WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về lại nhà tù lớn

The Economist, ngày 13/11/2010 Xuyến Như chuyển ngữ

Một lần nữa, Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập Miến được trả tự do trên lí thuyết. Đợt quản thúc mới nhất vừa kết thúc hôm nay, 13/11/2010, khi bà vừa mới được trả tự do tại Yangon lại bị bắt lại ngay vì bà dám tiếp xúc ngay với hàng nghìn người ủng hộ bà. Những lần trước, gọi là trả tự do thực ra cũng chỉ là nói mà chơi thôi. Nhà cầm quyền quân phiệt đã hết sức hạn chế hoạt động của bà nên chỉ xem như là họ trả bà về với nhà tù lớn thôi.

Bà Aung San Suu Kyi

Lần này, bà Suu Kyi trở về trong một bối cảnh chính trị đã có phần thay đổi. Hôm 07/11/2010 vừa rồi, lãnh đạo quân phiệt Miến tổ chức tuyển cử lần đầu sau 20 năm gián đoạn. Họ làm vậy chẳng phải là để giao quyền lại cho các chính khách dân sự đâu, mà thực ra chỉ là để cho đám quân phiệt tiếp tục giữ lại quyền lực. Thật thế, chính đảng của giới quân phiệt đã tuyên bố thắng lớn. Tuy nhiên, cuộc tuyển cử này ít ra cũng dè xẻn màu mè đa đảng trong một định chế toàn trị.

Câu hỏi đặt ra lúc này là bà Suu Kyi sẽ xoay xở thế nào trong bối cảnh chính trị mới này. Nếu dựa theo kinh nghiệm quá khứ thì có lẽ bà phải ứng xử như một chính khách. Theo lời luật sư của bà thì bà Suu Kyi sẽ không chấp nhận bất kì một hạn chế hoạt động nào trong thời gian tới. Bà đã hẹn với công chúng ủng hộ bà chiều nay rằng ngày mai, 14/11/2010, bà sẽ có lời tuyên bố chính thức với đồng bào.

Tuy vậy, chính đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (National League for Democracy, NLD) nay đã chính thức bị giải thể, và giới quân phiệt trước nay không hề nhân nhượng với các hoạt động chính trị của bà. Họ rất căm giận vì bà có uy tín lớn với quốc tế – bà được giải Nobel Hoà Bình năm 1990 – nên đã ra sức trấn áp đối lập chính trị tại quốc nội, họ lo sợ rằng tiếng tăm của bà có thể đe doạ vị thế quyền lực của họ.

Ngay trước khi bà được trả tự do, hàng trăm người đã tụ tập gần nhà bà và quanh trụ sở của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD) trước kia. Đây là một sự kiện đáng chú ý trong hoàn cảnh giới quân phiệt cố tình muốn thủ tiêu hình ảnh bà trên hệ thống truyền thông đại chúng do chính họ kiểm soát.

Nhưng bà Suu Kyi là một khuôn mặt đặc biệt. Sự kiện bà là con gái của Aung San, người anh hùng giải phóng cho độc lập quốc gia Myanmar, là một lợi điểm. Kế đó là vẻ duyên dáng của bà đã thu hút khối lớn công chúng khi bà từ Anh Quốc trở về nước năm 1988 để chăm nom thân mẫu bị yếu mệt. Ngay cả trong thời gian bị quản thúc tại gia, uy thế của bà đã giúp cho Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ thắng cử vang dội trong cuộc tuyển cử năm 1990, nhưng kết quả bầu cử không được tôn trọng. Và sự kiên trì sắt đá của bà trong suốt thời gian hai thập niên bị trấn áp càng khiến bà được công chúng quý trọng thêm.

Tuy vậy, không phải là bà không bị phê phán đâu. Đám quân phiệt xem ra quyết tâm giữ quyền lực, ngay cả sau khi đã tổ chức tròn trịa một cuộc tuyển cử giả hiệu để lập một chính phủ dân sự. Người ta trách bà là đã từ chối thoả hiệp. Năm 1995, bà đã rút Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ ra khỏi “nghị hội quốc gia” để thảo ra hiến pháp mới. Cuối cùng thì, như đã đoán trước, đám quân phiệt đạt được toan tính ban đầu: họ tiếp tục nắm quyền lực. Cuộc trưng cầu ý dân gian lận tổ chức năm 2008 đã thông qua kết quả này.

Năm nay, bà Suu Kyi lại quyết định là Liên Đoàn tẩy chay cuộc tuyển cử. Điều này dẫn đến việc Liên Đoàn bị giải thể, rồi dẫn đến phân hoá, vì một nhóm tách ra để tham gia tuyển cử. Có thể là họ có nguyên tắc, nhưng cả hai lần tẩy chay hẳn nhiên là sai lầm. Nó cho đúng, cả hai lần tẩy chay kia có thể tạo nên phần nào tính chính đáng nhưng cũng không tránh khỏi bị loại trừ.

Đây là lần thứ ba bà Suu Kyi được trả “tự do”, kể từ khi bà bị quản thúc năm 1989. Lần bà được trả tự do năm 1995 đã nhen chút hi vọng, khi giới quân phiệt cho phép thông tấn nước ngoài được gặp bà. Đã có lúc tưởng chừng bà được phép hoạt động chính trị. (Lần này thì thông tấn nước ngoài bị cấm, như là họ bị cấm trong ngày tuyển cử vừa rồi, và các toà đại sứ và tổng lãnh sự khá cực nhọc khi loại những kẻ thâm nhập dưới danh nghĩa “du khách”).

Giới quân phiệt chắc sẽ không cho bà đi lại thoải mái để gặp gỡ thành viên và những người cảm tình viên với Liên Đoàn. Năm 2000, bà đã bị giữ suốt 19 tháng. Mới được trả tự do vào tháng 12/2002, bà lại bị bắt lại năm 2003 vì họ quy tội cho bà là đã can dự vào cuộc tàn sát khi đoàn xe bà đi cùng lại bị bọn đầu gấu do phe quân phiệt thuê tấn công. Họ lại còn kéo dài thêm hạn giam lỏng bà vào tháng Năm năm ngoái khi quy tội cho bà vốn chỉ là nạn nhân của một vụ đột nhập mà một người Mỹ hơi bất bình thường, bơi qua hồ gần nhà bà và bảo rằng ông đến thăm bà theo lệnh truyền của thượng đế!

Lần giam giữ này hết hạn vào ngày 13 tháng Mười Một. Giới quân phiệt vẫn tỏ ra kiên định với sự cứng rắn của họ khi họ thiết định luật lệ trán áp. Có lẽ vì thế mà cuộc tuyển cử vừa qua đã được sắp xếp một tuần trước ngày trả tự do cho bà, cho đến ngay lúc này đây giới tướng lĩnh quân phiệt cũng chưa thể lường trước được là bà sẽ tác động đến công luận ra sao.

Đến đây, chúng tôi xin bày tỏ đôi ba ý kiến riêng. Chúng tôi đã hân hạnh được gặp bà vài lần vào những năm 1990, và vô cùng ngưỡng phục sự dũng cảm, vẻ nghiêm nghị và cả sự dí dỏm của bà. Người ta cứ vẽ ra hình ảnh của một Suu Kyi nguyên tắc nhưng cố chấp, chẳng biết nhân nhượng giới quân phiệt, quên rằng bà từng bị chính cánh đối lập chê trách. Lần bà được trả “tự do” năm 1995, lúc ấy ai ai cũng nghĩ tới thiện ý đối thoại và thoả hiệp với những người vẫn còn mơ tưởng rằng với thành quả tuyển cử vang dội năm 1990 thì sẽ chẳng bao lâu có thể quét sạch bọn quân phiệt. Bà Suu Kyi thực sự vẫn bám chắc nguyên tắc của Gandhi. Bà dứt khoát loại trừ giải pháp bạo động mà một số người theo bà hi vọng bà sẽ lãnh đạo để tạo ra cuộc cách mạng đối đầu giữa quần chúng và giới quân phiệt.

“Nên nhớ rằng sự linh hoạt và sự nhu nhược là hoàn toàn khác hẳn nhau”, bà đã nói với The Economist như thế vào lúc đó. Một sợi thép mạnh được là nhờ nó linh hoạt, chiếc đũa thuỷ tinh xem ra cứng cỏi đấy nhưng có thể gãy dễ dàng. Trong ngần ấy năm, bọn quân phiệt đã làm đủ trò để mong bà trở thành chiếc que thuỷ tinh. Xem ra họ chưa thành công.

Nguồn: Thông Luận

7 Phản hồi cho “Về lại nhà tù lớn”

  1. Hwy Tse says:

    CÓ BÀN TAY CỦA CHÚ SAM (USA)

    Hầu như là vầy:

    ** Cậu Miến (Myanmar) này chơi với Bố già Chệch (China) lâu năm vì chịu đựng không nỗi với những tham vọng, gian manh… của BG nên mới tách ra và chơi với CHÚ SAM…đó !

    ** Đây là một cử chỉ đáp lễ của Cậu Miến đối với Chú Sam !

    Nhân tiện, có vấn nạn đại loại như vầy:

    Giá như Bà Ang San Suu Kyi nắm quyền thì Bà sẽ làm được gì và tới đâu nà ! ?

    Hwy Tse, S&FR,…

  2. BaWa says:

    Ồ-ba-ma cũng bawa
    Nói nghe cho có vẻ, mình cũng ”báhòa” thế thôi!
    Kụ ngồi ghế nớ làm ”tôi”
    Chứ đâu có làm chủ, phải múa môi cho đỡ buồn!!!

  3. Lê văn Tâm says:

    Mỗi lần đọc, nghe, hay thấy tin tức về bà Aung San Suu Kyi, là tôi nghĩ tới Lê Thị Công Nhân của Việt Nam. Cám ơn Trời, “anh hùng chưa tận thì đất nước sẽ chưa đến đường cùng”

  4. BaWa says:

    ĐứcTin phải có MốiNgờ
    Chuá trời cũng muốn cõi bờ mênhmông…
    Cho nên, dù muốn dù không
    Phải luônluôn thậntrọng, đừng phụ lòng ông cha!!!

    BaWa thường nói bawa
    Nhưng BaWa biết, đời bawa kwá nhiều…

  5. lotxac says:

    Thế-Giới phương Tây hay thích xen chân vào các nước nhỏ; dù rằng các nước như MYAMAR hay gọi là Miến-Điện; người ta hay giữ cái nề nếp PHONG-TỤC của TỔ-TÔNG qua truyền thống qua nhiều thế-hệ cho đến ngày nay: Tôn-giáo theo đạo Phật cũng được mọi người dân tín ngưỡng,và dù là chính quyền QUÂN-NHÂN họ vẫn tôn kính quí Sư; và nhà CHÙA.
    Duy chỉ có bà San Sui Kyi; người đã lấy chồng nước ngoài,và được người Anh huấn luyện để trở về nước lãnh đạo phong trào của bà tại Miến Điện,bà bị giới Quân-Nhân miến Điện quản-thúc tại gia. Trường hợp này cũng có xảy ra ở VNCH tương tự như bà sư trọc đầu Huỳnh Liên (chồng tập kết) vợ mặc áo TU để chống phá chính phủ bằng cách sách nhiễu biểu tình. Người thứ hai là bà Ngô bá Thành cũng tương tự như bà Huỳnh Liên; may cho những người này là VNCH biết kính nể TÔN-GIÁO,và MIẾN ĐIỆN biết kính nể CON NGƯỜI (Human Rights).Chứ gặp trường hợp CSVN thì bà San Sui Kyi này đã đi mò TÔM 9 kiếp rồi.
    Bà San Sui Kyi được nổi tiếng, và có thể được trao GIẢI NOBEL HOA BINH một ngày gần đây; nếu các SIÊU CƯỜNG thấy có lợi của mình trong Miến Điện.

    • Tạ Tuyên says:

      Ông/bà Lotxac không biết là bà Aung San Suu Kyi đã được giải Nobel Hoà Bình năm 2006 rồi sao?

      • lotxac says:

        Cảm ơn ông bạn nhắc nhở; Tôi nào có hay ? già thì đấu tranh theo già; có lúc bạn bè cũ còn quên. Cảm ơn

Phản hồi

Loading...