WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tinh thần dân tộc qua mầu cờ sắc áo

Chúng ta thường thấy những lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ màu đỏ thắm tung bay trên phố phường của những đô thị lớn tại Việt Nam trong những này mà đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng. Những bức hình gây nhiều cảm xúc hưng phấn cho người xem.

Cờ bay rợp trời sau một trận thắng bóng đá

Những người làm tuyên truyền chính trị đánh giá đó là hình ảnh tượng trưng cho tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam nói chung và của giới thanh niên đô thị nói chung, theo họ đó là phản ánh tâm tư của người dân đối với chính thể trong việc dùng những lá cờ đỏ thắm, mới tinh tươm để ăn mừng chiến thắng bóng đá nước nhà. Còn gì đáng giá hơn những bức hình mà lá cờ của chính thể này tung bay phấp phới trên đường phố do người chính người dân sử dụng.

Hai mươi năm trước tôi là lính trong đội nghi lễ quốc gia, chuyên đứng sắp hàng đón những nguyên thủ các nước đến thăm Việt Nam. Có lúc cũng phải vác súng, cờ đứng tiêu binh cho đám tang của các vị quan chức, sĩ quan quân đội từ trần. Chuyện mầu cờ sắc áo quan trọng lắm, từng cái cúc áo, nếp nhăn, vết bẩn trên áo quần cũng phải để ý. Đó là quân tư trang cá nhân, còn lá cờ thì khỏi phải nói chúng được chăm sóc kỹ càng thế nào. Chớm có dấu hiệu sờn, phai màu lập tức một lá cờ mới tinh tươm khác sẽ được thay thế, thể diện của quốc gia chứ đâu phải chuyện nhỏ.Chính trị viên người Hải Dương thường nhăc nhở đám lính chúng tôi phải kính trọng lá cờ, phải luôn giữ hình ảnh lá cờ tổ quốc được trang trọng trong mỗi nghi lễ chúng tôi tiến hành, thậm chí phải nâng niu lá cờ khi sử dụng xong, gấp vuốt cẩn thận mới thể hiện được tinh thần yêu nước, phẩm chất chính trị….

Thời bao cấp những năm cuối thập kỷ 70 và đầu 80, dù cho miếng ăn phải cân nhắc từng bữa. Nhưng đến ngày quốc khánh, 30-4…và cả ngày đại hội Đảng nữa nhà nào cũng phải treo cờ, lá cờ nhà nào mà chớm cũ, phai màu lập tức tổ trưởng khu phố nhắc nhở phải thay cờ khác ngay. Đói ăn là thế, nhưng đường phố lúc nào cũng huy hoàng, đỏ loẹt màu cờ nhìn vui mắt lắm, không khí lắm, rất tưng bừng náo nhiệt trong những ngày lễ lạt, kỷ niệm… Người ta quan niệm treo thật nhiều cờ, thật nhiều sắc đỏ là yêu nước, là có tinh thần công dân, tinh thần cách mạng, ai không treo là có vấn đề. Bởi thế người ta đi kiểm tra những nhà nào mặt phố, ngõ mà mải lo làm ăn quên chưa treo là họ xộc vào hất hàm hỏi -cờ đâu sao không treo.

Cờ, băng rôn, khẩu hiệu… tất cả đều màu đỏ rực rỡ trên các đường phố. Năm nay ngày 30-4 và ngày bầu đại biểu nhân dân các cấp sát nhau. Nhà nước chi ra 700 tỷ đồng để phục vụ cho việc tuyên truyền bầu cử, một phần lớn số tiền đó tất nhiên chi cho cờ, băng rôn, khẩu hiệu treo rợp phố phường. Không khí náo nức chào mừng ngày bầu cử của nhân dân ta,

Đôi khi có người hỏi không khí náo nức ấy là do nhà nước ta bỏ tiền mà tạo ra chứ, nhìn ảnh thấy dân tình mải miết đi lại có thấy ai hồ hởi đâu mà bảo nhân dân náo nức. Nói thế là một chiều, mỗi người một việc, nhân dân ta lo đi lại làm ăn kiếm tiền đóng thuế để nhà nước có tiền sắm cờ quạt, khẩu hiệu hộ nhân dân. Như thế chả phải là nhân dân náo nức đi làm kiếm tiền nhờ nhà nước mua những thứ đó hay sao? Tranh luận vô cùng, biết là người ta abor nhân dân náo nức chào đón thì là nhân dân náo nức chào đón. Vặn vẹo làm chi.

Lá cờ của quốc gia phải được tôn nghiêm, thế mới rõ tinh thần yêu nước, yêu chế độ, yêu chính thể đã lập ra lá cờ ấy, tất nhiên yêu cả Đảng tạo ra lá cờ ấy nữa vì nhờ có Đảng mà đất nước mới có lá cờ tổ quốc. Chứ không thì còn khuya tổ quốc mới có lá cờ đẹp như thế.

Bởi thế lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên các phố phường Hà Nội, lung linh và náo nức làm sao. Cả phố phường thay sắc, như một cô gái sắm bộ cánh mới đi vào ngày hội, nhất là nghe loa phát thanh phường rộn rã bài hát Đất Nước Trọn Niềm Vui của nhạc sĩ Hoàng Hà (không phải ông Hoàng Hà ở đài phát thanh radio Chân Trời Mới chuyên phỏng vấn các nhà đấu tranh dân chủ, bất đồng chính kiến đâu nhé)

- Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay! . Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây.

Ai cũng ít nhiều thấy vui, khung cảnh như thế, âm thanh như thế, rộn rã, ngập tràn âm thanh màu sắc không vui lây chút ít thế nào được. Cái tâm lý tự nhiên của con người dễ bị lây như vậy, thì lên đồng cũng âm thanh, áo quần, mười mấy giá hầu, giá hầu nào cũng đủ sắc, các thanh đồng nhảy múa trong bầu không khí huyền ảo ai mà không ngất ngây.

Nhưng mà làm được điều đó thì phải có tiền. Chứ không có tiền , không có gạo để ăn, đói từng bữa như bà con Thanh Hóa thì lòng dạ đâu mà cờ với quạt. Trừ khi có tinh thần Thép Đã Tôi Thế Đấy, bát gạo cũng thổi, yêu nước đến cắc bạc cuối cùng, tinh thần cách mạng mạnh mẽ, lòng yêu nước tha thiết mới sắm cờ mới để vui cùng niềm náo nức của nhân dân các đô thị lớn. Đi qua những vùng quê, nông thôn, xa thành thị nhìn những lá cờ tổ quốc mới thấy tương phản với bầu không khí ở nơi đô thị làm sao ? Vì họ thiếu ăn, không đủ tiền mua cờ hay là ý thức về lá cờ tổ quốc đã ít nhiều không còn quan trọng với những người dân thôn quê nữa, xin xem những tấm hình dưới đây về hình thức của lá cờ và vị trí treo để trả lời. Câu hỏi này đặt ra cho nhiều người, đặc biệt là những người có chức quyền, những người làm tuyên huấn, tuyên giáo


Đây không phải là hình ảnh cá biệt, những bức ảnh này được chụp ở 3 tỉnh khác nhau. Tỉ lệ những lá cờ thảm hại thế này chiếm ít nhất 65% trong những lá cờ treo trên khu vực.

Nguồn: Blog Người Buôn Gió

 

18 Phản hồi cho “Tinh thần dân tộc qua mầu cờ sắc áo”

  1. Aiílê says:

    Tình yêu nước,yêu quê hương xứ sở thì đâu cứ gì cờ gì củng vẩn bày tỏ lòng yêu nước,tự hào dân tộc khi được cả thế giới khen thưởng cho dân tộc mình ,đất nước mình. Nhưng yêu nưóc trần truị,chớ không yêu nước XHCN,CSCN độc tàiáp bức ,gian hùng xảo quyệt như VN ngày nay hay yêu nước chó không hề yêu đảng,yêu cái chính quyển độc tài man dả mà có người ví là “thực dân” hơn cả thực dân PhápCho nên đừng thấy người dân cầm cờ đảng củng là cờ nươc vui vẻhò la mà vội nói là “yêu màu cờ…”. Mà dưới cái nguỵ nquỵ quyền trấn áp bóc lột,sao không nghỉ là dịp thắng thể thao hay gì gì đómà được cho vui chơi,không bị kềm kẹp,không lấy súng dí vào đầu,không có còng số tám,không có thủ tiêu,không có côn đồ hành hung,hông thấy hung thần “bò vàng” thì củng là dịp xả “xubáp”hay “lổ xì ” hay xà stress bớt vì bị căng hoi nhiều quá,bị nổlúc nào không biết,chết lúc nào không hay…
    Vây hỏi xem cái tinh thần màu cờ sac áo có không ,hay chỉ là LỢI DỤNG một khắc thả lỏng vô hại của kềm kẹp để la hét nhảy nhót cho “người tù” đở cuống cẳng,đở suy nghỉ….?

  2. vuxuanmoïse says:

    thanhtam says : và…xoathantuong…says …..viết rất ngắn….gọn… . Khâm phục….khâm phục .
    Lời nói…hòa tan theo gió…,nếu đừng thâu vào máy, chử viết để lại ý nghỉa…..của lòng người…….

  3. Do Quan says:

    Cờ treo bên cạnh tiệm Ngọc Thủy hình như là cờ vàng ba sọc đỏ

    • Người Hà Nội says:

      Lớn tuổi và mắt toét như tôi mà còn nhìn thấy rõ mồn một lá cờ đỏ đấy ông Do Quan à, lá cờ ở cửa hàng Ha Noi View Hai San Bien cũng vậy. Hình như người dân đã quá chán chế độ nên không còn thiết tha với lá cơ đỏ nữa?

  4. Võ Hưng Thanh says:

    CỜ NÀO CŨNG CHỈ MỚI LÀ CÁI BÊN NGOÀI

    Cái bên ngoài thì dù là màu sắc gì, hình dạng ra sao, thật sự cũng đều chưa phải tuyệt đối quan trọng. Bởi mọi cái bên ngoài, người ta có thể nhìn thấy ngay, nhưng vẫn là cái bên ngoài, vẫn đều có thể phai nhạt qua thời gian, thay đổi theo nhận thức, hoặc thay đổi được. Chính cái bên trong mới là cái quan trọng nhất. Cái bên trong đó, chính là ý thức, trí thức, nhận thức. Ý thức ở đây là ý thức dân tộc. Tức vốn biết mình là thành phần của dân tộc, của lịch sử dân tộc nhất định, nên mới biết chính lợi ích dân tộc là luôn luôn cao nhất, cần thiết nhất. Dân tộc cũng không phải là điều gì trừu tượng, mà chính là mọi con người cùng nguồn gốc lịch sử, cùng giòng máu hiện đang sống trên cùng lãnh thổ, hay tại nơi nào đó khác, kết thành lại. Nhưng ý thức đó, cũng phải luôn luôn đi liền cùng với sự hiểu biết. Sự hiểu biết ở đây còn chính là sự tự nhận thức, tự do mình thấy được, mà không phải chỉ do người khác biểu, chỉ tin theo lời người khác nói, nhưng thật sự đó phải là do chính sự hiểu biết, sự phán đoán riêng của chính bản thân hoàn toàn tự do của mình. Nên ý thức hay sự tự nhận thức đó, trước hết phải là ý thức, sự nhận thức tự chủ, độc lập, tức phải tự do mình nhận thấy đúng là như vậy, không phải chỉ do tin theo sách vở, hay tin theo người khác, vì những điều đó thật sự đều ở ngoài mình. Nên nội tâm đích thực, sự nhận thức đích thực của mỗi con người luôn vẫn là điều quan trọng và cần thiết nhất. Chính sự tự nhận thức này mới có thể thật sự làm nên lòng yêu nước, yêu dân tộc đích thực, mà không là gì khác. Bởi mọi cái bên ngoài vẫn đều có thể biến chuyển, thay đổi, ngay như cả thân thể của mỗi người cũng vậy. Nhưng chính ý thức bên trong lại là cái có sẳn, nó chỉ có thể lớn lên, phát triển ra, mà không thay đổi. Bởi thế, ngay cả nội dung của ý thức vẫn có thể thay đổi, vì nó vẫn có thể được bơm từ ngoài vào. Nhưng năng lực nhận thức mới thật sự là cái chủ yếu của mình. Với năng lực nhận thức có trình độ thật sự, cá nhân luôn biết phân biệt được cái nào là chính, cái nào là phụ, cái nào là tạm thời, cái nào là lâu dài, vĩnh cửu, cái nào là cần thiết, và cái nào là không cần thiết, thậm chí cái nào là cốt lõi, và cái nào là không cốt lõi v.v… và v.v… Cho nên, nền giáo dục tốt, nền tuyên truyền tốt, chính là phải dạy cho con người về năng lực nhận thức độc lập, mà không thể nào chỉ có bơm vào trong đó mọi cái gì được tiền chế sẳn, vì những điều đó có thể là không thực chất, không tự chủ, không lâu dài. Chỉ có những dân tộc thực sự mạnh, là những dân tộc có các công dân đích thực, tức các công dân có ý thức tự chủ, độc lập thật sự, nhưng không phải chỉ như những đơn vị giống nhau của một loại tập hợp bề ngoài nào đó. Bởi chỉ có từng cái cốt lõi mới thực chất làm nên cái cốt lõi thật sự, còn chỉ từng những cái không cốt lõi, cũng chỉ có thể làm nên được một cái gì đó không cốt lõi thật sự, hay đúng nghĩa thì đó cũng chỉ là cái yếu đuối, hoặc cái nhất thời, giả tạo, không phải có tính chất căn cơ thật sự.

    VHT
    (BBT: Nhắc ông viết ngắn thôi, dài và lạc đề, chúng tôi sẽ xóa bỏ, chỉ phí công thôi)

    • Lệ Phi says:

      Đang uống thuốc “Viagra” thì đi giải quyết đi ông anh! Đừng có dzô lộn phòng khổ cho tụi em lắm! Chả biết ông anh muốn “lói” cái jì??

      • Võ Hưng Thanh says:

        KHÔNG BAO GIỜ MUỐN HIỂU NGƯỜI KHÁC, QUẢ THẬT CHẲNG
        CÒN ĐÁNG GIÁ GÌ NỮA CẢ

        Có khi một bài viết nhằm hướng đến nhiều loại đối tượng. Có cao, có trung, có thấp. Có lập trường nọ, có lập trường kia. Có bên này, bên khác. Tất nhiên nhắm vào địa chỉ nào cũng đều có các dụng ý khác nhau của nó. Đó cũng giồng như bắn một mũi tên mà trúng nhiều đích. Nó cũng giống như một cung đàn, khi diễn ra có nhiều loại thính giả khác nhau, tùy loại tai để nghe, tùy thị hiếu, tùy mục đích, hoặc động cơ khác nhau riêng. Mỗi người sẽ tùy theo đó mà suy nghĩ, mà rút ra kết luận cho mình, cho mục đích trong mọi công việc mình đang làm. Nếu bạn thật chưa hiểu, nên đọc đi lại nhiều bận, để xem tác giả muốn viết điều gì. Còn nếu chỉ muốn viết theo kiểu mì ăn liền, theo thị hiếu đám đông nào đó, các người đó hãy về VN hiện giờ mà viết thì biết, đừng có ở nước ngoài mà làm ra bộ ta mới là hay. Tôi thấy quả thật nhiều người VN hiện nay hoàn toàn không muốn hiểu nhau, chỉ ưa sỉ vả nhau, cứ tưởng mình mới là bảnh, ôi thật là tệ trạng của một tình huống dân tộc mà quả thật rất khó nói ra ! Chê người khác xỏ mũi, mà chính bản thân mình lại chỉ muốn xỏ mũi người khác. Cái tiêu cực nó đã lộ liền ra, đã hiện nguyên hình ngay trong chính nó cứ mệnh danh hay cứ nghĩ là nó tích cực. Người nào cứ tưởng mọi người trên đời này đều dại đó mới chính là người dại. Người khôn ăn nói rãnh rang, người dại ăn nói y chang rìu cùn, đó quả là như thế đấy !

        VHT

      • Võ Hưng Thanh says:

        NÓI VỚI CÔ LỆ PHI

        Cô không phải là người duy nhất có dịp đọc bài. Cô không hiểu nhưng người khác lại dễ hiểu được. Đừng nên lấy cái năng lực hay cái ý đồ nhỏ hẹp của mình mà phủ chụp lên người khác. Cách phát ngôn tỏ ra không nghiêm chỉnh chỉ chứng tỏ là người không nghiêm chỉnh. Nói về những điều nghiêm chỉnh mà lại thể hiện bằng những cách không nghiêm chỉnh thì liệu còn có ý nghĩa gì, và người ta sẽ đánh giá về cô ra sao đây, biết không ?

    • Võ Hưng Thanh says:

      Lạc đề hay không còn do ý của người viết và ý của người hiểu. Chuyện phí công hay không mọi người viết đều tự biết. Cái giọng của người nào nhân danh BBT ra lệnh ở đây rất có vẻ phách lối, trịch thượng, cha chú, không tế nhị, hoặc lịch sự chút nào. Tại sao không nói nhẹ nhàng mà khỏi xúc phạm tới người khác không được hay sao ? Cắt hay xóa, thì làm thinh mà làm, cần gì phải nói ? Hay nó mang tính chất đe dọa ư, trong khi hoàn toàn không đáng. Chỉ cần tế nhị nhắc khéo là đủ rồi. Không có ai trẻ con hay ngây thơ ở đây hết. Rõ ràng người ta thấy có một sự bực dọc nào đó mà không biết đích thực nó là gì, hay chỉ cốt nhằm muốn mọi người cũng chỉ viết giống ý mình, trong khi đó, ý nghĩa và tình huống của mỗi người vẫn luôn luôn khác. Đây thật sự chỉ là một cuộc chơi nhưng nghiêm chỉnh và hữu ích, mà không phải chỉ là một sự nghiêm chỉnh song lại trong tính cách như một trò chơi và vô ích.

      • Trung Kiên says:

        Kính ông Võ Hưng Thanh

        Tôi thật sự ngạc nhiên về văn phong của Ông mấy lúc gần đây, nó không còn như lúc trước (tranh cãi với bạn đọc) mà tôi đã có lần đặt câu hỏi; Ông có thực sự là Võ Hưng Thanh hay một tên bá vơ nào đó “giả danh” để bôi nhọ Ông?

        Tôi đồng tình với comment của Ông ở trên: “Cái bên ngoài thì dù là màu sắc gì, hình dạng ra sao, thật sự cũng đều chưa phải tuyệt đối quan trọng. Bởi mọi cái bên ngoài, người ta có thể nhìn thấy ngay, nhưng vẫn là cái bên ngoài, vẫn đều có thể phai nhạt qua thời gian, thay đổi theo nhận thức, hoặc thay đổi được. Chính cái bên trong mới là cái quan trọng nhất“.

        Tuy nhiên, nếu comment dài quá sẽ lướt bài chủ, viết ngắn gọn thì tốt hơn! Chúng ta cũng cần phải tôn trọng quyết định của BBT DCV.Info

        Một ý kiến chân tình. Chúc Ông sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực.

      • Võ Hưng Thanh says:

        XIN NÓI RIÊNG VỚI ÔNG TRUNG KIÊN

        Tôi cũng xin nghiêm túc nói với ông thế này. Tên con người, bản thân con người, văn phong, nội dung, cách nói, hay bài viết gì đó của họ, đều cũng mặc, chẳng có quan trọng gì cả. Cái quan trọng, chính là cách nhìn về mỗi vẫn đề đó của họ, có mang tính chất hiểu biết, trung thực, khách quan, đúng mức, sâu sắc hay không, thì mới có hiệu lực và có giá trị với người khác. Đồng thời việc phát biểu ra của họ có tính cách nghiêm chỉnh, thiện chí, và nhất là có nhằm vì lợi ích cho mọi người, nhằm vì lợi ích cho cái chung hay không, thì mới có ý nghĩa mà thôi. Tôi thấy có rất nhiều kẻ thường ưa comment vung vít hiện nay, thường ham chưởi tục tỉu, song họ vẫn cứ hay để thò cái đuôi của tính tiểu khí, tính cá nhân, cảm tính riêng, lợi ích riêng, nhu cầu riêng, mục đích riêng v.v… của họ. Thế thì phỏng có hữu ích gì. Đặc biệt đó vẫn là cái tật khá phổ biến của phần lớn những người ở hải ngoại rất ưa comment hiện nay. Nên điều tệ lậu chính là ở đó. Bởi thế họ chỉ ưa lấy sự đả kích hạ cấp người khác một cách vô cớ, vô lối, nhằm làm điều thích thú, điều hữu ích, hay điều thắng lợi đối với họ. Đó mới chính là cái tệ hại nhất. Tất nhiên vô cớ bị tấn công, người ta bằng mọi giá bắt buộc phải bất đắc dĩ phản công lại, thế thôi. Không có lửa làm gì có khói. Trong khi đó, cái chính của ý nghĩa vấn đề, chỉ là mình có công tâm, và có thật lòng vì công ích hay không, đó mới là điều chính yếu nhất. Còn nếu vì các ý hướng ngược lại, chỉ lại lộ tẩy, lòi đuôi ngay. Đừng nên tưởng mọi người khác đều ngu hết. Tôi chỉ xin lưu ý ông về vài điều nhỏ nhặt ấy thôi. Xin cám ơn ông.

        VHT

      • Trung Kiên says:

        Thưa ông Võ Hưng Thanh

        Đồng ý với ông là có nhiều kẻ thường ưa comment vung vít, chưởi tục tỉu, có tính tiểu khí, tính cá nhân, cảm tính riêng, điều này tôi không có ý kiến, vì mỗi người có các suy nghĩ và phát biểu riêng của mình, nếu đồng tình hoặc muốn phản biện ở điểm nào đó thì bạn đọc cũng có quyền lên tiếng…

        … nhưng để đạt “lợi ích” hoặc nhu “cầu riêng” trên DCV.Info này thì tôi không hiểu, nếu không chỉ là để cao chữ “TÔI” của mình, hoặc là tuyên truyền cho một mục đích?

        Tuy nhiên tôi không đồng tình khi Ông viết rằng…” Đặc biệt đó vẫn là cái tật khá phổ biến của phần lớn những người ở hải ngoại rất ưa comment hiện nay!

        Viết lách như vậy liệu có qui kết hàm hồ quá không, vì trên diễn đàn ảo này thì biết ai vào với ai, như tôi đã viết ở trên, một tên bá vơ nào đó xưng danh Ông, hoặc tôi để viết bậy, viết càn…không lẽ Ông cũng cho là “những thành phần hải ngoại” hay sao?

        Không biết góp ý của tôi ở trên đã làm phật ý Ông điều gì? Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi Ông châm chích rằng…”Đừng nên tưởng mọi người khác đều ngu hết. Tôi chỉ xin lưu ý ông về vài điều nhỏ nhặt ấy thôi“?

        Rõ khổ!

        Tôi không hề nghĩ rằng “mọi người khác đều ngu hết” như Ông suy diễn, hay ngược lại…Ông muốn “lưu ý” tôi rằng…tất cả mọi người đều ngu hết ngoại trừ Ông là người khôn ngoan?

        Thế thì ra…Cái bên ngoài dù là màu sắc gì, (có lẽ cả ngôn ngữ lẫn giao tiếp) đối với Ông cũng chỉ là giả trá bề ngoài, còn dụng ý bên trong là “chửi” hoặc “khinh mạn” người đối thoại?

  5. thanhtam says:

    Sao mà cờ Việt Cộng giống cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Tàu quá vậy !!!
    Chả lẽ HCM lại đi chôm cờ của tỉnh Phúc Kiến để chứng tỏ là thần dân và để được lòng bác Mao!!!

  6. Nghịch Nhĩ says:

    Nếu cờ bay rợp trời với khí thế chống TQ xâm chiếm biển đảo của VN thì mới là “hình ảnh tượng trưng cho tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam nói chung và của giới thanh niên đô thị nói riêng”.
    Còn sau một trận thắng bóng đá mà cờ bay rợp trời thì đó chỉ là reo mừng chiến thắng thể thao và vui chơi giải trí, không liên quan gì đến yêu nước thương nòi, và như vậy cũng chẳng có gì để gọi là “Tinh thần dân tộc qua mầu cờ sắc áo”.

  7. Dân Quê VN says:

    Nhìn thấy những lá cờ ủ rũ rách nát mà rầu thúi ruột, chẳng lẽ không còn ai quyến luyến cái nhà nước này nữa hay sao vậy?

  8. Dân Quê VN says:

    Bác Người Buôn Gío đừng théc méc tại sao lại có tỉ lệ những lá cờ thảm hại thế này chiếm ít nhất 65% trong những lá cờ treo trên khu vực! Câu trả lời thật đơn giản, tại vì nhân dân đã chán ghét cái đảng và nhà nước này lắm rồi, nên chẳng còn quan tâm gì đến lá cờ đỏ sao vàng của họ nữa.

  9. Thanh Lam says:

    CHUYỆN LÁ CỜ HỢP NHẤT

    Bàn tới vãn cũng BẢNG VÀNG,
    Bên trong TRÒNG ÐỎ Nam Ðàng Âu Cơ.
    Ðiểm nhãn chấm nhỏ XANH LƠ,
    Long Quân vùng vẫy dựng co Biển Ðông.

    Ba màu kết hợp suốt thông !!!

    * NỀN MÀU VÀNG : Cung trung thổ, màu hiền hoà cuả màu da sân Việt, sắc vàng là gốc từ Trời Ðất( Hoàng Thiên) tức nòi Rồng Tiên Hồng Lạc.

    * TRÒNG ÐỎ : Hành Hoả Phương Nam ( Hướng con đường Nam Tiến Rồng Tiên), mặt trời chân lý và ánh sáng. Tinh huyết cuả mẹ Âu Cơ, điểm chung cho giống Lạc Hồng, hợp nhất sự phân hoá ba miền Bắc Trung Nam (do Pháp chia để trị).

    * ÐIỂM XANH LƠ: Hành mộc từ thuỷ đới sinh nói chung (Tượng lý tinh khí cha Lạc Long Quân), hoà hợp màu cuả trời, núi rừng cây cỏ, biển đảo. Ðiểm tựu thành nông nghiệp trù phú cuả ÐBSCL.

    Tượng tương sinh đắc vượng từ trong ra ngoài, từ nhỏ tiến ra lần lần thành rộng lớn không cùng không tận. XANH LƠ cuả thuỷ hoà hoá sinh mộc, mộc sinh hoả TRÒNG ÐỎ, TRÒNG ÐỎ cuả hoả sinh thổ cuả NỀN VÀNG không thể nào cạn kiệt được. Thể tam tài ba lần sinh hoá từ trong ra ngoài, từ nhỏ tạo thành lớn, nên sẽ không bao giờ dứt mất.

    Xin hiểu đây chỉ là một gợi ý để cùng nhau suy nghiệm, để tìm cho được lá cờ thù thắng nhất không hơn không kém.

    Xin trân trọng.

  10. xoathantuong says:

    Trần Dần từ hổi 1955, hồi ông Hồ chưa đi gặp tổ Mác-Lê của ống, đã thấy lá cờ đỏ chỉ là đau thương, chỉ là mất mát, chỉ là nước mắt:

    “Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ” (Trần Dần)

    Cờ đỏ, hồng kỳ, hồng quân, Khờ-me đỏ, nhuộm đỏ thế giới,
    màu đỏ tai ương từ đâu tới?
    màu đỏ tai họa ai rước về quê hương tôi?

    Chúng tôi biết rất rõ kẻ đó là ai. Lịch sử sẽ ghi đầy đủ chuyện này.

    xtt

Leave a Reply to thanhtam