Chúng ta hãy cùng nhau hòa hợp
Hôm nọ tôi đi theo một người bạn để rước đứa con chỉ mới gần 3 tuổi của cô ấy đang cho đi học ở daycare. Vừa bước vào phòng học tôi đã nghĩ “đúng là thế giới của con nít”. Vì ở đây cái chi nó cũng nhỏ, đầy màu mè và nhố nhăng y như những đứa bé đang chạy tán loạn, ồn ào, hỗn độn không như thế giới của người lớn, đâu ra đó, ngăn nắp, trật tự và không…màu mè (cái này thì hình như cũng tùy!).
Nhưng trước khi ra về tôi bỗng phát hiện thấy có một tấm biển được treo trên tường với những lời khuyên bảo rất ấn tượng mà tôi đã dùng máy iPhone của Steve Jobs chụp lại ngay để hôm nay đăng kèm theo bài. Tôi xin tạm dịch những lời đó như sau:
Chúng Ta Hãy Cùng Nhau Hòa Hợp
Dùng những lời lẽ tử tế.
Mau sớm tha thứ.
Lắng nghe.
Chia sẻ.
Khuyến khích những người khác.
Đợi đến phiên mình.
Suy nghĩ trước khi hành động.
Nói chuyện lại sau đó.
Quá ấn tượng và rất cần thiết dạy cho những đứa trẻ phải biết học nằm lòng để thực hiện mỗi ngày phải không các bạn? Có thể nói đây là một trong những điều mà tôi thích nhất ở xã hội Tây Phương. Đó là sự dạy dỗ có chừng mực, đầy đủ và rất là… người lớn. Những thầy cô giáo ở đây nói chuyện với những đứa bé y như chúng nó là người lớn. Tuyệt đối tôi không nghe thấy có sự la mắng, lớn tiếng, hoặc ỷ thế đông, sức mạnh uy hiếp kẻ yếu!
Nếu đứa bé làm điều gì sai, nó sẽ được giải thích cặn kẽ tại sao nó không nên làm như vậy, tại sao đó là một điều xấu và lần tới hậu quả sẽ là gì nếu nó tái phạm. Tôi rất thích dạy con kiểu này. Để tập cho nó biết cách tự suy nghĩ, tự lập để tự nhận lấy những thành quả hay hậu quả mà chính mình đã gây ra. Chứ không phải kiểu dạy răn đe, la mắng chỉ để làm cho nó sợ thôi không dám làm nữa. Vì thử hỏi, một khi nó đã lớn và hết sợ mình rồi thì có chắc là nó đã học được bài học đó chưa?
Tôi lại nghĩ đối với những lời khuyên bảo trên, nói thì nghe rất dễ nhưng thực hiện được hay không mới là chuyện khó. Cho cả con nít lẫn… người lớn.
Chúng ta hãy cùng nhau bàn xem:
1. Dùng những lời lẽ tử tế
Tôi nghĩ ai trên đời cũng thích nghe những lời nói tử tế, thấy những hành động tử tế. Vì vậy dùng những lời lẽ tử tế là điều rất dễ hiểu và rất đáng làm. Nhưng thực tế cho ta thấy không phải ai trên đời cũng là người tử tế và không phải ai cũng có thể thực hiện được điều này nhất là những khi đang nóng giận.
2. Mau sớm tha thứ
Trong tiếng Anh có câu “it’s easy to forgive but not easy to forget”. Tôi thấy câu này rất đúng, ít nhất ra là cũng đối với bản thân tôi. Vì tha thứ là một việc không khó để làm. Nhưng rất khó để chúng ta có thể hoàn toàn quên đi, tẩy xóa hết tất cả những dĩ vãng đau buồn hay hạnh phúc trong cuộc sống. Mặc dù điều trớ trêu mà trong chúng ta ai cũng biết chính là cuộc sống này xét cho cùng chỉ là cõi tạm bợ và sớm muộn gì thì chúng ta ai cũng sẽ trở về với cát bụi.
Xem ra tôi thấy đối với câu nói trên đám trẻ có thể thực hiện tốt hơn vì chúng chưa đủ khôn lớn như chúng ta để… nhớ.
3. Lắng nghe
Lại là một điều rất khó thực hiện và chúng ta ai cũng biết tại sao.
4. Chia sẻ
Tôi không nghĩ động từ “share” ở đây được hiểu theo nghĩa chia sẻ những khó khăn, khó nhọc trong cuộc sống mà là chia sẻ của chung, cùng xài chung, ăn chung, sinh hoạt chung, v.v… và vì vậy mỗi người phải biết share, không phải cái gì cũng khư khư giữ lấy làm của mình.
Ai cũng thích điều này có đúng không? Nếu vậy thì tại sao trong thế giới hiện tại hầu như chúng ta ai làm điều gì cũng chỉ vì chúng ta muốn có của riêng?
Chúng ta làm việc quần quật mỗi ngày, cố gắng dành dụm có đủ tiền mua nhà chỉ để dọn ra ở riêng. Chúng ta thích có xe hơi riêng, ai cũng “có những niềm riêng” và đặc biệt trong tình yêu, không ai thích chia sẻ.
Có ích kỷ lắm không hở bạn?
5. Khuyến khích những người khác
Câu này không có gì đáng bàn. Khuyến khích là điều chúng ta nên làm. Vấn đề hệ trọng ở chỗ điều gì đáng khuyến khích và điều gì không nên khuyến khích. Tôi vẫn còn nhớ sự khác biệt một trời một vực lúc tôi về Việt Nam làm việc và muốn bắt tay vào thực hiện một số công tác xã hội cùng với Lê Công Định.
Nhưng những người tôi thân nhất, hai gia đình bên Nội, Ngoại, bà con, bạn bè phần lớn đều… bàn ra và khuyến khích tôi không nên làm. Khác với đa số lúc tôi ở Úc, ở Phi, hay ở Mỹ đều khuyến khích tôi nên làm những gì mà tôi muốn.
Vì vậy có thể cho rằng đối với câu nói trên, hoàn cảnh xã hội và bối cảnh quan trọng hơn là lời nói.
6. Đợi đến phiên mình
Câu này chúng ta có thể thấy được thực hiện khá đầy đủ và nghiêm túc ở những xã hội Tây Phương. Nhưng về Việt Nam hay tệ hơn là sang Trung Quốc, bạn sẽ thấy cảnh người ép người, không ai chịu nhường ai ở tất cả mọi nơi. Và cũng sẽ có những cảnh chúng ta không bao giờ nhìn thấy được vì sức mạnh của đồng tiền đã đẩy bật tung cánh cửa sau để những kẻ có tiền, có quyền chui vào mà không cần phải sắp hàng đợi đến phiên mình ở cổng trước.
7. Suy nghĩ trước hành động
Nếu ai cũng thực hiện được câu nói này thì sẽ không có câu châm ngôn của thời đại internet hiện nay: “khôn ba năm dại một phút”.
8. Nói chuyện lại sau đó. Talk it over. Nhưng khi nào thì chúng ta có thể ngồi xuống để nói chuyện lại với nhau? Để chúng ta có thể cùng nhau hòa hợp, hòa giải?
Bạn đọc nào có cao kiến về những vấn đề nan giải trên xin vui lòng cho tôi biết.
Blog Trịnh Hội (VOA)
Chủ nghỉa CS dối trá vô nhân tạo ra lảnh tụ ( HCM) vô nhân dối trá, lảnh tụ vô nhân ,dối trá tạo ra chánh phủ ( Cộng Hóa Xã Hội Chủ Nghỉa VN ) của họ dối trá vô nhân… toàn là vô nhân dối trá cả danh từ Hòa Hợp Hóa Giải (HHHG)cũng bị Vô Nhân ” Hiếp Dâm” : ” HHHG ” là anh phải theo tôi (CSVN)” Trịnh Hội có nghe thế nầy chưa?
Hoà hợp hoà giải ! cái nấy chúng ta phải chấp nhận giửa ” Người ” và ” Người ” với nhau. Nhưng ta không thể nào hòa hợp với ” Con ” vì cái con không phải là người trong con người thì làm sao hòa hợp được
Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 8-11-2011,
Khoảng hai trăm công-an chìm và nỗi của huyện Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam-Đà Nẳng, đã kéo đến bao-vây và lục-soát gia-đình họ Huỳnh (Huỳnh-ngọc-Tuấn, Huỷnh-trung-Hiếu và Huỳnh-thục-Vy, ba người này có bài viết đăng trên Đàn Chim Việt).Mục-đích cũa cuộc bao-vây,lục-soát này chĩ đễ
“hòa-hợp và hòa-giãi”với gia-đình họ Huỳnh. Đã có hàng ngàn vụ “hòa-hợp,hòa-giãi” như thế này.
Và đã có hàng ngàn người hiện đang “hòa-hợp,hòa-giãi” với Việt Cộng trong nhà tù độc-tài,toàn-trị
Chúng ta hãy theo-dõi cuộc “hòa-hợp,hòa-giãi” này sẽ kết-thúc như thế nào.
Người San Jose
“Chúng Ta Hãy Cùng Nhau Hòa Hợp
Dùng những lời lẽ tử tế.
Mau sớm tha thứ.
Lắng nghe.
Chia sẻ.
Khuyến khích những người khác.
Đợi đến phiên mình.
Suy nghĩ trước khi hành động.
Nói chuyện lại sau đó.”
Cám ơn tác giả Trịnh Hội với bài viết đầy ý nghĩa. Đây không chỉ là lời khuyên dạy dành cho trẻ nít 3 hay 10 tuổi, mà cho cả rất nhiều người lớn nữa, nhất là đối với những người lãnh đạo csvn hiện nay!
Hãy xem trò trả thù hèn hạ và tiểu nhân của lãnh đạo nhà nước Hà Nội đối với những người dân can trường, không chịu khuất phục bạo lực;
Tin khẩn: Hà Nội cho Phó chủ tịch Hội Phụ nữ, Tổ trưởng dân phố đến nhà gây sự để bắt giáo dân Thái Hà!</b<
Xét cho cùng, tuy nói thì dễ, làm thì khó…Nhưng khi người ta đã quyết tâm làm thì…”Không khó vì ngăn sông cách núi, mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông”, đúng không?
Riêng câu 4. “Chia sẻ”
Tác giả viết…”Tôi không nghĩ động từ “share” ở đây được hiểu theo nghĩa chia sẻ những khó khăn, khó nhọc trong cuộc sống mà là chia sẻ của chung, cùng xài chung, ăn chung, sinh hoạt chung, v.v… và vì vậy mỗi người phải biết share, không phải cái gì cũng khư khư giữ lấy làm của mình.
Ai cũng thích điều này có đúng không? Nếu vậy thì tại sao trong thế giới hiện tại hầu như chúng ta ai làm điều gì cũng chỉ vì chúng ta muốn có của riêng?
Chúng ta làm việc quần quật mỗi ngày, cố gắng dành dụm có đủ tiền mua nhà chỉ để dọn ra ở riêng. Chúng ta thích có xe hơi riêng, ai cũng “có những niềm riêng” và đặc biệt trong tình yêu, không ai thích chia sẻ.
Có ích kỷ lắm không hở bạn?”
Thiển nghĩ, “Chia sẻ” ở đây không đơn thuần về mặt “vật chất” như tác giả xác định, mà nó nghiêng “nặng” về mặt “TINH THẦN”.
Giúp đỡ lẫn nhau về “vật chất” cũng là CHIA SẺ (chia cơm sẻ áo)! Hãy “chia sẻ” niềm vui với người vui, và hãy cảm thông, “chia sẻ” nỗi buồn với người đang buồn…(tinh thần)
Điển hình là giáo dân Thái Hà đang bị nhà nước csvn dùng đủ mọi thủ đoạn gian ác, dối trá, xảo quyệt để đàn áp và cưỡng đoạt tài sản đất đai của DCCT Thái Hà.
Nhà Dòng với khu đất rộng 61’455m2, đã bị nhà nước cướp chiếm dần, đến nay chỉ còn lại khoảng 2’700m2 là nơi thờ tự và sinh hoạt tôn giáo, nhưng mới đây nhà nước lại muốn cướp chiếm thêm với lý do “xây dựng trạm xử lý nước thải” cho bệnh viện Đống Đa (bệnh viện này trước đây là cơ sở của nhà dòng) mặc dù nhà nước đã có ý định di dời bệnh viện ra vùng ngoại ô Hà Nội!
Khi không được giáo dân Thái Hà đồng ý thì chiều ngày 3/11/2011 nhà nước huy động CA, côn đồ và “quần chúng tự phát” cùng với báo chí và phóng viên truyền hình đến gây rối, chửi bới, xúc phạm tu sĩ và giáo dân, đập phá cổng nhà thờ, rồi đưa hình ảnh lên TV nói là “quần chúng bức xúc”???
Lên tiếng bênh vực SỰ THẬT & CÔNG LÝ, yêu cầu nhà cầm quyền csvn phải chấp dứt những hành động côn đồ thô bạo, phải tôn trọng luật pháp và Nhân quyền… là chúng ta đang “thông hiệp” và “CHIA SẺ” với giáo dân Thái Hà rồi đó!
Qúa hay ! Bác Trung Kiên.
Tác giả Trịnh Hội có phải là MC việt kiều trong các shows của CS và là chồng củ của MC NCKD hay không ?
Hôm nay cậu ấy lại lên đây cao giọng dạy dỗ mọi người cách “hòa hợp hòa giãi” với CS !
Hòa hợp hòa giãi với CS để trở thành công dân của nước CHXHCNVN ,để tung hô HCM và Đãng Mafia à ! không bao giờ !!!
…
Muốn hoà hòa hợp,hòa giãi chia sẽ,không có khó…quá khứ cho dù không quên,song nhớ đễ rút kinh nghiệm,học hõi những bài học qúi báo cho tương lai,chứ không cần phãi nuôi hận thù,bỡi quá khứ và tương lai tuy hai mà một.Thữ một người vừa hành động hay nói ra một câu nói lành hay dữ,vừa sau đó đã trỡ thành quá khứ.Hơn nữa,ỡ đây tạm mượn lời cũa phật dạy như sau.Ỡ cõi an bình những trạng thái như gió thỗi,mây bay,chim kêu lá rụng,hoa rơi và những lời trái tay nghịch nhĩ,cũng đều là phật thuyết.Bỡi phật là phật đã thành,chúng sinh là phật sẽ thành,vì không nhận ra tận sâu thẫm ỡ cõi tâm linh cũa mình đều có tánh phật nên mình là chúng sinh.Tuy nhiên,nói như thế không có nghĩa những người ác ôn cũng là phật.Bỡi mê chấp đối với giác ngộ.Phật là hữu tình giác,vì một nhơn duyên lớn nên mới làm phàm đễ độ sanh…cho nên,theo ý tôi trên thế gian nầy biết đâu có rất nhiều thánh nhập phàm…nghĩa là khi chúng ta nhập vào được trong tận cùng nguồn cội cũa tâm linh rồi,thì dù cho chúng đánh hay thiên hạ chưỡi…đều là phật thuyết pháp hết.
Vì thế,trên đời luôn luôn có thuận và có nghịch,hãy dùng cái thuận được thì cũng xài cái nghịch được…nếu chĩ thích thuận không,thì chẵng nhẽ khi thuận không dùng được thì nghịch cũng không xong.Vấn đề đặt ra,không có ai hoàn toàn đúng cũng không có ai hoàn toàn sai.Nhưng trước tiên con người phãi có sự tự do,dân chũ đễ được tự tại quyết định độ̣c lập lấy mình thế mới vui.
Thế mới nói,đạo phật cũng là con người hay ngược lại con người cũng như đạo phật.Vì tâm với cãnh vốn không hai,cãnh là bóng dọi cũa tâm.Cho nên mới có câu.
Lòng quanh quéo sông càng quanh quéo,
Cãnh đìu hiu dạ lại đìu hiu
Nay kính
Kỳ Lân
Từ Điển Anh-Việt: get along:
• sống, làm ăn, xoay sở
o to get along without any help: không có sự giúp đỡ cũng vẫn xoay xở được
• tiến bộ
o how are you getting along with your English?: anh học tiếng Anh tiến bộ ra sao rồi?
• (thông tục) hoà thuận với nhau; ăn cánh với nhau
o they get along very well: chúng rất hoà thuận với nhau
• chở đi, đem đi, mang đi
o to get somebody along to the hospital: mang ai vào nhà thương
• (thông tục) đi đi, cút đi
o get along with you!: cút đi! tầm bậy!
Trịnh Hội Qúi Mến,
1- Xem lại từ điển: get along, chuẩn mực dịch thuật.
2- Định nghĩa đúng hai tiếng:” hòa thuận “, phải hiểu rõ và chuẩn nghĩa, rồi mới dùng Ý hoặc Chủ Đề đó cho mục đích của mình muốn diễn đạt.
3- Hòa thuận và hòa hợp hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa.
4- Thượng Đế không thể hòa hợp với Sa-tan, ma-qủi; cũng như: ánh sáng không thể hòa hợp được với bóng tối. Hai bản chất khác nhau:
a) Khi nói đến bản chất của Thượng Đế là đã sẵn có: Lòng yêu- thương, sự vui-mừng, bình-an, nhịn-nhục, nhân-từ, hiền-lành, trung-tín, mềm-mại và kỷ-luật.
b) Bản chất của Sa-tan là gian -dâm, ô-uế, luông-tuồng, thờ hình-tượng, phù-phép, thù-oán, tranh-cướp, ghen-ghét, buồn-giân, cãi-lẫy, bất-bình, bè-đảng, ganh-gổ, say-xỉn, mê ăn-uống.
Bảng Lớp Học mẫu giáo mà TH đề cập tới, muốn dậy các em biết rõ mình và tất cả những người bạn xung quanh, em nào cũng thiếu hụt bản chất tốt đẹp thánh thiện, nên phải giúp nhau tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Chỉ có hoà thuận ( get along ) là CHỦ ĐỀ, nền tảng, nối-kết căn bản để giúp nhau thăng hoa bền vững, Khi bản chất tốt-lành trưởng thành đủ, rồi mới đem ra để cống hiến cho xã-hội và nhân loại.
Chào Thân Ái và Đoàn Kết Trịnh Hội,
Nhảm Nhí! Vào trang chính trị mà nói chuyện theo kiểu CON NÍT…
Chủ đích của tác giả Trịnh Hội muốn nói tới chuyện gì trong đây? Đây là trang web chính trị, vậy thì hoà hợp thì cụ thể là như thế nào. Tại sao lại dùng những hình ảnh của con nít để mở bài cho những lý luận của người lớn…
Có điều rõ ràng, thưa ông Trịnh Hội, TÔI KHÔNG PHẢI CON NÍT.
Ái chà! Lại chuyện Hoà Hợp Hoà Giải nữa đây!
Thân chào anh Trịnh Hội,
Anh bạn Trịnh Hội vốn xuất thân là luật sư ở Mỹ và cũng đã từng có kinh nghiệm với chế độ CS VN. Bài viết này anh có ý muốn mượn chuyện “dạy trẻ thơ” để khuyên nhủ người lớn chăng?
Nếu anh Trịnh Hội thật tâm muốn nghe “feedback” từ cộng đồng hải ngoại, nhất là các độc giả trong diễn đàn DanChimViêt thì tôi cũng sẽ sẵn sàng trao đổi với anh vài lời.
Trước hết tôi xin hỏi anh Trịnh Hội rằng anh kêu gọi “hoà hợp hoà giải” về vấn đề gì? Tại sao anh muốn kêu gọi “hoà hợp hoà giải” lúc này? Có thật là dân tộc VN cần phải “hoà hợp hoà giải” với nhau không? Ai cần phải hoà hợp hoà giải với ai?
Đề nghị anh Trịnh Hội hãy can đảm đứng lên nói rõ vấn đề “hoà hợp hoà giải” và đi sau vào chi tiết cho mọi người nắm vững trước khi thảo luận nghiêm túc. Tôi biết rõ anh Trịnh Hội từng ký tên chung trong “Lá Thư Ngỏ” của 36 vị trí thức hải ngoại hồi tháng bẩy vừa rồi và tôi là người đầu tiên viết bài phản biện đăng trên bốn Trang Mạng hải ngoại, chắc anh đã đọc qua rồi. Nếu cần tôi sẽ xin phép Diễn Đàn cho đăng lại.
Thân chào anh,
Lê Quốc Trinh, Canada
Tôi tán thành câu hỏi xác đáng của LQT cho anh Trịnh Hộị
“Trước hết tôi xin hỏi anh Trịnh Hội rằng anh kêu gọi “hoà hợp hoà giải” về vấn đề gì? Tại sao anh muốn kêu gọi “hoà hợp hoà giải” lúc này? Có thật là dân tộc VN cần phải “hoà hợp hoà giải” với nhau không? Ai cần phải hoà hợp hoà giải với ai?
Riêng tôi tôi nghỉ là dân tộc VN đã bị phân tán hơn 60 năm, bao máu rơi thịt đổ huyng đệ tương tàn và kết quả chúng ta bị môt thiểu số mafia CSVN tham nhũng độc tài tàn bạo và đang bán chủ quyền dân tộc cho quân xâm lăng phương Bắc. Mà chúng ta chưa hiểu ra là
là phải Hoà giải HHHH và Đoàn kết dân tộc đễ cứu đất nước thì thật là chẵng những là vô trách nhiệm mà còn vô cùng vô lương tâm đối với dân tộc VN.
Đã gọi là Hoà Giải Dân tộc tức là hoà giải với tất cả những ai, dù là người CS củ hay c;ng hoà có thiện chí xây dựng và cứu nước trước tình thế nguy ngập này.
Muốn vâ;y thì phải biết:
Dùng lời lẽ tử tế
Biết tha thứ
Biết lắng nghe
Biết chia sẽ (thông cảm)
…
Nguyen VN
Mâu thuẫn “trầm trọng” của bạn Nguyen V N là ở điểm này;
Ngày 08/11/2011 thì viết…”Tôi tán thành câu hỏi xác đáng của LQT cho anh Trịnh Hộị.
“Trước hết tôi xin hỏi anh Trịnh Hội rằng anh kêu gọi “hoà hợp hoà giải” về vấn đề gì? Tại sao anh muốn kêu gọi “hoà hợp hoà giải” lúc này? Có thật là dân tộc VN cần phải “hoà hợp hoà giải” với nhau không? Ai cần phải hoà hợp hoà giải với ai?”
Nhưng ngày 14/11/2011 thì lại viết…”Kính bạn Phan Khải
Tôi xin cám ơn bạn đã giải bày “Quốc sách” HHHGDT và cũng là con đường tranh đấu của chúng tôi từ bao năm nay“.
Tôi không thể hiểu nổi;
Tại sao khi tác giả Trịnh Hội viết về HHHGDT thì bạn Nguyen V N hoạnh hoẹ, bắt bẻ, trong khi chính mình thì lại cho đó là “con đường tranh đấu của chúng tôi từ bao năm nay“???
Tranh đấu với ai, và đường hướng đấu tranh như thế nào? Vì theo bác LQT thì…”lãnh đạo ĐCS VN và Nhà Nước không hề muốn thay đổi bản chất và phương huớng, cố tình tiếp tục đuờng lối XHCN như cũ, nhưng vẫn thường rêu rao HHHG DT“!
Chúng tôi phải hiểu ý của bạn Nguyen V N như thế nào đây?
Trích: Nhưng những người tôi thân nhất, hai gia đình bên Nội, Ngoại, bà con, bạn bè phần lớn đều… bàn ra và khuyến khích tôi không nên làm.
Tôi cho rằng người thân, bạn bè của bạn ở trong nước không muốn bạn làm việc hợp tác với Lê Công Định vì họ thấy khả năng thành công rất thấp mà nguy hiểm rất cao. Chứ không phải là vì họ không có tinh thần khuyến khích. Còn những người ở nước ngoài khuyến khích thì có khi là vì họ không thấy rõ tình hình ở Việt Nam như người thân của bạn. Hoặc có thể là họ không phải là người thân của bạn nên họ không quan tâm đến sự nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải.