WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt không bị Hán hóa

Ảnh AFP

Cả tuần nay người Việt trong và ngoài nước kháo nhau về chuyện 5 sao với 6 sao. Ông Mao Trạch Ðông đặt ra cờ 5 sao có ý nói đảng cộng sản của ông ta (sao lớn) lãnh đạo bốn giai cấp xã hội (4 sao con).

Có người lại nói 5 ngôi sao đó tượng trưng 5 chủng tộc: Hán (sao lớn), và Mãn, Mông, Hồi, Tạng (4 sắc dân nhỏ). Giải thích như thế để suy ra là khi cho trẻ con Việt Nam cầm cờ 6 sao đi đón ông Tập Cận Bình, ông Nguyễn Phú Trọng muốn nói Trung Quốc có 6 chủng tộc; ngôi sao thứ sáu mới thêm vào là giống dân Việt! Ví thử lúc ông Bush hay ông Obama sang Việt Nam mà thấy các học sinh cầm lá cờ Mỹ vẽ 51 ngôi sao thì chắc người mình cũng tha hồ suy diễn đùa cợt như vậy! (Cờ nước Mỹ có 50 ngôi sao, cho 50 tiểu bang).

Nhưng không phải ông Mao (hay ông Tôn Trung Sơn) đã gom bốn sắc dân nhỏ vào với dân Hán. Việc gom góp này có từ đời nhà Thanh. Ai tới các đền đài cung điện ở Bắc Kinh đều thấy những tấm bảng viết bằng 5 thứ chữ, ngôn ngữ của 5 giống dân. Vì các ông vua nhà Thanh gốc người Mãn Châu; họ cần biện minh tại sao họ lại được ngồi trên đầu người Hán. Biện minh bằng lý luận rằng Thiên hạ là của chung; có 5 giống dân, người giống nào lên làm thiên tử cũng được.

Vì tham vọng của các ông hoàng Mãn Thanh cho nên bây giờ dân Mãn Châu bị mất gốc rễ (những người nói thông thạo tiếng Mãn hiện nay gần xuống lỗ hết; ông vua sau cùng là Phổ Nghi không nói thông thạo tiếng mẹ đẻ!) Người Mãn cũng như người Mông Cổ trước họ, đã đánh Ðông dẹp Bắc, cuối cùng chỉ “làm cỗ sẵn” cho người Hán xơi. Cuối cùng dân Hán đã đồng hóa hết các đám dân “Di, Ðịch!”

Nhưng thành công lớn nhất của người Hán không phải là đã gom các sắc tộc ngoài biên ải vào một nước Trung Hoa. Công trình lớn lao quan trọng hơn nữa là họ đã đem nền văn minh sông Hoàng, sông Hoài từ miền Bắc xuống “giáo hóa” và “đồng hóa” đám dân miền Nam sông Dương Tử (Trường Giang). Dân hai miền vốn gốc gác khác hẳn nhau. Người miền Bắc thuộc giống Mông Cổ, cao lớn, da nhợt nhạt hơn, mũi cao hơn, và ngôn ngữ thuộc họ Hoa-Tạng. Dân miền Nam da ngăm ngăm, ngôn ngữ vốn gốc Nam Á, Thái. Người Quảng Ðông, Phúc Kiến có họ hàng gần với người Việt, người Ðông Nam Á hơn so với người Hoa phương Bắc. Sau vài ngàn năm, các sắc dân phía Nam Trường Giang đã tự coi họ là người Hán, người Trung Hoa. Trừ đám dân Việt Nam bướng bỉnh tới bây giờ vẫn chưa bị đồng hóa – dù người ta biểu diễn cờ 5 sao hay 6 sao cũng mặc!

Nhờ đâu người phương Bắc thành công trong việc Hán hóa những sắc dân ở Hoa Nam? Sức mạnh quân sự không đủ để đồng hóa người khác. Bằng cớ là quân Mông Cổ đã từng chiếm từ Á Châu sang Ðông Âu, đến tận núi Ural; nhưng chính họ lại bị đồng hóa bởi các nền văn minh khác.

Người Hán thuần hóa được miền Hoa Nam nhờ “Sức Mạnh Mềm,” nói kiểu bây giờ, “Soft Power.” Họ tạo ra một tổ chức chính quyền rất hiệu quả trong việc thu thuế và bắt lính. Và họ nắm trong tay một dụng cụ thông tin là chữ viết. Các quan cai trị phải học chữ thông thạo trước khi được bổ nhiệm vào guồng máy thư lại, “bureaucracy.” Guồng máy đó vẫn sử dụng cho đến bây giờ, thí dụ chế độ “”hộ khẩu” đã áp dụng từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Nhờ chính sách của Tần Thủy Hoàng bắt dân bốn phương phải dùng chung một thứ chữ viết, dù nói tiếng khác nhau, nên việc cai trị một đế quốc rộng lớn trở nên dễ dàng hơn. Thứ chữ đó cũng chuyên chở Hán tộc tràn xuống phương Nam lập thành nước Trung Hoa bây giờ.

Chữ viết đã được phát minh ở các vùng Sumer, ở Ai Cập hay Mexico sớm hơn ở Trung Quốc. Nhưng trong các xã hội cổ sơ đó, việc học và sử dụng chữ viết bị giới hạn. Chỉ một số thư ký giữ kho cho ông vua, hay các thầy cúng tế trong đền thờ, là học đọc và viết chữ. Khi không được sử dụng nhiều, việc phát triển, cải thiện và gia tăng số chữ viết để diễn tả nhiều thứ khác nhau cũng chậm chạp. Ở Trung Quốc, các trường tư đã xuất hiện từ thời Xuân Thu, việc học đọc, học viết trở thành phổ cập từ hơn 2000 năm trước. Ít nhất 500 trước Công nguyên, Khổng Tử đã sống bằng nghề dạy học. Trường tư của Quỷ Cốc Tử dạy rất nhiều môn, không khác gì một đại học tổng hợp bây giờ. Nhờ nhiều người dùng nên chữ viết được hoàn thiện và nhiều chữ mới liên tục được đặt ra từ đời này sang đời khác để diễn tả những khái niệm mới nghĩ ra, các hiện tượng mới quan sát.

Có lẽ một phong trào đặt các chữ mới, bày ra cách viết mới đã “bùng nổ” vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, giống như các mạng blog bây giờ! Phong trào đó có thể là một động cơ khiến bộ tham mưu của Tần Thủy Hoàng thấy nhu cầu phải quy định các tiêu chuẩn thống nhất. Ít nhất, tránh trường hợp các “blogger” viết ra những bản văn mà các quan đọc không được! Thống nhất chữ viết giống như đặt ra một bức tường lửa, hay là bắt tất cả các blogs phải dùng chung một “máy server” vậy! Ðám quan lại được đào tạo trong nghề cai trị đã mang thứ khí cụ chữ viết này theo trong các cuộc chinh phục, thứ vũ khí nhẹ và dễ mang trong đầu nhưng lại có sức mạnh vô cùng lớn! Dần dần, ở cõi Giang Nam, những ai đã học đọc, học viết, tay cầm quyển sách, miệng ê a mấy câu chữ Hán, đã trở thành những mẫu người tiến bộ, bảnh nhất trong làng xóm; không khác gì hình ảnh những người ôm một cái iphone hay ipad đang đi trên đường phố ở khắp thế giới bây giờ!

Các giống dân ở phía Nam Trường Giang tự thấy mình “chậm tiến” hơn các quan cai trị, họ chịu thỏa hiệp, họ muốn học hỏi, muốn bắt chước lối sống của lớp người đã tiến bộ, văn minh đó. Những người “hội nhập nhanh” sẽ hãnh diện khi đọc được sách Khổng Mạnh. Học chữ Hán là một phương tiện thăng tiến trong xã hội! Những người biết chữ Hán chắc cũng bắt đầu tập nói tiếng phương Bắc. Cứ như thế, nhiều người bị đồng hóa, tự nhận là “Hán Tử,” hay “Hảo Hán,” thành phần tiến bộ hơn những người đồng chủng. Khi nhiều người cùng thay đổi theo thời thượng, thứ tiếng nói của tổ tiên họ lùi dần lại thành một tiếng thiểu số, một “patois” như người Pháp gọi thổ âm miền Provence đang chết dần.

Ở miền Nam Trung Quốc trong hai ngàn năm Hán hóa, những nông dân không biết đọc biết viết thì vẫn nói thứ ngôn ngữ cũ của cha ông; vì họ không cần tiếp xúc với các quan thứ sử, các tiết độ sứ. Cho nên đến bây giờ ở Hoa Nam vẫn còn những nhóm người nói các thổ âm tiếng Hẹ, tiếng Tiều, tiếng Phúc Kiến, vân vân, nhiều người vẫn từ chối không nói tiếng phổ thông (quan thoại). Nhưng dù vẫn tiếp tục nói tiếng địa phương, họ cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp của chữ viết, khi bắt đầu thay đổi cách nói năng, thay đổi văn phạm theo lối mới. Hiện tượng tiếng nói bị đồng hóa này có thể diễn ra trong hàng ngàn năm chưa dứt.

Dòng sông Hán hóa cuốn hút các sắc dân Phúc Kiến, dân Tiều, dân Hẹ giống như con sông Hoàng Hà “Bôn lưu đáo hải bất phục hồi,” đi luôn không quay ngược lại nữa. Riêng tại Việt Nam thì người Việt vẫn giữ được tiếng nói riêng, dù có học, biết dùng chữ Hán. Tiến trình Hán hóa ngưng lại, không tiến xa hơn được. Không biết hiện tượng này diễn ra từ 2000 năm trước, vào thời Hai Bà Trưng, hay vào thế kỷ thứ năm (Lý Bôn xưng đế), thứ mười (Ngô Quyền lập quốc). Ðó là một hiện tượng khó hiểu, đáng kinh ngạc.

Tại sao giống dân Việt cũng được các thái thú người Hán “khai sáng” với cùng một hệ thống thư lại và thứ chữ viết mang từ phương Bắc xuống, trong hơn một ngàn năm, y như dân các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Ðông và Vân Nam; mà họ không chịu chung số phận biến thành người Trung Hoa? Người Việt Nam giải thích đó là do sức đề kháng quật cường của dân tộc mình, một điều huyền bí, thiêng liêng nhưng không thể chối cãi được. Ngôn ngữ, tín ngưỡng, có thể đã giúp dân Việt tự đứng lên vững chãi đương đầu.

Nhưng nếu nhìn với con mắt khách quan hơn, có thể thấy còn những yếu tố trong thiên nhiên đóng góp vào khả năng đề kháng suốt một ngàn năm đó.

Khí hậu, thủy thổ có thể là một “đồng minh” của dân tộc Việt Nam trong quá trình đề kháng. Các quan cai trị phương Bắc quen phong thổ miền khô, không khí lạnh lẽo. Ðất Giao Châu nóng và ẩm; cư dân ở đó sống chen chúc mấy ngàn năm đã sinh ra những bệnh thời khí, những vi khuẩn của riêng của một vùng. Thể xác người phương Nam đã phát triển được những kháng thể, di truyền để lại từ hàng ngàn năm. Người phương Bắc không có sẵn trong mình những kháng thể chống lại những vi trùng và vi khuẩn đó. Họ còn bị các ký sinh trùng miền nhiệt đới tấn công. Các loài vi khuẩn tìm được những “mảnh đất mầu mỡ” trong những “khách” từ phương xa lại. Những giống ruồi, muỗi ở phương Nam hỗ trợ sức bành trướng và sinh sôi nẩy nở của các loại vi trùng. Các di dân từ phương Bắc phải lựa chọn; hoặc bị tiêu diệt vì bệnh tật, hoặc phải quay về phương Bắc. Nhiều người phương Bắc sẽ nghĩ rằng nếu học cách ăn uống, cách sinh hoạt theo lối dân địa phương, chịu thờ phượng các thần thánh địa phương; họ hy vọng sẽ chống lại được các căn bệnh do đất, nước, mưa gió, thời tiết, ma quỷ bản địa gây ra, những người ở lại phải tập sống theo lối người địa phương. Cho nên mới có những ông Triệu Ðà, ông Sĩ Nhiếp tập nhiễm cách sinh hoạt của người phương Nam.

Phải nêu lên những điều kiện khách quan về địa dư, phong thủy đó để giải thích tại sao người Giao Chỉ, Cửu Chân không biến thành người Trung Hoa, như các giống dân láng giềng ở mấy tỉnh phía Bắc biên giới. Nhưng nói đến các yếu tố thiên nhiên đó không phải là để hạ thấp giá trị tinh thần quật cường của dân Việt; đó mới là yếu tố quyết định giữ được hồn tính, bản sắc của người Việt Nam. Vì tinh thần quật cường bướng bỉnh đó, chúng ta khỏi cần lo nước mình biến thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Hà Nội giải thích rằng ngôi sao thứ sáu là do lầm lẫn kỹ thuật khi đi in cờ; một lời giải thích không mấy ai tin.

Câu chuyện 5 sao, 6 sao cũng mua vui được một vài trống canh. Nhưng không ai nghĩ rằng nước Việt Nam lại có thể trở thành một ngôi sao nhỏ trên lá cờ nước khác, dù là cờ 5 sao hay 50 ngôi sao!

Nguồn: Nguoi-viet.com

 

 

8 Phản hồi cho “Người Việt không bị Hán hóa”

  1. Bao Tran says:

    Hồ Cẩm Đào có họ giống với Hồ Chí Minh, Nông Đức Mạnh nói thằng nào có họ Hồ đều là con cháu Bác, đều là người Việt. Hồ Cẩm Đào là vua Tầu, có họ chung với Bác, vậy người Việt Nam làm chủ nứớc Tầu rồi đúng không?

    • David Nguyen says:

      Tôi có đứa cháu nội 3 tuổi cũng nói giống như vậy. VN có nhiều người như vậy chắc là bị hán hóa cái chắc rồi

  2. Vincent Lee says:

    Dân tộc Việt bị người Hán xâm lăng rất nhiều lần trong quá khứ. Hai lần đáng kể là cách đây 3.000 năm và cách đây 2.000 năm. Thời gian lâu nhất là cách đây 2.000 năm do Triệu Đà (Zhao Tuo) sinh ra ở Hồ Bắc thuộc nước Zhao nhưng bị Tần Thủy Hoàng (Qin shi Huang) sat nhập và đồng hóa thành nước Tần (Qin). Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà xâm lăng các nước phía nam sông Dương Tử gồm có nước Âu Lạc (Việt Nam). Khi nghe tin Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Đà tự lên ngôi và xưng danh hoàng đế các nước mà ông ta vừa chinh phục, Yue Nan (gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Việt Nam). Tới đời của Triệu Dương Vương, người Hán thành công đánh chiếm nước Yue Nan (Nam Việt). Triệu Đà gốc người bắc Trung Hoa nên ông ta biết cách vừa đánh vừa đàm với nhà Hán. Qua nhiều cuộc nổi dậy, người Việt đã học hỏi được cách chống lại người Hán, từ thời Hai Bà Trưng cho đến vua Quang Trung. Những kinh nghiệm trong lịch sử giúp người Việt biết cách giữ nước. DƯỚI THỜI TRIỆU AI VƯƠNG (ZHAO AI DI), CÙ THỊ (MẸ CỦA TRIỆU AI VƯƠNG) CUỐI ĐẦU TRƯỚC NHÀ HÁN VÀ BỊ MẤT ĐẦU+MẤT NƯỚC.
    Nhiều người nghỉ là Lạc Việt (người Việt) là một phần của Bách Việt sẻ ngạc nhiên họ rất sai lầm. Nguồn gốc ngôn ngử của Bách Việt thuộc nhóm ngôn ngử Tai-Kadai (có thể là một nhánh ngôn ngử của Austronesian). Nhóm người nói tiếng Tai Kadai này ở phía nam sông Dương Tử và lan xuống Thái Lan, tiếp cận với nhóm ngôn ngử Sino-Tibetan (có tiếng madarin/hán). Qua sự cai trị của người Hán hai ngàn năm, họ bị đồng hóa về ngôn ngử cũng như văn hóa. Sự gần gủi về địa lý dể cho một ngôn ngử du nhập những ngôn từ từ một ngôn ngử kế cận qua nhiều ngàn năm. Nên sự đồng hóa trở nên rất dể dàng. Đó là một trong những lý do tại sao người Bách Việt dể bị hán hóa.
    Người Lạc Việt (Việt Nam) có ngôn ngử thuộc Việt-Mường (Vietic) thuộc nhóm ngôn ngử Mon-Khmer, gia đình ngôn ngử Austroasiatic. Theo nghiên cứu về mitochondria DNA cho thấy người Đại Nam Á (southern Mongolian) đi lên phía bắc chứ không phải là người Đại Bắc Á đi xuống Đông Nam Á. Người Việt thuộc nhóm ngôn ngử này và không quá gần kề nhóm ngôn ngử Sino-Tibetan nên khó bị đồng hóa hơn. Qua một ngàn năm đô hộ, và nhiều ngàn năm gần kề nhóm ngôn ngử Tai-Kadai, tiến Việt du nhập nhịp điệu (tonation) trong ngôn ngử như nhóm ngôn ngử Tai-Kadai và Sino-Tibetan nhưng không bị đồng hóa toàn bộ. Ngoài ra, người Việt có một nền văn minh khá lâu đời như nền văn minh Hòa Bình, Đồng Đậu, Quỳnh Văn, và Đồng Sơn+ nền văn minh lúa nước có thể ngang ngửa với nền văn minh của người hán khi họ chiếm nước Việt và tiêu hủy nền văn minh này. Chúng chỉ tiêu diệt bề ngoài chứ không thể nào tiêu diệt nền văn minh truyền khẩu của người Lạc Việt. Do đó, hán hóa người Việt là một sự việc rất khó thành tựu.
    Ngoài ra, địa hình và khí hậu cũng một phần đã cản trở người hán thành công xây dựng một chế độ của họ lâu dài trên đất Việt. Những người đến cai trị có lẻ đã bị Việt hóa.
    Nhưng hiện nay, tai họa hán hóa có lẻ xãy ra nửa. Người hán cũng lấy kinh nghiệm qua bao nhiêu ngàn năm, họ sẻ cai trị và hán hóa từ bên trong lòng những kẻ cai trị đất Việt. Một bằng chứng là họ dùng lý thuyết và xây dựng nhiều đền Khổng Tử ở Việt Nam để hán hóa người Việt. Qua bao nhiêu năm kinh nghiệm và sự thông minh của người Việt sẻ không để âm mưu này trở thành thực tế!
    Rút kinh nghiệm, NGÔN NGỬ CÒN, DÂN TỘC CÒN.

  3. Nam ka says:

    Tôi nghĩ, VN không bao giờ bị Hán quá, qua 100 năm thời pháp thuộc, VN đã có chữ quốc ngũ, không viết theo chữ Hán nữa, Viêtnam thu học những tin hoa tây phương thời Pháp, từ văn hóa, đến cách thức nấu ăn, ẫm thực phương Tây, miền Nam VN thời chiến tranh, Hoa kỳ cũng có nhiều ãnh hưỡng tại Nam Việtnam. CSVN hôm nay, đang bị Hán qu1a nhiều mặc, và người Hán Tàu đã xăm nhập mọi tần lớp tại Việtnam, 16 chữ vàng cua bọn Bắc Triều được tuyên vương, nếu không thay đỗi thễ chế chính trị, VN sẽ trỡ thành thuộc địa cũa Bắc triều.

  4. Việt Anh says:

    Đương nhiên nhân dân VN sẽ trả lời thà làm ” Hán gian” , chỉ riêng những anh cò VC thích làm ” hảo hán ” cho TÀU , thế các ảnh mới lên ĐCV, Văn tuyển mà SỦA rùm beng ! Châm ngôn của mấy ảnh : THÀ LÀM CẨU ĐẤT TÀU CÒN HƠN LÀM VƯƠNG ĐẤT NAM !!

  5. + Văn Hiến – Constitution, Ordinance

    Có nhiều yếu tố để thành lập sự dị biệt giữa các dân tộc. Yếu tố thiên nhiên là một. Nhưng không phải là yếu tố quyết định. Đó là lý do giải thích hiện tượng đa sắc dân đa văn hóa trên cùng một lãnh thổ. Người Spanish, người Hoa người Ấn Độ v.v… hiện diện lâu đời trên nước Mỹ, nhưng mỗi sắc dân vẫn giữ bản sắc văn hóa riêng khó bị lẫn lộn. Cái họ có chung là gì : Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ.

    Đó là bản Văn Hiến của dân Mỹ và di dân sống tại Mỹ. Văn Hiến càng rộng mở càng văn minh thì càng có khả năng dung dưỡng con người tự do phát triển. Trái lại, sự gò bó câu thúc sẽ tiêu diệt dần mòn khả năng ý chí con người. Tui muốn nói là con người của văn minh.

    Dân tộc Việt sở dĩ không bị đồng hóa bởi tộc Hán vì họ có một Văn Bản Văn Hiến thành văn hay bất thành văn cho riêng họ. Mà tộc Hán không thể nào đồng hóa nổi. Văn Bản đó là lịch sử, là thi ca, là văn chương, lễ hội, tiếng nói, thói tục, tín ngưỡng v.v…

    + Điểm nhấn – Emphasis

    Các dân tộc Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản đều có chung một phần văn hiến Trung Hoa . Như chữ Nho trong cổ văn của mỗi nước. Như triết học âm dương ngũ hành của Kinh Dịch trong tâm thức thói tục.
    Tuy vậy, giới trí thức của Nhật và Đại Hàn họ biết “nhấn mạnh” vào điểm đặc trưng của họ. Thay vì mở rộng cái chung có sẳn với Hán.

    Điểm nhấn rất quan trọng. Nó giống như âm nhạc ngũ cung. Nhấn chổ này, bỏ chổ kia mà làm thành ra sự khác nhau. Mặc dù cùng theo luật cung thương như nhau. Nhấn không khéo, nhạc Việt thành ra nhạc Tàu.

    Tui nhận thấy tình trạng sinh hoạt văn học văn hóa nói chung trong nước hiện tại, họ đi theo hướng ngược lại : đề cao, mở rộng cái gì có chung với Tàu. Và lãng quyên, bóp nghẹt nền văn hiến của tổ tiên nước Việt. Một thí dụ rất dễ thấy là tiếng nói lai Tàu cộng dầy đặc . Rồi tất cả sinh hoạt khác cũng thế, ăn mặc, trang trí, âm nhạc, phim ảnh.

    Vài thí dụ cho điểm nhấn
    - Tết Nguyên Đán của chung Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản và Việt Nam. Nhưng lễ nghi Bánh Dày Bánh Chưng thì chỉ có tộc Việt là nhấn mạnh. Vì thế, không biết mở rộng ý hướng này thì coi như Tết Ta Tết Tàu cũng không khác gì nhau.
    - Gieo vần lưng trong thơ Việt là một đặc trưng. Rõ nhứt là người Việt thể hiện loại này nhiều nhứt và hay nhứt trong lịch sử văn học của mình. Tại sao người ta không quãng diễn nó ra thêm, kỹ thuật đó. Cứ gì phải chạy theo “hiện đại”. Ừ thì cũng có thể giao lưu với người. Nhưng đâu là cái của Việt?
    Cá nhân tui, tui đã thử làm nhiều bài thơ theo thể tự do nhưng gieo vận giữa lưng. Không cần phải gieo vần cuối. Vẫn được như thường. Biến ảo thêm là khác. Tại sao không?

    Về ý nghĩa rộng của tục Bánh Dầy Bánh Chưng dâng cúng Tổ Tiên Ông Bà trong ngày Tết, có nhiều người đã bàn qua. Một trong những người viết và bàn luận rốt ráo và sâu sắc nhứt là cố giáo sư đại học Lương Kim Định. Theo giáo sư, ý nghĩa tiềm tàng mà tổ tiên VN muốn truyền lại cho con cháu trong truyện ” Bánh Chưng” chính là : tìm thấy sự phi thường trong ngay cái bình thường. Gạo nếp, đậu xanh, thịt heo là những nguyên liệu rất bình thường dễ kiếm đối với đa số người VN, nhưng làm thành bánh chưng bánh dày tròn vuông thì nó mang ý nghĩa thâm sâu. Đồng thời rất ngon miệng và đầy dinh dưỡng. Trời đất nuôi dưỡng con người phát triển.

    Tóm tắt,
    Bản Văn Hiến của một dân tộc là văn bản thành văn hay bất thành văn dung hợp dân tộc đó.
    Văn Hiến này có thể có những sự giao thoa với văn hiến khác. Như nhiều vòng tròn hoặc hình thể tương giao với nhau.
    Tuy vậy, một nền văn hiến đặc thù như là bản sắc bản lãnh của dân một nước. Nó là sức đề kháng trước họa diệt vong. Và nó phải được dân chúng “nhấn” vào những chổ riêng và hay nhứt của mình. Bằng không, nó sẽ bị nuốt mất từ những điểm tương hổ với bản chất khác. Luật đời là thế.

    http://www.merriam-webster.com/dictionary/constitution
    http://www.merriam-webster.com/dictionary/ordinance

  6. Dân Chửi says:

    1. Các ông Vua nhà Thanh đã “Biện minh bằng lý luận rằng Thiên hạ là của chung; có 5 giống dân, người giống nào lên làm thiên tử cũng được”. Bác Hồ vì sống bên người Tàu khá lâu lại có vợ người Tàu, nên rất hiểu rõ điều này. Do đó, bác Hồ ấp ủ hy vọng là nếu đem nước VN nhập vào với Tàu, mai sau, có thể con cháu người VN nào đó sẽ được lên làm Vua, thì ta sẽ tha hồ làm bá chủ vùng Á Châu. Điều này chắc các anh Cò đồng ý, vì đó chứng tỏ bác Hồ tài ba nhìn xa rất xa, không ai bì kịp. Do đó, các anh Cò vẫn khản cổ bênh vực lá cờ 6 sao và tự nhận VN chính là ngôi sao bự nhất trong đám sao kia.

    2. “Các giống dân ở phía Nam Trường Giang bị đồng hóa, tự nhận là “Hán Tử,” hay “Hảo Hán,” thành phần tiến bộ hơn những người đồng chủng.” Cũng bởi vì các anh Cò và bọn tay sai bán nước cho Tàu rất khoái tự nhận bọn họ là các “Hán Tử,” hay “Hảo Hán,” thành phần tiến bộ hơn những người đồng chủng VN. Riêng những người VN yêu nước thì ngoài việc nhận mình là người VN, họ hay bị ghép tội làm “Hán gian” vì hay hoạt động chống lại nước Tàu. Hỡi các bạn đang tranh đấu cho Dân chủ, Tự Do nhân quyền cho VN, đang tranh đấu để quê huơng VN ta thoát khỏi hiểm họa xâm lăng của bọn Tàu, các bạn mong muốn làm “Hán Tử hay Hảo Hán, thành phần tiến bộ hơn những người đồng chủng VN”, hay làm “Hán gian”???????

Leave a Reply to Dân Chửi