WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai?

30/4/1975

Tháng 4 năm 1975, những người cộng sản tiến vào Sài Gòn “giải phóng miền Nam” kết thúc cuộc chiến giữa hai miền Bắc – Nam, kéo dài trong 21 năm.

Ba mươi sáu năm sau cuộc chiến này, dựa trên các tài liệu đã được giải mật thời gian gần đây, nhiều người nhận ra, cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” do những người Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật sự không phải vì Việt Nam.

Vì Liên Xô vào để truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản

Sau Đệ nhị Thế chiến, Joseph Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ nhiều quốc gia tiến hành cách mạng vô sản, sử dụng bạo lực để lật đổ các chính thể hiện hành, thiết lập các nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.

Năm 1958, ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc, Việt Nam, tuyên bố: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.

Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết cho phép các lực lượng Cộng sản miền Nam sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền miền Nam. Và rồi cuộc chiến Bắc – Nam đã được những người Cộng sản khơi mào bằng các phong trào kiểu như “Đồng khởi” ở Bến Tre, lan ra các tỉnh Nam Bộ, sách động quần chúng đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, cuối năm 1960, Đảng Cộng sản cho ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một tổ chức chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản, hoạt động ở miền Nam với mục đích lật đổ chính quyền miền Nam, thống nhất Việt Nam, để biến Việt Nam thành một khối thống nhất, thành viên của cộng đồng các quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn vừa kể, những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Liên Xô liên tục qua lại thăm viếng nhau. Đến cuối năm 1960, hai bên bắt đầu ký nhiều thỏa thuận, trong đó, Liên Xô cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ miền Bắc, để giúp miền Bắc “giải phóng miền Nam”.

Ngày 6 tháng 1 năm 1961, hai tuần trước khi ông Kennedy tuyên bố nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Nikita Khrushchev, Thủ tướng Liên Xô, tuyên bố, Liên Xô sẽ hỗ trợ “các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” trên toàn thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Khrushchev gọi đây là những cuộc chiến tranh “thần thánh”. Ông Ilya Gaiduk, nhà sử học người Nga, tiết lộ, trong kế hoạch của Moscow, Việt Nam trở thành một kênh chính để tạo ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á.

 

Ngày 31 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố, những diễn biến vừa kể là bằng chứng về tham vọng muốn thống trị thế giới của Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc.

“Tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”

Ngoài việc Liên Xô muốn vào truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản, những người Cộng sản Việt Nam cũng muốn biến đất nước trở thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, năm 1959, nêu rõ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ chiếm cứ miền Nam, âm mưu xâm lược miền Bắc là để tấn công phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên, thắng lợi của cách mạng Việt Nam quan hệ trực tiếp đến phe xã hội chủ nghĩa, làm cho phe xã hội chủ nghĩa càng rộng lớn, vững mạnh”.

Ngày 9 tháng 2 năm 1964, báo Pravda của Đảng Cộng sản Liên Xô đưa tin, một đoàn đại biểu của Đảng Lao Động Việt Nam do ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất dẫn đầu, đã đến thăm Liên Xô. Theo đó: “Hai bên đã thể hiện sự đoàn kết của phe XHCN và phong trào cộng sản thế giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng Lao động Việt Nam, giữa Liên bang Xô Viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và các nguyên tắc của phong trào vô sản quốc tế”.

Kể từ đó, khối cộng sản, đứng đầu là Liên Xô, đã gia tăng viện trợ quân sự, từ vũ khí, đạn dược, xe tăng, tên lửa, máy bay…cho đến các cố vấn quân sự, thậm chí cả binh lính, cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, để lật đổ chính quyền miền Nam, thực hiện cuộc cách mạng vô sản, biến Việt Nam thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.

Trong bài nói chuyện đăng trên báo Nhân Dân, ngày 20 tháng 7 năm 1965, ông Hồ Chí Minh đã cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc về sự giúp đỡ này, ông nói: “Tôi thay mặt đồng bào cả nước nhiệt liệt cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em khác, cảm ơn nhân dân tiến bộ khắp năm châu. Nhân dân Việt Nam quyết tâm làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng, giải phóng Tổ quốc của mình, chặn tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giữ vững tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.

Tuy Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN giúp đỡ lãnh đạo miền Bắc với mục đích truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam và rộng hơn là các nước Đông Nam Á, thế nhưng ông Hồ Chí Minh chỉ thấy sự giúp đỡ này là “vô tư”, “không vụ lợi”. Ông cho biết: “Các nước bạn giúp ta một cách khẳng khái, vô tư, như anh em giúp nhau, tuyệt đối không có chút gì vụ lợi. Các nước bạn chỉ mong chúng ta cố gắng làm cho nhân dân ta thắng lợi trong cuộc đấu tranh”. Và ông  ông Hồ Chí Minh cho biết, ông “luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”.

Tháng 2 năm 1966, khi đến Moscow tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 23, ông Lê Duẩn tuyên bố, ông có hai tổ quốc, đó là Tổ quốc Việt Nam và Tổ quốc Liên Xô. Ông Lê Duẩn cũng cám ơn Liên Xô về sự “viện trợ to lớn và nhiều mặt” cho chính phủ miền Bắc. Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ông Lê Duẩn cho biết: “Liên Xô giúp chúng tôi bằng trái tim của họ, và họ đã giúp chúng tôi nhiều hơn chúng tôi có thể sử dụng, và Trung Quốc cũng giúp đỡ chúng tôi”.

Sử gia Douglas Pike nhận xét về cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do miền Bắc khởi xướng như sau: “Bản chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi trên thực tế: từ một anh Việt Cộng chân đất với khẩu súng ngắn tự tạo, cho tới những lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được trang bị những thứ vũ khí hiện đại nhất mà thế giới cộng sản có thể sản xuất”.

Cuộc chiến tranh được gọi là “giải phóng miền Nam”, ngoài mục đích Liên Xô muốn đưa Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, biến Việt Nam thành tiền đồn của phe Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Nam Á, những người Cộng sản Việt Nam đã “giải phóng miền Nam, là “giải phóng” cho ai? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.

 

PHẦN II

Hàng năm, cứ mỗi lần đến ngày 30 tháng 4, Đảng và Nhà nước Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm ngày “giải phóng miền Nam”.

Trong dịp này, những người “chiến thắng” luôn tự hào và hãnh diện vì đã đánh thắng đế quốc Mỹ, một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới.

Cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” mà những người Cộng sản Việt Nam đã tiến hành, ngoài mục đích xóa bỏ chế độ tư bản, kẻ thù của Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Mác – Lênin, những người Cộng sản Việt Nam còn bị chi phối bởi mục đích nào khác?

Con cờ trong bàn cờ của Trung Quốc

Khi tiến hành “giải phóng miền Nam”, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi Liên Xô mà còn chịu nhiều tác động từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dựa trên các tài liệu đã được giải mật, do kế hoạch của Mao Trạch Đông muốn bành trướng xuống khu vực Đông Nam Á trong tương lai, nên lãnh đạo Trung Quốc không muốn cuộc chiến Việt Nam sớm kết thúc, mà muốn chiến tranh kéo dài để làm Việt Nam suy yếu.

Tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”.

Và những người Cộng sản Việt Nam đã giúp Trung Quốc thực hiện kế hoạch này. Trong số các tài liệu đã được giải mật, một tài liệu được lưu trữ ở Trung tâm Wilson cho thấy, trong cuộc họp với Mao Trạch Đông hồi năm 1970, ông Lê Duẩn đã cho ông Mao Trạch Đông biết, Việt Nam đang trường kỳ kháng chiến chống Mỹ là vì Trung Quốc. Ông Lê Duẩn đã nói, nguyên văn như sau: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc”.

Ở một tài liệu khác, cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” – do Nhà xuất bản Sự Thật của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành – tại trang 53, có đăng nguyên văn nội dung lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trả lời ông Đặng Tiểu Bình hồi năm 1966, như sau: “Sự nhiệt tình của một nước XHCN, với một nước XHCN khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy sinh 2-3 triệu người… Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản”.

Những lời thú nhận

Tuy tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” là nhằm phục vụ mục tiêu đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản, như tuyên bố của ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không thể làm hài lòng cả Liên Xô lẫn Trung Quốc. Vì sao?

Cùng là Cộng sản nhưng cả Liên Xô lẫn Trung Quốc không thể “đoàn kết” với nhau, bởi bên nào cũng muốn tạo ảnh hưởng, chi phối khu vực Đông Dương và rộng hơn là khu vực Đông Nam Á.

Sau khi chiến tranh kết thúc, nhận thấy Việt Nam có vẻ muốn ngả hẳn về phía Liên Xô, năm 1979, Trung Quốc đã xua quân tràn sang Việt Nam, nhằm “dạy cho Việt Nam một  bài học”. Đến lúc này, Nhà xuất bản Sự Thật – một cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam – mới công bố những bí mật trong quan hệ Việt – Trung ở giai đoạn tiến hành “giải phóng miền Nam”, “đánh Mỹ cho Liên Xô, Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”, qua cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”.

Tại trang 5 của tác phẩm vừa dẫn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thú nhận: “Trên thế giới chưa có người lãnh đạo một nước nào mang danh là ‘cách mạng’, là ‘xã hội chủ nghĩa’ và dùng những lời lẽ rất ‘cách mạng’ để thực hiện một chiến lược phản cách mạng, cực kỳ phản động như những lãnh đạo Trung Quốc. Trên thế giới chưa có những người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh đạo Trung Quốc”.

Ở trang 73 của tác phẩm này, những người cộng sản Việt Nam đã cay đắng thú nhận: “Những người cầm quyền Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc…Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ… Họ muốn chia rẽ Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN khác”.

Cũng trong tác phẩm vừa dẫn, ở trang 100, Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết âm mưu của Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam như sau: “Họ bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, đồng thời đưa quân Mỹ trực tiếp xâm lược miền Nam, Việt Nam. Khi Việt Nam muốn ngồi vào thương lượng với Mỹ để phối hợp ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao thì họ ngăn cản. Khi nhân dân Việt Nam trên đà đi tới thắng lợi hoàn toàn thì họ bắt tay với chính quyền Nixon, dùng xương máu của nhân dân Việt Nam để  đưa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên địa vị ‘siêu cường thứ ba’ và đổi chác việc giải quyết vấn đề Đài Loan”.

Mười một năm trước khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra và thú nhận những điều vừa kể, vào  tháng 3 năm 1968, khi phát biểu tại trường Đại học Kansas, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy đã tuyên bố, mục tiêu của cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật ra chỉ vì Trung Quốc muốn Mỹ sa lầy.

Ông Robert Kennedy nhận định: “Mao Trạch Đông và các đồng chí Trung Quốc của ông ta yên lặng ngồi nhìn: [Việt Nam] đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Họ xem chúng ta làm suy yếu một nước, là hàng rào vững chắc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía Nam. Họ hy vọng sẽ buộc chúng ta chặt hơn trong cuộc chiến kéo dài ở Campuchia, Lào và Thái Lan. Họ tự tin rằng cuộc chiến ở Việt Nam ‘sẽ càng làm cho Mỹ sa lầy, hủy hoại tài nguyên, mất uy tín về sự kỳ vọng của các nước vào sức mạnh của Mỹ, chúng ta bị đồng minh xa lánh, xung đột với Liên Xô, và bất đồng gia tăng trong dân chúng Mỹ’. Như một nhà quan sát Mỹ đã nói: ‘chúng ta dường như đang bị chơi đúng kịch bản mà Mao đã viết ra’.”

Ba mươi sáu năm sau khi cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” kết thúc, Trung Quốc càng ngày càng hùng mạnh hơn và sự hùng mạnh đó đang gây trăn trở cho hàng triệu người Việt. Còn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tự hào vì đã “giải phóng miền Nam”.

Ngọc Trân (RFA)

21 Phản hồi cho ““Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai?”

  1. Trong Dat says:

    Ông Võ Hưng Thanh ơi
    Xin ông làm ơn vứt bỏ cái lối nghị luận hỏa mù không ai hiểu nối ấy đi, không ai có thì giờ và kiên nhẫn để đọc những lý luận luộm thuộm của ông vì nó rỗng tuếch chẳng có gì cả. Trình độ độc giả danchimviet không đến nỗi yếu kém để ông hù dọa, người ta cười ông đấy
    Ông chê Phạm Cộng Thiện là gà mờ khó hiểu, ông nói đúng nhưng chính ông đi theo con đường của họ Phạm.
    Xin ông khỏi trả lời, tôi chỉ nói với ông một lần này thôi
    Trong Dat

    • Đại Hải says:

      BỐC MÙI

      Một tay ngu muội, ý thức lăn dưa đã cá như Trọng Đạt, mà cũng lên mặt như ta đây là người hiểu biết. Chất giọng hỗn xược như vậy mà cũng lên mạng, rõ là có nào thuyết phục hay thu hút được cảm tình của ai. Bất kỳ thứ ý thức chính trị nào mà chỉ bản chất dốt nát hay kiểu đá cá lăn dưa, đều là phi chính trị và phản chính trị cả. Chỉ có thứ xôi thịt mê lú, hoặc rắn rít độc hại, thì mới có mùi từ xa, mà mọi người đều có thể ngửi thấy, hay cảm nhận được.

      Người sạch sẽ không có mùi xú uế
      Người hay ho không có kiểu càn đùa
      Cái gì biết thì bảo rằng mình biết
      Cái gì không lẳng lặng đứng mà trông
      Nói càn đùa kiểu lăn dưa đá cá
      Hóa ra mình lấy gậy đập lưng ông !

      VHT
      (24/8/11)

  2. Hi x Pham says:

    May tay giac Cong ngu thi ngu vua thoi chu, de nguoi khac ngu voi chu. May tay do ho nham mat lai, oc bun dat khong biet duoc Nga so chi dung Cong san de phat trien dat nuoc va dan toc ho thoi, xong roi bo. Tau Cong cung the. A quen ho la giac Tau mac quan ao VN, noi tieng VN de tieu diet dan VN cho de day cac ngai a, de mau dua nuoc VN enter Tau cong cho mau theo dung ke-hoach cua Mao trach Dong. Tiec rang mien Nam co qua nhieu tay an com mien Nam “QG” tho ma giac, chung ta khong du dung khi triet ha chung de keo dai he luy den bay gio. Mong se khoi phuc lai.
    nong noi keo dai cho den bay gio. Khong biet d

  3. Trường An says:

    “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai?
    Cho lãnh đạo CSVN và vì lãnh đạo CSVN!
    Nhờ “giải phóng miền Nam” mà những ông lãnh đạo CSVN khố rách áo ôm (bần cố nông) bây giờ giầu sụ, thành tư bản đỏ. Còn người dân miền Nam thì rành rành là đã “bị phỏng giái”!

  4. ĐẠI NGÀN says:

    ÔNG NÀY

    Ông này quả thuộc sử
    Nói một hơi đủ thứ
    Tôi thì không phê bình
    Để mọi người đọc thử !

    NGÀN KHƠI
    (10/8/11)

  5. Khach says:

    Toàn một lũ phản động.

    • Bin La Làng says:

      “Toàn một lũ phản động.”

      Vâng thưa Ông,cái lũ ấy đã và rất đang phản động,đã mị dân suốt mấy chục năm qua và làm điêu tàn đất nước cốt chỉ để được tồn tại.Cái lũ ấy giờ vẫn đang vui vẻ ở xóm Ba Đình,nói ông biết vậy để khi nào có dịp đi qua thì ông nhổ toẹt vào mặt chúng.

    • Lê Bích Phượng says:

      Gửi Khach
      Anh là người thất học ? Sao gọi người ta là lũ?Nhỡ người nầy bằng tuổi Ông Nội anh? Kg khéo người khác sẽ nói Anh là người vô giáo dục, mất dạy đấy

    • NK says:

      TỪ NGỮ VÀ TÂM ĐỊA

      Từ “phản động” là từ ngữ thối tha nhất, của những đầu óc mê muội và ác độc vẫn thường hay nói ra, một cách hết sức dốt nát và mù quáng, chẳng cần biết sự lương thiện hay lẽ phải gì cả. Chỉ có người xấu và người tốt trong cuộc đời. Khái niệm “phản động” là khái niệm kiểu nô lệ và tay sai chính trị. Người VN thuần chất chỉ có mặt đạo đức, là tốt hay xấu, không có mặt “phản động” hay “cách mạng”, kiểu ý thức hệ cuồng tín, ngoại lai.

      Ai mang rác rưởi vào đời
      Bao giờ mới sạch cho đời thong dong !

      NK

  6. Trọng Toàn says:

    “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai?
    Một câu hỏi nhức nhối! Nhưng nói là cho Liên Xô và Trung Quốc ở thời điểm đấy 1975 thì cũng đúng! Vì như ông Hồ Chí Minh cho biết, ông “luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình.” Trong thực tế thì Lãnh đạo và cán bộ CSVN hưởng lợi trực tiếp trong cuộc “giải phóng tài sản của đồng bào miền Nam” rât nhiều, một phần nhân dân miền Bắc vào tìm họ ở miền Nam và nhận hàng vơ-vét-về.

  7. Võ Hưng Thanh says:

    SỰ TUYÊN TRUYỀN CHÍNH TRỊ TRONG DÂN

    Đây thật sự là chủ đề tài quan trọng và người ta có thể sử dụng nó như một đề tài nghiên cứu khoa học qua nhiều thời đại cũng như hoàn cảnh xã hội. Sự tuyên truyền trong dân vẫn là điều vẫn có từ cổ chí kim, đông và tây, ở nhiều nước trên thế giới, nhất là trong thời kỳ cận và cả hiện đại. Sự tuyên truyền vốn như một nhu cầu thiết yếu, quan trọng hàng đầu để lôi kéo người khác theo mình, để tạo nên lực lượng, sức mạnh ban đầu, thậm chí để nuôi dưỡng, củng cố và phát huy sức mạnh về sau một cách không bao giờ ngừng nghỉ, nhằm đến các mục tiêu, mục đích, hay những cứu cánh nhất định nào đó.
    Những tuyên truyền trong thời cổ là cách rỉ tai, cách tạo nên một tiếng vang nào đó khiến nhiều người chú ý và lan truyền, cách dùng các thủ thuật, mưu mẹo vừa thú vị vừa lạ lùng, dễ gây ấn tượng để tác dụng, lôi kéo, tạo uy tín, gây niềm tin. Mọi sáng kiến này thì có quá nhiều, không thể nào kể hết, và mọi người đời sau vẫn còn nhớ được qua các sử liệu ghi lại, hoặc các câu chuyện đời trước còn lưu lại. Song cao nhất vẫn cần nói đó là các bài hịch, những lời kể tội, những hình thức hô hào, cổ vũ khác nhau bằng lới, bằng văn chương thơ phú, bằng văn bản viết được chuyền tay, phổ biến rộng rãi trong dân gian trong hoàn cảnh hoặc điều kiện cho phép. Tất cả những điều đó đều căn cứ vào các sự kiện xảy ra cụ thể, có thực trong đời sống xã hội mà phần lớn mọi người đều biết. Các cách thức tuyên truyền chẳng qua là đúc kết lại, công khai hóa ra, lèo lái, hướng dẫn đi đến các ý nghĩa hoặc việc làm mang tính thực tế nào đó nhằm cuốn hút mọi người hưởng ứng để làm theo.
    Nhưng các hình thức tuyên truyền thời xa xưa như thế thực sự cũng chỉ ngẫu phát, không thường xuyên, không quy mô, không rầm rộ, đôi khi chỉ lặng lẽ, rời rạc, nhất là khi đã qua xong giai đoạn ban đầu rồi thì phần nhiều cũng được xếp lại, không còn cần thiết phải tiếp tục nữa. Điều này hoàn toàn khác với thời kỳ nhân loại cận đại, mà nổi bật nhất chính là các hoạt động tuyên truyền của chủ nghĩa Quốc xã Đức trước thế chiến thứ hai, và hoạt động tuyên truyền của khối Xã hội chủ nghĩa, kể từ khi nhà nước Liên xô thành lập sau thế chiến thứ hai như một mục đích phục vụ cuộc cách mạng vô sản toàn cầu. Các sự tuyên truyền này đã được tổ chức thành một guồng máy toàn diện thật sự, với quy mô lớn, lâu dài và mang tính hoạt động thường xuyên, chuyên nghiệp. Nó trở thành một đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản thật sự, sử dụng ngân sách hùng hậu thật sự, kết hợp với các hình thức văn hóa, văn nghệ, kể cả có khi kết hợp cùng với vũ lực, trấn áp tâm lý, bằng các đội vũ trang tuyên truyền mà ai cũng biết.
    Tất nhiên ở đây chúng ta không nói về các nội dung hay kết quả đó, nhưng chỉ nói về khía cạnh con người, khía cạnh xã hội, khía cạnh khoa học và thực tế của ý nghĩa tuyên truyền trong xã hội nói chung trong các thời đại mà thôi. Bởi tuyên truyền phần lớn là đi theo với các hoạt động chính trị, nhằm thực hiện những mục đích chính trị, kể cả nhằm mưu toan về quyền hành cá nhân hay tập thể, vì tuyên truyền chính là một lợi khí hiệu quả nhất. Tuyên truyền là hoạt động hay công cụ khởi đầu cho các hoạt động hoặc công cụ khác mà con người muốn thực hiện, muốn có. Nó giống như kết cầu giàn dáo để giúp hỗ trợ việc xây nên những cái khác. Nó dựng trên nền móng những cái đã có để nhằm tiến tới xây dựng các cái mới, và cứ thế. Tuyên truyền do vậy quả thật là lợi hại, cũng cần thiết như bất kỳ một thứ giàn dáo nào mà người ta cần phải có để xây dựng nên các tòa nhà hay những công trình nào đó trong thực tế.
    Vậy thì, ý nghĩa của tuyên truyền là việc thông qua sự sử dụng con người. Con người chính là đầu mối, là công cụ trung gian, và là mục đích của sự tuyên truyền. Con người đầu mối là con người có một ý thức, một hiểu biết, một mục tiêu nào đó muốn thông đạt đến người khác, một vận dụng, muốn nhằm đến lôi kéo sự hưởng ứng của người khác. Lúc đầu có thể chỉ có một cá nhân đầu mối, một nhóm đầu mối, nhưng cuối cùng nó được mở rộng, nhân lên, để sau hết trở thành một lực lượng chung có mục đích mà không tùy thuộc vào các cá nhân riêng lẻ nữa. Tất nhiên tuyên truyền bao giờ cũng thông qua ngôn ngữ và hành động. Hành động để làm gương trong các trường hợp tối cần thiết nào đó, song phần lớn ngôn ngữ tức lời nói nói chung là công cụ phổ biến nhất. Đó là thứ ngôn ngữ có nội dung định hướng, nhằm tác động lên ý thức và sự hành động của người khác. Và vô hình chung, ý thức nhận thức chính là cái cốt lõi, cái quyết định nhất cho các mục đích tuyên truyền, vì chính ý thức mới đưa lại các hành động cần thiết khác.
    Nói khác đi, tuyên truyền thực chất chỉ là một dạng, một hình thức lan truyền, phổ biến thông tin kiểu bình thường trong xã hội loài người hay xã hội sinh vật nói chung, nhưng ở đây nó được lèo lái, huy động vào một đích có ý đồ nhất định, mà phần lớn đó là các mục đích chính trị. Cho nên phổ biến khoa học, văn hóa, nghệ thuật thuần túy, đó chỉ là các nhu cầu thông tin cần thiết, bình thường, hay mọi sự trao đổi, loan truyền tự nhiên mọi tin tức bình thường khác trong đời sống cũng vậy, đó chỉ là những sự loan truyền tín hiệu phổ thông mà không phải tuyên truyền theo kiểu ý đồ chính trị. Các loại trước phần lớn là khách quan, trung thực, chính xác, mức độ. Trái lại, loại sau lại có thể rất chủ quan, không trung thực, có ý đồ, và mức độ thường thổi phồng, khắc sâu, bôi bác, hoặc nhiều khi chỉ hoàn toàn giả tạo. Bởi vậy tuyền truyền chính trị người ta còn gọi là chiến tranh tâm lý hay chiến tranh cân não giữa hai bên chiến đấu nhau mà mọi người đều hoàn toàn biết.
    Thế thì ý nghĩa của tuyền tuyền chính trị nói chung là phần lớn là ý nghĩa của ý thức. Ý thức ở đây trước hết là ý thức thực tế, thực dụng, chỉ nhắm đến điều lợi ích cho mình là chính, không cần nghĩ đến tính khách quan, tính chân xác, tình lành mạnh gì hết. Chỉ cần lôi kéo được người khác bằng mọi cách, kể cả cách gian dối nhất, đó phần nhiều là các ý nghĩa của tuyên truyền chính trị. Điều này hoàn toàn phổ biến bất kỳ ở đâu, thời nào mà ai cũng biết. Cho nên nói chung, đó không hề là hoạt động hay ý thức mang tính lành mạnh, nghiêm túc, đúng mức nơi con người. Nó luôn luôn biến con người thành ra công cụ nhất định, người đầu mối, người mục tiêu, người trung gian, bởi vì chính cứu cánh biện minh cho phương tiện, là câu nói và suy nghĩ thường có nhất trong các trường hợp này. Chỉ tiếc nếu cứu cánh đúng thì không nói, còn nếu cứu cánh bị nhầm lẫn hoặc kém ý nghĩa và giá trị, cũng hi sinh, đánh đổi một cách uổng phí tất cả mọi phương tiện sử dụng, đó mới là điều đáng nói nhất.
    Nên cũng có thể nói ý nghĩa của tuyền truyền chính trị kiểu thấp kém là ý nghĩa của thời tao loạn. Đó không thể là ý nghĩa hoặc giá trị của thời bình, thời phát triển. Bởi tuyên truyền theo như các dạng tiêu cực đã nói là hoàn toàn làm hại con người, làm hại xã hội, khiến con người không còn sống lành mạnh, mất đi hết mọi ý nghĩa khách quan, trung thực, làm toàn thể xã hội bị nhiễu, làm quỹ đạo xã hội bị vận động sai lệch, mất phương hướng, mất hiệu quả, đó là điều thật sự tai hại về mặt nhân bản, mặt lịch sử. Nếu nói theo kiểu ví von thì động tác tuyên truyền chính trị theo cách lệch lạc cũng giống như hành vi chuốc rượu ch một người nào đó. Bất cứ người đã say nào đều không biết họ đang say. Và cái say đó có thể được truyền dẫn đến cho những người khác, trừ ra người có ý đồ làm việc đó sẳn trước ban đầu nếu không phải chính họ cũng là nạn nhân của một hệ thống dây chuyền nào đó khác toàn diện, bao quát hơn. Do vậy, cũng có thể nói được tuyên truyền chính trị là một xảo thuật chỉ riêng con người mới có, một xảo thuật thật sự hiệu quả nhưng ý nghĩa nhân bản lại kém, hoặc thậm chí có khi phi nhân bản hoặc phản nhân bản.
    Và nói gọn lại, nếu truyên truyền chính trị mà gây nhầm lẫn nhiều cho nhiều người, trong thời gian dài, hoặc gây ra các hậu quả khác nhau khôn lường, lớn lao khó có thể hoàn toàn khắc phục được hết, thì đó hoàn toàn là cái tội. Bởi vì sự tuyên truyền mang tính cách chuyên nghiệp và vô trách nhiệm cá nhân, vì nó đã trở thành cơ chế hoàn toàn máy móc, bắt buộc không thể đi ngược lại được, thì đó cũng chẳng khác gì như những hình thức giết người không đổ máu, bởi vì trước hết nó cướp đi ý thức con người, cướp đi mọi nhận thức sáng suốt nơi con người, cướp đi mọi sự hiểu biết, tự chủ, bình thường, để thay vào đó mọi thứ giả tạo, không đúng sự thật khác nhau. Nói như vậy cũng để thấy rằng tuyên truyền chính trị không đúng đắn là một lợi khí hoàn toàn nguy hiểm cho cá nhân mọi người và cho xã hội. Và tất cả mọi điều đó đều chỉ có tính nhất thời, giai đoạn, còn không giấu được ý nghĩa lịch sử lâu dài. Cho nên cuối cùng nó cũng chỉ là một hình thức kiểu gậy ông đập lưng ông, tức nó không mang lại được các ý nghĩa và giá trị khách quan nào nào, khiến nó trở thành thấp kém, vô bổ trong lịch sử nói chung và kể cả khiến xã hội về sau đều phản đối, ác cảm hoặc nguyền rủa.
    Đó chính là tấm gương của Bộ trưởng tuyên truyền Himmler (Heinrich, 1900 -1945) nổi tiếng của Quốc xã Đức. Chính ông ta đã đưa biết bao nhiêu thanh niên Đức ưu tú vào trong guồng máy chiến tranh của nhà độc tài khét tiếng Hitler, đưa họ hăng hái tự nguyện tham gia vào đội đặc nhiệm Gestapo, là đội Công an mật vụ chỉ biết hi sinh, hiến mình cho Quốc trưởng Hitler, họ tự coi như mình là những người yêu nước, những người anh hùng của lịch sử, cùng các thanh niên Đức khác chỉ quyết một lòng hăng hái xông ra hi sinh ngoài khắp các mặt trận chỉ vì lòng bồng bột sôi nổi yêu nước trong khi không hề biết mình bị tuyên truyền và lợi dụng. Đây cũng là chuyện phổ biến trong thế giới chiến tranh lần thứ hai, như các thanh niên trong những tổ chức phát xít ở các nước đồng minh khi đó của Đức là Ý và Nhật. Cũng do các kết quả tuyên truyền mà có được đội phi công cảm tử thần phong của Nhật, sẳn sang lao máy bay liều chết xuống các tàu chiến, kể cả những hạm đội và hàng không mẫu hạm Mỹ. Điều đó cũng còn tái diễn lại ở các trường hợp khủng bố liều chết ngày nay của các lực lượng Alqêđa mà từ lâu nay cả thế giới đều biết.
    Nên nói chung lại, sự tuyên truyền trong dân thường không nên lạm dụng. Mọi sự lạm dụng đều chỉ có thể chủ quan và tai hại. Bởi vì nó luôn mang tính chất dây chuyền, nó tạo nên mọi hiện tượng mù quáng, không tự chủ và lan lây một cách vô ý thức nhiều khi rất vô nghĩa và tai hại. Chính trong mục đích như thế mà nhiều khi người có chủ đích còn dựng nên những hình tượng giả tạo để kích động và lôi kéo cho những mục đích nào đó trước mắt. Đó đều là những việc làm kém ý thức, vô trách nhiệm, bởi vì coi thường giá trị cũng như mạng sống của những con người khác, nhất là những người còn non yếu về ý thức phải bị sự tác động và lôi kéo thiếu trách nhiệm của mình. Cho nên, nếu cứ để Hitler, Mousolini, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Fidel Castro v.v… tự bơi, chưa chắc đã có nhiều người hay kể cả có thể nói hầu hết toàn dân các nước đó tôn sùng kiểu thần thánh, nhưng đó là nhờ các cách thức tuyên truyền, tôn xưng lên có chú ý từ đầu đến cuối. Thậm chí có những người nông dân ở các nước Á đông còn lập bàn thờ riêng để tôn thờ các lãnh tụ của họ. Thế mới biết, hậu quả của sự tuyên truyền chính trị thật là kỳ dị, hầu như tạo thành một sự mê tín, hay giả đò mê tín, cuồng tín hết sức thấp kém, phi lý không hơn không kém.
    Điều này thật hoàn toàn khác với hoàn cảnh xã hội của ta khi quân Nguyên Mông xâm lăng bờ cõi, Trần Hưng Đạo trước khi đem quan chống giữ và đánh tan binh hùng của địch, đã từng làm bài Hịch tướng sĩ vô cùng hùng tráng và khí thế để hiệu triệu quân sĩ một lòng cương quyết phá giặc. Đây là một bài văn tuyên truyền rất trung thực, khách quan, không hề nói điều gì quá đáng, thậm chí rất chí tình, chí lý, có nêu tất cả những điểm mạnh, điểm yếu trong quân thường có trong hòa bình, để hô hào lòng quyết chiến oanh liệt kháng Nguyên Mông. Cũng vậy, khi đã bình định được giặc Minh, Nguyễn Trãi đã làm bài Bình Ngô Đại cáo như một bài bá cáo tổng kết chiến tranh, vãn hồi hòa bình và xây dựng lại chủ quyền dân tộc. Đây là một bản nhận định hoàn toàn chân xác, đầy xúc động, bi tráng, chẳng có điều gì nhằm nói sai sự thật. Thế nhưng, trong thời hiện đại, thường nhiều khi trong chính trị người ta lại vẫn ưa nói những điều hoàn toàn quá đáng. Có những khẩu hiệu về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác rất kêu, những bài lý thuyết tràng giang đại hải, nhưng cũng chỉ kiểu những cán bộ qua Liên xô học tập chính trị ngắn ngày (như cách Trần Văn Giàu), rồi về tuyên truyền kiểu thổi phồng cho nông dân, còn chẳng có mấy ai đã đọc được vào chính các tác phẩm của học thuyết Mác, hay hiểu nổi cả những vấn đề có liên quan đến triết học Hegel gì cả. Cho mãi về tận sau này cũng vậy, chẳng có mấy người làm được các luận án tiến sĩ gì về học thuyết của Mác cả. Họ chỉ biết có tuyên truyền suông về “các quy luật tất yếu”, về “chân lý tất yếu”, về “chủ nghĩa Mác Lênin bách chiến bách thắng” … trong cả một thời gian thật dài, rồi dần dần cũng chính các kiểu khẩu hiệu đó được mới im đi, và cuối cùng mới ngừng lại khi đến thời kỳ đổi mới trong thực tế.
    Điều đó quả thật hoàn toàn đi ngược lại với ý nghĩa của con người cần luôn luôn phải có sự tự do ý thức và nhận thức. Bởi yêu cầu văn minh, văn hóa đúng nghĩa nhất, chính là sự nhận thức một cách tự chủ, là sự tự do ý thức, không thể nào bị lũng đoạn, bị che mờ bởi bất cứ yếu tố ngoại lai nào. Cho nên ba yếu tố nền tảng, ba ý nghĩa đặc sắc, hay ba giá trị quan trọng trong mỗi cá nhân là sự hiểu biết khách quan, sự nhận thức tự chủ, và sự quyết định tự do. Thiếu, yếu hoặc lệch lạc cả ba yếu tố này, đều là những con người không hoàn chỉnh(1). Sự tuyên truyền thấp kém do đó chỉ là sự lặp đi lặp lại khiến trở thành một vết hằn, một nếp quán tính khi bị nghe nhiều thì nhập tâm, trở thành một tình cảm giả tạo mà không là gì khác. Do đó một xã hội tốt, tức xã hội nhân bản thì coi cá nhân là mục đích sau cùng cần được trân trọng, yêu thương, giúp cho thăng tiến. Trái lại, xã hội xấu, kém nhân bản, thì cá nhân trở thành nạn nhân của tập thể. Cũng chính bởi vậy, nếu không có thế chiến thứ hai, cũng không biết chủ nghĩa Quốc xã Đức ngày nay sẽ đi đến đâu, có bị tiêu diệt không. Bởi các đất nước trong một chế độ độc tài cũng giống như kiểu một con vịt, con gấu hay con cọp bị sụp hầm, khó tự mình biết cách, như con mèo hay con beo, để có thể leo lên bờ được. Điều đó cũng giống như trước kia người ta hùng hồn tuyên truyền về thiên đường các nước XHCN và sự tiêu điều của Đế quốc Mỹ, nhưng ngày nay thì ai cũng thấy đế quốc Mỹ cũng vẫn chỉ là nước Mỹ đó, chỉ có điều là tình thế thực tế trong đời sống khách quan của thế giới đã hoàn toàn thay đổi, biến chuyển, hoàn toàn trái hẳn lại với những điều gì vốn từng bị nhồi nhét giả tạo bởi chỉ một số nhỏ người cho cả một số lớn người trong quá khứ, như mọi người đều biết.
    VHT
    (03/5/2011)

    • Sáu Liều says:

      Phản hồi dài qúa, không có thời gian đọc. Dài còn hơn bài phát biểu của Ba Dũng lúc nhậm chức.

    • VO VY says:

      Trong Dat says:
      10/08/2011 at 11:42 Ông Võ Hưng Thanh ơi
      Xin ông làm ơn vứt bỏ cái lối nghị luận hỏa mù không ai hiểu nối ấy đi, không ai có thì giờ và kiên nhẫn để đọc những lý luận luộm thuộm của ông vì nó rỗng tuếch chẳng có gì cả. Trình độ độc giả danchimviet không đến nỗi yếu kém để ông hù dọa, người ta cười ông đấy
      Ông chê Phạm Cộng Thiện là gà mờ khó hiểu, ông nói đúng nhưng chính ông đi theo con đường của họ Phạm.
      Xin ông khỏi trả lời, tôi chỉ nói với ông một lần này thôi
      Trong Dat

  8. Hòa says:

    Một bài viết tuyệt vời. Tôi thích nhất câu kết, mặc dù đọc lên cảm thấy đau, bởi vì tôi còn là con người nên biết đau, còn lãnh đạo VN nếu họ vẫn còn tiếp tục tự hào thì họ không còn là con người nữa rồi:

    “Ba mươi sáu năm sau khi cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” kết thúc, Trung Quốc càng ngày càng hùng mạnh hơn và sự hùng mạnh đó đang gây trăn trở cho hàng triệu người Việt. Còn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tự hào vì đã “giải phóng miền Nam”.”

    Cám ơn BBT Đàn Chim Việt đã cho phổ biến bài này.

  9. Sau 36 năm, không biết giải phóng cho ai nhưng xã hội Việt Nam ngày nay vẫn thua kém Miền Nam trước năm 1975 mọi mặt. Có hơn chỉ là hơn một ít về sự hiện đại chẳng hạn như máy tính thế hệ core i7 chứ không phải thế hệ máy điện toán IBM to bằng một cái tủ lớn chứa đồ. Sự thua kém lớn nhất ngày nay so Miền Nam trước 1975 là đạo đức xã hội bị băng hoại, mọi nền nếp tốt đẹp trong gia đình, nhà trường bị hủy hoại. Đó là hậu quả của nền kinh tế kế hoach hóa tập trung và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

  10. Nhai Bobo Mòn Răng says:

    Năm 1958, ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc, Việt Nam, tuyên bố: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.

    Lạy Thiên Chúa từ bi.Lạy Đức Phật cao cả. Nay chúng con nài xin các ngài gia ơn và làm cho “Bác” của chúng con sống lại để thực hiện cái đoạn ở bên trên.Chúng con cầu xin ạ.

    • Quân Tử Điếm - Hồ Bất Quần says:

      Canh có thể cặn, Răng có thể mòn, những điều ấy thì cấm có sai!!! Chế độ Xã hội Chủ nghĩa là chế độ ưu việt mà các bác Mao và Xịt ta lin đã chọn giùm Bác và đất nước VN chúng ta. Ai cũng có thể sai, chứ đồng chí Mao và Xịt ta lin, thì không bao giờ sai đâu nhé!!!!

Leave a Reply to Nực cười