WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Núi Cao Vực Thẳm và những khoảng trống Việt Nam

Hồ Trường An không phác hoạ chân dung của những tác giả được nhắc tới, không làm công việc của nhà phê bình văn học hay của người ghi chép văn học sử kể cả khi tán thưởng hay bất bình với điều bắt gặp nơi một tác phẩm nào đó. Sẽ không lầm khi nói rằng Hồ Trường An chỉ diễn tả cảm nghĩ của một người thưởng ngoạn và, đôi khi bước xa hơn một chút, bày tỏ nhận định hoàn toàn chủ quan đối với các tác giả qua riêng tác phẩm đang đối diện.

Vì thế, với Núi Cao Vực Thẳm, người đọc chỉ gặp Nghiêm Xuân Hồng qua tác phẩm Lăng Kính Đại Thừa, Nguyễn Ngọc Bích qua tác phẩm Omar Khayyam – Rubaiyat: Thơ Và Đời, Vũ Khắc Khoan qua tác phẩm Thần Tháp Rùa, Thụy Khuê qua tác phẩm Nhân Văn – Giai Phẩm, Võ Phiến qua hai tác phẩm Ảo ẢnhPhù Thế, Vũ Tiến Lập qua tác phẩm Tạp Ghi Thơ II, Đặng Phùng Quân qua tác phẩm Văn Chương Và Lưu Đày, Trương Anh Thụy qua một số bài thơ ngắn và Thanh Tâm Tuyền qua thi tập Thơ Ở Đâu Xa.

Ai cũng thấy vóc dáng chân dung các tác giả trên không thể gói tròn trong mấy tác phẩm được đề cập, đồng thời các tác giả trên không thể đại diện cho toàn thể đội ngũ sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua. Núi Cao Vực Thẳm chỉ khiêm nhượng lưu dấu cảm nghĩ của một người đọc sách về một số tác phẩm của 9 tác giả từng có mặt trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 tới nay.

Nhưng nội dung khiêm nhượng của Núi Cao Vực Thẳm cùng các tác giả được đề cập đã gợi nhắc ngay về khoảng trống hiểm nghèo đang đeo bám sinh hoạt văn học nghệ thuật cùng diễn trình sinh hoá Việt Nam. Vì chính những cái tên có vẻ xa lạ hoặc thực sự xa lạ với nhiều người đã khơi gợi thắc mắc không nhỏ về dòng sinh hoạt văn học nghệ thuật đang được trình chiếu từng ngày từng giờ trước mắt mọi người. Tại sao lại vắng tên những tác giả này khi họ từng góp mặt nhiều năm tháng?

Đáng kể hơn là từ các tác phẩm được đề cập, người đọc đã có dịp bước tới những vùng trời mở rộng, vượt qua các khung tường giam hãm để thấy cuộc sống muôn thuở luôn nằm trên một tiến trình diễn hoá không ngừng theo hướng vươn cao mãi chứ không là sự bất động trong thế gục đầu quỳ gối trước một chân lý áp đặt bằng bạo hành hoặc thái độ buông tay nhắm mắt giữa vô vàn bão táp như kiểu chúi đầu xuống cát của loài đà điểu trên hoang mạc.

Chọn lựa của Hồ Trường An có vẻ hoàn toàn ngẫu nhiên đã khiến Núi Cao Vực Thẳm biểu hiện tính tột cùng của tự do trong sinh hoạt văn học nghệ thuật, đặc biệt đã giới thiệu với người đọc những ngòi bút không chấp nhận lùi bước trước mọi ý đồ kiềm chế.

Với Nguyễn Ngọc Bích qua những bài thơ của Omar Khayyam, người đọc gặp một thái độ gần như coi thường mọi sự từ thành đạt đến khổ đau :

Mộng công hầu trần gian ai chẳng ngóng
Để ra tro — hay có lúc thành công
Rồi như tuyết rơi trên sa mạc nóng
Đậu một giờ rồi bỗng chốc hư không.

…………………………………………………..

Vậy nên chớ thời giờ đem phung phí
Đuổi cái này hay cãi vã cái kia;
Hãy vui lên với chùm nho ngọt lý
Còn hơn buồn hay khổ với phân ly.

Nhưng ngay sau đó, lại được nghe pháp sư Thích Mãn Giác nhắc về khát vọng chân lý của Nghiêm Xuân Hồng qua Lăng Kính Đại Thừa : “Cuộc sống vẫn đầy những biến động, tâm thức con người vẫn thường xuyên chạm mặt những điều bí ẩn nhưng khát vọng chân lý vẫn là một khát vọng muôn đời. Và với khát vọng trong trường hợp của tác giả, Đạo thật sự đã như một con đường còn lại sau cùng mở ra thênh thang khi mà tất cả những ngả đường khác đã lâm vào chỗ bế tắc.”

Giữa hai con người có vẻ xa biệt ấy, đã xuất hiện Võ Phiến qua ghi nhận của Hồ Trường An: “Ở trường hợp Võ Phiến, từ cái nhỏ tí teo, từ một góc cạnh tầm thường, ông nhìn sâu vào đó để trình bày một xã hội xô bồ xô bộn, một nếp sống đa dạng hay một thế giới mênh mông và huyền hoặc. Từ mặt ngoài trơ trẽn xoàng xĩnh, ngòi bút ông dẫn người đọc đi vào cái uyên thâm của đối tượng quan sát ấy. Từ những khô khan, trơ trẽn, lì lợm và chai sượng, ông nhìn thật kỹ vào chúng, lắng sâu vào cảm xúc và ý nghĩ của riêng mình để bắt gặp ở chúng một linh hồn, một đời sống, biến chúng thành những sinh vật sống động và có một ý nghĩa đặc thù nào đó giữa cuộc đời. Đã vậy, ông nắm bắt cái bí ẩn của chúng, thấy những cái mà đa số không thấy….”

Hồ Trường An cũng cho thấy mức độ cảm thức tuyệt vời của một người đọc sách qua phát biểu về một bài thơ ngắn chỉ gồm vỏn vẹn 3 câu của Trương Anh Thụy  :

“Chiếc lá rụng
trên mặt ao
tan vỡ cả trăng sao.

Bài này nếu hiểu theo ẩn dụ thì: Trăng sao in trong đáy ao là cái bóng phản chiếu của trăng sao trên trời. Đó là cái ảo. Chiếc lá rụng là cái thật, cái chân.

Cái chân xóa nhòa cái ảo, như chiếc lá rụng làm xao động mặt nước, xóa nhòa bóng phản chiếu của trăng sao. Cái chân lấn át cái ảo. Thực tế phũ phàng — chiếc lá rụng — xóa cái mơ mộng phù ảo được tượng trưng bởi bóng phản chiếu của trăng sao…

Hình ảnh trăng sao trong đáy nước là biểu tượng của Chân Tâm. Lớp sóng xao động vì chiếc lá rụng, xóa nhòa hình ảnh trăng sao trong đáy nước tượng trưng cho Vọng Thức. Khi sóng thôi xao động, ao nước phẳng lặng như trải gương, hình ảnh trăng sao hiện rõ ràng trở lại khác nào khi Vọng Thức tan biến thì Chân Tâm hiển lộ.”

Cũng tương tự là cảm thức về nỗi cô đơn của một kẻ bơ vơ lạc nẻo trên mọi hướng đời qua một bài thơ của Vũ Tiến Lập:

hỏi ta tên xà ích
quất ngọn roi truy lùng
băng đồng hoang thị tứ
gió cuối trời bao xa!
đêm vẫn gần tay với
trĩu nặng trái sầu rơi
đường quen xiêu nỗi đợi
chân lạ nhà ngu ngơ
hỡi ta tên xà ích
dây cương ghì không chặt
ngựa giữa đời quanh co
mấy nẻo hoang đường

Nhưng tính tự do cao nhất có lẽ đã biểu hiện từ vài bài thơ lục bát của Thanh Tâm Tuyền. Giữa thập niên 1950, Thanh Tâm Tuyền là nhà thơ quyết liệt đoạn tuyệt với mọi hình thức thi ca cổ điển trong đó có thơ lục bát. Với thi phẩm cuối cùng Thơ Ở Đâu Xa, Thanh Tâm Tuyền lại có những vần thơ lục bát thật ngọt ngào:

Vẫn em của thuở trăng nào
Đêm hôm nở đóa chiêm bao trắng ngần
Vẫn em tình của trăm năm
Đoan trang khóe hạnh thâm trầm dáng thơ
Vẫn em mối kết thiên thu
Vẫn em xoa dịu sầu tư cõi này.

Hồ Trường An cho rằng Thanh Tâm Tuyền đã lạc đường, nhưng ngay cả trường hợp nhận định này là chính xác thì tác giả Tôi Không Còn Cô Độc đã thể hiện một tinh thần tự do tuyệt đối là không chấp nhận bị hạn chế bởi chính những khuôn thước của bản thân mình.

Với những tác giả kể trên, tác phẩm của Hồ Trường An đã thực sự gióng lên tiếng nói nhắc tới cảnh ngộ bi đát của dòng sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam dưới liềm búa Cộng Sản. Nhưng đây chỉ là gợi nhắc do đặc trưng khác biệt của sinh hoạt văn học nghệ thuật với dòng sinh hoạt mệnh danh là văn học nghệ thuật theo chủ trương của những người Cộng Sản. Bên cạnh đó, tác phẩm của Hồ Trường An đã đề cập tới tác phẩm của ba tác giả Vũ Khắc Khoan, Thụy Khuê, Đặng Phùng Quân là những tác giả nhìn thẳng vào nguồn cỗi những khoảng trống trong sinh hoạt văn học nghệ thuật và đời sống Việt Nam.

Về Vũ Khắc Khoan, Hồ Trường An nhận định tác phẩm Thần Tháp Rùa là một tác phẩm văn học bất hủ, qua đó, tác giả mượn hình thức thần thoại để làm sống lại thời thế nổi bật là nguồn cỗi những đau thương trong cuộc sống chỉ do ảo tưởng của chủ thuyết Cộng Sản.

Trong khi đó, Đặng Phùng Quân đề cập thẳng tới những oan khiên của người cầm bút dưới các chế độ Cộng Sản và Thụy Khuê đi ngược thời gian dựng lại vụ án văn học nghệ thuật tại Việt Nam khi Cộng Sản tiến hành các cuộc chỉnh huấn để nô dịch hoá giới cầm bút giữa thập niên 1950.

Qua tựa đề tác phẩm, Hồ Trường An có vẻ muốn bày tỏ một thái độ nhún nhường về mức độ thẩm thấu nội dung các tác phẩm văn học đề cập tới. Bốn chữ Núi Cao Vực Thẳm không hẳn nhắm khẳng định vị thế của những tác phẩm được nhắc nhở mà có vẻ tự lượng giá tầm nhìn của bản thân về những tác phẩm trên.

Hiểu theo cách nào thì sự xuất hiện những tác phẩm như Núi Cao Vực Thẳm của Hồ Trường An luôn cần thiết, nhất là trong thời điểm hiện nay. Bởi cùng với tác động nhắc nhở về âm mưu tạo những khoảng trống nguy hại trong sinh hoạt văn học nghệ thuật và đời sống, những tác phẩm tương tự cũng chính là chứng liệu xác quyết sự thảm hại khó tránh của những âm mưu trên. Dù hiệu năng đóng góp có thể chỉ ở một mức độ mỏng manh thì ý nghĩa của sự đóng góp vẫn là một khích lệ vô cùng cần thiết cho ý hướng san lấp những khoảng trống tai họa đã được mở ra để tìm lại sự sống cho mọi người — cụ thể là những con dân Việt Nam đã và đang bị tước đoạt quyền làm người.

© Uyên Thao

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Núi Cao Vực Thẳm và những khoảng trống Việt Nam”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    CON RÙA VÀ CÁI MAI

    Con rùa mang một chiếc mai
    Không mai thì lấy lẽ chi gọi rùa
    Nhờ mai an phận chú rùa
    Nhờ rùa mai được an lành trên lưng

    Trời sinh mọi vật đều ngoan
    Con chim có cánh chú rùa có mai
    Anh thỏ thì cặp tai dài
    Chị diều mỏ nhọn cô nai bụng tròn

    Bà voi nặng trịch tựa non
    Cảm thương cậu muỗi tí hon giữa đời
    Chỉ riêng có mỗi con người
    Thật tình chẳng giống mọi loài nào đâu

    Cho dầu người vật giống nhau
    Thì loài sinh vật nhưng hầu khôn hơn
    Không sư tử lại có bờm
    Tuy không beo cọp vuốt nhanh hơn nhiều

    Cáo chồn nào kịp bao nhiêu
    Cả loài sên vắt nhiều điều còn thua
    Lũ chim sao hót cho bì
    Còn so chú thỏ thì hơn chuyện liều

    Phô lên trâu rống nào bằng
    Còn khi co rút loài hầu im re
    Ve kêu ran khắp trời hè
    Còn khi đông đến ộp toàn ễnh ương

    Ôi thôi nói mấy cho tường
    Bây giờ trở lại cái mai chú rùa
    Nhờ mai rùa mới an toàn
    Nên dầu mai nặng cứ mang ngại gì

    Không mai rùa đố dám đi
    Vì mai rùa phải chậm rì hơn ai
    Mai khoe mình mới có tài
    Rùa khoe mình vác được mai hào hùng

    Nào hay muôn vật trên đồng
    Khi rùa lật ngữa càng trông tức cười
    Bốn chân ngoe nguẩy lên trời
    Mai thì nằm dưới rụng rời im khe

    Rùa chê ấy lỗi tại mai
    Mai chê ấy lỗi bởi rùa ngu ngơ
    Vì mai phải nặng hơn rùa
    Nên khi lật ngữa đành thua đúng rồi

    Ô hay sao bạn lại cười
    Việc đời rõ vậy mà cười sao nên
    Chớ cười ếch nhái dưới ao
    Chớ cười én vẫn lượn nhào trên không

    Trời sinh mọi vật bất công
    Nào mau tính sách để mong cãi trời
    Mai rùa đâu chuyện ngược đời
    Én bay hai cánh chuyện đời tự nhiên

    Chỉ khi rùa muốn thăng thiên
    Vứt đi mai nọ én bèn chào thua
    Do rùa to gấp én nhiều
    Nên khi có cánh thành con đại bàng

    Vì mai rùa thụt cổ hoài
    Én nhờ đôi cánh lượn lờ trời xanh
    Rùa mong cho đến mùa xuân
    Biến mai thành cánh cùng chao đỉnh trời

    Bài thơ ngẫu cảm
    Sg, sáng 24/5/2010
    VÕ HƯNG THANH

  2. Trung hoàng says:

    NÚI CAO VỰC THẲM

    1.
    Trên NÚI CAO dáng Tiên bay lượn,
    VỰC THẲM sâu Rồng ngưỡng thần tàng.
    Việt Nam ngạo nghễ hiên ngang,
    Trời cao vượt lướt Nam Ðàng biển xanh.
    Chí vút cao hùng anh một cõi,
    Khí hồn thiêng rạng chói thường hằng.
    Long Tuyền truyền kiếm chống ngăn,
    Diên Hồng sấm động đằng đằng uy phong.

    2.
    Trên NÚI CAO Rồng Tiên lượn sóng,
    VỰC THẲM sâu lố bóng Lạc Hồng.
    Việt Nam châu ngọc Á Ðông,
    Âu Cơ máu đỏ Lạc Long da vàng.
    Tổ Hùng Vương rạch đàng mở lối.
    Nền Văn Lang kết nối muôn thu.
    Nguyện nguyền xua áng mây mù,
    Bá quyền bành trướng gieo thù Ngàn Năm.

    3.
    Trên NÚI CAO Rồng Tiên duyên thắm,
    VỰC THẲM sâu trầm đắm Lạc Hồng.
    Việt Nam gióng trống Ðại Ðồng,
    Trong hoà ngoài thuận một lòng kính yêu.
    Trưng liềm buá lắm điều oan trái,
    Bày Mác Lê tàn hại giống nòi.
    Ðộc tài độc đảng châm ngòi,
    Non dời biển lấn đào moi biển rừng.

    4.
    Trên NÚI CAO Rồng Tiên sừng sửng,
    VỰC THẲM sâu dáng đứng Lạc Hồng.
    Việt Nam ngạo nghễ uy phong,
    Âm ba Sát Ðát Biển Ðông cuộn trào.
    Ðảo Hoàng Trường máu đào nhuộm đỏ,
    Trời Tây Nguyên cây cỏ héo xào.
    Một lòng nguyền với NÚI CAO,
    Nguyện cùng VỰC THẲM mong sao phục hồi.

    Thánh minh hiền chuá về ngôi !!!

Phản hồi