WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi giấy vụn thành của quý

Tự do xuất bản là một bộ phận trọng yếu của quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Sách và báo là thức ăn tinh thần của một xã hội. Một xã hội phát triển hài hòa, văn minh là xã hội thực hiện quyền tự do xuất bản rộng rãi, tạo nên nhiều sách báo có chất lượng cao, người dân ham chuộng xem sách, đọc báo để mở mang kiến thức, đưa khoa học, lời hay lẽ phải vào cuộc sống.

Ở Việt Nam, lĩnh vực xuất bản sách và báo nằm trọn trong tay nhà nước, tư nhân không có quyền xuất bản, mặc dầu như thế là trái với Hiến pháp trong đó ghi rõ bảo đảm quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của mọi công dân.

Năm 2002, trên mạng internet ở Việt Nam xuất hiện một nhà xuất bản tự do, không trụ sở, không nhà in, không có hệ thống phát hành, không cần xin phép chính quyền, không đăng ký xuất bản, tự coi là nhà xuất bản «chui», nhưng theo đúng Hiến pháp, do đó tự coi là hợp pháp.

Nhà xuất bản chui này lấy tên là Giấy Vụn, giám đốc lấy tên là Bùi Chát, tên khai sinh là Bùi Quang Viễn, tốt nghiệp khoa Ngữ văn – Báo chí thuộc ngành Văn học của Trường Đại học Khoa học Nhân văn tại Sài Gòn năm 2001.

Nhà xuất bản Giấy Vụn gây ngay được tiếng vang ngày càng rộng lớn. Tuổi trẻ, học sinh, sinh viên trong Nam, ngoài Bắc truyền tin nhanh cho nhau về nhà xuất bản độc đáo này. Bà con ta ở hải ngoại, đặc biệt là các bạn trẻ, du sinh ở Pháp, Đức, Ba Lan, Tiệp, Nga, Hoa Kỳ, Úc… ngày càng chú ý, tán thưởng những sản phẩm của Giấy Vụn. Nhiều bài thơ, văn trong Giấy Vụn được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha.

Giấy Vụn rất được chú ý vì có sự cộng tác từ đầu của nhà thơ trẻ Lý Đợi, người từng làm sôi nổi giới văn thơ trẻ trong nước khi thành lập nhóm Mở Miệng và công bố tập thơ rất lạ, rất mới mẻ, rất trẻ cả về nội dung và phong cách: Vòng tròn 6 mặt. Đây là công trình sáng tác của 6 bạn thơ tâm đầu ý hợp: Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy, Trần Văn Hoài, Hoàng Long và Nguyễn Quán.

Đặc điểm nổi bật của Giấy Vụn là ở chỗ tuy nó là một nhà xuất bản «chui», ngoài vỉa hè, ảo, như đùa vui, cười cợt với cuộc đời đầy nghịch lý này, nhưng nó lại rất nghiêm cách, chính quy trong việc xuất bản kiểu hiện đại, có biên tập công phu, có người chịu trách nhiệm, ngày ra mắt, số hiệu, lưu chiểu, có trình bày, minh họa, nhiều kiểu chữ khác nhau, hài hòa, đẹp mắt, mỗi tác phẩm là một giai phẩm văn học – nghệ thuật, do tôn trọng bạn đọc và tự trọng. Nhờ vậy nó sẽ tồn tại lâu dài. Đến nay Giấy Vụn đã ra hơn 30 đầu sách, một số in với nhiều thứ tiếng, Anh, Pháp, với các tác giả đang được mến mộ như Đào Hiếu, Hoành Lê, Nhật Tân, Nguyễn Viện, Cung Tích Biền, Liên Thái…

Mới đây, Hiệp hội các nhà Xuất bản Quốc tế International Publishers Association (IPA) là hiệp hội thành lập lâu năm ở Pháp, có thành viên khắp thế giới đã chú ý đến nhà xuất bản độc đáo Giấy Vụn ở Việt Nam, tìm hiểu về hoạt động và ảnh hưởng xã hội của nhà xuất bản này. Mấy năm trước, giám đốc Bùi Chát từng được mời sang Hán Thành, Nam Triều Tiên, và Berlin, Đức, để dự họp xuất bản quốc tế và giới thiệu về nhà xuất bản Giấy Vụn.

Tháng 4-2011, giám đốc Bùi Chát được mời sang thủ đô Buenos Aires của Argentina để nhận phần thưởng quốc tế IPA năm 2011 tặng cho nhà xuất bản Giấy Vụn.

Đây là vinh dự rất lớn cho tập thể nhà xuất bản Giấy Vụn, cho nền «văn học vỉa hè», cho «nền sáng tạo ngoài luồng», cho nền văn học – nghệ thuật tự do, tự khẳng định mình giữa chế độ chuyên chế một đảng, một chế độ bóp nghẹt tự do sáng tạo, kiểm soát ngặt nghèo các văn nghệ sỹ với đủ hình thức kiểm duyệt từ lộ liễu đến tinh vi…

Hiểu rõ bản chất độc tài đảng trị, thực tế là độc tài tập thể của Bộ Chính trị 14 người – mà nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An gọi là Vua tập thể 14 vị – Nhà xuất bản quốc tế IPA đã lẳng lặng nhắn tin cho nhà thơ Bùi Chát về phần thưởng quốc tế IPA năm nay, và nhà thơ Bùi Chát đã lặng lẽ lên đường đi du lịch nước Pháp rồi mới sang Argentina nhận giải, một bằng khen lớn, với 6 ngàn phrăng Thụy Sỹ (gần bằng 7 ngàn đôla Mỹ ).

Xin hãy nghe ông giám đốc nhà xuất bản chui Giấy Vụn, 32 tuổi, vừa bỡ ngỡ vừa dõng dạc phát biểu trước hàng mấy trăm đại biểu và nhà báo quốc tế khi được mời lên nhận thưởng:

«…Ở một nơi mà tự do chỉ tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho việc hiện diện của công lý và tình người dường như là vô nghĩa; và để hành động cho những điều tưởng như là viển vông này, chúng tôi đã chọn Xuất Bản.

«Cũng như những anh em đang bị tù đầy, quản thúc và tất cả những người đang đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp ở Việt Nam, chúng tôi luôn tin tưởng ở lương tri.

«Thông qua xuất bản một cách tự do những điều cần thiết, chúng tôi biết rằng nhiều độc giả của chúng tôi sẽ tìm thấy lương tri của mình.

«Sách có thể biến thế giới thành tự do, chính vì thế chúng tôi tin rằng tự do sẽ đến, trước hết với những người làm sách, những người đọc sách và những người bàn luận về những điều mà sách mang lại.

«Bằng tất cả tình yêu dành cho sách và dành cho con người, tôi đón nhận và san sẻ niềm vinh dự này cho tất cả độc giả, bạn bè và những người ủng hộ.

«Hy vọng giải thưởng sẽ là cú hích đáng kể cho sự phát triển của phong trào xuất bản độc lập, đặc biệt cho sự phát triển của xã hội dân sự tại Việt Nam».

Đi hơn mười ngàn đặm, chỉ để nói trong có 2 phút, nhưng đó có thể nói là Tuyên ngôn của nhà xuất bản Giấy Vụn, là tâm huyết của Bùi Chát, Lý Đợi và các bạn cùng chí hướng, cũng là cuộc tuyên chiến hòa bình nhưng nảy lửa với chính quyền của 14 ông Vua tập thể, là sự thách thức có vẻ nhẹ nhàng nhưng dữ dội với giới công an và giới tuyên huấn tận tụy phục vụ cho vua chúa cộng sản đời nay.

Do đó mà Bùi Chát bị đón lõng ở sân bay Tân Sơn Nhất, bị khám xét ngặt, hỏi cung kỹ lưỡng, bị mời làm việc dài dài.

Bộ Chính trị cay lắm, công an và tuyên huấn bực bội tức tối lắm, nhưng làm gì bây giờ.

IPA lập tức lên tiếng, Human Right Watch lên tiếng, Reporter sans Frontières lên tiếng.

Bùi Chát đã thành người của thế giới thông tin tự do.

Chế độ độc đảng muốn phong anh, tôn anh lên thành Anh hùng, thì xin cứ việc.

Tòa án trong tay họ, tư pháp trong tay họ, họ muốn hành hạ anh thanh niên 32 tuổi chỉ có nắm giấy vụn trong tay, thì xin cứ việc. Nhưng mọi sự đều có giới hạn cả. Sự mù quáng, sự điên cuồng, sự tàn bạo cũng vậy thôi.

Thế là anh Bùi Chát được trả tự do với nhiều răn đe.

Nhưng anh thanh niên có lương tri, 9 năm trước đã không biết sợ, nay đã là người công dân của thế giới dân chủ văn minh lại còn biết sợ cường quyền hắc ám nữa ư?

Thế là chúng ta được biết Giấy Vụn sẽ điềm tĩnh mở hội mừng công, sẽ liên hoan ăn mừng rất thân mật và tiết kiệm, sẽ cải tiến cả nội dung và hình thức, sẽ có đông bạn đọc hơn, có đông người ủng hộ và yểm trợ hơn, hiệu quả xã hội sẽ mạnh mẽ, rộng và sâu hơn, sau giải thưởng quốc tế IPA rất xứng đáng và vang dội, một cú hích lịch sử cho ngành xuất bản Việt Nam.

© Bùi Tín – VOA

6 Phản hồi cho “Khi giấy vụn thành của quý”

  1. Nguyên vinh Bẳng says:

    Tôi thích đọc các bài của ông Bùi Tín, vì có những thông tin mà bài viết các báo lề phải phải dấu diếm.
    Nhưng hôm nay, tôi muốn ông Bùi Tín đọc những dòng suy tư của tôi và tìm viết bài về vấn đề sau :
    -Một cuốn sách của nhà báo QĐNDVN( mà tôi nghĩ là có biết ông Bùi Tín) là Nguyễn trần Thiết( NTT) viết về Tổng thống VNCH cuối cùng Dương văn Minh, sau qủảng 30 năm, nay mới được xuất bản ở VN, theo như lời giới thiệu ở trang đầu. Cuốn sách do nhà xb VH-TT ấn hành thì phải.
    Điều đáng nói ở đây là tác giả NTT nói về việc CS đối xử tàn nhẫn với ông Minh sau khi ông Minh đầu hàng : không có lương, không trợ cấp, bán dần của nổi để sống qua ngày, con cái không tìm được việc làm, thất nghiệp kéo dài…..đến mức ông Minh phải xin đi Pháp với con rể, con gái, để cho các con cùng đi có cơ hội tìm được việc làm……Cuộc sống thất nghiệp, khó khăn làm nhân cách cũng sa sút, khi ông Minh nhận tiền từ một phong bì ông Võ văn Kiệt sang Pháp đưa cho…..
    Rồi chuyện ông tướng Nguyễn hữu Hạnh bị VC bắt vì nghĩ mình không cần trình diện, vì là nội gián của CS nằm vùng….
    Tôi đề nghị ông Bùi Tín tìm đọc cuốn sách này và viết những thông tin về cả 3 người ; Ông Nguyễn trần Thiết, Dương văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh…. Tôi xin cảm ơn trước.

    • Võ Hưng Thanh says:

      NGƯỜI LÀM CHÍNH TRỊ ĐÚNG NGHĨA

      Người làm chính trị đúng nghĩa thì phải bao quát cả chuyện lớn lẫn chuyện nhỏ. Chuyện lớn là sự thành công, sự củng cố quyền hành, nhưng chuyện lớn hơn nữa là phải biết lo cho dân, nhưng không phải chỉ lo cho mình. Còn chuyện nhỏ là gì, là đối với kẻ đã thất thế, cần tùy địa vị trước kia của họ, mà cũng phải quan tâm đối đãi thích hợp, để không làm hạ giá, mất sĩ diện, mất nhân cách của họ. Bởi vì trước khi mình thành công, họ cũng từng ngang hàng với mình. Còn nếu chỉ biết coi họ toàn là “giặc”, là “địch”, và đối xử thô bạo, tùy tiện, thì đó thật sự không phải là cung cách đúng mức của những nhà chính trị đúng nghĩa, mà thực chất cũng chỉ là các loại nhân sự thừa hành, vốn chạy theo, tuân theo người khác, như kiểu quần chúng đã phất lên không hơn không kém. Điều này thời nào cũng đúng cả, ngay như trong thời cổ đại vẫn vậy.

      VHT

  2. Võ Hưng Thanh says:

    KINH TẾ, VĂN HÓA, VÀ CHÍNH TRỊ

    Con người không phải chỉ sống nhằm cái ăn, cái hưởng thụ vật chất. Vì nếu chỉ có bấy nhiêu tiêu chí, xã hội con người đã bị rút xuống thành xã hội sinh vật thuần túy. Cho nênm ý nghĩa của văn hóa luôn rất cần cho cá nhân và xã hội. Ý nghĩa văn hóa, thật sự không những là ý nghĩa về đẳng cấp của đời sống, mà cũng còn là sự nghiệp văn học nghệ thuật nói chung sẽ còn lưu lại qua từng thời kỳ, hay thành quả nói chung về mặt lịch sử của cả một đất nước, một dân tộc. Cho nên, phát triển kinh tế không đủ, mà còn cần phải phát triển văn hóa, như là một lợi thế, và cũng cả là điều kiện thiết yếu của kinh tế. Vậy thì, nhiệm vụ chính của chính trị chính, là phải luôn đề cao, đặt nặng văn hóa, mà không thể là điều gì khác. Chính trị ở đâu theo hướng đó, đó là chính trị đúng đắn. Chính trị ở đâu chưa theo hướng đó, đó là chính trị chưa đúng đắn. Thời nào, nước nào, giai đoạn nào, ý hay nghĩa nào cũng vậy, không thể phân biệt khác nhau. Nói khác đi, chính trị và văn hóa phải luôn đi đôi với nhau. Không thể có chính trị sợ văn hóa, cũng như không thể có văn hóa sợ chính trị. Nếu quả có sự sợ như thế, thì đó quả là một thực tế bệnh tật. Cho nên văn hóa và chính trị cần giao hòa, đó mới là nền chính trị cao, mới có ý nghĩa, có giá trị cao. Còn ngược lại, thì đó là sự tiêu cực, hay sự hạn hẹp, hạn chế. Văn hóa cũng vậy, văn hóa là nhằm phục vụ tốt con người, phục vụ tốt xã hội. Muốn thế văn hóa cần phải có tự do đúng đắn, khách quan và cần thiết. Thế thì, nếu văn hóa mà phạm chính trị, nhất thiết cần phải coi tại sao nó phạm. Nếu nó phạm chính đáng, có nghĩa là chính trị hãy còn sai. Còn nếu nó phạm không chính đáng, tất nhiên chính trị vẫn có thể có các biện pháp hợp lý, hợp pháp, cần thiết khác nhau của mình để giải quyết. Nên nói cho cùng, nếu cả hai bên đều chân chính, thì hẳn không hề sợ, hay không phải sợ gì nhau. Còn nếu vẫn có sự sợ lẫn nhau nào đó, có nghĩa phải có một bên ở đây chưa phải là chân chính, hay kể cả hai đều chưa chân chính. Nên chính trị đúng, văn hóa đúng, mới là điều lý tưởng nhất. Đũng có nghĩa không bên nào ngại nhau, sợ nhau, thế thôi.

    VHT

  3. Ngọc Công says:

    Đảng cọng sản hay đảng xã hội đen ?
    Chào thua các tay Dũng Trọng…. Không có một chút nhân cách của quân tử.

  4. Phan BA says:

    Anh này thật đáng nể, trình độ, sự dũng cảm của anh gấp ngàn lần đám việt cộng già, trẻ.

    Tôi mong ước anh thành công trên con đường mình chọn.

  5. Cu Tý says:

    1.
    Sen trong bùn đơm hoa trổ nhuỵ,
    Lửa dưới băng âm ỉ thâm sâu.
    Sao kia vẫn mãi cưỡng cầu,
    Ðộc tài toàn trị mắc câu bạc tình.
    Chận đón lõng xét rình khám chặt,
    Trổ tài hèn trơ mặt thẹn thùa.
    Năm châu chẳng mất tiền mua,
    Coi tuồng muá rối chẳng thua đoàn hề.

    2.
    Sen trong bùn hướng quê đồng nội,
    Giấy vụn thành dẫn lối mở đường.
    Trồng huê sưả kiểng kỳ hương,
    Toàn cầu bốn biển muôn phương tương hoà.
    Khơi nguồn nước tinh hoa dân tộc,
    CHỐNG ÐỘC TÀI chí dốc chấn hưng.
    Chận NGĂN BÀNH TRƯỚNG không ngừng,
    Non dời biển lấn xích thừng buả giăng.

    3.
    Sen trong bùn thường hằng huyền khí,
    Giống Rồng Tiên Hùng chí lưu truyền.
    Lạc Hồng thảnh thót miên miên,
    Vút bay vượt lượn cảnh thiền Thiều ca.
    Riêng cõi trời xây nhà Âu Lạc,
    Hướng Nam Ðàng ngào ngạt kỳ hương,
    Trường Sơn Dã Mã hùng cường,
    Nam Thiền Bắc Lý con đường cái quan.

    4.
    Sen trong bùn hương lan vô tận,
    “Giấy Vụn chui” nhậm vận kịp thì.
    Cồng chiêng kèn trống văn thi,
    Trong ngoài đồng xướng cứu nguy giống nòi.
    Ðảng phủ đảng hoa soi trổ nóc,
    Sao đè sao dậu tróc bìm leo.
    Cơ nguy vận bỉ hiểm nghèo,
    Bán rừng nhượng biển nạn eo từng ngày.

    Sao còn vênh mặt thiên tài !!!

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh