WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Liên Xô viện trợ cho Việt Nam

Tác giả: Albert Parry. Ngọc Thu chuyển ngữ

Bài viết này đã được viết lại  từ bản gốc, do báo THE REPORTER đăng ngày 12 tháng 1 năm 1967. Bản quyền © 1967 thuộc The Reporter Magazine Company. Tiến sĩ Parry là giáo sư về Văn minh và Ngôn ngữ Nga và là Chủ tịch Khoa Nghiên cứu Nga tại Đại học Colgate, Hamilton, New York. Ông là tác giả của quyển sách Russia’s Rockets and Missiles and The New Class Divided: Khoa học và Công nghệ chống lại Chủ nghĩa Cộng sản.
Mùa hè năm ngoái, [phóng viên] Ivan Shchedrov của báo Pravda đi cùng với một đơn vị Việt Cộng khi tìm cách đi qua khu rừng ở miền Nam, Việt Nam, khoảng 35 dặm về phía tây bắc Sài Gòn. Ông đã viết trên báo Pravda về kinh nghiệm của mình mặc dù không tiết lộ nhiều sự kiện quan trọng. Gần đây, hai nhà quay phim truyền hình người Liên Xô, Oleg Artseulov và Vladimir Komarov, trở về từ miền Nam, Việt Nam, nơi mà họ đã sống và đi lại hàng tuần với các du kích quân của vùng đầm lầy và ruộng lúa thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Tháng 9 năm 1966, báo Komsomolskaya Pravda (báo khổ nhỏ của Nga, khác với báo Pravda: ND) đăng bốn bài viết dài về cuộc phiêu lưu của Artseulov. Vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11, Komarov đã viết về những ấn tượng của ông ở miền Nam Việt Nam trên báo Izvestiya. Đánh giá về 16 bức ảnh được đăng lại trên hai tờ báo, tất cả đều thú vị và đầy sức thuyết phục mặc dù hơi tối, hai người Liên Xô đã cung cấp nhiều hình ảnh đáng chú ý.

Sự hiện diện của Liên Xô

Từ những tin tức như thế mà người ta có cảm giác về sự hiện diện của Liên Xô ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Những bức ảnh có thể cho ra những mẩu thông tin, một số ngẫu nhiên và rải rác tuy không đáng kể, trên báo chí Liên Xô và Đông Âu khác, việc giám sát các bài viết về các chương trình phát sóng thường xuyên gây ngạc nhiên về chủ đề bắt nguồn từ các đài phát thanh Đông Âu; và các tin tức về chủ đề đó đã đến với chúng tôi từ hàng loạt các nhà ngoại giao không cộng sản, những người lính, thủy thủ, phóng viên, du khách, và các nhà quan sát khác ở Đông Nam Á. Và một điều rõ ràng là: Liên Xô đang đẩy mạnh viện trợ cho Việt Nam.

Cái giá đưa hàng viện trợ vào trong nước (Bắc Việt) là cả một vấn đề đối với Liên Xô. Liên Xô ngày càng gia tăng việc gửi hàng bằng đường biển, dài 7.500 dặm, từ Đông Âu thay vì dựa vào sự hợp tác không rõ ràng của Trung Quốc, qua việc cho phép người và trang thiết bị vận chuyển bằng đường bộ.

Mãi cho đến gần đây, trong khi phần lớn hàng viện trợ của Liên Xô vẫn được chuyển bằng đường sắt và xe tải qua ngả Trung Cộng, mỗi cuộc đột kích của Mỹ trên các con lộ ở Việt Nam từ biên giới Trung Quốc hướng về phía Nam, đã cho Bắc Kinh thêm một lý do để ngăn chặn hoặc làm chậm các chuyến hàng của Liên Xô, sau đó [Trung Quốc] đổ lỗi cho Liên Xô về việc cung cấp nhỏ giọt và chậm chạp.

Mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh là buộc Moscow gia tăng viện trợ bằng đường biển và do đó gây ra sự phong tỏa của Mỹ về giao thông đường biển của Liên Xô cũng như các cuộc tấn công của Mỹ vào cảng Hải Phòng. Với diễn biến như thế, Trung Quốc hy vọng sẽ dẫn đến sự tuyệt giao giữa Moscow và Washington.

Không phong tỏa

Mặc dù một số người trong Quốc hội Mỹ và những người Mỹ khác luôn bực tức, cho đến nay vẫn chưa có sự phong tỏa. Nhưng Hoa Kỳ đã bắt đầu ném bom ở vùng ngoại ô Hải Phòng, và vỏ bom và đạn của Mỹ đã rơi gần những con tàu của Liên Xô: vài thủy thủ Liên Xô đã bị thương. Ngoài ra, các đơn vị hải quân Mỹ liên tục theo dõi và truy vấn, bằng xêmapho (semaphore), các con tàu cộng sản trên đường đến Việt Nam.

Tuy nhiên, dù có một vài ghi nhận về sự bực tức trong phản đối ngoại giao, nhưng Liên Xô an tâm rằng, Hoa Kỳ không sử dụng đến bất cứ biện pháp nghiêm ngặt nào trên biển và hàng không như cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962, và họ (Liên Xô) tiếp tục gia tăng sự tiếp tế cho Bắc Việt bằng đường biển.

Nói chung, người ta không biết rằng Trung Quốc cũng có giao thương bằng đường biển như vậy với Bắc Việt. Hồi giữa tháng 8 năm 1966, tin tức từ Hong Kong cho thấy, cái gọi là giao thông xã hội chủ nghĩa đi vào Hải Phòng, trung bình mỗi tháng gồm có từ 10-15 tàu Trung Cộng (Red China), ngoài 6-8 tàu của Liên Xô và 5 tàu từ các nước Đông Âu, mỗi tàu chở từ 6.000 đến 10.000 tấn hàng. Tuy nhiên, Chính phủ Liên Xô tuyên bố rằng, phần lớn giao thông bằng đường biển là đi đến Hải Phòng. Tháng 8 năm ngoái, Liên Xô tuyên bố, hơn phân nửa trong tất cả các con tàu lúc đó đi vào Hải Phòng là tàu đăng ký từ Liên Xô.

“Odessa-Mamma”, là tên gọi trìu mến mà Liên Xô gọi bến cảng, là nơi quan trọng nhất của tất cả sự vận chuyển này. Một bản tin bằng tiếng Anh phát đi từ Moscow đến Nam Á vào ngày 23 tháng 12 năm 1965, đã hoan hỉ:

“Odessa là cảng lớn nhất trên Biển Đen. Tuyến đường bận rộn nhất của nó là tuyến đường đi đến Hải Phòng. Một đoàn tàu lớn chở hàng liên tục miệt mài trên tuyến đường này”.

Khi đế chế phương Đông kết thúc, cảng Vladivostok cũng đóng một vai trò quan trọng. Tinh thần của những công nhân bốc vác địa phương được giữ vững bằng các cuộc biểu tình thường xuyên.

Hỗ trợ thủy thủ Liên Xô

Các tuyên bố chính thức của Liên Xô ca ngợi thủy thủ Liên Xô đã giúp đỡ các công nhân bốc xếp ở cảng Bắc Việt, bốc dỡ hàng trên tàu xong trong thời gian kỷ lục. Tuy nhiên, có thể phỏng đoán rằng, một phần của sự hăm hở của thủy thủ trong việc giúp đỡ này bắt nguồn từ mong muốn giảm bớt thời gian nguy hiểm của họ ở tại các cảng Bắc Việt. Báo cáo không chính thức từ các cảng Liên Xô có khuynh hướng xác nhận điều này. Không chỉ vì lý do an toàn, mà còn vì lý do tinh thần chiến đấu của các thủy thủ dường như được tham gia vào thực tế, theo đó một số tàu Liên Xô được công bố là đi đến các nước Mỹ Latin, cho đến khi những con tàu này đi tới Địa Trung Hải, nơi mà các thủy thủ đoàn được báo cho biết rằng, lộ trình đã được thay đổi từ Havana đến Hải Phòng.

Các tuyến đường bộ đi ngang qua Trung Quốc không bị bỏ mặc, ngay cả khi không còn vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô nhiều như trước đây. Lịch sử tranh chấp vũ khí của Liên Xô mang đầy màu sắc. Đầu năm 1965, Hà Nội cấp bách yêu cầu Moscow giúp hệ thống phòng không. Hồ Chí Minh không chỉ muốn có súng không mà thôi, ông ta còn muốn có tên lửa đất đối không. Tháng 2 năm 1965, Liên Xô đồng ý gửi các chuyến hàng quan trọng đầu tiên về vũ khí và các nhóm kỹ thuật viên, với điều kiện Trung Quốc cấp phép cho số hàng này đi qua. Trung Quốc yêu cầu được phép kiểm tra. Liên Xô đồng ý, nhưng bắt đầu phàn nàn rằng Trung Quốc làm mất nhiều thời gian. Trung Quốc phản đối rằng Liên Xô gửi viện trợ quân sự và nhân viên của Liên Xô đi qua đất của Trung Quốc với sự vận chuyển nhanh nhất có thể, nhưng các trang thiết bị của Liên Xô gửi đến Việt Nam hoặc đã lỗi thời hoặc bị hư hỏng mà không xài được.

Trang thiết bị bị sao chép

Liên Xô bị [Trung Quốc] cáo buộc dùng số hàng viện trợ này cho Việt Nam như một dịp thuận tiện để loại bỏ các trang thiết bị hư hỏng trong kho của họ. Moscow đáp trả lại rằng, Trung Quốc thường tự động lấy đi các vũ khí tốt nhất của Liên Xô chuyển tới Hà Nội. Một người thạo tin ở Washington nói rằng đa số các hàng của Liên Xô bị chậm trễ là do Trung Quốc thực hiện việc copy, thay vì giữ lại các linh kiện trang thiết bị nào đó. Ông cho biết:

“Một số trường hợp, các thiết bị của Liên Xô thực sự bị hư hỏng. Nó bị hư hỏng là do các chuyên gia Trung Quốc, những người không có chuyên môn. Họ không biết cách lắp ráp lại các trang thiết bị của Liên Xô bằng cách nào, sau khi tháo ra để sao chép”.

Tháng 3 năm 1966, đáp trả những lời cáo buộc của Trung Quốc, rằng Liên Xô giúp cho Hà Nội quá ít, lãnh đạo Moscow đã gửi một lá thư bí mật tới tất cả các nước cộng sản anh em. Cẩn thận rò rỉ thông tin ra thế giới bên ngoài, thông qua những người cộng sản Đông Đức, bức thư nhấn mạnh rằng, trong năm 1965, Bắc Việt đã nhận được các thiết bị quân sự vũ khí từ Liên Xô trị giá 555 triệu đô la. Danh sách bao gồm, lắp đặt hệ thống tên lửa và súng phòng không, máy bay MIG và máy bay khác, xe tăng, pháo binh chống tàu, và tàu chiến nhỏ.

Ngày 21 tháng 4 năm 1966, Nguyên soái Rodion Y. Malinovsky, Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, đã phát biểu công khai, qua đó một lần nữa, ông cáo buộc Cộng sản Trung Quốc cản trở viện trợ của Liên Xô trên tuyến đường bộ đến Bắc Việt.

Trong một bài đáp trả đầy phẫn nộ hôm 3 tháng 5, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh tuyên bố rằng, từ tháng 2 năm 1965 khi xung đột ở Việt Nam lần đầu tiên gia tăng nghiêm trọng, cho tới cuối năm đó, Liên Xô đã chuyển cho Hà Nội qua ngã Trung Quốc tổng cộng 43.000 tấn thiết bị chiến tranh, một số lượng nhỏ nhặt, với quan điểm đầy khinh miệt của Bắc Kinh. Bắc Kinh nhấn mạnh rằng họ đã giúp đỡ, không phải cản trở, viện trợ của Liên Xô. Hơn nữa, Trung Quốc tuyên bố rằng trong một thời điểm, Trung Quốc đã cung cấp 1.780 xe vận tải hàng hóa Trung Quốc, trong đó Liên Xô chỉ sử dụng 556 chiếc.

Sự thật có lẽ là các tuyến đường sắt và đường xe tải Trung Quốc thường không tương xứng để chịu đựng sức nặng của các chuyến hàng của Liên Xô. Những chiếc xe vận tải hàng hóa bị dằn rất dữ; xe lửa thì nhỏ và chậm. Hơn nữa, việc thay đổi khoảng cách chiều rộng đường ray từ Liên Xô và phía ngoài Mông Cổ từ 5 feet cho tới Trung Quốc còn 4 feet 8,5 inch và sau đó thậm chí lòng đường ở miền Bắc Việt Nam còn hẹp hơn, liên quan đến việc nâng và chuyển dịch thân xe rất nhiều.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã cố gắng đối phó với các vấn đề: đó là những người lính làm đường sắt, làm việc cật lực và có kỷ luật cao được gửi tới [chính phủ] Hồ Chí Minh, giữ phần phía Việt Nam về các tuyến đường tiếp tế phải đối mặt với các cuộc tấn công của Mỹ. Họ là những người lính xây dựng bình thường, trong bộ đồng phục, cơ cấu trong các đơn vị, nhưng không vũ trang. Họ sửa các tuyến đường và cầu, xây dựng các tuyến đường thay thế. Tin tức cho biết, một số được bố trí ở đường băng nhỏ gần biên giới.

Một số đội pháo phòng không bảo vệ các trung tâm giao thông chính của Bắc Việt, nhưng thường công việc này là một đặc quyền bảo vệ với sự đố kỵ của người Việt. Tháng 7 năm ngoái, các quan chức ở Washington ước tính, lượng người xây dựng đường Trung Quốc như thế từ 30.000 đến 40.000 người. Hồi tháng 8, dự đoán đã lên đến 50.000 và trong tháng 12 lên đến 100.000 người (trong khi số người Việt bận rộn làm đường là ¼ triệu).

Vận chuyển bằng đường hàng không

Dĩ nhiên, có cách thứ ba để gửi viện trợ cho Hà Nội: bằng đường hàng không. Nhưng làm điều này có nghĩa là những chiếc bay máy bay chở hàng của Liên Xô bay qua Trung Quốc, và Bắc Kinh không không hề thích điều này. Họ khăng khăng đòi phải có giấy phép riêng cho từng chuyến bay, thay vì phát hành một giấy phép cho tất cả các chuyến bay. Và như vậy, đường biển càng trở thành giải pháp. Máy bay trinh sát của Mỹ bay qua Hải Phòng đã chụp được ảnh về nhiều hàng viện trợ chưa được bốc dỡ trên tàu Liên Xô, không chỉ máy móc bình thường, mà còn có cả tên lửa và thiết bị phóng tên lửa, cũng như súng phòng không.

Kể từ mùa thu năm 1965, số lượng súng phòng không ở Bắc Việt đã tăng từ 1.500 cho tới ít nhất 5.000 khẩu; một nguồn tin không chính thức ở Washington ước tính con số vào khoảng 7.000 khẩu súng. Vào mùa thu năm 1956, Bắc Việt chỉ có bốn khẩu đội pháo tên lửa đất đối không. Đến đầu tháng 10 năm 1966, con số này đã tăng lên đến 25 hoặc 30, mỗi khẩu có sáu dàn phóng. Lúc đó, có khoảng 130 địa điểm mà các khẩu đội pháo này có thể hoạt động, với 20% khẩu đội pháo hoạt động bất kỳ thời điểm nào.

Một điều thú vị là chương trình phát thanh trong nước bằng tiếng Séc, phần lớn đã dành hết cho các vấn đề quân sự tại Việt Nam, bị theo dõi ở phương Tây khi nó vượt ra khỏi Praha hôm 29 tháng 7 vừa qua. Các sĩ quan Séc khi được hỏi, cho thấy họ không hài lòng về cộng sản địa phương qua việc điều khiển tên lửa đất đối không ở Việt Nam. Một câu hỏi là:

Có sự tồn tại hệ thống phòng không thiếu hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn máy bay Mỹ ném bom ở Bắc Việt, và các nước xã hội chủ nghĩa [dĩ nhiên là muốn nói tới Tiệp Khắc] muốn nói như thế?

Đáp lời, Trung tá Vladimir Novak, thuộc Học viện Quân sự Séc, trấn an thính giả rằng, một cách tự nhiên, tên lửa phòng không và radar của Séc tốt hơn. Ông ta giải thích:

Đó là vì [vũ khí] phòng thủ của chúng tôi được những người đã trải qua nhiều năm đào tạo điều khiển và cũng bởi vì chúng tôi có một hệ thống cảnh báo hoàn hảo trên mặt đất từ lâu đời. Điều này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có. Tôi không muốn nói rằng, có rất ít máy bay Mỹ bị bắn hạ. Hàng chục chiếc đã bị bắn rơi. Nhiều chiếc khác đã bị pháo binh bắn hạ và một số bằng máy bay. Lý do là tên lửa đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm và huấn luyện.

Thật là sai lầm khi cho rằng sự ra đời của tên lửa có nghĩa là sự kết thúc của pháo phòng không. Tên lửa thì quá đắt tiền và tốn kém khi sử dụng chỉ để chống lại bất kỳ loại máy bay nào. Chúng được sử dụng để chống lại loại máy bay có mang bom đặc biệt nguy hiểm hoặc tấn công các mục tiêu rất quan trọng. Vì lý do này, nó không thể được xem là sẽ thay đổi đáng kể, ngay cả trong tương lai – rằng tên lửa sẽ trở thành [vũ khí] phòng thủ duy nhất, chống lại các cuộc không kích. Tên lửa đúng hơn là trường hợp ngoại lệ …

Như vậy, thông qua Praha, chúng ta thu thập thêm một điều là, Liên Xô không muốn leo thang trong chiến tranh Việt Nam nếu họ có sự chọn lựa khác, và chắc chắn không phải bằng cách gửi số lượng tên lửa đất đối không lớn hơn nhiều so với số đã có ở đó (Việt Nam), cũng không phải bằng cách đào tạo số lượng lớn sĩ quan và binh lính Bắc Việt để vận hành các máy tính và bệ phóng.

Những người phóng tên lửa Liên Xô

Ở Washington, người ta tin rằng, một số nhân viên quân sự Liên Xô đã được phân công có mặt tại những chỗ phóng tên lửa đất đối không ở Bắc Việt, có thể đã bị thương hoặc thậm chí bị giết chết từ khi họ phục vụ bên cạnh các học sinh bản xứ trong điều kiện chiến đấu. Các chuyên gia Liên Xô đào tạo sinh viên ở Hà Nội hoặc gần Hà Nội, sau đó cùng đi với các sinh viên này đến các trạm chiến đấu thực tế để xem cách thực hành như thế nào dưới hỏa lực. Có thêm huấn luyện viên đi theo ra hiện trường, do đó, hầu như không thể tránh khỏi việc các sĩ quan và binh sĩ Liên Xô thực sự ở vị trí điều khiển màn hình radar và các thiết bị phóng tên lửa, ít nhất trong giai đoạn đầu hướng dẫn.

Theo báo Krasnaya Zvezda (Red Star), một ngày làm việc của những người phóng tên lửa Liên Xô ở Việt Nam chính thức kéo dài 13 giờ – còn không chính thức thì lâu hơn. Thời gian làm thêm được dành để “tham vấn cá nhân” giữa các giáo viên Liên Xô và những sinh viên của họ. Lúc đầu, vấn đề là một số chiến sĩ trẻ Việt Nam hóa ra không chỉ thiếu kiến thức kỹ thuật cần thiết để điều khiển radar và bắn tên lửa, mà còn thiếu cả kiến thức về “giáo dục phổ thông,” như những người Liên Xô nhẹ nhàng đánh giá.

Và như vậy, những giờ rảnh rỗi được sử dụng để dạy những sinh viên người Việt: toán, hóa, và các yếu tố về “công nghệ điện”. Nhóm đã có các nhân viên gốc Việt nói tiếng Nga, nhưng nhiều giáo viên và học sinh “làm việc bằng một thứ ngôn ngữ riêng – hỗn hợp kỳ diệu giữa các từ tiếng Nga và tiếng Việt với các thuật ngữ kỹ thuật”. Cả hai bộ phận của nhóm học cách để hiểu nhau rất tốt, phóng viên báo Krasnaya Zvezda cho biết.

Huấn luyện ở Liên Xô

Phần lớn việc huấn luyện của Liên Xô cho các học viên Việt Nam diễn ra trong điều kiện an toàn hơn: ở Liên Xô. Con số kỷ lục tuyệt đối gây ấn tượng. Theo Đài phát thanh Moscow, trong chương trình phát thanh bằng tiếng Quan thoại ở Trung Quốc, hôm 15 tháng 3 năm 1966, đã tự hào rằng, vào thời điểm đó, có gần 3.000 thanh niên và thiếu nữ trẻ Việt Nam được học tại Liên Xô, và rằng trong khi tổng số 2.300 chuyên gia Liên Xô làm việc ở Bắc Việt trong những năm 1955-1964, có 4.500 chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại các trường cao đẳng và đại học Liên Xô, tính đến mùa xuân năm 1966.

Trong mùa hè và mùa thu năm 1966, những người Việt Nam này, gồm những người ghi danh vào học tại Trường Kỹ thuật Hàng hải cao cấp ở Odessa, đào tạo thành thuyền trưởng và kỹ sư cho Hạm đội Bắc Việt. Không phải Liên Xô để mặc cho Trung Quốc là nước duy nhất bảo trợ việc xây dựng đường sắt Việt Nam: trong số những người mới đến Moscow thời gian gần đây, là một nhóm thanh niên và thiếu nữ trẻ Bắc Việt học tại Viện Kỹ thuật Giao thông vận tải Đường sắt.

Khóa học kéo dài sáu năm, và người ta cho rằng dự án này thể hiện các kế hoạch tầm xa của Liên Xô về việc viện trợ cho Hà Nội. Nhưng lịch sử cộng sản có đầy rẫy những trường hợp tốt nghiệp khẩn cấp một thời gian dài trước ngày dự định của các chuyên gia. Những sinh viên trẻ này có thể bay trở về nhà bất cứ ngày nào.

Trường hợp huấn luyện quan trọng nhất liên quan đến các học viên sĩ quan hàng không Bắc Việt, hiện đang được các cựu chiến binh Không quân Xô Viết huấn luyện bay những chiếc máy bay siêu âm MIG-21. Một nhóm học viên sĩ quan kế tục một nhóm khác tại lễ tốt nghiệp gần Rostov-on-Don, ở Trường Không quân Xô viết Bataisk.

Những bức ảnh thường và những hình ảnh chuyển động được công bố ở Liên Xô cho thấy, các học viên Bắc Việt thông minh và được cho ăn uống đầy đủ, trong bộ đồng phục khi họ tuần hành hoặc nghe giảng bài. Những gương mặt và hình dáng trẻ trung, nhưng một báo cáo chính thức của Liên Xô cho biết, có ít nhất một số học viên đang được huấn luyện để trở thành những chiến binh chiến đấu trong rừng, là những người ở độ tuổi 30.

Nhu cầu về các học viên bay là cấp thiết, nếu chúng ta tin rằng, theo ước tính của phương Tây vào giữa tháng 10, lực lượng không quân của [chính phủ] Hồ Chí Minh lúc đó có khoảng 50 chiếc MIG-15 và MIG-17 hoặc cũ hơn, và 20 chiếc MIG-21, nhưng Liên Xô chuẩn bị gia tăng thêm số lượng máy bay mô hình mới. Thật vậy, vào giữa tháng 12, tình báo phương Tây đưa ra ước tính không chính thức về số lượng máy bay MIG, ở Việt Nam có từ 180 hoặc thậm chí 200 chiếc, loại mới nhất là loại có cánh hình tam giác vuốt về phía sau, MIG-21C và MIG-21D.

Các phiên dịch viên cũng rất cần để đi cùng với các giảng viên Liên Xô. Một bộ phim Liên Xô mới trình chiếu cho thấy, một giảng viên quân sự Xô Viết dạy cho các học viên sĩ quan không quân Bắc Việt, mà không có bất kỳ trợ giúp nào từ các phiên dịch. Điều này có nghĩa là, hoặc có ít nhất một trong các giảng viên nói tiếng Việt thông thạo, hoặc một số sinh viên học tiếng Nga rất nhanh.

Khi Moscow gửi các chuyên gia tới Việt Nam để giúp những người bản xứ các vấn đề về quân sự và hòa bình, dĩ nhiên, điều họ đạt được là, thực tế các chuyên gia này trở về nhà với kiến thức mở rộng bao la về Việt Nam. Về một điểm không mới nhưng có giá trị là những người Liên Xô học về Việt Nam, cách thức và ngôn ngữ hồi thập niên 40 và 50, và những người, thật ra là các cựu chiến binh chiến đấu trong rừng trong khoảng thời gian đó.

Những kẻ đào ngũ

Đó là người đàn ông tên là Platon Skrzhinsky, 44 tuổi và là người gốc Ukraine hiện đang cư ngụ tại Moscow. Sau Đệ nhị Thế chiến, ông gia nhập vào Quân đoàn Ngoại giao Pháp. Nhưng khi Pháp chuyển đơn vị của ông đến Sài Gòn, Skrzhinsky lên kế hoạch đào tẩu. Mất một năm để ông ấy thiết lập liên lạc với các du kích quân. Trong hàng ngũ Việt Minh mới, ông đã tìm thấy những người đào ngũ khác từ đội quân Pháp: một người Áo, hai người Đức, và một số người Algérie. Ông ta nhận được cái tên Việt Nam: Than (Thành?), có nghĩa là “Người trung thành”. Ông kết hôn với một cô gái địa phương, và họ đã có một em bé. Năm 1950, ông chỉ huy một đơn vị pháo binh du kích.

Ông trở lại Moscow vào năm 1955 cùng với đứa con gái sáu tuổi gốc Việt của mình. Trong gần 10 năm qua, ông được thuê làm biên tập viên cho Đài phát thanh Moscow, có thể giúp những chương trình phát thanh bằng tiếng Việt ở Đông Nam Á. Những người hiện sống sót trong những lần đào ngũ như thế, từ Quân đoàn Ngoại giao Pháp, gồm một người Ba Lan, một người Séc, và một người Đông Đức. Hầu hết nhóm người lãng mạn này có thể vẫn còn được sử dụng cho bất kỳ điều gì, từ huấn luyện, tư vấn, hoặc yêu cầu phiên dịch ở những nước mà họ đang sống có liên quan đến Việt Nam.

Trong số “những nước dân chủ nhân dân” đóng góp cho [chính phủ] Hồ Chí Minh hiện nay, Đông Đức có thể là nước đóng góp tích cực nhất. Viện trợ quân sự từ chính phủ Walter Ulbricht, gồm các thiết bị vũ khí và điện tử đặc biệt, được thiết kế để chịu đựng được khí hậu nhiệt đới. Thêm nữa, sự hỗ trợ bao gồm xe máy và xe đạp được xem là rất quan trọng cho dịch vụ đưa tin trên đường phố bị chiến tranh tàn phá ở Bắc Việt, nơi xe ô-tô không thể lưu thông dễ dàng. Tháng 9 năm ngoái, hội nhà văn tại Đông Đức đã gây quỹ để mua một ngàn chiếc xe đạp làm quà tặng cho Hà Nội. Số tiền này có từ việc để dành một tỷ lệ phần trăm tiền thù lao của các nhà văn.

Việc tiếp tế y tế cho [chính phủ] Hồ Chí Minh, dường như phần lớn đến từ Đông Đức, và một trăm bác sĩ Đông Đức được báo cáo là đang phục vụ ở Bắc Việt. Ngoài con số 800 người Xô Viết được báo cáo là đã có mặt ở Bắc Việt để làm nhiệm vụ phòng không, một số viên chức Đông Đức và những người đàn ông được đồn đại rằng, họ được dùng để huấn luyện việc sử dụng tên lửa của Bắc Việt. Về hàng hoá và vốn liếng viện trợ không trực tiếp liên quan đến các loại trang thiết bị sử dụng trong chiến tranh, chính phủ Ulbricht được cho là đã chuyển giao cho [chính phủ] Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 10 năm 1966 tổng trị giá bốn triệu đô la.

Viện trợ kinh tế

Tuy nhiên, viện trợ kinh tế và thương mại lớn nhất của khối [XHCN] cho Hà Nội, dĩ nhiên là Liên Xô. Tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Moscow hồi giữa tháng 10 năm 1966, Liên Xô và tám nước đồng minh của họ đã đồng ý cung cấp khoảng một tỷ đô la bổ sung cho việc giúp đỡ Hà Nội trang thiết bị và tiền bạc, trong số đó, có 800 triệu đô la đến từ Liên Xô. Đóng góp từ những nước khác điển hình là Ba Lan, cam kết 30 triệu đô la.

Các thoả thuận khéo léo của Liên Xô để giúp Bắc Việt, bắt đầu từ giữa thập niên 50, ngay sau khi hiệp định Geneva phân chia đất nước, với thoả thuận “tam giác” quan trọng. Trong thoả thuận này, Miến Điện trả cho sự gắn bó với Liên Xô, bằng cách chuyển 160.000 tấn gạo đến Hải Phòng, do đó, theo đánh giá của ông Bernard B. Fall, cứu Bắc Việt khỏi bị đói.

Người kỹ sư Liên Xô đầu tiên đến nhà máy xi măng Hải Phòng hồi tháng 9 năm 1955, và ông ta chính là người đã chỉ cho những người bản xứ cách đào bới các máy móc mà người Pháp đã chôn cất khi họ rút lui. Trong tháng 11 năm đó, mẻ xi măng đầu tiên được sản xuất, và đến năm 1958 sản lượng tăng gấp đôi so với thời Pháp. Mùa hè năm 1966, mặc dù bị các cuộc tấn công ném bom của Mỹ, Liên Xô tuyên bố rằng sản lượng đã tăng nhiều gấp ba lần.

Mặc dù rất khó có được con số chính xác, người ta ước tính rằng, trong 10 năm qua, [từ năm 1954 đến] năm 1964, Liên Xô viện trợ kinh tế cho Bắc Việt tổng cộng khoảng 350 triệu đô la. Vào năm 1963-1964, có hơi bị chùn lại, khi Nikita S. Khrushchev dường như đã từ chức khi thấy đất nước rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc (năm 1955-1964, Trung Quốc viện trợ kinh tế cho Bắc Việt lên tới khoảng 450 triệu USD).

Mối quan tâm của Liên Xô đã trở lại

Tuy nhiên, những người kế nhiệm Khrushchev đã làm sống lại mối quan tâm của Liên Xô đối với [chính phủ] Hồ Chí Minh. Xuất khẩu của Nga sang Bắc Việt đã tăng từ 47,6 triệu đô la năm 1964 lên tới hơn 74,8 triệu đô la vào năm 1965, dĩ nhiên, con số này cộng thêm vào số vũ khí trị giá 555 triệu đô la đã được gửi [tới Bắc Việt] chỉ trong năm 1965. Các con số trong năm 1966 hứa hẹn sẽ còn cao hơn.

Vào ngày 21 tháng 6 năm 1965, trong chương trình phát thanh tiếng Đức tại nước Đức, Đài phát thanh Moscow tuyên bố rằng, các quỹ [viện trợ] mà Bắc Việt lúc đó đã được nhận được từ tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, gần phân nửa đến từ Liên Xô. Bản tin phát thanh cho biết, một phần ba trong tổng số viện trợ này của Liên Xô là viện trợ không hoàn lại. Khoảng 50 xí nghiệp công nghệ lúc đó được xây dựng hoặc xây dựng lại nhờ sự trợ giúp kỹ thuật của Liên Xô. Các nhà máy do Liên Xô hỗ trợ đã sản xuất tất cả các các loại khoáng chất (apatite) và phân bón (superphosphate) ở Bắc Việt, khoảng 90% trữ lượng than đá, và hơn một nửa các cụng cụ máy móc. Sức mạnh, khai thác, kỹ thuật, và các ngành công nghệ kỹ thuật của đất nước, tất cả đã được các nhà tài trợ và các cố vấn Liên Xô giúp đỡ hoặc điều hành.

Từ các nguồn thông tin khác của Liên Xô, chúng ta biết rằng, bộ phận kinh tế của Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội có trách nhiệm coi sóc tất cả sự viện trợ này. Họ tuyên bố rằng, thiết bị máy móc dụng cụ ở Hà Nội, gồm 14 mẫu, toàn bộ được trang bị bằng thiết bị của Liên Xô. Bốn mươi kỹ sư và kỹ thuật viên Liên Xô đang trợ giúp công trình xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà.

Một sự cân bằng tế nhị

Bất cứ sự kiện và con số nào phía Liên Xô chính thức tiết lộ về sự viện trợ của họ cho Bắc Việt được đưa ra trước công chúng không những để chế nhạo Hoa Kỳ, mà còn để gây ấn tượng với Bắc Kinh – và thậm chí [với mục đích] lớn hơn nữa là để phản bác lại các nước còn lại trong thế giới cộng sản, rằng Trung Quốc cáo buộc Moscow không giúp đủ cho Hà Nội.

Bất cứ nơi nào có thể, Moscow trích dẫn các nguyên tắc chung có khuynh hướng cao hơn là những khó khăn về chi tiết. Và điều này không chỉ vì lý do an ninh, mà chắc chắn còn có lý do không muốn chọc giận Hoa Kỳ nhiều quá.

Tuy nhiên, về phần mình, Moscow không lập lờ trong cuộc xung đột, ngay cả khi chuyển giao số lượng vũ khí, họ cũng gửi bằng cách rất thận trọng. Rõ ràng, Liên Xô không muốn Hoa Kỳ hay  Trung Quốc giành chiến thắng. Mà Liên Xô chỉ không muốn có chiến tranh thế giới thứ ba từ kết quả của cuộc chiến tại Việt Nam. Do vậy, lượng vũ khí của Liên Xô chỉ gia tăng sau khi Hoa Kỳ leo thang sự tham gia bằng cách này hay cách khác, như họ đã làm hồi tháng 2 năm 1965 bằng cách tấn công vào Bắc Việt, và mùa hè vừa qua bằng cách đánh vào những nơi lắp đặt các hệ thống máy móc ở Hải Phòng và Hà Nội một cách trực tiếp hơn.

Lời lẽ chính thức của Liên Xô và các nước đồng minh Đông Âu, đề nghị gửi quân tình nguyện đến chiến đấu ở Bắc Việt, nhưng Hà Nội đã lịch sự từ chối lời đề nghị và cám ơn. Khả năng có thể là do lo ngại một sự leo thang chiến tranh khác, nên thực tế, Moscow đã kiềm chế sự giúp đỡ như thế, và rằng, vì lý do tuyên truyền và ngoại giao, giữa Moscow và Hà Nội đã thoả thuận sự giả vờ về lời đề nghị và từ chối sẽ được tiếp tục, mặc dù không quá ồn ào hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần.

Một đại tá Mỹ thông thạo tình hình, nhận định như sau:

Hà Nội muốn nhận tất cả các quân tình nguyện kia nhưng không dám yêu cầu. Vì nếu yêu cầu Nga và các đồng minh, Hà Nội cũng sẽ phải mời Trung Quốc, và Hà Nội muốn tránh điều này. Việc chịu đựng những người Trung Quốc không có súng đến xây dựng đường sắt là một vấn đề, nhưng vấn đề sẽ hoàn toàn khác, khi để cho toàn bộ quân đội Trung Quốc có trang bị vũ khí [đến giúp]. Không, không thể ở miền Bắc Việt Nam.

Các viên chức Mỹ am hiểu tình hình cảm thấy rằng, Hà Nội không sợ Liên Xô, ngay cả Liên Xô có trang bị vũ khí khi đến [miền Bắc]. Và có lẽ như thế này, bởi vì Hà Nội biết rằng Moscow chưa sẵn sàng gửi những người lính vũ trang đi rất xa, tới nơi có nhiều rủi ro làm cho các cuộc xung đột lớn hơn. Thật vậy, Moscow có thể trở lại thái độ của mình hồi thời kỳ đầu tháng 10 năm 1964, ngay cả trong các vấn đề kinh tế. Đầu tư của Liên Xô gia tăng và đang phát triển ở Bắc Việt có thể bị chấm dứt nếu mọi thứ ở Đông Nam Á yên ổn, chẳng hạn như Trung Quốc cần thư giãn trong giai đoạn hậu Mao Trạch Đông và sự thích nghi với những người có thể kế nhiệm Mao hiểu biết hơn.

Một nhà quan sát ở Washington phỏng đoán:

Nếu điều này xảy ra, những người kế thừa Khrushchev có thể tin rằng, dường như khi Khrushchev đã làm, rằng cuối cùng thì Bắc Việt ở quá xa Nga, và tại sao không thỏa thuận với Bắc Kinh, chẳng hạn như trao đổi nhà máy thiết bị tuyệt vời kia ở Hà Nội để lấy số bất động sản mà họ ao ước ở gần nhà hơn, như Tân Cương chẳng hạn?

Nguồn: Báo The Reporter: http://calldp.leavenworth.army.mil/eng_mr/txts/VOL47/00000006/art2.pdf

© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)

Pages: 1 2

4 Phản hồi cho “Liên Xô viện trợ cho Việt Nam”

  1. Trần Thanh Minh says:

    Thông tin rất bổ ích mà nhiều người VN như tôi chưa từng biết. Cứ tưởng đâu ta “chống Mỹ cứu nước”, ai ngờ, ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, như bác Lê Duẩn đã nói.

    VN như là 1 nơi thử nghiệm vũ khí của Nga, Tàu với Mỹ, đánh Mỹ để xây dựng CNXH, mà xây dựng cả mấy chục năm rồi, CNXH đâu không thấy, chỉ thấy dân ta nghèo xác, nghèo xơ, còn những cán bộ thì xoá tư bản trong dân chúng để tự mình biến thành tư bản.

    Cám ơn ĐCV đã đăng tải, cám ơn người dịch đã bỏ công sưu tầm và đánh máy lại.

  2. Việt Long says:

    Báo Komsomolskaya Pravda được ND ghi chú là báo khổ nhỏ của Nga, khác với báo Pravda. Thực ra thời còn Liên Xô, đây là báo của Trung ương Đoàn TNCS, khổ to ngang với tờ Pravda (của ĐCS LX), tức là cỡ như tờ Nhân Dân, QDND của VN. Chỉ sau khi LX tan rã, báo này mới chuyển sang “khổ nhỏ” (cỡ A3) tương đương cỡ tờ Thanh Niên của VN.

    • Lê Minh Hoàng says:

      Tôi thấy bạn bắt bẻ không đúng chỗ này. Tôi nghĩ người ta không ai quỡn mà làm những chuyện này, ăn cơm nhà, vác ngà voi, làm tốt không được gì, đôi khi sai sót lại bị ăn mắng. Bạn góp ý có tính xây dựng thì tốt, nhưng tôi thấy có chỗ bạn bắt bẻ từng ly từng tý, cái ý không sai, nhưng bạn cho là dịch sai vì không dùng từ đúng ý bạn. Tôi mà là người dịch thì đếch có làm tiếp.

  3. Việt Long says:

    Bài này dịch sai nhiều quá. Tôi đã gửi phản hồi về 21 chỗ dịch sai sau khi xem qua, ở trang anh Ba Sàm. Có nhiều lỗi sai quá đáng. Xem http://anhbasam.wordpress.com/t%C6%B0-li%E1%BB%87u-chi%E1%BA%BFn-tranh-vn/#comment-21736.

Leave a Reply to Trần Thanh Minh