WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mua bán chứng chỉ dễ hơn mua rau ngoài chợ

Qua giới thiệu trên các tờ rơi, có thể thấy giờ đây việc muốn có một chứng chỉ tin học hay tiếng Anh là việc không hề khó. “Thượng đế” yêu cầu gì thì có nấy – Muốn chứng chỉ loại khá, được khá. Muốn có chứng chỉ giỏi, được giỏi…

Chứng chỉ, cần gì có nấy. Ảnh Dân Trí

Tìm được việc làm đối với đa số sinh viên mới ra trường, không phải là đơn giản. Có biết bao “trở ngại”,  khiến các tân cử nhân… phải đau đầu tìm cách vượt qua. Nào là trình độ tin học, nào là kinh nghiệm, kĩ năng mềm, rồi ngoại ngữ… Song không phải ai cũng có khả năng đáp ứng tất cả những điều kiện này. Và để giải quyết tình trạng trước mắt, thay vì bỏ công sức tiếp tục học tập, trau dồi để có được chứng chỉ “người thực, việc thực”, không ít người trẻ lại nghĩ ngay tới biện pháp “đi tắt, đón đầu”. Đó là mua chứng chỉ.

Bán công khai… mua bình thường

Không biết có phải vào dịp cuối năm hay không, nhưng trong thời gian gần đây, ở các trường đại học dọc khu vực Xuân Thủy – Cầu Giấy xuất hiện nhiều tờ rơi giới thiệu mua chứng chỉ được phát rất công khai. Dường như cái sự công khai đó đã trở nên quá đỗi bình thường. Và đối tượng mà những tờ rơi hướng tới phần lớn là những sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường.

Sinh viên ra trường có biết bao nhiêu cái phải lo: lo gia đình cắt viện trợ, lo phải tự gánh vác cuộc sống sau khi tốt nghiệp… Và lo làm sao kiếm được một công việc ổn định để có thể tự nuôi được bản thân.  Muốn tìm được một công việc gọi là “tạm được” không phải dễ, chỉ tấm bằng tốt nghiệp thôi chưa đủ khi mà yêu cầu về trình độ tin học, ngoại ngữ gần như bắt buộc đối với những ứng viên xin vào làm cho các công ty, doanh nghiệp…

Nhưng không phải ai cũng nghĩ tới việc đi học để lấy kiến thức phục vụ cho công việc của mình. Mà muốn hợp thức hóa hồ sơ,  yêu cầu, nhiều cử nhân dùng phương án “đốt cháy giai đoạn” bằng việc tìm tới những địa chỉ làm chứng chỉ giả để bổ sung cho hành trang học vấn của mình.

Có cầu ắt có cung. Những tờ rơi có nội dung đại loại như “Chứng chỉ do Liên hiệp Khoa học công nghệ và ứng dụng – UIA thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và công nghệ Việt Nam cấp. Vô thời hạn và có giá trị toàn quốc. Trình độ (A, B, C… ) và loại (Khá, Giỏi… ) theo yêu cầu của các bạn”, hoặc “có thể cấp được chứng chỉ của Bộ GD & ĐT” (?)…

Qua những lời giới thiệu của các tờ rơi, có thể thấy rõ một thực trạng là giờ đây để có một chứng chỉ tin học hay tiếng Anh không thực chất là việc không hề khó. “Thượng đế” yêu cầu gì là có nấy. Muốn có chứng chỉ khá, được chứng chỉ khá. Muốn có chứng chỉ giỏi, được chứng chỉ giỏi… Về mặt thủ tục thì như qua quảng cáo “rất nhanh chóng và đơn giản: 04 ảnh (3×4), 01 giấy CMND phô tô” là xong (?)

Cái sự công khai mua bán chứng chỉ đó chứng tỏ giờ đây đó không còn là một việc làm khiến người ta cảm thấy là mặt trái, là phải giấu diếm nữa. Ngược lại nó đã trở nên bình thường mà dù có công khai thì cũng ít ai có ý kiến, thậm chí nhiều người còn truyền nhau xem các tờ rơi, và ai đó cần thì tham khảo xem mua như thế nào cho tiện.

Cầm tờ rơi mới được phát trên tay, Huyền (sinh viên năm cuối đại học Quốc gia Hà Nội) tỉnh bơ nói: “Ui giời! mấy cái này họ phát suốt ấy mà. Giờ đầy chỗ bán chứng chỉ, muốn mua có  khó gì đâu”. Quả là bây giờ việc có những người rao bán chứng chỉ dường như đã là một việc hiển nhiên, giống như bán mớ rau ngoài chợ, có mặc cả, có giảm giá: “Đăng kí 3 người trở lên, lệ phí chỉ 190.000 đồng” (bình thường là 200.000 đồng).

Từ bình thường… cho đến khác thường

Phát tờ rơi, rao bán trên mạng, hay tổ chức mạng lưới giới thiệu trực tiếp mua chứng chỉ được xem như là chuyện bình thường mà không ít người đã xác nhận. Điều đó như một thứ tất yếu cần thiết để nhiều người ta sử dụng khi xin việc, hợp thức hóa việc thăng chức, tăng lương… Và cũng chính vì sự quá dễ dãi chấp nhận đó mà việc mua bán chứng chỉ dẫu rất đáng lên án, vẫn không chỉ có đất tồn tại, mà còn dường như ngày càng “phát triển”.

Ngoài tin học, tiếng Anh, còn không ít loại chứng chỉ được giới thiệu công khai từ chứng chỉ kế toán, cho đến bằng lái xe giả, các loại bằng cấp giả… Ai cần đều có thể mua mà không phải mất thời gian để học và thi sát hạch. Cái  “tiện” đó khiến cho cả người bán và người mua đều có lợi, nhưng rõ ràng về thực chất đây chỉ có thể là “lợi bất cập hại” mà thôi.

Dù việc mua bán chứng chỉ này đang diễn ra khá là… bình thường, nhưng nó vẫn  là khác thường bởi đã vi phạm những quy định của pháp luật.

Nhưng trước thực trạng dường như đang bị thả nổi này, rất mong các cơ quan chức năng có ngay những biện pháp hữu hiệu nhằm chấm dứt hiện tượng mua bán chứng chỉ.

Và nên chăng ngay từ phía các công ty, doanh nghiệp, cơ quan khi tuyển nhân viên vào làm việc, có quy định tiêu chí: cần có chứng chỉ tiếng Anh, tin học làm tiêu chuẩn tăng lương, thăng chức, thì cũng cần có những biện pháp kiểm tra hiệu quả để thấy rõ năng lực thực sự của nhân viên cần tuyển chọn.

Có như vậy thì việc học hành, thi cử dù chỉ là để lấy chứng chỉ, mới được chú trọng và những người nhận được chứng chỉ mới có kiến thức thực sự để thực hành cho công việc của mình.

Theo Huyền Mi (Dân Trí)

 

2 Phản hồi cho “Mua bán chứng chỉ dễ hơn mua rau ngoài chợ”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    TRI THỨC DỎM VÀ TRI THỨC THẬT

    Tri thức dỏm là tri thức không đúng sự thật. Tri thức thật là sự hiểu biết đúng khách quan, thực tế. Tri thức dỏm cũng coi như không có tri thức. Tri thức thật thì nó còn quý hơn cả mọi cái bề ngoài là chứng chỉ và bằng cấp. Tri thức thật là tri thức chỉ do kết quả của sự đào tạo, giáo dục, rèn luyện thật, tức một cách trung thực. Tri thức dỏm thì hoàn toàn ngược lại. Cho nên tri thức thật hay tri thức dỏm của con người vốn cũng đều do ý thức ban đầu mà ra. Có y thức ngay thật, đàng hoàng ngay từ đầu, người ta chỉ có thể tìm đến với tri thức thật. Còn không có ý thức ngay thẳng, đàng hoàng từ lúc đầu, người ta chỉ có thể tìm đến với tri thức dỏm. Điều này luôn đúng cả đầu, đầu vào và đầu ra. Tức là đầu của người dạy, và đầu của người học. Người dạy mà không có tri thức thật, thì chỉ có thể dạy toàn tri thức dỏm. Đấy, chính ý nghĩa của tri thức thật đúng là quan trọng như thế. Do vậy, tri thức thật thì thực chất cũng không cần bằng cấp hay chứng chỉ gì mấy, bởi nó không chỉ dừng lại ở các thứ đó. Trong khi đó tri thức dỏm thì luôn luôn phải cần đến các chứng chỉ, bằng cấp, bởi vì nó không thể vượt xa hơn được những thứ đó. Một xã hội hay một quốc gia mà có tri thức dỏm nhiều hơn tri thức thật, thì quả đó là điều hết sức nguy hiểm, và hết sức đáng lo ngại, bởi vì nó hoàn toàn không có thực chất trí thức theo đúng nghĩa nào cả.

    VHT

  2. Nguyễn Tường Tâm says:

    Ơ hay cái cô gọi là nhà báo Huyền Mi của báo mạng Dân Trí viết thật nực cười. Bộ cô là nhà báo mà cô không biết thực trạng xã hội hay sao mà cô lại kêu gọi, “Nhưng trước thực trạng dường như đang bị thả nổi này, rất mong các cơ quan chức năng có ngay những biện pháp hữu hiệu nhằm chấm dứt hiện tượng mua bán chứng chỉ.” Tôi hỏi cô Huyền Mi cơ quan nào có khả năng và thực tâm “chấm dứt hiện tượng mua bán chứng chỉ”? Chẳng lẽ cô không biết toàn bộ 15 vị lãnh đạo tối cao trong bộ Chính Trị đều có bằng cấp thật mà giả à? Còn toàn bộ Ủy viên Trung Ương Đảng nữa. Ai là người có khả năng thật đúng với bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư mà họ kê khai trong lý lịch? Toàn là bằng cấp thật mà giả cả. Ngay cả hầu hết các giáo sư đại học, các tiến sĩ, các chánh án, giám đốc, tổng giám đốc, đều có loại bằng cấp thật mà giả hết. Đấy là lấy theo tố cáo đăng trên các báo lề phải trong hơn 10 năm nay đấy, chứ không phải tôi bịa ra đâu. Ngay mới cách nay một, hai hôm, các cựu chánh án đã viết kiến nghị tố cáo Vị đương kim Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối cao có bằng cấp tiến sĩ luật giả. Như vậy thì thử hỏi còn có ai, có cơ quan nào để tìm biện pháp hữu hiệu nhằm chấm dứt hiện tượng mua bán chứng chỉ như cô viết. Vả chăng, các lãnh tụ, lãnh đạo, giáo sư đại học đã có hệ thống chính thức cung cấp bằng cấp thật mà giả thì phải để cho các em sinh viên, thấp cổ bé miệng, con nhà nghèo, có đường thoát thân là mua vài cái chứng chỉ kế toán, tin học, Anh văn giả để đi xin việc (may ra được) thì mới công bằng chứ. Thêm nữa, các sinh viên như cô đề cập chỉ mua mấy chứng chỉ giả thôi, đâu có gì nguy hại bằng hàng loạt tiến sĩ, thạc sĩ giả đang dùng các bằng cấp giả đó để lãnh đạo đất nước!

Leave a Reply to Nguyễn Tường Tâm