đô kia/sống nơi ấp quê
Nhưng tình cao vời đòi yêu thương/khắp luôn thế gian.
(Vào Điệp khúc)

Đoạn kết: Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu đang chiến tranh
Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu chưa thanh bình
Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu đang khó khăn.
Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu chưa ấm êm./

8 Phản hồi cho “Xin chọn nước Việt làm Quê Hương dẫu cho khó thương”

  1. Trung Kiên says:

    Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
    Lê sau bàn chân gông xiềng cuộc đời xa xâm
    Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoàng
    Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
    Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
    Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
    Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian

    ĐK :
    Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
    Xương da thịt này cha ông miệt mài
    Từng ngày qua , cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
    Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
    Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
    Còn Việt Nam , triệu con tim này còn triệu khôi kiêu hùng

    Chỉ còn 2 ngày nữa ông Vũ phải ra hầu toà!
    Quê hương Việt Nam vẫn mãi là Quê Hương Ngạo Nghễ nữa không, thưa nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang?

    NƠI ĐÂY ÔNG VŨ HẦU TOÀ
    TỰ DO DÂN CHỦ CHAN HOÀ NỞ HOA
    CÙ HUY HÀ VŨ BƯỚC RA
    TUNG CÀNH THIÊN TUẾ HÁT CA CHÚC MỪNG

    Toàn dân sung suớng tưng bừng
    Dân Chủ hạnh phúc hát mừng Tự do

  2. Hoài Nam says:

    Kính thưa tác giả Đoàn Thanh Liêm
    Cho dù bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang có hay và ý nghĩa đến mức nào chăng nữa, nhưng mở đầu bài viết với câu “Xin chọn nước Việt làm Quê Hương dẫu cho khó thương” trong khi Ông đang ở Mỹ thì rất dễ bị hiểu lầm lắm lắm!
    Tôi nghĩ rằng chúng ta đang sống ở nước Mỹ thì câu “Xin chọn nơi này làm Quê Hương” nghe vẫn hay và đúng với hoàn cảnh sống!
    Việt Nam chỉ còn là “Quê cũ” hay “cố hương” mà thôi!

    Như con sóng nôn nao thương về quê ngoại.
    Lâu quá không về nên ngoại buồn ngoại lẫy.
    Nặng gánh gia đình nên bỏ ngoại phải không con.
    Nhớ cố hương nên lòng dạ héo mòn…
    Ở nơi đó ngoại tôi và bà con sầu khổ
    Cộng Sản đọa đày nên bữa đói bữa no

  3. BaWa says:

    Nơi nào mà chẳng kwêhương?
    Cái địacầu nhỏ xíu đang trên đường tiêuvong?!,
    ViệtNam là vượt về nam,
    Ngàn xưa đất nước vốn thênhthang hơn nhiều!!!

  4. vn says:

    Đã khó thương thì đừng thương. Phải thực tế. Nếu thương thì hãy về VN sống cùng chia sẻ nỗi khổ của người dân Việt

  5. Huong Nguyen says:

    Xin nhận nơi này làm quê hương dẩu cho khó thương…
    Vâng, chúng ta đều không có quyền quyết định sự hiện diên của chính chúng ta trên cỏi đời này cũng như quyết định 1 quê hương (nguyên thủy) cho mình. Nhưng chúng ta có quyền (và phải) tranh đấu cho cuộc đời của mình và cho quê hương mình bởi vì ít nhất, nếu không làm như thế thì chỉ có chúng ta phải trả lời cho tất cả những bất hạnh mà chúng ta phải đối diện.

    Nhưng đấu tranh như thế nào là biểu hiện lập trường của một con người. Để tỏ lòng kính trọng NS Nguyễn Đức Quang, xin đừng diễn dịch lập trường của NS – điều mà chúng ta không chắc đã hiểu rõ.

  6. Trung Kiên says:

    A) “Con không chê cha khó, chó không chê chủ nghèo”. Không phù hợp với bài viết này!
    B) “Xin chọn nước Việt làm Quê Hương dẫu cho khó thương” Cũng trệch lất luôn!

    Vì csvn gian manh tàn ác, bất nhân vô cảm mà người ta phải bỏ nước ra đi, chứ không ai chê đất nước nghèo khó! Hãy nhìn lại 1945 với gần 2 triệu người chết đói, rồi những năm chiến tranh khốc liệt, mấy ai bỏ nước ra đi?

    –> Thế mà sau khi VN “hoà bình thống nhất” thì hơn 2 triệu người đã phải trốn chạy, tìm đường vượt biên, hàng triệu người đã phải vùi thây nơi đáy biển, làm mồi cho cá!

    Ở cái thời 1965-1966 đó bài hát “Xin chọn nước Việt làm Quê Hương dẫu cho khó thương” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang thật có ý nghĩa, cho dù chiến tranh nghèo đói thì đấy cũng là QUÊ HƯƠNG của mình! Còn bây giờ thì:

    Xin chọn nơi này (*) làm Quê Hương, đã nuôi dưỡng ta! (* Mỹ, Pháp, Úc-Âu nơi ta đã được cưu mang, cứu sống). Nhớ về nước VIỆT là Cố Hương…đã sinh ra mình!…

    Tác giả viết…”Vì được sinh sống trong các quốc gia có nền dân chủ vững mạnh với nhân phẩm và nhân quyền được bảo đảm tôn trọng, nên chúng ta đều mong muốn cho bà con trên quê hương mình cũng được vui sống, được an tâm thoải mái với một chế độ thông thoáng, cởi mở và tận lực phục vụ đối với cộng đồng xã hội. Trong việc xây dựng đất nước cụ thể và thiết thực như thế, bà con ở trong nước phải đóng vai trò chủ động, chính yếu!. Đó là vì ích lợi cuả chính bản thân bà con ở quốc nội mà thôi.

    Chứ người ở bên ngoài nước như chúng ta, thì chỉ có thể đóng vai phụ giúp hỗ trợ mà thôi. Điều này phải khẳng định dứt khoát, chứ không có gì mà phải úp úp mở mở, vòng vo Tam quốc gì nữa“.

    Rõ ràng! không thể phủ nhận!

  7. th.th says:

    Mến tiếc khi Nguyễn đức Quang đã ra đi,mọt tâm hồn thanh niên đầy sức sống quật khởi,thổi làn gió vươn lên từ gian khó chiến tranh nhưng không kém phần lãng mạn trong tình yêu.vào những thanh niên một thời một ý nghĩ như anh.Mỗi lần ca nhạc cũa anh lại thấy hừng hực khí thế tuổi trẻ.
    ,nhớ đến những ngày đi học đêm ngồi cùng bạn bè,trong tiếng guitar bập bùng vang giọng hát lời ca của N.Đ.Q. Nhớ một lần anh đến trường Th.ng.H tay đàn miệng hát,dưới bục gỗ là thế hệ đàn em nhiệt liệt cổ vũ.

  8. Xa que says:

    Bai viet ( do et ) ma cung post len day

    (BBT cắt vì lý do không đánh dấu tiếng Việt)

Leave a Reply to Huong Nguyen