WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thảo luận giữa Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao TQ và Đại sứ VN Ngô Minh Loan

Cold War International History Project”- CWIHP

Ngày 05-13-1967

Bác Hồ và bác Mao đặt nền tảng cho mối quan hệ Việt- Trung. Ảnh tư liệu

Mô tả: Kiều Quán Hoa không đồng ý về kế hoạch chuyển máy bay của Liên Xô qua Việt Nam bằng đường hàng không thay vì bằng đường xe lửa.

Kiều Quán Hoa: Tôi có một vấn đề cần thảo luận với đồng chí đại sứ. Đây là một vấn đề cụ thể liên quan đến viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam.

Ngày 6 tháng 5 năm 1967, chúng tôi được đồng chí Thứ trưởng Nghiêm Bá Đức (1) và đồng chí Phạm Thanh Hà (2) thông báo ở Hà Nội và Bắc Kinh rằng, tháng 5 và tháng 6 năm 1967, Liên Xô sẽ cung cấp cho Việt Nam 24 máy bay Mig-17 và Mig-21 (12 máy bay mỗi loại) và chúng tôi cũng được yêu cầu giúp vận chuyển những máy bay này đi qua ngõ Trung Quốc.

Ngày 9 tháng 5 năm 1967, đồng chí Phạm Thanh Hà chính thức thông báo với Ủy ban Kinh tế Đối ngoại của chúng tôi là, 24 máy bay này sẽ được vận chuyển bằng đường xe lửa. Sẽ có hai chuyến hàng, mỗi chuyến có thể chở 12 máy bay.

Tuy nhiên, cùng vấn đề này, phía Liên Xô thông báo cho chúng tôi khác đi: ngày 8 tháng 5, họ yêu cầu máy bay AN-12 của họ chở 24 máy bay này đi qua vùng trời của Trung Quốc trong khoảng thời gian 10 ngày, từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 24 tháng 5 năm 1967.

Ngày 9 tháng 5 năm 1967, đồng chí Nghiêm Bá Đức tại Hà Nội đề xuất kế hoạch vận chuyển bằng đường hàng không.

Lãnh đạo của chúng tôi đặt nặng vấn đề này trong chương trình nghị sự. Chúng tôi đã nghiên cứu yêu cầu của cả hai phía Việt Nam và Liên Xô rất cẩn thận. Thay mặt chính phủ Trung Quốc, tôi muốn thông báo cho đồng chí đại sứ, rằng chúng tôi đồng ý với kế hoạch đề xuất của đồng chí Phạm Thanh Hà về việc vận chuyển 24 máy bay bằng đường xe lửa, chứ không phải bằng kế hoạch vận chuyển bằng đường hàng không.

Việc vận chuyển bằng đường hàng không 24 máy bay này là một vấn đề quan trọng. Như đồng chí Đại sứ đã biết, ý kiến của chúng tôi từ lâu khác với ý kiến của phía Liên Xô. Từ đầu năm 1965, khi viện trợ của Liên Xô bắt đầu đến Việt Nam, nhiều lần Liên Xô đề nghị chuyển hàng đến Việt Nam bằng đường hàng không, qua vùng trời của Trung Quốc. Nói chung, chúng tôi không đồng ý với ý kiến đó. Trước đây, Việt Nam cũng không đồng ý vận chuyển bằng đường hàng không, bởi vì các ông hiểu lập trường của chúng tôi [về vấn đề này]. Lần này, tôi muốn nói rõ ràng hơn với các đồng chí Việt Nam về lý do tại sao Liên Xô muốn vận chuyển hàng viện trợ cho Việt Nam bằng phương pháp này.

Trong vài năm qua, bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng của mình, Liên Xô đã và đang cố gắng công bố công khai số hàng viện trợ với quy mô lớn cho Việt Nam. Chúng tôi cho rằng Liên Xô cố ý làm như vậy để cho Hoa Kỳ biết về khoản viện trợ quy mô lớn của Liên Xô cho Việt Nam và làm như vậy, Liên Xô tiết lộ một số bí mật cho phía Mỹ.

Trong vài năm qua, chúng tôi giúp Việt Nam vận chuyển hàng viện trợ bằng tàu hỏa, rất an toàn và kịp thời. Phía Việt Nam cũng đã rất hài lòng. Vậy tại sao lần này Liên Xô đòi vận chuyển bằng đường hàng không? Nếu Liên Xô phải sử dụng đến việc vận chuyển bằng đường hàng không với quy mô lớn, máy bay do thám Mỹ – vốn luôn bay trên bầu trời Trung Quốc – sẽ phát hiện ra ngay, sau khi máy bay của Liên Xô cất cánh khỏi Irkutsk. Lập trường của chúng tôi về vấn đề này rõ ràng đối với Việt Nam: làm như vậy, Liên Xô muốn khoe khoang với Hoa Kỳ [về khoản viện trợ cho Việt Nam], công khai tiết lộ bí mật quân sự cho kẻ thù.

Họ cũng sử dụng viện trợ cho Việt Nam để kiểm soát tình hình và hợp tác với Mỹ, để buộc Việt Nam phải chấp nhận đàm phán hòa bình. Báo chí phương Tây thậm chí còn nói rằng Liên Xô tăng cường viện trợ cho Việt Nam để tạo ra tình trạng đối đầu trực tiếp giữa Liên Xô – Mỹ, điều này sẽ dọn đường cho thỏa hiệp. Tôi đưa nhận xét của chúng tôi về vấn đề này để cho các ông hiểu rõ lập trường của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định áp đặt nó lên các ông. Tóm lại, chúng tôi cho rằng:

(1) đề nghị của Liên Xô về vận chuyển bằng đường hàng không là có ý xấu và là một âm mưu,

(2) việc vận chuyển những chiếc máy bay này là một hành động quân sự lớn, nhưng Liên Xô đã không tham khảo ý kiến với chúng tôi và buộc chúng tôi phải chấp nhận. Điều này không có gì khác hơn là thái độ của người theo chủ nghĩa Sô vanh.

Nguồn: wilsoncenter.org

© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)

————————————————–
Ghi chú:

1. Nghiêm Bá Đức, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương VN Dân chủ Cộng hòa từ năm 1954, thành viên của đoàn đại biểu kinh tế đến Liên Xô và Đông Âu giữa năm 1965 và 1975. Sau đó làm cố vấn kinh tế tại Lào.

2. Phạm Thanh Hà là sĩ quan hậu cần quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là người dẫn đầu phái đoàn viện trợ quân sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh từ năm 1965-1973.

 

Đọc thêm bài: Liên Xô viện trợ cho Việt Nam

 

2 Phản hồi cho “Thảo luận giữa Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao TQ và Đại sứ VN Ngô Minh Loan”

  1. Khách says:

    Bí mật về chiến tranh VN sẽ từ từ lộ ra, cho thấy VN sử dụng vũ khí của Liên Xô, Trung Quốc, để “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào”.

  2. La ky wa says:

    Ho chi Minh toc da bac so voi tuoi doi lon hon Mao ma sao DCSVN lai coi Mao la bac Thay va dan anh hon ca ong Ho !! Nghich ly va lo bich qua chang ? Co phai vi nho va , cau vien Tau vien tro nen moi ban re luong tam to ro thai do ” xu ninh ” qua mut ! Nguoi o ngoai nhin vao thay ro dieu do !
    (BBT: Mời ông bà vào http://www.vps.org tải phần mềm gõ tiếng Việt)

Leave a Reply to La ky wa