WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chút quà sinh nhật

“Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.”

George Orwell

Lăng HCM

Công viên Lê Văn Tám, ở Thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh bởi bốn con đường lớn: Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng. Giữa lòng đô thị ngột ngạt và nóng bức, sự hiện diện của một khoảnh đất rộng rãi với cây xanh bóng là một món quà tặng (vô cùng) qúi giá cho công chúng.

Vậy mà vẫn có lời ra, tiếng vào:

- Đâu có thằng nhỏ (mẹ rượt) nào tên Lê Văn Tám, mấy cha?

Cứ theo như sử Đảng thì đêm ngày 1 tháng 1 năm 1946, em Lê Văn Tám tẩm dầu vô người, xong bựt quẹt cho cháy như cây đuốc, rồi chạy cái vù vô kho xăng ở Thị Nghè. Khỏi nói cũng biết là vụ này nổ lớn.

Cái kho, tất nhiên, tiêu tùng. Đài phát thanh bên kia đường cũng sập tiệm luôn. Nguyên cả một đại đội lính bảo vệ thì bị thiêu sống, chết không còn một mạng!

Thiệt là một trang sử chói loà và khét lẹt. Đọc mà thấy ghê, tưởng cứ y như thiệt vậy. Tưởng vậy mà không phải vậy.

Sự thiệt, theo lời giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) qua một cuộc phỏng vấn – dành cho báo Người Việt – vào hôm 18 tháng 3 năm 2005 thì em Lê Văn Tám chỉ là một sản phẩm tưởng của tượng mà thôi.

Và đó là lý do khiến trong thiên hạ có lời xì xào, đòi bỏ cái tên Lê Văn Tám. Tôi có “rà” lại vụ này, và thấy Wikipedia Việt Nam ghi lại như sau:

“Lê Văn Tám là một nhân vật hư cấu. Chuyện ‘ngọn đuốc Lê Văn Tám’ được tuyên truyền rộng rãi để cổ động tinh thần chiến đấu của nhân dân … Tên Lê Văn Tám đã được đặt cho một số trường tiểu học, tượng đài, rạp chiếu phim, đường phố hay các địa danh khác.”

Chèn ơi! Như vậy mà mấy cha mấy mẹ cứ nằng nặc đòi xoá tên Lê Văn Tám thì tốn kém, và phiền phức biết chừng nào mà kể. Trong hoàn cảnh đất nước đang còn gặp nhiều khó khăn (về mọi mặt) tôi đề nghị là cứ giữ tên cũ đi, chỉ cần bôi bớt một nét của chữ “m” cho nó thành “n” thôi.

Vậy là khắp nước sẽ có những công viên, trường học, tượng đài Lê Văn Tán chớ không phải là Lê Văn Tám nữa. Rõ ràng vừa tránh được điều tiếng, vừa đỡ tốn công và tốn của. Cứ kể như chuyện em Tám chỉ để tán nhảm, cho vui thôi.

Mà sử sách của Đảng ta thì những chuyện nhảm nhí cỡ đó (kể như) là chuyện nhỏ. Hổng tin, thử nhìn lại cuộc đời hoạt động cách mạng của bác Tôn mà coi.

Hình bìa cuốn Imagined Ancestries of Vietnamese Communism (Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) của Chirstoph Giebel. Nguồn: http://www.washington.edu

Cũng cứ theo như sử Đảng thì bác Tôn sinh năm 1908, tại Long Xuyên. Năm 1914, ông bị bắt lính qua Tây. Năm 1919, chính ông là người treo cờ đỏ (trên chiến hạm Pháp) ở Hắc Hải để ủng hộ cách mạng Nga. Năm 1920 ông trở về nước. Năm 1925, ông tổ chức đình công để cầm chân một chiến hạm Pháp ở nhà máy Ba Son…

Sự nghiệp và thành tích của bác còn được ghi rõ trong hai tác phẩm chính: Đồng chí Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực (nxb Sự Thật 1982) và Người thủy thủ phản chiến ở Biển Đen (nxb Thông Tin Lý Luận 1988).

Cả sử lẫn sách của Đảng ta đều ghi rành rành như vậy mà (rồi) vẫn có điều tiếng eo xèo, dị nghị. Trong một cuộc phỏng vấn do BBC thực hiện, nghe được vào hôm 24 tháng 8 năm 2003, ông Christoph Giebel – giáo sư sử học của đại học Washington, Hoa Kỳ – đã nói rằng bác Tôn “không có mặt trên bất kỳ con tầu nào của Pháp, liên quan đến vụ binh biến ở Hắc Hải”. Nói cách khác (ít tế nhị hơn) là vụ bác Tôn tham dự vào việc nổi loạn và treo cờ ở Biển Đen chỉ là chuyện… xạo! Cái vẫn thường được mô tả là “cuộc đình công thắng lợi” mà bác Tôn đã khởi xướng ở cảng Ba Son, tất nhiên, cũng… xạo luôn!

Cha nội giáo sư Christoph Giebel (thiệt) vô duyên hết biết luôn! Chuyện của đất nước người ta, mắc mớ gì mà ngứa miệng nhẩy vô bàn luận (và bàn loạn) như vậy chớ?

Hồi mới nghe vụ này, tui cũng tưởng là thằng chả vì rảnh quá sinh thói ngồi lê đôi mách – kiếm chuyện làm quà – nên nghe qua rồi bỏ; ai dè, năm sau, năm 2004, nhà xuất bản University of Washington Press cho ra đời cuốn Imagined Ancestries of Vietnamese Communism (Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) của Chirstoph Giebel.

Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản, tác phẩm này đã “làm sáng tỏ cuộc đời thật cũng như được tô vẽ thêm của Tôn Đức Thắng (1888-1980), một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng và thần tượng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng đấy chỉ là một bản lí lịch dùng cho các buổi lễ lạt mà thôi… Công trình nghiên cứu này theo sát những quá trình phức tạp, kéo dài hàng chục năm, trong đó những hành động dũng cảm nổi tiếng của Tôn Đức Thắng đã bị xuyên tạc hay đơn giản là bịa ra và – tuỳ theo nhu cầu lịch sử và chính trị  – được Đảng sử dụng như một công cụ tuyên truyền” (*).

(Ancestries of Vietnamese Communism illuminates the real and imagined lives of Ton Duc Thang (1888-1980), a celebrated revolutionary activist and Vietnamese communist icon, but it is much more than a conventional biography…. The study traces the decades-long, complex processes in which famous heroic episodes in Ton Duc Thang’s life were manipulated or simply fabricated and-depending on prevailing historical and political necessities-utilized as propaganda by the Communist Party”).

Sự nghiệp cách mạng của bác Tôn, từ nay, kể như là đi… xuống. Nói tình ngay thì dân Việt đã biết là bác ấy “xuống” lâu rồi, chớ đâu có cần phải chờ đến lúc được cái ông giáo sư ở tuốt bên Huê Kỳ… phát hiện.

Trước đó cả thập niên, vào năm 1995, nhà xuất bản Văn Nghệ (California) đã cho trình làng cuốn Thư gửi Mẹ và Quốc hội của Nguyễn Văn Trấn. Qua cuốn sách này, Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng được toàn dân hết sức thương cảm và ái ngại – sau khi nghe ông than thân, bằng một câu chửi thề, được ghi lại, nơi trang 266, như sau:

“Đ… mẹ, tao cũng sợ!”

Thiệt, nghe mà muốn ứa nước mắt. Cỡ Đại tướng đang cầm quân mà bị bắt phải cầm quần cũng lật đật cầm liền (và cầm rất chặt) thì Chủ tịch Nước – nghĩ cho cùng – đâu có là cái đinh gì, trong vòng tay của Đảng. Sợ là phải (giá) và là chuyện mà ai cũng… thông cảm được.

Điều đáng tiếc (và rầy rà) là thiên hạ lại không đủ bao dung để nhắm mắt làm ngơ trước những con đường, những cơ quan, và trường học đã (lỡ) mang tên Tôn Đức Thắng. Cứ để nguyên như vậy cũng (hơi) kỳ nhưng thay thì kẹt lắm, nếu chưa muốn nói là kẹt lớn. Rồi mấy cái tên bác Nguyễn Lương Bằng, bác Lê Duẩn, bác Trường Chinh… – và cả đống những mấy bác và mấy chú (thổ tả) khác nữa – không lẽ cũng phải thay luôn? Tốn kém bộn à, chớ đâu phải chuyện chơi, mấy cha?

Cũng như trường hợp của em Lê Văn Tám, tôi xin đề nghị “một giải pháp tình thế” như sau: cứ giữ tên bác Tôn đi, chỉ đổi chút xíu thôi. Thay vì “c” ta sửa thành “t” trong chữ “đức” là… rồi. Tôn Đức Thắng sẽ biến thành Tôn Đứt Thắng. Gọn bâng. Vừa yên được lòng người, vừa đỡ mất lòng Bác, lại cũng đỡ tốn công và tốn của.

Vấn đề của em Tám và bác Tôn, cứ khoanh vùng lại như vậy – kể như – là mát trời ông Địa! Bây giờ xin nói đến chuyện (linh tinh) của bác Hồ. Bác này thì tăm tiếng (và tai tiếng) hơn bác kia… chút xíu!

Sau khi bản sao bức thư của anh Nguyễn Tất Thành (xin vào học Trường Thuộc Địa) được phát tán tùm lum, và sau khi cả nước đều biết rằng kiệt tác Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch do chính bác Hồ là tác giả thì dư luận – trong cũng như ngoài nước – bắt đầu rục rịch đòi đổi tên Thành phố Hồ Chí Minh, và san bằng cái lăng của ổng.

Vì có cả trăm con đường, công viên, trường học, tượng đài… mang tên Lê Văn Tám nên chuyện thay đổi mới khó khăn, tốn kém. Chớ chỉ có một địa danh mang tên Hồ Chí Minh (quang vinh) thì chuyện đổi thay, xem ra, là chuyện nhỏ. Stalingrad hay Leningrad đều đã được giải phóng, và trở về với cái tên cũ của nó thì không cớ chi mà cái tên Sài Gòn lại bị mất luôn.

Vụ cái lăng thì còn… khỏe nữa. Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh đã có dự kiến như sau:

“Tôi đề nghị một phương pháp xử lý lăng Hồ Chí Minh như vầy: chôn ông ta thật sâu dưới lòng đất, ngay nơi xác ông ta đang quàn, rồi dán lên bên trong, bên ngoài của tất cả những bức tường, trần và các lối đi trong lăng những đầu lâu của những nạn nhân, ưu tiên là những nạn nhân trong cải cách ruộng đất, và đổi tên thành: LĂNG NHỮNG NẠN NHÂN CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VIỆT NAM.”

Tượng thờ Hồ Chí Minh trong Đại Nam Quốc Tự. Nguồn: http://thuvienhoasen.org

Nguyễn Quốc Chánh nói vừa dứt lời thì đã có một thằng cha (mả mẹ) nào đó lật đật ôm bác Hồ bỏ gọn vô… Đại Nam Quốc tự, ở Bình Dương. Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ Online , đọc được vào ngày 10 tháng 2 năm 2007, bên trong chính điện của ngôi chùa này thờ tượng đức Phật, vua Hùng Vương và… Chủ tịch Hồ Chí Minh! Bên ngoài là khu giải trí có vườn thú, biển nhân tạo, và khu khách sạn năm ngàn phòng – giá thuê rẻ rề hà  1.000 phòng được thiết kế theo kiểu cung điện với giá 5-200 USD/phòng/đêm, 4.000 phòng còn lại có giá 5-30 USD/phòng/đêm!

Ở đâu có mật là có ruồi. Rồi ra, đĩ điếm ở bến Ninh Kiều, cũng như ở khắp mọi nơi sẽ đổ về nhiều (hơn dân) là cái chắc.

Dù có tượng Phật (làm vì) bên trong chính điện, với cái thứ chùa chiền tào lao và uế tạp (với sở thú, khu ăn chơi, phòng ngủ và đĩ điếm kề bên) như thế, người Việt có tên gọi dành riêng cho nó là dâm từ.

Dâm từ, theo Việt Nam Tự Điển – Khai Trí Tiến Đức là «đền thờ thần bất chính». Còn theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh – Tịnh Paulus Của (Imprimerie Rey, Curol & Cie : Sài Gòn 1895, trang 219) là miếu thờ yêu quái. Ở dâm từ, dân gian hay thờ cúng những… dâm thần! Hồ Chí Minh vốn vẫn thường bị coi là một tay gian thần. Nay, thêm tước vị dâm thần nữa thì e (hơi) quá tải.

“Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.” Khi viết dòng chữ này, trong tác phẩm Nineteen Eighty – Four, vào năm 1948, George Orwell đã có thể hình dung ra được những thủ đoạn ma mãnh (của những chế độ toàn trị) trong việc ngụy tạo lịch sử.

Điều mà George Orwell không ngờ tới là kỹ thuật truyền thông tân tiến sẽ dẫn dắt nhân loại bước vào Thời đại Thông tin. Ở thời đại này, mọi cố gắng đánh tráo dĩ vãng chỉ tạo ra được những trò hề lố bịch mà thôi.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

(*) chuyển dịch bởi Phạm Minh Ngọc.

34 Phản hồi cho “Chút quà sinh nhật”

  1. ngocson146 says:

    đạo phật có năm điều răn cơ bản
    1 lá không sát sinh
    2 là không tà dâm
    3 là không trộm cướp
    4 không nói dối
    5là không uống rượu
    cả năm đièu răn của phật ông đều pham với mức độ không có sách nào tả nổi ,thế mà đem vào chùa thật đúng là trò cười cho thiên hạ

  2. Long Ẩn says:

    Bài viết của Tưởng Năng Tiến,thiết nghĩ cũng chỉ đọc cho vui thôi.Nó cũng như những bài vô bổ khác , chẳng có tí gì thuyết phục người đọc.Nói khơi khơi ,nói tầm phào theo trí tưởng tượng,không có tài liệu cụ thể làm dẫn chứng khoa học.Viết như vậy chỉ kiếm được vài đồng quà sáng.

    • Vu Trung says:

      Đồng ý với bác (Naked) Dragon Hidden. Có lẽ bác TNT chả phải (cần) muốn thuyết phục ai cả, chỉ tám những chuyện đã xảy ra, chuyện ai cũng biết, thế thôi.

      Ngẫm lại thì viết một bài tán gẫu vô bổ, đọc xong cù lét cười 1 phát cũng còn “hữu bổ” hơn cái thằng vượt đại dương tìm đường cứu quốc, để rồi mang về 1 cái chủ thuyết vô bổ áp đặt lên đầu dân tộc mà chẵng ai cười nỗi cả.

  3. taolao says:

    Vô Dân Luận thấy nói bên này các bác “dữ” lắm, chạy qua đây thấy các bác vui quá trời, từ bài của bác TNT
    (đúng là TNT) cho đến các phản hồi, đều có kí cả (thỉnh thoảng khá nặng, cho cân xứng). Diệt sâu bọ thì phải
    có thuốc trừ sâu “thứ dữ” như của các bác mới tiệt được. Khóai nhất mấy cái phản hồi tung qua hứng lại về
    cái con c.., con k… gì gì đó, tui cười phải chạy vô RR luôn !

  4. THU BA says:

    CS DẪN MỸ VÀO KHÁM XÉT LĂNG BÁC HỒ ĐỂ XIN “ĐỔI MỚI”
    Nếu “Tôn Đức Thắng đã… được Đảng xử dụng như một công cụ tuyên truyền” ( TNT) thì Hồ Chí Minh cũng đuợc Đãng xử dụng như công cụ “đút đơn xin Mỹ Đổi Mới ” ! .
    Khi cần CSVN đưa tuợng Hồ vào chuà biến Hồ thành Phật. Khi cần , CSVN bắt dân đặt Hồ lên bàn thờ qùy lạy cúng bái. Cũng khi cần, CSVN bán Hồ cho Mỹ , dẫn My vào Lăng Hồ để
    khám xét tìm MIA như khám xét đồ lậu.
    Sau đây là tài liêu sưu tầm từng đưa lên diễn đàn Đàn Chim Việt này vài lần và mong mọi nguời tận lực khai thác.

    Trong sách “TOUR OF DUTY of JOHN KERRY” (1)cuả DOUGLAS BRINKLEY , Thuợng Nghị Sĩ ,JOHN KERRY kể lại như sau :
    “Tiếng đồn cho biết tù binh Mỹ đang bị nhốt làm con tin duới lăng Hồ Chí Minh tại Hà nội. Truớc đó, hãng tin Reuter đa chạy hai câu chuyện trong tháng Tám 1992 báo cáo nhiều tù binh Mỹ bị bắt giữ trong các đuờng hầm Hà nội sát lăng Hồ. Trong số tiếng đồn đáng thuyết phục nhất là cuộc phỏng vấn Đại sứ Nga tại Việt Nam .Đại sứ này tin rằng những lời đồn khó chịu ghê gớm đó là sự thực . Vì vậy , Thuợng nghị si Kerry cùng TNS Bob Smith quyết đoi hỏi phái đoàn phải đuợc “phép” điều tra khám xét tại chỗ . TNS Kerry nhớ lại :
    ” HỌ BẮT BUỘC CHÚNG TÔI KHÔNG ĐUỢC TIẾT LỘ (cuộc khám xét này ). THẬT LÀ KỲ CỤC ! ”
    Nhưng rồi chúng tôi cũng khám xét các mồ mã trong hang rêu mốc và các đuờng hầm ngóc ngách đó “.(tạm dịch ,trang 450, TOUR OF DUTY of JOHN KERRY “by DOUGLAS BRINKLEY )
    -

  5. xoathantuong says:

    Đại Nam Văn Hiến nên quên nó đi. Quảng cáo không công cho nó làm gì? Nó vắng như chùa Bà Đanh!

    Đại Nam Quốc Tự

    Như thế là tôi đã đi “Đại Nam Quốc Tự”, cuối năm 2009, để coi cho biết.

    Coi cái gì? Coi cho nó rõ vì người này thì nói là ông Hồ ngồi chành bành trước mặt Đức Phật, người khác lại nói là ông Hồ ngồi ngang hàng với Đức Phật.

    Giờ thì rõ rồi.

    Chỗ ông Hồ ngồi trước tượng Đức Phật đã được thay thế bằng tượng vua Trần Nhân Tông. Tượng ông Hồ giờ coi nhỏ hơn trước (coi ảnh cũ ở Wikipedia) và để ở phía bên trái chính điện, nếu đứng ở duới nhìn lên. Chính điện để tượng Đức Phật, tượng vua Hùng và tượng vua Trần Nhân Tông (ở đó ghi là Phật Hoàng).

    Hiện nay tượng ông Hồ có thể cao ngang với tượng Đức Phật, nhưng vì nhỏ lại hơi bị che khuất bởi ba bức tượng ở chính điện nên hơi khó thấy ngay nếu không chịu để ý kỹ.

    Như thế trước đó nói tượng ông Hồ để trước tượng vua Hùng và Đức Phật là đúng; Hình ảnh vẫn còn lưu trữ ở wikipedia. Còn bây giờ nói tượng ông Hồ đặt ngang hàng với tượng Phật là không đúng, vì nó nhỏ hơn lại không ở chính điện.

    Trong “nhà thờ tự” này cấm chụp hình nên tôi không thể có hình ảnh minh chứng được.

    *
    Giờ xin nói sơ qua về “Khu du lịch Đại Nam”

    Để tới “Khu Du Lịch Đại Nam” (Thị xã Thủ Dầu Một) người ta có thể lấy xe buýt từ Bến Thành. Khoảng 40 hay 45 phút có một chuyến. Trạm chót là ở chính khu Du Lịch Đại Nam. Xe chạy khoảng một tiếng rưỡi thì tới. Giá vé là 15 ngàn tiền Hồ một lượt. Lúc về phải chi 15 ngàn nữa. Vào cửa khu Đại Nam bạn phải trả 40 ngàn. Trong khu Đại Nam bạn lại phải chi thêm cho mỗi nơi muốn coi từ 20 tới 40 ngàn tiền Hồ. (Gía vé lúc cuối năm 2009, gìơ 2011 chắc đã tăng lên)

    Điểm chính ở khu Đại Nam là “nhà thờ tự” (Đại Nam Quốc Tự), có núi giả, hồ nước, sân rộng phía trước,… Có bồn phun nước, nhưng khi tôi ở đấy không có phun nước, cầu nhỏ bắc qua suối cũng không có nước. Những chỗ này không phải trả tiền.

    Tên gọi cho khu này:
    - Khu du lịch Đại Nam (có chuyến xe buýt ghi Bến Thành – Khu du lịch Đại Nam)
    - khu du lịch Đại Nam Quốc Tự
    - Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, Đại Nam thế giới du lịch, Đại Nam Quốc Tự. (wikipedia)

    Hì hì giờ thì ai muốn gọi tên gì thì gọi.

    “Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261ha [đã xong năm 2007], giai đoạn 2 là 450ha” (theo wikipedia). Hiện vẫn chưa xong hết.

    Nếu ai đã từng đi Disneyland thì thấy khu Đại Nam chả có gì đáng nói. Vì ở Disneyland nó có chủ đề rõ ràng. Còn ở Đại Nam nó lẫn lộn chuyện này với chuyện kia: Là một nơi để thờ tự hay là một nơi để vui chơi? Màu sắc thì loè loẹt như một cô gái không biết cách trang điểm mà cứ bôi son trét phấn đầy mặt, vừa dị hợm vừa tức cười.

    Du khách đông? Theo như tôi đếm nhẩm tất cả du khách cho toàn khu Đại Nam chỉ chừng 70 hay 80 người. Lúc tôi ở “Đại Nam Quốc Tự” chỉ có tất cả đúng 4 (bốn) người, không có một mùi hương khói nào! Đi vòng quanh nơi đây cũng chẳng thấy ai ngoài chúng tôi. “vắng như chùa Bà Đanh”? Nên nhớ là chúng tôi ở đây vào ngày cuối tuần lại vào giờ trên nguyên tắc là phải đông nhất, từ 11:30 sáng tới 3 giờ chiều.

    xtt

  6. xoathantuong says:

    Trích lại một phần từ:
    http://vietsing24h.blogspot.com/2011/03/bo-oitai-sao-bac-ho-lai-o-trong-lang.html

    Bố ơi, tại sao Bác Hồ lại ở trong Lăng?
    Tuesday, March 8, 2011

    “Hôm nay, con gái út trong lúc học bài nhìn thấy tấm ảnh Bác Hồ trong cuốn sách tiếng Việt trên bàn của cháu rồi chợt hỏi mình : Bố ơi, tại sao Bác Hồ lại ở trong Lăng, thế Bác Hồ không có nhà hả Bố?


    Khi sắp mất có để lại di chúc, Bác có mong muốn giản dị như mọi ông già Việt Nam là được con cháu cho mình được mồ yên mả đẹp. Vậy mà lại xây Lăng cho Ông Cụ nằm.

    Tôi không dám luận bàn chuyện sai đúng của lãnh đạo khi xây Lăng nhưng không theo di huấn của Ông Cụ là sai rồi. Sai với di huấn giản dị đó ngộ nhỡ sau này thế thời thay đổi, người ta lại một lần nữa bảo rằng Ông Cụ phải đưa khỏi đó như người ta đang la lên ở nước Nga với Lê Nin thì thế nào? và cay nghiệt hơn cơ đồ ngày nay không giữ được để đến khi kẻ ghét,người oán họ nắm quyền rồi đày đọa Ông Cụ thì sao? Thế là đời người lại khổ một lần nữa.

    Nên chăng bây giờ còn kịp, cứ thẳng thắn công bố hết di chúc thật của Cụ cho toàn dân biết và dành một nơi thật đẹp, chọn phong thủy thật tốt và cho Cụ được thỏa nguyện theo ước mong của mình. Nếu như vậy có lẽ chúng ta đã làm được việc trọn đạo nghĩa với người đã khuất chăng.

    Mạo muội ghi lại đôi dòng.”

  7. thịnh says:

    các chế độ dân chủ trên khắp thế giới không bao giờ thần thánh hóa lãnh tụ, không bao giờ xây lăng tẩm cho lãnh tụ. Đảng và nhà nứơc Việt nam muốn chứng minh chế độ của họ là dân chủ thì nên bỏ lăng Hồ chí Minh như nước Nga và các nước đông âu đã làm với các lãnh tụ cộng sản cũ của họ và để đỡ đi một gánh nặng ngân sách cho đất nước vì VN vẫn là một nước nghèo nàn, tụt hậu.

  8. Võ Hưng Thanh says:

    CÁI GÌ MỚI LÀ CHÍ TÔN ?

    Trên thế gian này chỉ có hạnh phúc con người là cái cao nhất. Con người đây là tất cả mọi người. Hạnh phúc đó là hạnh phúc tinh thần, hạnh phúc vật chất, tức hạnh phúc văn hóa hay giá trị làm người nói chung. Cũng từ đó mà thấy ra không có quyền lợi nào tối thượng hơn quyền lợi quốc gia, dân tộc. Bởi không ai ra ngoài được quốc gia dân tộc của mình. Không thể có con người nào không có tổ quốc hay sống không tổ quốc. Cho nên mọi nhà ái quốc thật sự đều là công cụ phục vụ lợi ích cho dân cho nước trong các hoàn cảnh hiểm nghèo, nguy ngặt. Không có anh hùng nào đứng trên quyền lợi xã hội, mọi người hay dân tộc. Việc tôn thờ lãnh tụ quá mức, làm nên một vị thần có một không hai, thực chất chỉ là giả dối, bởi vì đó không phải là giá trị thật, không đúng nghĩa khách quan. Những kẻ tôn thờ đó cũng chưa chắc đã thật bụng gì với lãnh tụ, mà chỉ là tâm lý kiểu “phe ta”, cái gì của phe ta cũng là nhất cả. Họ ra vẻ tôn thờ lãnh tụ, thực chất chỉ vì quyền lợi bản thân riêng của họ. Chính chủ nghĩa cá nhân đã thắng chủ nghĩa xã hội đúng nghĩa ở đây là như thế đó. Cứ hỏi ngay bản thân họ để họ công khai trả lời được thì mới giỏi. Phải nói đây thật sự chỉ là một thói quen xu nịnh đáng ghét nhất chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại hay lịch sử đất nước. Một tệ trạng thật lớn đến quá mức tưởng tượng. Đây là một tập quán xấu, rất đáng chê trách mà rất tiếc từ cả thể kỷ nay cả hàng triệu người vẫn mắc phải, và điều đó cũng là che mờ ý thức của biết bao nhiêu triệu người vô tư, hồn nhiên khác. Cho nên dân tộc nào càng đề cao lãnh tụ thì càng có vấn đề, có nghĩa dân tộc đó đã suy vi quá lắm rồi, không có tương lai nữa, vì không ai hơn được lãnh tụ, nhưng lãnh tụ tiếc thay lại đã chết, nên dân tộc đó coi như không có người. Có nghĩa có giặc ngoại xâm tới cũng phải đành chịu thôi, vì giống như chúng đang đi vào nơi đất trống không người. Ôi cái bệnh tôn thờ lãnh tụ thật quá nguy hiểm cho sinh mạng dân tộc, thật quá ấu trĩ và hạ giá con người như thế, vậy mà nó đã thành một quán tính thì cũng lạ. Ai đã gây nên cớ sự này ? Đó là sự tự giác thuần túy ư ? Hãy tự vấn lại trên bình diện lịch sử, trên bình diện đất nước, trên bình diện dân tộc, cả trên bình diện quốc tế nữa, để thấy nó thật nhục nhã, xấu hổ, và nguy hiểm đến mức như thế nào !

    VHT

Leave a Reply to thịnh