Thông điệp mùa Giáng sinh: Bỏ mác lê xuống là thành phật
Mừng lễ Noel, mừng Chúa Jesus giáng sinh, sao lại nhắc lời Phật dạy: “Bỏ đao (mác lê ) xuống là thành Phật, là sao?
Phật dậy: bỏ đao xuống là thành Phật, chứ Phật có bảo bỏ mác lê xuống đâu! Thưa, ngày xưa chưa có súng ống nên ngưới ta thích dùng đao to búa lớn làm vũ khí cho nó hoành tráng; nay thiên hạ ưa dùng đám đàn em của đao là mác, lê hơn vì nó gọn nhẹ ; gươm, đao, giáo, mác, lê, búa, liềm…vốn là những chủng loại vũ khí dùng để giết người thông dụng nhất; ví như đồng chí Pôn Pốt & Iêng Xa ri dùng búa để đập đầu và liềm để cắt cổ mà xơi tái gần hai triệu đồng bào mình đó thôi. Đồng chí Mao Trạch Đông dùng lưỡi mác của Đức và mũi lê Nga -Xô mà tàn sát cả ngót trăm triệu đồng bào Trung Hoa của mình rất ngon ơ là gì?
Việc Chúa Giáng Sinh hơn hai ngàn năm trước không phải chỉ dành riêng cho dân Do Thái mà chính là vì dân ngoại đấy. Ngày nay, trên toàn thế giới, không chỉ riêng tín đồ của các đạo: Thiên Chúa giáo La Mã, Chính thống giáo,Tin Lành…mừng lễ Chúa giáng trần mà cả những người không theo đạo Chúa cũng mừng lễ Noel.
Kẻ viết bài này có mấy người bạn thân vốn là Phật tử, dịp này, trong nhà họ cũng bày hang đá, thông Noel cho mấy đứa cháu vui lòng, lại mời khách đúng đêm 24 tháng 12 này đến nhà ăn mừng lễ Giáng sinh. Họ bảo, Phật không hề độc tôn, anh theo đạo Chúa mà tâm Phật thì vẫn có thể thành Phật, vẫn có thể tìm thấy niết bàn trên cõi đời này. Họ lại bảo, đối với những Phật tử được giác ngộ, Chúa Jesus thực ra cũng là một đức Phật mà thôi.
Vì thông điệp từ bi hỉ xả của Phật sáu trăm năm trước Chúa ra đời vẫn còn nguyên giá trị trong thông điệp cứu thế của đấng Ki-tô. Vì truyền thống tam giáo đồng nguyên : Phật Nho Lão là nền tảng văn hóa dân tộc, một cội nguồn đa nguyên văn hóa, chỉ có mở ra đón nhận mọi khác biệt để hòa đồng mà không bao giờ biết khép lại…Vì Phật giáo từng là quốc giáo của dân tộc Việt Nam từ thời Lý Trần…
Hãy mở tinh thần Đức Phật ra: giải thoát cả sự giải thoát ta sẽ gặp tinh thần thương yêu vô bờ bến của Chúa Ki-tô và ngược lại.
Trước Chúa sáu trăm năm, Đức Phật đã tìm ra chân lý: bỏ mác lê búa liềm xuống là thành Phật, quay lại là bờ, lấy oán báo oán, oán oán trùng trùng, lấy ân báo oán mới diệt được oán…Rằng đến loài thú cũng không chỉ dùng cái ác mà đối với nhau, huống nữa là loài người. Phật dạy loài người : bạo lực dù núp dưới danh nghĩa màu mè nào cũng không cải tạo, không cứu được thế giới. Chỉ có con đường thiện căn mới cứu được loài người mà thôi.
Tinh thần nhân văn cao cả vô biên của Phật được Chúa xuống trần tiếp nối. Ngài chọn nơi nghèo hèn nhất thế gian là máng cỏ của bò lừa để ra đời trong đêm đông buốt giá Bethlehem xứ Judea. Khi Ngài gần đến ngày sinh, cha mẹ Ngài: Mary và Joseph đang trên đường trốn qua Ai cập để tránh sự tàn sát các bé trai sơ sinh Do Thái của vua Herod…Khi ấy, đất nước Do Thái bé nhỏ của Ngài đang bị đế quốc La Mã chiếm đóng…Đã mấy ngàn năm, dân tộc Do Thái của Ngài luôn bị các đế quốc láng diềng như Ai Cập, Babilon…hủy diệt, tàn sát mà nó vẫn trường tồn.
Các Caesar (tên gọi chung các Hoàng đế La Mã, bắt nguồn từ tên của vị hoàng đế vĩ đại nhất là Julius Caesar ) của đế quốc La mã thời ấy bao trùm lên các vùng đất quanh Địa Trung hải chỉ biết sức mạnh của lưỡi mác (mác là em gươm). Các Caesar đã dùng sức mạnh của cái ác, của lưỡi mác lưỡi lê để thống trị thế giới.
Liệu cái ác, liệu vũ khí mác lê, liệu bạo lực cách mạng có phải là phương cách duy nhất để cứu vãn thế giới, để giải phóng con người, để dắt con người đến cõi đại đồng tuyệt đối hoàn thiện hoàn mỹ như lý thuyết tuyệt đối hóa mác lê của các Caesar và lý thuyết cách mạng duy ác của các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa ảo tưởng sau này tung ra hòng thống trị thế giới chăng?
Không, ngàn lần không, Chúa Jesus đã xuống thế để thay thế sức mạnh của lưỡi mác, lưỡi lê nơi các Caesar bằng sức mạnh vĩ đại nhất của Cái Đẹp để cứu vớt thế giới. Ấy là sức mạnh của tình thương yêu : hãy yêu thương ngay cả kẻ thù, hãy dùng thương yêu để xóa thù hận, nếu ai tát má phải của các ngươi, hãy chìa má trái cho họ tát tiếp, nếu ngươi không tha thứ cho anh em ngươi, cũng chính là ngươi đã không tha thứ cho ta…
Ngài xuống thế để trả lại tự do cho người nô lệ, trả nhân phẩm nhân quyền cho người bị đàn áp, bị quan quyền bách hại. Ngài xuống thế vì những kẻ thấp hèn, vì những kẻ tội lỗi, vì dân ngoại và vì những ai còn khổ đau, tủi nhục, than khóc trên đời.
Thông điệp tha thứ của Ngài phải chăng là tiếp nối thông điệp từ bi của Đức Phật ? Trên đường dắt môn đệ đi rao giảng tin mừng, Ngài thấy dân Do Thái đang chuẩn bị ném đá cho tới chết một thiếu phụ bị quy là mắc tội ngoại tình. Ngài kêu người đàn bà ngoại tình đến và hỏi đám đông đang giận dữ : nếu ai trong các ngươi là người không có tội thì hãy ném đá người đàn bà này. Rồi Ngài cầm tay người đàn bà ngoại tình nói : con hãy về đi, con đã được xá tội…
Người đàn bà tội lỗi nhất thành Jerusalem, một gái điếm nổi tiếng đẹp và dâm đãng có tên là Mary Magdalene đã theo Ngài và trở thành vị nữ thánh đầu tiên của đạo Thiên Chúa sau Đức Mẹ Mary.
Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Sự cứu chuộc cuối cùng của Chúa Ki-tô” của đại văn hào Hi Lạp Nikos kazantzaki ( 1883-1957) có một chương tuyệt hay nhằm tôn vinh Chúa Ki-tô là đoạn nhà văn tả cảnh Chúa Jesus xếp hàng đi chơi gái điếm. Vâng, Ngài đã đến chính ổ điếm lớn nhất Jerusalem thời đó để tìm gặp gái bán hoa tuyệt sắc giai nhân Magdalene, không phải để “chơi” theo kiểu dung tục trần gian khả ố, mà để chơi theo kiểu thiên sứ giải thoát con người, giải thoát con quỷ dâm dục khỏi người đàn bà này và thánh hóa người đàn bà tội lỗi ngay trong chốn nhơ nhớp nhất.
Có lẽ, do không tiếp nhận được tinh thần tôn vinh Chúa Ki-tô một cách rất khác thường như thế mà giáo hội Chính thống Hi Lạp đã rút phép thông công Nikos Kazanzaki, giáo hội Công giáo La mã đã cấm giáo dân đọc cuốn sách và xem cuốn phim về tác phẩm lớn tôn vinh Chúa này của văn hào Hi Lạp. Cùng với đại văn hào Nga Dostoyevski ( 1821-1881) trong kiệt tác “ Anh em nhà Karamazov”, văn hào Ba Lan H.Sienkievich (1846-1916) với tác phẩm lớn “Quo vadis” ( giải Nobel năm 1905), cùng với thi ca của thi hào xứ Lebanon Khalil Gibran( 1883-1931)…là những cuốn sách ca ngợi Chúa Ki-tô tuyệt vời nhất trong hàng ngàn tác phẩm văn học khác viết về tinh thần giải thoát của Ngài.
Ngài xuống thế để tôn vinh kẻ nghèo hèn, đem tự do cho kẻ nô lệ. Trước Ngài, khoảng năm 73 TCN, Spartacus ( 120 TCN -70 TCN) một nô lệ vùng lên giải phóng, đã lãnh đạo người nô lệ của đế quốc La mã nổi dậy, dùng vũ lực để trả lời vũ lực La mã, đến mức xuýt chiếm được thành Rome. Cuối cùng, người anh hùng Spartacus và hàng vạn nô lệ khởi nghĩa đòi tự do đã bị tướng La Mã Marcus Licinius Crassus chỉ huy năm vạn lính tinh nhuệ tiêu diệt; hàng vạn nghĩa quân bị đóng đinh trên các giá gỗ hình chữ X, hình chữ thập dọc bờ biển Địa Trung hải…
Chính là tình thương yêu, sự tha thứ của Chúa đã phá tan đế chế của nô lệ La mã. Chúa Jesus chính là nhà giải phóng nô lệ vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Đạo của người khởi thủy là đạo của dân đen, của những người nô lệ, của những sắc dân ngoại bị coi là tà giáo, là phù thủy, là mọi rợ man di. Có kẻ đã giải thích sai câu nói của Ngài để đẩy người giàu ra khỏi Chúa, đẩy người giàu có ra khỏi hội thánh, rằng: “Kẻ giàu vào nước thiên đường khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim”.
Cái lỗ kim trong câu Kinh Thánh này không phải là cái lỗ kim may vá mà là cái cổng thành bé nhất của thành Jerusalem cổ có tên gọi là cổng lỗ kim, chỉ vừa người qua, nếu dắt thêm một con lạc đà trưởng thành thì không thể nào chui lọt. Như vậy, người giàu theo Chúa nếu thiện căn cứ việc vào nước thiên đường thoải mái, chỉ kèm điều kiện là đừng dắt theo một con lạc đà ! Thuyết cho rằng triết gia người Đức gốc Do Thái K.Marx ( 1818-1883) vin vào lời Chúa nói về “kẻ giàu vào nước thiên đường khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim” mà đuổi sạch, diệt sạch bọn tư bản nhà giàu ra khỏi thiên đường cộng sản dưới thế, chỉ để bọn vô sản khố rách áo ôm vào cõi đại đồng thoải mái, tha hồ ăn chơi nhậu nhẹt, không chịu làm chỉ ngồi hưởng lạc là một ngụy thuyết vậy.
Chúa Jesus đã dùng tình yêu thương làm vũ khí để chống lại lưỡi mác, mũi lê của các Caesar suốt ba trăm năm. Hàng chục vạn tín hữu Ki-tô đã bị ném vào các sân giác đấu cho cọp, sư tử xé xác, bị chém đầu, bị đóng đinh trên thập giá như Ngài từng bị đóng đinh. Nhưng cuối cùng, sức mạnh của đế quốc duy ác, đế quốc của mác, của lê, của búa của liềm, đế quốc theo chủ thuyết dùng bạo lực, dùng cái ác để thống trị thế giới đã bị thua trận trước vũ khí thương yêu của Ngài. Hoàng đế La mã Constantine (280-337) đã giác ngộ theo đạo Chúa, làm đúng như lời Phật dạy, lời Chúa phán : bỏ đao xuống mà thành Phật, thành thánh. Constantine (Constantinus) là hoàng đế La mã đầu tiên theo đạo Ki-tô, ban sắc lệnh Milano cấm chỉ việc giết hại tín đồ Ki-tô giáo đã kéo dài suốt ba trăm năm trên toàn cõi La mã, coi đạo Chúa là quốc giáo La mã. Ông đã được giáo hội Công giáo phương Đông, giáo hội Chính thống giáo và các giáo hội Tin lành phong là vị thánh lớn thứ ba của đạo Ki-tô, chỉ sau hai thánh tông đồ đầu tiên mở hội thánh là Peter và Paul.
Nói về Paul (thánh Phao Lồ) một trí thức Do Thái học vấn cao, uyên bác văn hóa Hi Lạp, La mã, sinh tại thành Tarsus Thổ Nhĩ Kỳ, từng theo phái Pharixiêu (Pharisee), người từng đi giết hại hàng trăm tín hữu Ki-tô giáo buổi sơ khai. Khi Paul đang tiến vào thành Damascus để tìm giết sạch các giáo hữu Ki-tô thì bị ngã ngựa, một tia sáng trên trời chói lọi làm ông như mù mắt và có tiếng Chúa nói nhỏ vào tai kẻ ác rằng : bỏ mác xuống, bỏ lê xuống, cầm lấy lòng thương yêu, ngươi theo ta và hóa thành Thánh…Từ đó, Paul sát cánh cùng thánh Peter ra sức truyền đạo và cùng với Peter lập lên giáo hội Công giáo tại thành Rome…
Nói về Peter (thánh Phê-rô) được Jesus trao chức trưởng nhóm tông đồ. Ông cùng với hai người em vốn làm nghề đánh cá, đang thả lưới thì nghe Chúa gọi bỏ cá đi theo ta để đánh mẻ lưới lớn hơn, một mẻ lưới nhân ái thu được hàng triệu linh hồn cứu rỗi. Peter là người nhát hơn cáy nhưng lại có chất anh hùng rơm. Khi Judas Iscariot dẫn quân dữ, tay sai của thầy trưởng tế Caiaphas đến vườn Gethsemane bắt Jesus, Peter đã rút mác (mác là em gươm) ra khỏi vỏ, chém thẳng cánh xuống đầu tên Manco, làm hắn đứt tai. Jesus bèn nhặt chiếc tai đã đứt của tên lính Manco, rồi gắn tai lại nguyên lành cho hắn, đoạn phán : “Này Peter, hãy nhét mác vào vỏ, kẻ nào dùng mác thì sẽ chết vì mác”.
Vâng, trước Ngài (Jesus), đại đế Julius Caesar ( 100 TCN – 44 TCN) vị hoàng đế của các hoàng đế La mã, vị Chúa tể của sức mạnh duy ác, của lý thuyết dùng bạo lực cách mạng ( bạo lực của nền cộng hòa Rome) để chinh phục thế giới bán khai , kẻ đã lập ra đế quốc Địa Trung hải vĩ đại, kẻ tôn sùng lưỡi mác và mũi lê đã chết đúng như lời Chúa phán với Peter. Khi cả triều đình đang vạn tuế, tung hô đại hoàng đế Caesar, thì một kẻ phó tướng của ông ta là Marcus Junius Brutus miệng hô vạn tuế nhưng một tay đã cầm mũi lê đâm chết chính Caesar để cướp ngôi.
Đúng như lời Chúa phán: “Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar, cái gì của Chúa hãy trả lại cho Chúa”. Caesar đã dùng lưỡi mác để chinh phục thế giới và phải chết dưới lưỡi lê của thuộc hạ, tướng quân Brutus.
Vâng hãy trả thiện căn lại cho kẻ duy ác, hãy trả thương yêu cho kẻ thù hận. Hình như trong gió, có tiếng hát và tiếng nói của các thiên sứ mừng Chúa Giáng sinh hát và nói rằng: hỡi các đồng chí Caesar, cái gì của đảng hãy trả cho đảng, cái gì của dân hãy trả cho dân. Hãy trả lại cho dân tự do, dân chủ, trả người yêu nước bị bắt oan về gia đình họ, trả đất lại cho giáo xứ Thái Hà, trả chị Bùi Minh Hằng về giữa vòng tay đứa con trai đi tìm mẹ, đứa con hiếu thảo của người đàn bà phải đi tù vì yêu nước. Các thiên sứ vẫn hát và nói trong nhạc mừng Noel rằng: hỡi các đồng chí Caesar Việt Nam, hãy bỏ các vũ khí của bạo lực cách mạng là mác, lê, búa, liềm xuống, đễ nhận lấy tinh thần từ bi của Phật, nhận lấy tình thương yêu bác ái Thiên Chúa, lấy phúc của muôn dân làm phúc của mình, các vị còn có cơ may thành Phật, thành thánh… Amen .,.
Sài Gòn 10/12/2011
© T.M.H
© Đàn Chim Việt
Tám thuốc Lào chào ông Trần Mạnh Hảo
Có cần phải dài dòng văn tự và đưa tôn giáo vào bài viết như vậy không Ông?
Cứ nói toạc móng lợn ra rằng; “Bỏ mác lê xuống là thành phật”, là vì Mác-Lê cổ vũ cho bạo lực cách mạng, tàn nhẫn và độc ác. Vậy vứt bỏ Mác-Lê là từ bỏ bạo lực để sống tử tế và yêu thương giữa con người với con người như Chúa, Phật đã dậy.
Mời Ông kéo với Tám Thuốc Lào một điếu rồi nghiệm lại xem sao, chứ viết lách như trên thì dễ bị mang vạ là xúc xiểm tôn giáo lắm đấy Ông ạ.
PHẬT VÀ CHÚA
Nhiều ngàn năm Phật vẫn sáng ngời
Nhiều ngàn năm Chúa vẫn như ánh đuốc thiêng mở lối
Thích Ca đấy quả con người vĩ đại
Jésus kia thật đức hạnh từ bi
Một kẻ anh minh từ bỏ ngai vàng
Một nhân cách tuyệt vời
Dám chịu đóng đinh trên thập giá
Một người nói lấy ân trả oán
Một người kêu ai tát má trái hãy chìa má phải của mình
Tất cả họ đều những nhân cách anh minh
Biết vượt lên trên cõi đời, biết xem nhẹ những điều thường tình thế giới
Họ rất đáng để được vinh danh là Phật
Họ rất đáng để được ngợi ca là Chúa hiền minh
Bởi họ không tầm thường như bao ý nghĩa bọt bèo trong cõi đời này
Mà họ luôn là ánh sáng soi đường
Họ luôn là những vì sao chói chan nhân cách
Thứ ánh sáng đó như trên vòm trời tỏa xuống
Đầy rộn ràng vì luôn tràn ngập ánh hào quang
Họ quả thật khác bao người chỉ vốn ngập ngụa trong bao chuyện thế gian
Ấy thế nhưng vẫn cứ nghĩ tưởng hay tự cho mình là thần thánh
Đưa ra các lý thuyết tự cho là cứu vãn loài người mà thật sự chỉ là vớ vẩn
Bởi thanh bình đâu không thấy mà chỉ thấy có mọi chuyện đảo điên
Khắp chốn thế gian đầy những việc tung hô
Mà thật sự vẫn chỉ là những điều đóng tuồng, giả dối
Ôi thật ấu trĩ và cũng đáng thương thay
Biết bao lớp những con người
Sao vẫn mãi đóng tuồng hay bó buộc phải làm những điều giả dối
Tại sao không biết sống như những con người hoàn toàn chân tình
Như Jésus, như Phật
Những con người hoàn toàn với lòng bác ái, từ bi
Tại sao cứ phải giả tạo như ông lý thuyết gia kia
Cứ mơ tưởng trái khoáy cõi trần tục thành chốn thiên đường
Và dè bỉu các tôn giáo tinh thần đều là thuốc phiện
Thật trái trớt và thật hoàn toàn phi lý
Để khiến cuộc đời trở thành một thế giới giả danh
Nên chưa quá vài trăm năm đã làm vấy bẩn cuộc đời
Khiến toàn thể thế giới loài người trở thành ngao ngán
Thế mới biết đã trên nhiều ngàn năm
Quả chỉ mới có Jésus và Phật
Mới chính là những nhân cách thánh thiện nhất cho cả cõi đời
Họ chính là những linh hồn, những trí tuệ vô song
Và quả họ mới thật sự xứng đáng để người đời ca ngợi
Họ như những giọt sương trong lành
Như những ánh sao lấp lánh
Họ vượt lên xa vời và tỏa sáng cả thế gian
Họ không màng những thói tầm thường, giả dối, hư danh
Và quả thật họ mới là những con người hoàn toàn thánh thiện !
ĐẠI NGÀN
(21/12/11)
Hoan hô Thich thanh Bình,trình bày, trên bài viết nầy cũa tg ỡ đây thiệt là có trí tuệ.Từ xưa cho đến nay,sự khác biệt giữa các tôn giáo vẫn còn có một giới hạn nhất định,vì thế,về mặt tế nhị,trên tinh thần hoà khi sinh tài mà nói,không nên lạm dụng sự tự do dễ dãi,phóng khoáng về cái LÝ và SỰ cũa một tôn giáo nầy đễ làm công cụ,sách động,bào chữa cho một tôn giáo hay chũ thuyết khác,trong khi trong niềm tin cũa một tôn giáo đó,đã cho thấy rõ là không bao giờ có thễ chấp nhận cái lý sự và sự tôn thờ cũa một tôn giáo khác hoàn toàn không giông với mình.
Có thễ rằng,khi gặp nhau chúng ta có thễ dẫn giãi những tình thương yêu,đề cao đức tính Nhân Bãn cũa con người,đó là một nhu cầu cần thiết cấp bách nói chung,vì tất cã đều giống nhau là cho dù anh có tài đức cỡ nào đi nữa,là đễ phụng sự con người,ấy mới là đáng nói và đáng qúi,người đời trước cũng vậy,người đời nay cũng vậy và người đời sau cũng mong cầu như thế,hy vọng rằng không có một thế lực nào có thễ ngăn cãn được…Muốn thế,trước hết chúng ta quyết tu sữa tính mệnh ta,đễ khi có cơ hội chúng ta ṭự cứu rỗi những cái vấn nạn cũa mình một cách dễ dàng,nếu có thễ.Vì làm người đã khó,mà lại muốn làm người cho thật là tính chất người thì lại càng khó hơn…nếu làm người mà luôn luôn sống hoài không chết,ao ước gì cũng được toại ý vừa lòng,thì trong văn hoá Việt Nam lạ̀m sao có câu,
Thuỡ trời đất nỗi cơn gió bụi,
Khách má hồng,nhiều nỗi truân chuyên../
Dâm Tiên says:
10/12/2011 at 14:26
Dâm Tiên khen anh cu Cộng sản một phát, cho dù đi lạc hướng
dân tộc,
nhưng anh ta có lý tưởng sai lầm cộng sản để tôn thờ. Ít ra, anh
CS ta có thái độ, có tinh thần dứt khoat.
Ấy a, tôi chêi anh Quốc Gia, chỉ lăm lăm lo toan cho cá nhân
tiểu tư sản của mình, lại dễ sống buông thả, trai gái thì xuống
đường bô lô, nhà báo thì giả vờ vác bị đi ” ký giả ăn mày..”
ông đi tu thì chỉ lo cái chùa, cái nhà thờ của mình…
Vậy ,có ý rằng : Người CS tích cực cho một mục đích SAI;
người Quốc Gia lè phè cho một mục đích ĐÚNG.( Lạ quá hỉ!)
Hallo bạn Dâm Tiên khen chê như vậy thì tội chết.Bỡi ngày nay VNCH không còn nằm ỡ mặt trận chiến trường nữa,có câu ăn theo thuỡ ỡ theo thì.Cho nên lý tưỡng cũa VNCH,nó nằm trong cuộc sống hàng ngày,trong sinh hoạt đấu tranh,trong tư tưỡng và trong ý chí cũa người lính VNCH đã được rèn luyện trong thời chiến tranh,trên tinh thần TỖ QUỐC DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM.
Còn bây gìờ thì khác xưa xa lắm,bão VNCH không lè phè làm sao được.?Cộng sãn đúng hay sai gì không biết nhưng sự thật họ đã thắng trong chiến tranh,còn hoà bình thì sao,ai cũng biết như thế nào?Đâu cần phãi bàn nhiều.Nhà cầm quyền Cộng Sãn hiện tại đang nắm trong tay tất cã uy quyền,quyền lực,sinh sát.Như vậy thì công việc BÃO QUỐC AN DÂN thuộc về ai, có trách nhiệm làm gương cho bá tánh,đồng bào trước đây.
Khoai lang
Đạo Phật là đạo Phật, Thiên Chúa là Thiên Chúa, không thể lẫn lộn được, đạo khác, đường khác không thể nói chuyện được. Lấy đạo phật để dăn dạy ngày chúa ra đời là không đúng, mà lấy ngày chúa ra đời để bàn về sự cứu rỗi của đạo phật là chưa hiểu đạo Phật, con đường khác nhau, cách thức tu hành khác nhau, niềm tin khác nhau, sự thể hiện khác nhau … thì khó có thể dung hoà. Mặc dù Trần Mạnh Hảo có ý tốt khi đề cập đến những giá trị nhân văn mà tôn giáo đề cập đến nhưng với cách nói đầy ẩn ý và xuyên tạc thì lại hoá ra là bán bổ tôn giáo. Người có tôn giáo thì lấy tôn giáo làm tinh thần của họ, người không có tôn giáo thì đôi lúc lấy tôn giáo làm chỗ dựa tinh thần cho họ, trong niềm tin của người công giáo thì không có Phật, trong niềm tin của phật tử thì không có chúa do đó lấy lời của Phật để nói với người Công giáo hay lấy lời của chúa để nói cho phật tử là một sự ngu dốt chưa từng có. Có thể TM Hảo nhị nguyên hỗn giáo thì cũng không nên gộp các tôn giáo vào làm một như vậy. Kẻ vô đạo thì nhìn đạo mà hành thiện, hiểu đạo mà bao dung, lấy đạo mà an ủi tinh thần, kẻ có đạo thì không lấy đạo làm điều mờ ám và bản thân tôn giáo cũng không bao che cho những kẻ lợi dụng danh nghĩa của mình để làm tổn hại đến niềm tin của họ, những người vi phạm pháp luật sẽ phải chịu sự trừng trị của pháp luật bất chấp kẻ đó là người có đạo hay không có đạo, có quyền chức hay không quyền chức, đó là lẽ phải ở đời.
Thưa Thích Thanh Bình (theo đạo Phật nếu tôi không lầm),ông nóị
Đạo Phật là đạo Phật, Thiên Chúa là Thiên Chúa, không thể lẫn lộn được, đạo khác, đường khác không thể nói chuyện được
Tôi nghĩ là một người theo đạo Phật từ bi rộng lượng bao dung (tolérance) lại càng không nói như vậy là trái đường Phật dạy. Hơn nữa ông đã quên là Ngưới dân VN đạc biệt là rát là hoà hợp trong vấn đề đạo giáo và và nhiếu người tin cả Phật và chuá như cá nhân tôi thì tôi thấy không có một chút gì imcompatible giữa lý thuyết nhà Phật và Giáo lý của chuá. Người ta thường định nghĩa Phật là Từ bi Chúa là tình Thương và cả hai đều lấy Bao dung, hỉ xa, xám hối, rộng lượng bao dung và nhất là Vô ngã làm căn bản thì có gì mà imcompatible giữa hai Đạo này mà hằng tỉ người đã tin trên hai ngàn năm.
Là người theo Phật bạn phải tin lời ngài Dat Lai Lat Ma là hiện thân bồ tát Tchenrési (Phật bà)incarne “La compassion” Từ bi.Ngài luôn dạy với hằng ngàn tín đồ Thiên CHuá giáo hay cả các đạo khác trên thế giới là đừng bao giờ được bỏ đạo can bản mà mình đã tin nhỏ nhất là,không nên convertir qua đạp Phật mà chỉ nên áp dụng những lý thuyết , triết lý nhà Phật mà mình thấy tốt cho mình.
Một người tu đạo Phật đứng đắn thì được giải thoát, như Phật nói chỉ cần áp dụng đúng một bài nhỏ như Tứ diệu đế cũng có thể thành Phật (nhỏ), Một ngườ ít học mà biết thâm nhập hai chữ Từ bi cũng có thể thành Phật. Thì một người theo đường Chúa dạy mà tốt thì cũng được Giải thoát, Khái niệm Niết Bànvà Thiên đàng cũng không xa nhau lắm, mà người tu đến nơi biết đó là một.
Người Đạo Chuá cũng nói lời Phật được và ngược lại cũng vậy vì vậy người dân bình thường hay nói Lạy Chuá lạy Phật mà tôi tin Ô TTB đã từng nghe ít nhất một lần trong đời.
Thành kính
Cư sĩ Minh Lực