WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Myanmar, bà Suu Kyi & Hoa Kỳ

Hai tháng cuối năm 2011 là hai tháng ngoạn mục nếu nói đến Á Châu và Úc châu. Tháng 11 Tổng thống Barak Obama đi Úc châu tuyên bố kế họach triển khai quân tại Úc. Ngày 1 tháng 12, bà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đến thủ đô Naypyidaw của Myanmar (tên cũ: Burma, gọi tắt là Miến) gặp Tổng thống Thein Sein  và sau đó bay đi Ngưỡng Quảng (Rangoon, thủ đô cũ) thăm bà Aung San Suu Kyi, người phụ nữ đóng vai trò đối lập với chính phủ quân nhân Miến hơn 20 năm qua.

Đây là chuyến viếng công du của một Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đến Myanmar trong vòng 56 năm, nhắm hai mục đích quan trọng  hỗ trợ cho nhau. Thăm viếng tổng thống Thein Sein để nối lại mối quan hệ với Myanamar trong mục đích tìm một thế chung chận ảnh hưởng của Trung quốc. Thứ hai gián tiếp ủng hộ vai trò đối lập của bà Aung San Suu Kyi để chuyển biến dân chủ chế độ quân nhân độc tài tại Miến.

Kể từ năm 1975 sau khi Hoa Kỳ rút ra hỏi Á châu Thái Bình Dương chưa có thời gian nào chính sách Á châu của Hoa Kỳ đạt được thành quả tốt như năm qua. Khởi đầu với chuyến đi Hà Nội của bà Hillary Clinton tháng 7/2010  tham dự Hội nghị Diễn Đàn An Ninh Á châu (Asean Regional Forum – ARF). Tại đó bà tuyên bố chính sách của Hoa Kỳ ủng hộ chính quyền Hà Nội trong cuộc tranh chấp biển đảo với Trung quốc và tuyên bố không úp mở Hoa Kỳ xem sự tự do lưu thông trên Biển Đông là quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ.

Tháng 11/ 2011 vừa qua lời tuyên bố đưa quân đến Úc châu của Tổng thống Obama tại Canberra cũng được các nước Á châu (lẽ dĩ nhiên trừ Trung Quốc) đón chào nồng nhiệt. Và đầu tháng 12/2011 dư luận thế giới hết sức có thiện cảm với chuyến công du của bà Clinton đến Myanmar. Chuyển biến tại Á châu như những mắt xích nối kết chặt chẽ nhau. Sau lời tuyên bố tháng 7/2010 của bà Clinton tại Hà Nội, nếu đảng Cộng sản Việt Nam có những thay đổi thái độ đối với Trung Quốc trong vụ tranh chấp trên Biển Đông thì mấy tháng sau tại Myanmar  chính quyền quân nhân Miến trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.

Được tự do bà Aung San Suu Kyi tự chế không làm điều gì mất lòng mấy ông tướng, âm thầm vận động điều bà cho là then chốt nhất của dân chủ là “tự do ngôn luận” và trả tự do cho tù nhân chính trị. Đồng thời bà quan hệ các thế lực quốc tế vận động yểm trợ chính phủ quân nhân. Bà Aung San Suu Kyi và các ông tướng Miến đều có một mục đích chung là bảo toàn nền độc lập Miến không để cho Miến rơi vào vòng lệ thuộc Trung quốc.

Tháng 3/2011 Miến mở đầu một kỷ nguyên chính quyền dân sự sau khi ông Thein Sein, một tướng lãnh hồi hưu được sự ủng hộ của Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Quốc Phòng (Commander-in-Chief of Burma’s Defence Services) một Hội đồng Tướng lãnh hình thành do tân Hiến Pháp thông qua tháng 5/2008  được bầu làm tổng thống.

**

Ở đây cần giới thiệu vài nét về bà Aung San Suu Kyi. Bà quả là một người phụ nữ phi thường. (Aung San Suu Kyi)

Bà Aung San Suu Kyi là con gái út của tướng Aung San, người thành lập đảng Cộng sản Myanmar từng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Anh quốc giành độc lập. Khi Thế chiến 2 chấm dứt, ông tách ra khỏi đảng Cộng sản Miến và lãnh đạo nhóm xã hội thiên tả và là nhân vật tích cực nhất trong chủ trương đòi độc lập hòan tòan khỏi tay người Anh. Tháng 7/1947 ông bị U Saw, cựu thủ tướng dưới thời thuộc địa Anh cùng với một số sĩ quan người Anh âm mưu ám sát. Chính phủ Myanmar và các chính phủ quân nhân sau này tại Myanmar đều xem ông Aung San là vị anh hùng của dân tộc Myanmar.

Do công lao của chồng, năm 1960 bà Daw Khin Kyi được chính phủ Myanmar bổ nhiệm đại sứ Ấn Độ. Bà San Suu Kyi theo mẹ sang sống tại New Delhi. Sau bà du học tại Anh quốc. Bà gặp và kết hôn với ông Michael Aris, một chuyên viên người Anh về văn minh Tây Tạng. Bà Aung San Suu Kyi và ông Aris có hai con trai. Alexander Aris sinh năm 1973 và Kim Aris sinh năm 1977.

Tháng 3/1988 bà về nước thăm mẹ bị bệnh đúng lúc sinh viên biểu tình đòi chấm dứt chế độ quân nhân của tướng Newin và bà tích cực tham gia cuộc đấu tranh này (TBN: Tướng Newin bị nghi có nhúng tay vào âm mưu ám sát tướng Aung San). Sau khi giết 5.000 người trên đường phố thủ đô Rangoon, tướng Newin từ chức, và chính quyền vẫn nằm trong tay nhóm tướng lãnh thân Newin.

Bà tiếp tục cuộc vận động cho dân chủ đòi tổ chức bầu cử tự do. Phong trào đấu tranh do bà lãnh đạo lan rộng toàn quốc. Trong những buổi nói chuyện của bà có khi có đến nửa triệu người tham dự.

Năm 1989 Hội đồng Quốc gia Vãn hồi Trật Tự và Luật pháp (State Law and Order Restoration Council – SLORC) ra đời đưa ra lịch trình bầu cử và quản thúc tại gia không cho phép bà ra ứng cử quốc hội. Ngày 24/9  bà San Suu Kyi cùng với một số trí thức đồng chí hướng thành lập Liên Minh Quốc gia Dân chủ (National League for Democracy – NLD) chuẩn bị tham gia cuộc bầu cử. Bà San Suu Kyi được bầu làm Tổng Thư Ký Liên minh.

Trong cuộc bầu cử đảng bà chiếm 82% số ghế quốc hội nhưng Hội đồng quân nhân SLORC không công nhận kết quả bầu cử. Tháng  10/1990 bà San Suu Kyi được giải Nhân Quyền Rafto và tháng 7/1991 bà được giải Nhân quyền Sakharov do Nghị viện Âu châu trao tặng. Ba tháng sau, bà được giải Hòa bình Nobel. Từ đó cho đến ngày 7/11/2010 bà bị quản thúc tại gia tổng cộng 18 năm xen kẽ những khoảng thời gian ngắn được tự do.

**

Trở lại Miến. Trước sự xâm lăng kinh tế của Trung quốc, các tướng lãnh Miến đã thấy nhu cầu cởi mở chính trị trong nước để mở đường ra các nước dân chủ từ những năm cuối thập niên trước. Tháng 5/2008 Hội đồng  SLORC trưng cầu dân ý cho ra đời một bản Hiến Pháp mới và trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. Năm 2009 bầu Quốc hội và tháng Ba, 2011 vừa qua quốc hội bầu tổng thống mới mở đầu kỷ nguyên chính phủ dân sự. Cựu tướng Thein Sein do Hội đồng Quân Nhân Quốc Phòng (Commander-in-Chief of Burma’s Defence Services)  giới thiệu theo Hiến Pháp đắc cử tổng thống .

Sau ngày nhậm chức, tổng thống Thein Sein với sự đồng thuận của đa số tướng lãnh trong bộ máy cầm quyền đã thực hiện nhiều bước cải tổ.  Trước hết chính phủ trả tự do cho 6.000 tù nhân chính trị, thông qua luật cho phép biểu tình ôn hòa, ban hành luật đình công, và có ý nghĩa nhất là chuẩn bị hủy bỏ cơ quan kiểm duyệt báo chí như đòi hỏi tối thiểu năm trước của bà Aung San Suu Kyi sau khi bà được trả tự do. Chính phủ Myanmar cũng tỏ thái độ hòa giải với các nhóm thiểu số Shan, Karen, Chin … để đưa họ gần với cộng đồng dân tộc Miến tránh sự mua chuộc của Trung quốc. Hành động ngoạn mục được lòng dân nhất là tháng Chín 2011 vừa qua, Tổng thống Thein Sein hủy bỏ giao kèo 3.6 triệu mỹ kim với Trung Quốc xây đập nước trên sông Irrawaddy trong bang Kachin.

Ngoài áp lực của Trung Quốc và sự trở lại Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, sự  thay đổi chính sách đối ngoại của đảng cộng sản Việt Nam cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thái độ cởi mở của Miến Điện.

Tây phương trở lại Miến Điện mới có thể cân bằng và giải tỏa sức ép của Trung Quốc. Và muốn Hoa Kỳ và Cộng đồng Âu châu trở lại thì không thể không cải tổ chính trị và trả tự do cho bà San Suu Kyi. Nếu  chính quyền Miến Điện chấp nhận một tiến trình cởi mở dù nhanh hay chậm, bà San Suu Kyi có thể chính thức yêu cầu quốc tế giải tỏa cấm vận, và Hoa Kỳ và Cộng đồng Âu châu không chờ đợi gì hơn bước vào để cân bằng thế lực với Trung Quốc. Và đó là ý nghĩa của chuyến đi 3 ngày của bà Hillary Clinton.

Bà Aung San Suu Kyi là gạch nối tốt giữa chính phủ Miến với thế giới Tây Phương. Ngược lại Hoa Kỳ với sự hiện diện của bà Clinton tại Rangoon là cái gạch nối tốt giữa bà Aung San Suu Kyi và chính phủ Rangoon. Không có gì diễn tả rõ hơn thái độ của Hoa Kỳ khi trong cùng một ngày buổi sáng bà Clinton gặp Tổng thống Thein Sein tại thủ đô mới (Naypyidow, phía Bắc Rangoon 320km) buổi chiều bay đi Rangoon (thủ đô cũ) gặp bà San Suu Kyi. Tháng 8 vừa qua bà Aung San Suu Kyi đã đến Naypyidow yết kiến Tổng thống Thein Sein và kết quả Tổng thống Thein Sein đồng ý để bà phục hoạt Liên Minh Quốc gia Dân chủ và bà được chấp nhận ra tranh cử dân biểu trong cuộc bầu cử bổ khuyết 40 ghế quốc hội năm nay. Năm trước Liên Minh Quốc gia Dân chủ tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội và bị giải tán theo luật định.

Cũng dễ đoán bà Aung San Suu Kyi sẽ thắng và đảng bà sẽ có một tiếng nói đối lập chính thức trong quốc hội. Điều khó đoán hơn là trong cuộc bầu cử toàn quốc năm 2015 tới đảng Liên Minh Quốc gia Dân chủ sẽ chiếm được bao nhiêu ghế. Nếu nắm được đa số bà Aung San Suu Kyi có được bầu làm tổng thống không. Các tướng lãnh – vẫn được bản Hiến Pháp mới dành cho nhiều ưu tiên – (thí dụ theo Hiến Pháp, 4 bộ then chốt của chính phủ là Bộ Quốc phòng, Ngoai giao, Nội vụ và An ninh Biên giới phải là quân nhân) sẽ phản ứng như thế nào?

Thời gian từ nay đến năm 2015 là một thời gian tế nhị đòi hỏi sự khéo léo của bà Aung San Suu Kyi, của Tổng thống Thein Sein và của cộng đồng thế giới nhất là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cần tạo điều kiện cho Myanmar gia nhập các sinh hoạt quốc tế qua khuyến khích đầu tư, vận động IMF, WB nghiên cứu các chương trình trợ giúp.

Bà Aung San Suu Kyi chứng tỏ là một nhà chính trị có tinh thần yêu nước cao, biết đo lường tình hình và hiểu được sự khó khăn của những người trong cuộc kể cả những người đã giam cầm bà. Năm trước sau khi được trả tự do bà đã tự chế, và trước đám đông đến mừng bà đã nói bà không oán hận ai đã giam giữ bà. Bà ngỏ ý muốn tiếp xúc với Tướng Than Shwe, người lãnh đạo Hội đồng Hòa bình và Phát Triển (chỉ là một danh xưng mới của Hội đồng Quốc gia Vãn hồi Trật Tự và Luật pháp) để trao đổi ý kiến về một chương trình hành động có lợi cho đất nước. Chương trình của bà đã thành sự thật một phần nhờ tình hình quốc tế và nhất là nhờ sự nhận định đúng đắn có tầm nhìn của các thành phần trong cuộc.

Điếu lý thú ở đây là hai quỹ đạo của Việt Nam và Myanmar tuy có vẻ khác nhau nhưng thật giống nhau. Cả hai đều là nạn nhân của sự bành trướng của Trung Quốc, nhưng sự cấn cái đối với Hoa Kỳ khác nhau. Việt Nam cần Hoa Kỳ hơn (Myanmar cần Hoa Kỳ) nhưng quan hệ quá khứ còn đậm nét xung khắc hơn (vì từng đánh nhau, vì khác biệt ý thức hệ).

Nhưng hình như Myanmar đang học bài học của Việt Nam. Trong khi Việt Nam gởi viên chức cấp cao đi Hoa Kỳ, Ấn Độ thì Tổng thống Thein Sein cũng đi Ấn và gởi Tư Lệnh Bộ binh Min Aung Hlaing đến Hà Nội để trao đổi kinh nghiệm.

Và 3 ngày trước khi bà Hillary Clinton đến Myanmar, tướng Hlaing lại được phái tới Bắc Kinh gặp Phó Chủ tịch Nhà nước Trung quốc Tập Cận Bình, người sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào năm tới.

Và cách hành xử của chính phủ Myanmar cũng giống Hà Nội như in. Cứ mỗi lần có một chuyến công du quan trọng của một trong 3 quan chức lớn (Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội) qua Hoa Kỳ thì lại có một quan chức khác trong bộ ba đó đi chầu Bắc Kinh.

Cái khác nhau là trong khi Myanamr có bà Aung San Suu Kyi thì Việt Nam không có một khuôn mặt đối lập có tầm vóc tương đương. Và một trở ngại lớn khác là cái Hội chứng sợ làm hoà (syndrome of appeasement complex) còn quá mạnh trở thành một thứ ám ảnh trong tâm tưởng của người Việt lưu vong.

© Trần Bình Nam

Dec . 8, 2011

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15 Phản hồi cho “Myanmar, bà Suu Kyi & Hoa Kỳ”

  1. Lato says:

    Nhìn bà Aung San Suu Kyi mà thấy hổ thẹn cho dân VN.

    So với bà Aung thì các vị nhân sĩ, sĩ phu VN thời nay toàn to mồm, nói cho sướng miệng, nhưng thực ra cũng là phường giá áo, túi cơm, là không bằng ‘cục phân’ như ông Mao từng nói.

    Các vị hãy trả lời thực với chính mình, có ai dám hy sinh địa vị, cuộc sống gia đình, sự tiện nghi của đời sống riêng để kiên trì đấu tranh bằng hành động thực sự cho lý tưởng dân chủ và tự do mà quí vị đang ca tụng bằng cách la to không mỏi mồm ?

    Cái gọi là hiểu biết, kiến thức của quí vị thực ra cũng chỉ là một mớ chữ nghĩa nhặt nhạnh, chỉ để viết nhăng viết cuội, hò hét, hô hào cho thỏa mãn cái tôi, ham nói, ham cãi như ở trên diễn đàn này. Bàn luận về bà Aung San Suu Kyi thì quí vị có tự thấy hổ thẹn với bậc anh thư tài sắc vẹn toàn như bà ta không ?

    Bỏ cái não trạng vinh thân phì gia, hãy làm đi, đừng nói phét nữa !
    4000 năm nói phét đã quá đủ rồi.

  2. vuvan says:

    Các lảnh đạo ĐCSVN nên học tập đường lối của các nhà lảnh đạo Miến Điện chứ không phải lảnh đạo Miến Điện đến VN học tập ,ai lại nói kẽ tốt đi học tâp kinh nghiệm kẻ xấu xa ,rỏ chán ,một nông dân quèn cũng biết huống hồ là nhà trí thức .Hội chứng sợ làm hòa ,rỏ khổ,người Việt lưu vong theo nông dân nầy nghỉ ,họ bây giờ không sợ gì cả ,chỉ có CSVN là sợ họ thôi,chỉ có con đường họ trở về với nhân dân là tốt nhất cho gia đình cùng con cháu họ ,còn bảo thủ muốn giử chế độ độc tài nầy thêm thời gian nửa chắc là khó lắm ,dù cho trong tay họ có đầy đủ sức mạnh đàn áp ,tiệu diệt nhửng người yêu nước đòi tự do dân chủ,công bằng xả hội ,đa nguyên ,đa đảng phù họp với xu thế xả hội nhà nước thế kỹ 21 nầy.

Phản hồi