WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

30-4: Lòng dân không thống nhất

(Trình bày ngày Thứ Bảy 30-4-2011 tại Montreal.)


Ngày 30-4-1975, Bắc Việt Nam thành công trong việc đánh chiếm Nam Việt Nam và tự hào là đã thống nhất đất nước. Đúng là ngày 30-4-1975, chính thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ranh giới sông Bến Hải bị xóa bỏ, đất nước quy về một mối dưới chế độ cộng sản, nhưng cho đến nay, 36  năm sau ngày 30-4-1975, thực tế cho thấy rõ ràng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chỉ thống nhất lãnh thổ Việt Nam, chứ không thống nhất được tinh thần và tình cảm của dân chúng Việt Nam, nghĩa là không thống nhất lòng dân Việt Nam.

1.-  Tự sát chống chế độ cộng sản

Đầu tiên, khi CS chiếm được miền Nam, khá nhiều người đã tự sát.  Báo chí thường ca tụng các vị sĩ quan và tướng lãnh đã tuẫn tiết.  Tuy nhiên, còn biết bao nhiêu người vô danh khác nữa cũng đã tự sát trước và trong ngày 30-4-1975, nhất là tại vùng II và Vùng I Chiến thuật, nơi thất thủ sớm nhất.  Những người tự sát chứng tỏ hai điều:  1) Thứ nhất, trung thành với chế độ cũ. 2)  Thứ hai, không chấp nhận chế độ mới. Việt Nam nhiều lần thay đổi chế độ, nhưng lần nầy là lần đầu tiên trong lịch sử, rất nhiều người thà chết chứ không chấp nhận sống dưới chế độ mới. Một chế độ mới lên cầm quyền mà người ta không muốn sống dưới chế độ đó, đến nỗi phải tự sát, chứng tỏ rằng ngay từ đầu chế độ đó không được lòng dân, đó làm thảm họa cộng sản mà nhà văn Phan Khôi gọi là “cây cứt lợn” hay “cây chó đẻ”. (Phan Khôi, “Cây cộng sản” (bút ký) trong tập Nắng chiều, Hoàng Văn Chí trích dẫn, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Sài Gòn: Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa, 1959, tr. 91.)

2.- Phong trào di tản và vượt biên

Thông thường, người ta tản cư hay di tản khi chiến tranh xảy ra. Người ta bỏ chạy vì sợ lửa đạn.  Đàng nầy, chiến tranh chấm dứt, lửa đạn không còn, mà người ta bỏ chạy, nghĩa là người ta sợ cái gì còn hơn súng đạn.

Ngay khi CS chiếm Sài Gòn, khoảng 150,000 người Việt đã di tản ra nước ngoài, trong đó khoảng 140,000 đến Hoa Kỳ và khoảng 10,000 đến các nước khác.  (Nguồn: UNHCR, The State of the World’s Refugees – Fifty Years of Humanitarian Actions, ch. 4, tr. 81.)  Cộng sản Việt Nam tố cáo những người di tản là tay sai đế quốc Mỹ.  Theo luận điệu nầy, trưa ngày 30-4-1975, Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn phát biểu rằng: “Những kẻ ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.” (Trích nguyên văn:  http://ngoclinhvugia.wordpress.com/). Viên nhạc sĩ nầy còn hát bài “Nối vòng tay lớn”, nhưng dân chúng không chấp nhận vòng tay lớn của CS, tiếp tục ra đi dù bị kết tội “phản quốc”.

Sau ngày 30-4-1975, càng ngày càng có nhiều người kiếm cách ra nước ngoài, dầu phải hy sinh chính mạng sống của mình, tạo thành phong trào vượt biên. Theo thống kê của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, từ ngày 30-4-1975 cho đến cuối năm 1995, tổng số người di tản và vượt biên đến được các trại tỵ nạn là 989,100 (gần một triệu) kể cả đường biển lẫn đường bộ. Người ta phỏng chừng có khoảng từ 400,000 đến 500,000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết.  Ngoài ra, phải kể thêm số người rời Việt Nam qua các hải đảo nhưng không đậu thanh lọc và bị đuổi về nước. Nếu kể thêm chương trình ODP (Orderly Departure Program) và chương trình HO do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đưa vài trăm ngàn người nữa ra nước ngoài bằng đường chính thức, thì tổng cộng tất cả các số liệu trên đây, sau khi CS chiếm miền Nam Việt Nam, trên 1,500,000 người Việt đã bỏ nước ra đi.

Đây chỉ là những người có điều kiện ra đi.  Còn biết bao nhiêu người muốn ra đi mà không đi được. Nghệ sĩ TrầnVăn Trạch đã từng nói một câu bất hủ: “Ở Việt Nam hiện nay, cây cột đèn cũng muốn ra đi.”

3.-  Phong trào đối kháng trong nước

Di tản hay vượt biên là bất tín nhiệm nhà cầm quyền trong nước, nhưng quan trọng hơn những người ở lại và cả những người xuất thân từ chế độ CS, được đào tạo từ trường lớp CS, cũng đối kháng với CS. Có thể chia thành nhiều nhóm đối kháng.

Nhóm thứ nhất xin tạm gọi là nhóm “Cộng hòa” vì những người đứng lên đối kháng là những người thời chế độ Cộng hòa còn lại. Cuộc nổi dậy bộc phát ngay từ năm 1975 và những người nổi lên chống đối bị ghép vào thành phần phản động. Trong số những cuộc nổi dậy trên toàn quốc, nổi tiếng nhất có thể là hai vụ ở Huế và ở Sài Gòn.

Vào năm 1976, một tổ chức chống cộng gồm nhiều thành phần khác nhau được thành lập tại Huế. Sau khi bị phát hiện, tám người bị án tử hình, trong đó có giáo sư  Nguyễn Nhuận ở trường Đại học Khoa hoa Huế và giáo sư Đặng Ngọc Quờn ở trường Đại học Văn khoa Huế. Tại Sài Gòn, cũng vào năm 1976, tại nhà thờ Vinh Sơn, trên đường Trần Quốc Toản (tên đường trước 1975), Nguyễn Việt Hưng (sĩ quan chế độ cũ) cùng linh mục Nguyễn Hữu Nghị đứng ra tổ chức lực lượng võ trang phục quốc, nhưng bị phát hiện ngày 12-2-1976. Những người cầm đầu đều bị tử hình.

Ngoài hai cuộc nổi dậy quan trọng trên đây, khắp các địa phương đều có nhiều nhóm hoạt động chống đối ở các tỉnh. Tại Đà Nẵng, hai giáo sư trường Kỹ Thuật là NguyễnVăn Bảy, Trần Ngọc Thành bị tử hình ở Hoà Khánh. Trước khi bị bắn, hai ông đều hô lớn “Việt Nam Cộng Hòa muôn năm”. Ở Tam Kỳ (Quảng nam) có nhóm thanh niên và học sinh Quốc Dân Đảng. Ở miền Tây Nam phần, rải rác các nhóm thanh niên Phật Giáo Hòa Hảo…  Cộng sản thẳng tay đàn áp tất cả những cuộc đối kháng.

Nhóm thứ hai xin tạm gọi là “nhóm tôn giáo”:  Năm 1977, tại Huế, linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt giam vì đã phổ biến hai bài tham luận của giám mục Nguyễn Kim Điền, lên án nhà cầm quyền CS chủ trương tiêu diệt tôn giáo. Linh mục Lý bị bắt giam và bị CS cấm làm linh mục. Từ đó, linh mục Lý không ngừng tranh đấu cho dân chủ Việt Nam.  Phía Phật giáo, thượng tọa (nay là hòa thượng) Thích Quảng Độ bị nhà cầm quyền bắt giam cũng từ năm 1977. Thượng tọa liên tục tranh đấu bất bạo động, và bị bắt giam hay quản thúc nhiều lần. Ngoài hai tu sĩ trên đây, còn có nhiều tu sĩ của Công giáo, Phật giáo, đạo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo đã hoạt động cho đến nay, lên tiếng kêu gọi tự do tôn giáo, tự do dân chủ cho dân tộc, nhưng đều bị đàn áp, cô lập bằng nhiều cách khác nhau.

Chính sách tôn giáo của CSVN là: Đối với các tôn giáo có ảnh hưởng quốc tế như Phật giáo, Ky-Tô giáo thì CSVN cô lập các tu sĩ chứ không gây ra những vụ án tử đạo vì sợ dư luận thế giới lên án.  Đối với các tôn giáo địa phương như Đạo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, CSVN thẳng tay đàn áp, giam cầm, ngược đãi, thủ tiêu.  Tuy nhiên, hiện nay tu sĩ các tôn giáo vẫn tiếp tục hoạt động và liên kết với các nhóm khác để tranh đấu đòi hỏi tự do tôn giáo và tự do dân chủ cho đất nước.

Nhóm thứ ba xin tạm gọi là “cán bộ CS hưu trí”, bắt đầu từ Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ do Nguyễn Hộ thành lập năm 1986.  Nguyễn Hộ là một cán bộ cộng sản miền Nam.  Sau năm 1975, ông làm phó chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, thư ký Liên hiệp Công đoàn TpHCM (tức Sài Gòn cũ), chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TpHCM.  Tháng 9-1988, Nguyễn Hộ ra mắt báo Truyền Thống Kháng Chiến, chỉ trích nhà cầm quyền CS nên bị đình bản.  Năm 1989, CLB Những Người Kháng Chiến Cũ bị giải tán.  Năm 1991 Nguyễn Hộ trả thẻ đảng viên, dầu lúc đó ông đã vào đảng 53 năm.  Lúc đầu, ông bị quản thúc tại gia, rồi bị bắt năm 1994.  Nguyễn Hộ chết già năm 2009.  Trong hồi ký của mình, Nguyễn Hộ tự thú nhận: “Chúng tôi đã chọn sai lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.” (BBC Vietnamese, 3-7-2009.)

Sau Nguyễn Hộ, nhiều cán bộ mạnh dạn lên tiếng chỉ tích chủ trương của nhà cầm quyền CS, kể cả những tướng lãnh, đảng viên cao cấp (Trần Độ, Nguyễn Văn Trấn, Trần Khuê, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Trần Anh Kim…). Nhà cầm quyền cộng sản cho rằng những người chỉ trích chỉ là những đảng viên hưu trí, mất quyền lợi nên mới phản đối nhà cầm quyền CS mà thôi.

Nhóm thứ tư xin tạm gọi là nhóm “truyền thông”, phản đối bằng báo chí, internet. Có thể nói cuộc phản đối nầy rất sôi nổi, do chính những người sinh ra, lớn lên và được đào tạo dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, trong đó có cả những người xuất thân từ gia đình cán bộ cao cấp của chế độ.  Đó là một loạt những luật sư, kỹ sư, mục sư, giáo viên, phóng viên, nhà báo, mà ngày nay rất nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.  Đó là Lê Thị Công Nhân, Đỗ Nam Hải, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thủy, Phan Thanh Nghiên, Nguyễn Tấn Hoành, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Trí Tuệ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trội, Vũ Hùng…(Danh sách nầy còn dài…)

Những nhân vật trên đây sinh ra, lớn lên và học hành trong lòng chế độ cộng sản.  Vì vậy không thể kết án những người nầy là tàn dư “Mỹ ngụy”, cũng không thể quy tội những người nầy là “tay sai ngoại bang”, hay là những người hưu trí bất mãn.  Họ là những ngưòi trẻ, có khả năng, có địa vị, danh vọng và giàu có, nhưng họ đã hy sinh tất cả, can đảm đứng lên tranh đấu đòi hỏi tự do dân chủ, công bình xã hội cho toàn thể dân tộc.  CSVN liền quy chụp họ là “đánh phá cách mạng, âm mưu, lật đổ chính quyền”.

Những người tay không, không súng không đạn, chỉ bằng suy nghĩ phổ biến qua phương tiện truyền thông mà làm sao “âm mưu lật đổ chính quyền”? Họ chỉ là những người trình bày quan điểm của mình một cách bất bạo động nhằm xây dựng chế độ mà vẫn bị trù dập, chứng tỏ chế độ CS không chấp nhận bất đồng chính kiến, nghĩa là CSVN không cần đến ý dân, lòng dân.

Nhóm thứ năm xin tạm gọi là nhóm “nhân dân”: Cộng sản  luôn luôn tự hào là được hậu thuẫn của nhân dân và tâng bốc nhân dân là” anh hùng”. Trong thực tế, “nhân dân anh hùng” đứng hạng thứ tư tức hạng chót trong xã hội CS . “Tôn Đản là chợ vua quan, / Vân Hồ là chợ những gian nịnh thần./ Đồng Xuân là chợ thương nhân,/ Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.” Cộng sản lợi dụng khai thác nhân dân tối đa, nhưng CS cũng đàn áp nhân dân tối đa.  Bị đàn áp, nhân dân thấp cổ bé miệng không biết làm sao, chỉ còn có cách phản kháng thụ động bằng những câu vè, tục ngữ, ca dao, những câu chuyện tiếu lâm, tạo thành nền văn chương truyền khẩu xã hội chủ nghĩa rất phong phú.

Tục ngữ, ca dao, chuyện tiếu lầm bàng bạc trong dân chúng quá nhiều, xin khỏi cần ghi lại; chỉ xin lưu ý rằng ngày trước đề tài văn chương truyền khẩu có tính cách xã hội nói chung. Riêng đề tài văn chương truyền khẩu thời CS, đặc biệt chỉ tập trung vào vấn đề chính trị, chỉ trích giới lãnh đạo CS mà thôi. Điều nầy cho thấy dầu CS luôn luôn khoe khoang rằng chế độ CS là chế độ của nhân dân, nhưng thực sự CS không bao giờ được lòng dân và luôn bị nhân dân oán ghét, đả kích.

4.-  Vì sao đảng CSVN không thống nhất được lòng dân?

Như thế, chế độ CS bị chống đối từ mọi phía, từ những người ở ngoài nước đến những người trong nước, từ những người bị chụp mũ “Mỹ ngụy”, đến những cán bộ CS và cả những thanh niên, trí thức do CS đào tạo. Sự chống đối của những người do chính chế độ CS đào tạo, hay những người sống trong lòng chế độ CS cho thấy rằng sau 36 năm cầm quyền, đảng CSVN vẫn không thu phục được nhân tâm, vẫn không thống nhất được lòng dân.  Câu hỏi cần được đặt ra là vì sao CSVN lâm vào tình trạng nầy?

Đảng CSVN không thống nhất được lòng dân vì các lý do sau đây:

Chủ nghĩa CS vào Việt Nam là một chủ nghĩa không tưởng. Ngày nay, các nước Âu Châu đã loại bỏ và lên án chủ nghĩa CS. Trong khi đó, tại Việt Nam ngày nay, triết học CS vẫn còn là môn học bắt buộc cho học sinh và sinh viên Việt khi thi ra trưòng.

Chế độ CS chủ trương độc tài toàn trị. Từ khi chiếm quyền lực năm 1945, Hồ Chí Minh đưa ra chủ trương độc quyền cai trị đất nước. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris: Editions du Seuil, 1952, p. 143.)  Cho đến năm 1992, Điều 4 hiến pháp quy định rằng “đảng Cộng Sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.”  Đất nước Việt Nam là của chung do tổ tiên để lại cho toàn dân, tại sao đảng CSVN lại được quyền đứng trên tất cả, để lãnh đạo đất nước, không chấp nhận bất đồng chính kiến, đa nguyên, đa đảng? Trào lưu trên thế giới ngày nay là dân chủ đa nguyên.  Chủ trương độc quyền cai trị đất nước của CSVN đã quá lỗi thời, và bị dân chúng chán ghét.

Từ năm 1975, chính sách kinh tế chỉ huy của CSVN hoàn toàn thất bại. Cộng sản lo ngại, quay lại nền kinh tế tự do mà CS gọi là kinh tế thị trường, nhưng vẫn do nhà nước điều khiển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cởi trói phần nào cho dân chúng làm ăn, nhưng chỉ có cán bộ CS và một thiểu số ở thành thị được hưởng lợi, trong khi đại đa số dân nông thôn vẫn nghèo khổ. Định hướng xã hội chủ nghĩa là gì nếu không phải để CSVN tiếp tục chỉ huy kinh tế?

Cộng sản cai trị tùy tiện theo nghị quyết của đảng CS, tức cai trị theo ý đảng, chứ không theo pháp luật, không có tính cách pháp trị. Nghị quyết của đảng luôn luôn đứng trên luật pháp. Cách cai trị tùy tiện gây nhiều phiền hà và khó khăn cho người dân trong cuộc sống. Luật quy định một đàng, nghị quyết đảng đi một nẻo, những kẻ thi hành lại làm cách khác.

Nhà nước CS tham nhũng từ trên xuống dưới. Trước đây, dưới chế độ Cộng hòa, nạn tham những cũng xảy ra, nhưng ở quy mô nhỏ cả về người tham những và cách tham nhũng, và nếu bị phát giác thì sẽ bị luật pháp trừng trị.  Đàng nầy, sau năm 1975 chế độ CS tham nhũng từ “vi mô” đến “vĩ mô”, bất cứ chức quyền nào cũng tham nhũng, công khai, trắng trợn và không bị luật pháp chế tài.

Chế độ CS sai lầm lớn lao trong chính sách ngoại giao, lệ thuộc nặng nề đảng CS Trung Quốc. Cộng sản Việt Nam là nhà cầm quyền đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Việt Nam làm mất đất đai, mất ải Nam Quan, mất một diện tích mặt biển lớn lao vào tay Trung Quốc. Việt Nam thời Pháp thuộc cũng không bị mất một tấc đất nào cho Trung Quốc.

Kết luận

Tóm lại, tuy CSVN cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30-4-1975, thống nhất lãnh thổ, nhưng rõ ràng CSVN không thống nhất được lòng dân. Đảng CSVN chẳng những độc tài đảng trị toàn trị mà còn phạm nhiều sai lầm quan trọng, nhất là  tham nhũng tràn lan, nên cho đến nay, sau 36 năm cai trị độc tài, CSVN cũng không thu phược được lòng dân.

Trong các thập kỷ qua, CSVN tồn tại bằng bạo lực và áp bức.  Bạo lực và áp bức không mở cửa được lòng dân.  Có người đã viết: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Vì vậy khi nào Việt Nam còn nạn CS độc tài đảng trị toàn trị, thì chắc chắn dân chúng Việt Nam còn tranh đấu đối kháng. Nếu CSVN tiếp tục đàn áp để tồn tại, bạo lực không thể mở được lòng người, mà bạo lực chỉ tạo thêm đối kháng.

Do đó, chỉ còn hai con đường là: 1) CSVN phải tự mình làm một cuộc cách mạng bản thân, từ bỏ nạn độc tài đảng trị, xây dựng một chế độ dân chủ tự do, đa nguyên, đa đảng để thu phục nhân tâm.  Điều nầy xem ra khó thực hiện đối với đảng CSVN.  2) Vậy chỉ còn cách khác là một lúc nào đó, toàn dân đoàn kết nổi dậy chống độc tài đảng trị, tự mình giành lấy quyền tự do dân chủ.

Điều nầy cũng khó khăn không kém, nhưng đường không đi không đến. Phải bắt đầu mới có kết thúc. Lịch sử luôn luôn tiếp tục tiến tới. Trước sau gì cách mạng cũng sẽ bùng nổ ở Việt Nam. Chắc chắn sẽ có ngày đó.

(Montreal, 30-4-2011)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

37 Phản hồi cho “30-4: Lòng dân không thống nhất”

  1. SáulụcSix says:

    Thần thí kỳ quân. ( Làm tôi giết vua)
    Tử thí kỳ phụ. ( Lám con giết cha)
    Phi nhất triêu nhất tịch chi cố ( Không phải một sớm một chiều)
    Kỳ sở do lai giả tiệm hỉ ( Mà do dần dần mà ra vậy)
    Lá cờ đỏ sao vàng đã nhuốm máu của không biết bao nhiêu ngưòi dân việt nam trên mọi miền đất nước.
    ĐCSVN đã giết chết vô số kể chính đồng bào của mình.
    Máu của người dân vô tội sẻ đổ lại trên đầu họ và con cái họ. Đó là luật nhân quả mà Bồ tát HCM đã dạy cho họ.
    Người dân viet nam tha thứ cho họ nhưng máu chỉ có thể được trả bằng máu mà thôi.
    Thiện tai.

  2. BichThuy says:

    Nhân đọc bài 30 tháng 4 : Lòng Dân Không Thống Nhất và bài viết gần đây của bạn Kami cũng về ngày Thống Nhất Đất Nước, tôi bỗng muốn viết vài điều.
    Bạn Kami trách NHVN đã không đồng thuận, cản trở cho việc xây dựng 1 đất nước VN mà bạn đã quên mất rằng nếu đồng thuận với Đảng CSVN thì làm gì có chuyện bỏ nước ra đi, cho dù chương trình ra đi ấy nằm trong chính sách của nhà nước, của Đảng. Đảng đã dùng 1 bộ máy CA to lớn như chù trương của họ là chuyên chính và bạo lực , CA nằm khắp nơi, từng ngõ ngách đến công sở thì làm gì con kiến có thể qua mắt họ. Nhà báo Bùi Tín những năm gần đây đã tiếc lộ về vụ 16 tấn vàng mà Đảng đổ hô là TT Thiệu đã mang đi nhưng chính Trường Chinh nói với Bùi Tín là dùng vào việc nuôi dân (hay bộ phận CA to lớn chỉ dùng vào việc kiểm soát mà không tạo ra sản xuất hàng hóa thực phẩm cho xã hội? ) đã hết nên chương trình đuổi dân ra khỏi nước được ban hành. Đã không đồng thuận với Đảng CSVN thì dĩ nhiên làm gì có vụ treo cờ đỏ sao vàng ở ngoại quốc, Đảng CS không đại diện cho NVHN, giả sử tôi hỏi ngược lại bạn Kami, bạn có dùng cờ vàng treo tại VN để cổ võ cho nền dân chủ tại VN hay không? Việc dùng cờ vàng tại hải ngoại là việc đương nhiên cũng như việc cầm cờ đỏ tại VN.
    Những người đòi hỏi công bằng, dân chủ và bảo vệ đất nước hiện nay là ai? Bạn Kami quên rằng khi bỏ đất nước ra đi, NVHN đã dần dần sống và chết tại quê hương thứ hai của họ. Việc không đồng thuận không chỉ giữa NVHN(theo tôi là phần yếu) mà cả người dân yêu nước, những người trí thức đang sống tại VN. Họ là ai? Là Nguyễn Vũ Bình , là con cháu của Trường Chinh lúc ấy đang là phóng viên cho tờ báo của Đảng CS. Là LS Lê Công Định có cha mẹ tham gia Cách Mạng, là Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung với người cha ruột là cán binh CS, là Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ mà cha, câu của ông là người đã góp phần xây dựng nước VNDCCH trong những ngày đầu phôi thai, và hàng bao nhiêu người con của những người từng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nếu họ chịu đồng thuận với những người trong Bộ Chính Trị thì có lẽ giờ này họ là những người vừa có tri thức vừa có lý lịch tốt, hẳn đã có quyền uy chức trọng, làm gì nằm trong nhà đá.
    Bởi vì sao những nhà trí thức này không đồng thuận với Đảng CS hiện nay?
    Bởi vì Yêu Nước không đồng nghĩa với yêu CNXH, vả chăng chủ nghĩa xã hội làm gì có tại VN mà là 1 chủ nghĩa sống chết mặc bay, ai tranh giành được gì,tham nhũng, tranh quyền và tìm cách hạ cánh an toàn, để mặc cho đất nước đứng trước bờ vực thẳm lọt vào tay bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh.

  3. hungdung says:

    mien nam mat 30/4/75 la mot noi dau,va sau36 nam la mot noi nhuc. noi dau tren than phan cua mot ke cam sung chien dau ngoai chien truong cho nhung ke ban nuoc an choi truy lac tham nhung nhi tuong TOAN.tuong KHIEM……va khong biet bao nhieu nguoi da ban re danh du .TOQUOC,DANHDU,TRACHNHIEM,,,de cam lay nhung dong tien roi huong thu tren xuong mau chien si,mot xa hoi thoi nat truoc 75 nghi lai thay ma hoang hon,va bay gio mot noi nhuc vi che do mien bac lam no le choNGA,choTAU da va dang giet chet nguoi dan viet…..thanai

  4. TranCali says:

    Chào bác Trần Gia Phụng,

    Cảm ơn về một bài viết rất hay của bác.

    Tôi nghĩ câu hỏi “Vì sao đảng CSVN không thống nhất được lòng dân?” thật không quan trọng bởi chế độ nào dù tốt hay xấu đều phải ra đi. Điều quan trọng ở đây là tinh hoa của đất nước vẫn được giữ gìn và bảo vệ khi chế độ đó mất. VNCH đã ra đi hơn 36 năm nhưng tinh hoa của chế độ đó vẫn sống trong lòng dân Việt chúng ta, vẫn đang tạo lên một sự đoàn kết vô hình mà không có một chế độ kế, một đám ma quỷ nào có thể tách ra. Dân ta đã hoàn thành trong cộng việc bảo vệ tinh hoa đó. Tôi hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục làm để bảo vệ những tinh hoa như Bùi Phát, Cù Huy Hà Vũ.v.v.

    Thanks.

  5. Tường Vi says:

    Nhìn thấy hình lá cờ máu ngang với lá cờ VNCH là tôi thấy ghét rồi.
    Xin BBT đừng đăng hình lá cờ máu với bất cứ hình thức nào.
    Đây là ý kiến cá nhân của tôi.
    Nếu BBT thấy đúng thì hãy dẹp bỏ ngay lá cờ máu đó.
    Cám ơn.

  6. Thong dong says:

    Ngay nao ma CS khong chiu ha minh va an nan ta loi voi toan dan , thi co le tuong lai cua the he tre nguoi Viet se cau xe , han thu trien mien ! Loi tai ai ? Chinh qui la bon CS .

    Hay nen hoc tap de tro thanh nguoi ( Cao Thuong ) moi co ich cho cong viec giai quyet van de ngay bay gio ! Cho dung bat nguoi ta hoc tap va lam theo tam guong dao duc Ho Chi Minh ! khong thuc te va giup ich gi cho dat nuoc ca !

    Lanh dao gi ma 36 nam qua ! Dan chung keu ca mai !

  7. hy vọng says:

    Theo tôi,chủ yếu chỉ nằm ở 2 điều:
    1- Sự sai lầm về NIỀM TIN VÔ THẦN ĐỘC ĐẢNG CẦM QUYỀN;
    2- Sự sai lầm về việc HOÀN TOÀN COI THƯỜNG CÁC NIỀM TIN TÔN GIÁO.

    Từ 2 điều này đã giúp tôi thỏa mãn nhu cầu lý giải các vấn nạn khác như: đàn áp tôn giáo – ngăn cấm tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, truyền thông, tham nhũng, áp bức , xét xử bất công v.v…

    Nếu thật sự đúng như vậy thì điều mong mỏi là làm sao sớm có được MỘT CHÍNH PHỦ KHÔNG VÔ THẦN; KHÔNG COI THƯỜNG NIỀM TIN TÔN GIÁO ./.

  8. nvtncs says:

    Làm sao mà thống nhất lòng dân được?

    Nay đấu tranh giai cấp, mai CCRĐ, kia chiến tranh “giải phóng” miền Nam dưới ách “Mỹ, Ngụy”, kià dồn vào trại cải tạo.

    Than ơi, ai gây ra máy trò trống chia rẽ độc ác này đây?

    Bây giờ thì lại đòi hàn gắn thùng nước lèo đã vỡ.

  9. Sở dĩ VC không thống nhất lòng người vì cái TA quá lớn, ý thức và sự suy nghĩ của VC không có phương tiện mở rộng nhìn ra thế giới bên ngoài, nên suốt đời khép kín trong bốn bức tường với mớ kiến thức Mác lênin lỗi thời. Cái ta sinh ra thù hận, thù hận phát sinh những lối lo âu khác như kẻ cướp nay còn sức để cướp, nhưng tương lai sẽ bị bắt. VC là kẻ cướp đang nằm trong thế mạnh, chúng ta là người có bổn phận bắt kẻ cướp ấy để cứu muôn dân và kẻ cướp VC sẽ có ngày bị bắt như Ben Laden, têm trùm khủng bố. Muốn bắt tên trùm khủng bố chúng ta phải nghiên cứu kỷ, làm sao bắt tên trùm cướp VC này với một phương pháp khoa học và thực nghiệm.

    Muốn chiến thắng VC chúng ta phải mất miền nam vì dân chúng miền nam, ngay những người di cư vào nam vẫn chưa hiểu VC thì làm sao dân miền nam chưa sống với VC có thể hiểu những u uẩn và sự láo lừa tinh khôn của VC. cho nên người ta trách NS Trịnh Công Sơn sao lên đài phát thanh tố cáo người vượt biển là kẻ phản phội đất nước nhưng những người tình của ông cũng đâu ở trên xứ xở thân yêu VN mà mỗi lần về thăm ông ông vẫn hôn hít nồng thắm. Như thế ông vẫn còn là những đứa trẻ đầu xanh vô tội, đâu biết thế nào là quốc gia , thế nào là VC. Cứ chơi trò tuyên bố bừa bải làm xu uế cuộc đời nghệ sĩ tài danh. Thật ra ông chẳng ca tụng VC ngoạn mục như nhạc sĩ tài danh nặc mùi chống VC như nhạc sĩ Phạm Duy. chúng ta nhớ khúc hát của ông như:hôm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui. Làm sao vui được khi VC vào miềm nam thì ruộng vườn của mẹ biến thành những xưởng máy tư nhân đầy ô nhiểm và bóc lột, và người mẹ thành người dân oan sống hoang lạnh giữa khoảng trống mênh mông trên mọi miền đất nước. Ngày xưa ông sống ở Huế, NS Trịnh nhờ ông giáo sư Minh dạy toán đùm bọc nhưng sau khi vào Saigon thì được ông Võ Văn Kiệt tiếp nối con đường ông Minh. Nghệ sĩ tài danh như ông chỉ sống như cây tầm gởi, đâu biết đâu là bến bờ chân lý.

    Nhưng có hai người tôi phục sát đất vì tinh thần chống VC của hai người ấy, đó là nhạc Sĩ Phạm Duy và Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Nếu hai người này bị VC bắt sau 75 thì sẽ vào trang huyền sử của một người mang tên Quốc. Nhưng tiếc thay hai nhà hùng vĩ yêu nước này treo cờ trắng đầu hàng VC, khiến công cuộc chống VC đến nay vẫn chưa đi đến trận đại thắng mùa xuân kết thúc 36 năm cầm quyền độc ác quan liêu của bọn trùm đỏ.

    Trịnh Công Sơn chưa sống với VC, chỉ sống với VC trong mơ như Ngô Kha mà thôi. Ngô, Kha cũng thế ông chỉ là một trí thức chưa trải nghiệm và kinh qua VC nên có những ý nghĩ phản kháng chế độ VNCH. Các ông này không biết chân lý VC là thủ tiêu và chôn sống và không chấp nhận kiểu tự do của các ông. Nhưng miềm nam cho các ông có tiếng nói, cho nên miềm nam dù mất nhưng không bao giờ mất. 36 năm rồi nhưng miềm nam vẫn còn trong trái tim người dân yêu nước, nói đến miềm nam, mọi người đều ứa lệ thương tiếc một thời hạnh phúc, oanh liệt đã qua. Khi người ta có hạnh phúc và tự do trong tầm tay, không ai thấy quý, nhưng khi mất rồi, thì dĩ vãng ấy mới là dĩ vãng vàng son của đất nước, một thời đã đưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Phạm Duy lên đỉnh vinh quang. Nếu miềm nam thối nát và hung bạo như tư duy sai trái của VC, thì miềm nam đã mất hẳn trong lòng người dân Việt và sẽ không có một tờ báo nào nhắc lại biến cố 30 tháng tư.

    Miềm nam mất , người dân 36 năm rồi không ngủ được, ý chí tranh đấu quật cường vẫn ầm vang như hải triều. Chúng ta có bao giờ bỏ cuộc đâu. VC còn thì đất nước này tiếp tục cuộc trường kỳ kháng chiến bằng mọi giá. Chúng ta đánh VC bằng ý chí và khả năng thông minh của từng người. VN chúng ta sẽ thắng VC và VC sẽ đi vào bải tha ma trước sức mạnh hào hùng của dân tộc.

    • Nguyen V N says:

      Tôi đồng ý vơi ban Nguyễn Hiền trong nhiều điểm, nhưng không thể nào châp nhận bạnxáp nhâp Phạm Duy và Nguyen cao Kỳ vào môt môi.

      Nguyên cao Ky là môt tương Đảo chánh bât tàỉ cao bôi , là môt phó tông thông VNCH lại đi hạ mình kiêm ăn liêm đít CSVNvà phản bôi QLVNCH . Hoàn toàn đông ý điêu này.

      NHưng tại sao chúng ta Hạ bể mảt sát THiên tài Phạm Duy đã cho Dân Viêt môt kho tàn văn nghệ ?
      Ông làm gì khác hơn hăng triêu ngưòi tự nhân chông công nhưng về nươc du hí.hay là ông ông đưoc về đẽ chêt trong lòng đât nước.

      Ông có tôi gì khi đem Tiéng nhac Công Hoà VN vê nươc. Theo tôi ông đã cho thế hệ trẻ thây gia trị của giòng nhạc Tư Do sang tac.
      Tôi chưa thây ông đê cao hay khen ché đô CSVN môt lân nào. Đây là cái sai lâm lơn nhất của HNkhi chụp mũ hạ bê thiên tài đât nươc Pham Duy. Ngưoi trẻ QNcàng chê trach cái quá khích nhỏ mọn của Thiêu sô qua khich HN.

      KÍnh
      Nguyen V N

  10. Võ Hưng Thanh says:

    LÝ DO NÀO KHIẾN TẠI SAO LÒNG DÂN KHÔNG THỂ THỐNG NHẤT

    Nói chung phải nên phân biệt xã hội và chính trị. Điều này hình như có nhiều người không để ý hay không muốn để ya. Trong khi xã hội là con người vẫn phần lớn không màu sắc, thời nào cũng vậy. Hoạt động xã hội tựu trung chỉ là hoạt động kinh tế, văn hóa, đời sống. Do vậy, người dân nói chung phần lớn chỉ liên quan đến các hoạt động xã hội, mà ít khi liên quan đến các hoạt động chính trị. Ngay trong các xã hội bị ngoại xâm cũng thế, trong hoàn cảnh đó, phần lớn người dân vẫn chỉ sống, chỉ có một số it nào đó có ý thức mới nảy sinh ý nghĩa cứu nước cứu dân, tức họ làm việc đại sự, làm việc quốc cấm, họ là những người yêu nước thật sự. Dân tộc nào cũng có, thời đại nào cũng có. Họ chính là những tinh hoa xã hội thật sự. Nhưng tinh thần đó của họ, nói chung cũng chỉ là tinh thần ý thức quốc gia, dân tộc mà không là gì khác nữa.
    Thế nhưng nhân loại từ đầu thế kỷ hai mươi, lại có một vấn đề mới. Đó là chiến tranh cách mạng mác xít. Khởi đầu cuộc này là cách mạng 1917 nổ ra ở Nga và xây dựng nên nhà nước Liên xô. Sau đó cách mạng theo khuynh hướng toàn cầu đã xảy ra, phát triển rộng, và cuộc chiến tranh ở VN về mặt nào đó cũng không ra khỏi quỹ đạo hay tầm khống chế đó. Điều này mọi người thấy rõ ý nghĩa của nó trong suốt 30 năm thật sự chiến tranh và 36 năm thật sự khi hòa bình lập lại. Dù có nói ra hay không nói ra, điều này cũng hoàn toàn có thật, khách quan, và ngày nay không bất kỳ ai có thể công nhiên lên tiếng phủ nhận được. Do vậy nếu nói lòng dân không thống nhất cũng đúng thôi. Bởi vì đa số chỉ có thể thống nhất về mặt xã hội, còn thiểu số lại không thể thống nhất về mặt chính trị. Điều này cũng là cớ sự của việc nổ ra chiến tranh, kéo dài suốt 30 chiến tranh, và thậm chí cũng chẳng hề giải quyết được điều gì sau khi chấm dứt chiến tranh suốt 36 năm qua. Cái không thống nhất về chính trị đó chính là cái không thống nhất về ý thức hệ. Bởi ý thức hệ là chính trị, nhưng là cái chính trị của thiểu số, và thứ chính trị của thiểu số mà ngay từ đầu, nó vốn đã không được sự nhất trí nhau, có sự chống đối nhau, áp đảo nhau về chính mặt ý thức hệ này. Còn phần lớn người dân, thì họ đâu quan tâm điều đó, họ vẫn luôn luôn chỉ là những con người của xã hội, con người của quốc gia dân tộc theo kiểu đa số mà thôi. Đó chính là lý do, ý nghĩa, nền tảng tại sao lòng dân không thể thống nhất, mà bất cứ ai có ngay tình nhận xét, đều không thể nào phủ nhận được.

    VHT

Phản hồi