WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hàng rào hữu hiệu nhất ngăn chặn bành trướng Trung Quốc và bảo vệ Việt Nam

Trước ngày bế mạc Hội nghị APEC 2010 họp ở Nhật Bản cách đây một năm, tổng thống Mỹ Obama đề nghị với lãnh đạo 4 nước: Brunei, Singapore, Chili, New-Zealand đã ký năm 2005 Hiệp ước Pacific four closer Economic Parneship (P4) là sau Hội nghị APEC năm 2011 họp ở Honolulu (Hawaii), Mỹ sẽ mời thêm 5 nước nữa là Malaysia,Việt Nam, Úc, Peru, Nhật Bản cùng Mỹ mở các cuộc đàm phán để thay thế P4 bằng một hiệp định thương mại tự do đa phương toàn diện gọi là Tha ước Đi tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Parnership Agrement), viết tắt là TPP. Đề nghị của Obama được lãnh đạo 9 nước tán thành.

Như ước định, Thỏa ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Mỹ và 9 nước kể trên ký ngày 12-11-2011. Trong tương lai sẽ có thêm chữ ký của Canada và Mexique. Đại Hàn, Đài Loan, Philippin cũng ngỏ ý muốn tham gia. Hiện tại 9 nước thành viên và Mỹ vẫn tiếp  tục những cuộc đàm phán để hoàn tất TPP trong một thời gian càng sớm càng hay.

Trong những cuộc đàm phán trước khi ký TPP, các đối tác đều thỏa thuận mục tiêu của TPP là tập hợp kinh tế các quốc gia thành viên – phát triển cũng như đang phát triển – thành một cộng đồng thương mại tự do duy nhất không còn hàng rào quan thuế. Cộng đồng này sẽ gồm 800 triệu người, nắm 40% kinh tế thế giới với 2 nước chủ chốt là Mỹ và Nhật, siêu cường thứ nhất và thứ 3 trên thế giới.

Nhưng Mỹ cũng đặt điều kiện là các đối tác trong TPP phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng  hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ. Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh.

Cũng trong khuôn khổ TPP, những khế ước ký với các chính phủ phải có những điều khoản bảo vệ công nhân, bảo vệ môi trường và công việc làm phải phù hợp với nhân phẩm. Dòng giao lưu tự do của công nghệ thông tin (báo chí, truyền thông) cũng phải được khuyến khích.

Khó mà không thấy là TPP, tuy được coi là hậu thân của P4, nhưng thật ra chỉ là sáng tác  của Mỹ. TPP còn có mục đích ngăn chặn bành trướng Trung Quốc về kinh tế và quân sự ở Tây Thái Bình Dương :

Ngăn chn bành trướng Trung Quc v kinh tế :

Cần nhắc lại là cho tới khi xẩy ra khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, giới tư bản tài phiệt Mỹ đã cấu kết với tư bản cộng sản Tàu để cùng thực hiện ý tưởng Mỹ – Trung Quốc đồng ngự trị (condominium) kinh tế thế giới mà Zoellick, chủ tịch Ngân hàng thế giới gọi là G2 (đối chọi với G20). Sự hợp tác và phân công giữa 2 tư bản – tư bản CSTQ cung ứng nhân công rẻ tiền, tư bản tài phiệt Mỹ  góp tiền tài, trí óc, kỹ thuật – đã biến cả Trung Quốc thành một công xưởng thế giới chế tạo hàng hóa với giá thành hạ lũng đoạn thị trường kinh tế toàn cầu. Nhờ sự cộng tác  “nước với lửa” này, tư bản Mỹ và Cộng sản Tàu đã thâu được rất nhiều lợi nhuận.

Khi xẩy ra khủng hoảng tài chính – kinh tế từ Mỹ lan tràn khắp thế giới, Tư bản Mỹ mới vỡ  lẽ ra rằng chỉ vì hám lợi đã tự đưa thòng lọng cho Tư bản cộng sản Tàu thắt cổ mình :  công kỹ nghệ Mỹ bị đình đốn, thất nghiệp tăng cao, chênh lệch xuất – nhập khẩu mỗi ngày một lớn tạo ra khủng hoảng tài chính. Để dân Mỹ – vốn dĩ là dân tiêu thụ bậc nhất thế giới (70% GDP) -  tiếp tục có tiền mua hàng Tàu, Trung Quốc lấy đô la thâu được từ xuất khẩu đưa lại cho Mỹ vay khiến Mỹ trở thành con nợ lớn nhất của Trung Quốc. Trái lại để hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu, CSTQ thẳng tay bóc lột sức lao động của 200 triệu min gông (dân công, di dân). Chính sách “định hướng kinh tế” của ĐCSTQ là : chỉ dành cho 1300 triệu dân Tàu 30% Tổng sản lượng nội địa (GDP) còn 70% GDP được phân chia cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh (thật ra là Đảng doanh) và cho giới tư sản mại bản liên kết với Đảng để tiếp tục đầu tư kinh doanh xuất khẩu, mua công khố phiếu nước ngoài, cho nước ngoài vay hay giữ tiền mặt (đô la, euro) để các vai vế trong Đảng và giới đại gia mặc sức tiêu sài ở nước ngoài hay để mua chuộc, đút lót chính quyền những nước  độc tài thối nát có nhiều tài nguyên, nguyên liệu cần thiết cho công kỹ nghệ xuất khẩu của Trung Quốc. Tất nhiên là người dân Tàu bị bóc lột sức lao động phải trả một giá rất mắc cho cái chính sách định hướng kinh tế kiểu cộng sản Trung Quốc này. Nhưng cũng nhờ vậy mà kinh tế Trung quốc (nếu chỉ căn cứ vào GDP) giữ được sức tăng trưởng cao nhất thế giới.

Đã vậy Trung Quốc còn là một đối tác gian lận: Ăn cắp trí tuệ, bằng sáng chế và các phát minh để làm đồ nhái lại những sản phẩm cao cấp Mỹ rồi tung ra thị trường quốc tế bán phá giá khiến hàng cao cấp của Mỹ không xuất khẩu được. Dìm giá đồng yuan và gắn chặt yuan với USD để dân Mỹ có thể mua đồ Trung Quốc với giá rẻ mạt, trái lại người dân Trung Quốc không thể mua đồ nhập khẩu của Mỹ được vì giá quá mắc khi chỉ có đồng yuan để sài. Kết quả là trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Mỹ nhập siêu Trung Quốc  gần 4 lần nhiều hơn xuất : Nội trong năm 2010 thâm thủng mậu dịch Mỹ với Trung Quốc đã lên đến 270 tỷ USD!

Muốn cắt đứt cái tròng gian lận này, Mỹ chỉ có cách đem những quy định của TPP về bảo vệ sở hữu trí tuệ, về môi trường, về an sinh xã hội, về chế độ lương bổng… làm hàng rào ngăn cản hàng rẻ tiền Trung Quốc tràn ngập vào thị trường các nước trong khối TPP, đồng thời di chuyển những công xưởng sản xuất của Mỹ và của các nước trong khối TPP ở Trung Quốc  qua những nước đang tiến triển đông nhân công cùng trong khối như Việt Nam, Mexique…  Không còn chỉ phụ thuộc  vào thị trường Trung Quốc, và nhờ có một thị trường TPP rộng lớn và đa dạng, cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ sẽ cân bằng hơn.

Ngăn chn bành trướng quân s Trung Quc:

Trung Quốc luôn luôn nuôi tham vọng làm bá chủ 2 mặt biển Tây Thái Bình Dương tiếp giáp với Trung Quốc là Đông Hải mà Trung Quốc gọi là biển Đông Trung Hoa (Hoa Đông) và biển Đông mà Trung Quốc đặt tên là biển Nam Trung Hoa (Hoa Nam), để từ đó tiến xuống phía Nam Thái Bình Dương và xâm nhập Ấn Độ Dương.

Trong những thập niên đầu của hậu bán thế kỷ thứ 20, Trung Quốc tăng cường lực lượng hải không quân trên mặt biển Đông Hải với mục đích duy nhất là sử dụng cường lực quân sự thâu hồi Đài Loan. Lực lượng hùng hậu của quân đội Mỹ đóng ở Đại Hàn, Nhật Bản và nhất  là sự có mặt của hạm đội 7 Mỹ trấn giữ eo biển Đài Loan đã làm tiêu tan hi vọng hải lục không quân Trung Quốc có thể làm chủ  Đông Hải, qua mặt được hạm đội 7, vượt biển “giải phóng” Đài Loan.

Sau Giải phóng miền Nam 75, Trung Quốc thấy cơ hội làm bá chủ biển Đông đã đến: Mỹ rút khỏi Việt Nam, căn cứ Mỹ ở Philippines bị đòi lại, Mỹ không còn có mặt ở biển Đông. Người “anh em” Việt Nam, bắt buộc phải nhường mọi biển đảo Hoàng  Sa – Trường Sa cho Trung Quốc để trả ơn Trung Quốc đã viện trợ chống Mỹ, sẽ không ra mặt chống đối, chỉ phản kháng lấy lệ.

Quần đảo Hoàng Sa với thời gian đã trở thành một căn cứ tổng hợp của các binh chủng Trung Quốc không quân, bộ binh, thủy quân lục chiến, pháo binh, bộ đội  tên lửa.  Nhiều  hòn đảo được trang bị để trở thành sân bay cho máy bay chiến đấu và bến đậu cho tàu chiến, tàu ngầm. Những hòn đảo trong quần đảo Hoàng  Sa – Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng sẽ trở thành những pháo đài, những tàu sân bay, bảo vệ đường Lưỡi Bò Trung Quốc vẽ và sẽ là những cứ điểm xuất phát những cuộc hành quân xâm chiếm Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, để một ngày kia bành trướng Trung Quốc đi đến tận Úc châu.

Khống chế biển Đông, Trung Quốc có triển vọng nắm trong tay nguồn tài nguyên dầu khí vô cùng phong phú cần thiết cho công kỹ nghệ Trung Quốc đồng thời cũng chi phối được con đường  thương mại quan trọng nhất hoàn cầu: mỗi năm số lượng hàng hóa đi ngang qua  eo biển Malacca vào biển Đông trị giá 5000 tỷ USD (bằng GDP Trung Quốc) trong đó 1/4 là trị giá hàng hóa mậu dịch giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.

Để ngăn chặn bành trướng Trung Quốc độc chiếm biển Đông, có những thỏa thuận song phương giữa Mỹ và những nước bị Trung Quốc đe dọa :

Malaysia và Singapore thỏa thuận cung cấp căn cứ cho tàu chiến duyên hải Mỹ bảo vệ eo Malacca và Sunda.

Với Philippin có ký hiệp ước phòng thủ lẫn nhau với Mỹ cách đây 60 năm, Mỹ cung cấp tàu khu trục thứ hai. Với Indonesia, Mỹ cung cấp máy bay F16C/D.

Thỏa thuận quan trọng hơn hết là giữa Mỹ và Úc: Úc để cho Mỹ đóng quân ở Darwin (cực Bắc Úc) với đợt đầu là 2500 lính thủy đánh bộ. Mỹ sẽ tăng cường máy bay chiến đấu, đem tàu sân bay tới Úc. Nhờ địa thế Darwin ngó ra vùng biển Đông Nam Á – Nam Thái Bình Dương bao gồm Indonesia, Brunei, 2 eo biển chiến lược Sunda, Malacca,  Singapore, quần đảo Trường Sa, Philippin, Darwin là căn cứ tốt nhất từ đó có thể xuất phát các cuộc hành quân trong trường hợp cần bảo vệ những nước này và những cứ điểm chiến lược trong vùng.

Nhưng Mỹ dự kiến Trung Quốc sẽ không trực tiếp đương đầu với Mỹ ở biển Đông mà sẽ xâm nhập Đông Nam Á qua ngả Lào – Việt :

Các chuyên gia quân sự Mỹ thấy sự có mặt của hàng ngàn người Trung Quốc trong dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên, một vị trí chiến lược chủ chốt nằm giữa 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam, rất đáng quan ngại. Những đơn vị “dân công” khai thác bauxite  có thể chỉ là những đơn vị xung phong của quân đội nhân dân Trung Quốc trá hình “nằm vùng”. Khi được lệnh xuất quân sẽ : Một mặt tiến xuống phía Đông cắt đôi Việt Nam, làm chủ  bờ biển chiến lược Việt Nam từ Đà Nẵng tới Cam Ranh. Một mặt tiến xuống phía Tây hợp với những binh chủng đã nằm sẵn ở những cơ sở “dân sự”, ở những công trường làm cầu cống đường xá nối liền với miền Nam Trung Quốc tại Lào, tràn qua Campuchia, băng qua Thái Lan, chiếm Malaysia, làm chủ eo Malacca. Những căn cứ của hải quân Mỹ ở Singapore, Malaysia sẽ bị vô hiệu hóa nhanh chóng.

Mun ngăn chn Trung Quc, phi bt kín l hng Tây Nguyên. Đó là lí do M cn Vit Nam tham gia TPP mc du Vit Nam là mt nước cng sn thân Trung Quc :

Một khi đã là thành viên TPP, Việt Nam lấy cớ phải tôn trọng những  quy định bảo vệ môi trường, đòi Trung Quốc phải hủy bỏ hợp đồng khai thác Bauxite. Trung Quốc sẽ không còn  lí do  ở lại Tây Nguyên.

Ngoài lí do quân s còn lí do kinh tế:

Sách lược Trung Quốc là tràn ngập Việt Nam sản phẩm tiêu thụ và nguyên liệu cần thiết  cho công nghệ xuất khẩu, gây nhập siêu khiến kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Trung  Quốc về nhập cũng như xuất : Riêng năm 2010, không kể hàng lậu, Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc 20 tỷ USD trong đó nhập siêu lên đến gần 13 tỷ. Khó mà giảm được nhập siêu  vì:

- Các công ty Trung Quốc luôn luôn thắng các hợp đồng thiết kế, mua sắm và xây dựng vì có sự đồng lõa của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thắng thầu họ nhập máy móc, thiết bị, vật liệu thậm chí cả nhân công và dịch vụ. Những công ty này không những phá hoại môi trường, giành công việc của công nhân Việt Nam mà còn cài gián điệp khắp cùng mọi chỗ có công trình của họ đồng thời cũng kéo theo thương nhân của họ đến mở quán mở tiệm.

- Trung Quốc xuất khẩu qua Việt Nam đủ mọi mặt hàng từ một cây đinh đến những vật thông dụng trong gia đình với giá cực rẻ khiến hàng nội địa không thể nào cạnh tranh nổi, công nghệ sản xuất hàng tiêu thụ trong nước đều bị phá sản. Thậm chí rau quả thịt thà và hàng ngàn loại thực phẩm khác cũng đến từ Trung Quốc ! Hệ quả là thị trường tiêu thụ, cuộc sống thường ngày của nhân dân Việt Nam, đều hoàn toàn dưới sự chi phối của Trung Quốc.

- Công nghệ xuất khẩu Việt Nam, chủ yếu là những ngành dệt may, giày dép…  phải  nhập  từ Trung Quốc  tới 60 – 85% vật liệu, nguyên liệu đã chế tác (vải, sợi, da giày…) rồi chỉ gia công chế biến, lắp ráp.  Trung Quốc nắm quyền sinh sát: chỉ cần Trung Quốc tăng giá nguyên liệu lên 10-15% là công nhân Việt Nam hết đường sống, các khu công nghiệp phải tự đóng cửa. Ngành sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam vì vậy có giá trị gia tăng rất thấp.

Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của Tập Cận Bình, chính quyền CSVN còn cam kết “n lc thc hin mc tiêu đt kim ngch thương mi Trung quc – Vit Nam 60 t USD vào năm 2015… ra sc đy mnh hp tác 2 hành lang 1 vành đai kinh tế xây dng khu hp tác xuyên biên gii“. 60 tỷ USD là hơn một nửa GDP Việt Nam hiện giờ. Nhập siêu Việt Nam sẽ nhân  gấp 3 lần ! Khó mà không thấy là trong tương lai rất gần, kinh tế Việt Nam sẽ hoàn toàn dưới sự thống trị của kinh tế Trung Quốc.

Đó cũng là nỗi lo ngại của Mỹ vì khi thực chất hàng xuất khẩu Việt Nam chỉ là hàng Tàu “made in Việt Nam” và xuất khẩu Việt Nam chỉ là xuất khẩu hộ Tàu thì thị trường tiêu thụ Mỹ sẽ lâm vào cảnh tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Việt Nam nằm trong TPP là phương cách hay nhất để ngăn ngừa kinh tế Việt Nam trở thành một chi nhánh của kinh tế Trung Quốc.

Một khi đã nằm trong TPP, Việt Nam phải tuân thủ những qui định về xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ tai nạn lao động, về an sinh xã hội, chế độ lương bổng…  Tại Việt Nam, những công ty Trung Quốc không tôn trọng những điều kiện trên sẽ bị loại khỏi những cuộc đấu thầu và hàng hóa Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn cũng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để Trung Quốc gian lận dán nhãn hiệu Made in Việt Nam rồi xuất khẩu lại qua các nước trong TPP. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thường dùng trong nước hay hàng  xuất khẩu cũng  nhờ vậy lấy lại được thị trường tiêu thụ trong nước và sản phẩm xuất khẩu Việt Nam sẽ có một chất lượng tốt hơn và sẽ được yêu chuộng trong một thị trường vô  cùng rộng lớn là khối TPP.

Việt Nam là nước đang phát triển đông dân cư nhất trong những nước ĐNÁ thuộc khối TPP. Các tập đoàn hàng công nghệ cao, hàng điện tử chất lượng tốt, sẽ không sợ thiếu nhân công có trình độ khi bỏ Trung Quốc tới Việt Nam mở công xưởng, mở trung tâm kỹ thuật cao và cũng không lo sợ bị ăn cắp sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế. Việt Nam sẽ trở thành công xưởng kỹ thuật cao và Việt Nam với 9O triệu dân, cũng tạo một thị trường  tiêu thụ đáng  kể cho ngành xuất khẩu các nước trong TPP, nhất là Mỹ, Nhật …

M cũng mun thông qua TPP khc phc chính quyn CSVN ni rng nhân quyn, dân  ch và t do báo  chí :

Cho tới nay có những phần tử trong ĐCSVN lí luận là đi với Mỹ sẽ mất Đảng. Chấp nhận Việt Nam trong khối TPP,  Mỹ đã gián tiếp công nhận ĐCSVN là đảng cầm quyền duy nhất và chứng minh là đi với Mỹ sẽ không mất đảng, trái lại nếu tiếp tục bám vào Tàu sẽ mất hết. Vả lại giới kinh doanh tư bản Mỹ hay bất cứ nước nào đầu tư vào Việt Nam, cũng không đòi  hỏi gì hơn là có ổn định chính trị để dễ làm ăn. Những lobby quân sự và kỹ nghệ làm súng ống  Mỹ còn cho là dễ làm giầu với những chế độ độc tài hơn là với những nước dân chủ hiếu hòa. Tất nhiên là những tổ chức đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi dân quyền Mỹ, Úc, Canada, Nhật… sẽ không chịu ngồi yên và sẽ làm áp lực với chính phủ nước mình để đòi hỏi chính quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận. Chính quyền CSVN cũng khó mà  từ chối quyền tư nhân được tự do xuất bản báo chí và tự do truyền thông vì những quyền này nằm trong quy chế  tự do kinh doanh mà các thành viên TPP đều đã chấp thuận. Quan trọng hơn hết là một khi kinh tế Việt Nam phải vận hành theo những quy định, những luật lệ rõ ràng và phải có  sự minh bạch trong sổ sách, trong kế toán, thì sẽ bớt được tham nhũng và nền tư pháp cũng sẽ độc lập hơn.

Kết lun

Có nhiều giải thích khác nhau về sự kiện Việt Nam gia nhập khối TPP:

Có nhiều người hoài nghi cho rằng quyết định gia nhập TPP chỉ là kết quả của một sự thỏa thuận giữa 2 phái cố hữu trong ĐCSVN là phái “Đảng Lãnh đạo”  mà người cầm đầu là Tổng bí thư Đảng và phái “Quản lí”  mà người cầm đầu là Thủ tướng chính phủ. Hai phái đều thỏa thuận với nhau đi nước đôi : lệ thuộc Tàu về đường lối chính trị, lợi dụng Mỹ về kinh tế. Nói chung, cả 2 phái đều cùng một chí hướng là bảo vệ sự độc tôn của Đảng và tình trạng giậm chân tại chỗ về chính trị cũng sẽ vẫn trường tồn.

Những người lạc quan hơn cho rằng phái Lãnh đạo đã bị cô lập, chỉ còn biểu lộ sự trung thành vì quyền lợi với Trung Quốc bằng một vài lời tuyên bố và bằng một vài phản ứng như huy động công an bắt cóc người này người kia. Những người này còn đưa ra nhận xét trong Đảng hiện nay có thêm một phái mới nổi là phái Trương Tấn Sang. Việt Nam gia nhập TPP phần lớn là công của Trương Tấn Sang. Xu hướng ngả về Mỹ có vẻ đang lên dù với Trương Tấn Sang hay với Nguyễn Tấn Dũng. Hai nhân vật này đang tranh đua nhau, sẽ làm thay đổi cơ chế chính  trị Việt Nam theo  chiều hướng  của ĐCSTQ với một lãnh đạo duy nhất như Hồ Cẩm Đào và ĐCSVN sẽ không còn là nơi tụ tập của một tập thể vô hình vô thể, vô trách nhiệm chia nhau quyền hành mà sẽ trở thành công cụ cầm quyền của một người lãnh đạo duy nhất.

Dù sao gia nhập khối TPP cũng tạo cho Việt Nam cơ hội tốt nhất để tạo dựng được một nền kinh tế vững bền, có nhiều triển vọng, thoát khỏi được sự khống chế của Trung Quốc. Những  người Marxistes chân chính còn dựa vào biện chứng pháp của Marx khẳng định  kinh tế  là hạ tầng cơ sở, chính trị chỉ là thượng tầng kiến trúc, để tin tưởng là một khi nền kinh tế Việt Nam đạt được trình độ tiến triển để hòa nhập với nền kinh tế chung của các nước trong khối TPP thì chính trị Việt Nam cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng dân chủ của các nước này.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

 

 

37 Phản hồi cho “Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hàng rào hữu hiệu nhất ngăn chặn bành trướng Trung Quốc và bảo vệ Việt Nam”

  1. bannong says:

    Phong uyen cũng nên xem thêm bài sau (tôi copy của Hongha có lược bớt chút ít) như sau:
    hongha says:
    05/12/2011 at 06:52

    TQ lo VN hợp tác với Nga, Ấn, Mỹ???

    ——————————————————————————–

    Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam
    Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 00:00 dinh tuan anh
    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á

    Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 9/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông, sau đó lại công bố lệnh huy động nhập ngũ. Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vào sức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông.

    I/ Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á (đoan này họ mô tả tỷ mỉ quá trìng phát triển lực lương quốc phòng của VN và cho rằng quân sự VN đứng đầu Đông Nam Á)

    1I/ Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân ( Đoạn này nói về VN chú trong đến việc bảo vệ cac quyền lợi ở Biển Đông băqngf cách tăng cường đầu tư cho không quân và hải quân.

    III- III, Tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ-Ấn Độ là có ý đồ ở Biển Đông

    Trong tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Việt Nam có một biện pháp quan trọng là tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước, trong đó hợp tác quân sự giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ là đặc biệt đáng quan tâm, vì đây cũng là một bộ phận của chiến lược quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, được thể hiện ở ý đồ “liên Mỹ”, “liên Ấn” để kiềm chế Trung Quốc.

    Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Cohen đi thăm Việt Nam, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, đánh dấu việc khởi động quan hệ quân sự Việt-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (con), Mỹ đã mở rộng giao lưu quân sự với Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên diễn ra liên tục, tàu quân sự hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau, lại còn đi đến hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, y học quân sự… Sau khi Obama lên nắm quyền, quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến thêm một bước mật thiết hơn. Năm 2010, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức giao lưu phòng vệ cấp thứ trưởng quốc phòng, tàu sân bay USS George Washington và tàu khu trục mang tên lửa USS John S. McCain của Mỹ đến thăm Việt Nam cập cảng Đà Nẵng. Việt Nam còn diễn tập quân sự chung với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài hy vọng được Mỹ viện trợ quân sự và đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, việc Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác là kéo Mỹ vào, làm tăng thêm sức nặng đối đầu với Trung Quốc, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một nổi lên rõ hơn.

    Những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng không ngừng mở rộng. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Fernandez đi thăm Việt Nam, ký “Hiệp định hợp tác phòng vệ” giữa hai nước, quyết định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi tình báo, đóng tàu hải quân, chống cướp biển. Để thực hiện các nội dung hữu quan, tháng 10 năm đó hai nước còn tổ chức diễn tập quân sự chung ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ về kỹ thuật công nghiệp quân sự cũng không ngừng gia tăng. Nhà máy công nghiệp quân sự Nasik của Ấn Độ đã giúp Việt Nam cải tiến khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-21 đang trong chế độ quân dịch. Ấn Độ còn quyết định cung cấp cho Việt Nam các bộ linh kiện dùng để kiểm tra sửa chữa máy bay chiến đấu MiG và nâng cấp máy bay chiến đấu SU-27. Cung cách Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Ấn Độ, lôi kéo các nước lớn can thiệp tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ khiến cho vấn đề Biển Đông phức tạp thêm một bước./.

    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới”của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15 (Trung Quốc)

    • tan says:

      bannong says: “Phonguyen viết về TPP thì rất hay nhưng nhận định tình hình về quan hệ giữa VN và TQ thì lại rất zở…”

      Bannong nói rất đúng, PU nên xem lại! ./.

  2. bannong says:

    PhongUyen nên đọc thêm bài này:

    Biển Đông năm 2011 nổi bật với động thái kiên quyết hơn của Mỹ, Ấn và ASEAN

    AFP- trên RFI (Đài phát thanh quốc tế Pháp)
    Trọng Nghĩa
    2011 có thể được xem là một năm rất quan trọng đối với Biển Đông, với việc yêu sách chủ quyền quá đáng mà Trung Quốc muốn áp đặt đều ít nhiều bị khu vực bác bỏ. Trong lúc Mỹ cụ thể hóa quyết định dấn thân tích cực trở lại vùng Châu Á, các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc đều công khai lên tiếng bảo vệ quyền tự do hàng hải.
    Trả lời phỏng vấn của RFI, trong số các sự kiện đáng chú ý nhất, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường Đại học George Mason (Virginia-Hoa Kỳ) đặc biệt chú ý đên các động thái mới của Hoa Kỳ, Ấn Độ, ASEAN trong hồ sơ Biển Đông.
    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Tôi thấy có 3 sự kiện nổi bật : (1) Mỹ tuyên bố trở lại Á Châu, với những động thái rõ rệt cho thấy họ càng ngày càng tích cực. (2) Ấn Độ tỏ ra dấn thân tích cực hơn ở vùng này. (3) Các quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, tương đối có thái độ cương quyết hơn trước sự lấn sân của Trung Quốc.
    RFI : Sự kiện Hoa Kỳ cụ thể hơn trong việc trở lại Châu Á Thái Bình Dương mang ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Hoa Kỳ vẫn tuyên bố là cường quốc châu Á Thái Bình Dương từ thời ông Nixon. Nhưng mà từ đó trở đi, Hoa Kỳ cứ rút dần ra ngoài, không can thiệp gì cả, mà đóng vai trò rất mơ hồ. Thí dụ trong chiến tranh Cam Bốt thì Hoa Kỳ chỉ ké vào với Trung Quốc mà thôi.
    Lần này thì chúng ta thấy là Hoa Kỳ đưa ra rất nhiều tuyên bố (của Tổng thống, Tổng trưởng Quốc phòng, Ngoại giao, rồi các Tư lệnh Thái Bình Dương) cho thấy họ tích cực trở lại Thái Bình Dương.
    Ngoài ra, ta còn thấy những động tác, những hành động và biện pháp cụ thể. Thí dụ như ông Obama – khác với chính quyền Bush – đều sang tham dự các hội nghị thượng đỉnh ở Á Châu, và hội nghị APEC, đủ hết, rồi ký kết thành lập căn cứ quân sự ở bên Úc, dùng những phương tiện gần như căn cứ quân sự ở Singapore, và xác định với Philippines rằng hiệp ước phòng thủ giữa hai bên có hiệu lực và nếu Philippines bị tấn công thì Mỹ sẽ trợ giúp. Tất cả động thái đó nó nổi bật hơn ngày xưa rất nhiều.
    Ấn Độ cũng có động thái kiên quyết hơn tại Biển Đông
    Trước kia hồi còn chiến tranh lạnh, Ấn Độ đứng trung lập giữa hai khối. Họ không can dự vào bên nào cả, và đối với Mỹ, quan hệ có thể gọi là bình thường, nếu không nói là lạnh nhạt, nhiều khi lại có mâu thuẫn với nhau.
    Nhưng ngược lại lần này, chúng ta thấy Ấn Độ thân thiện hơn với Mỹ, và nhất là trên vấn đề Biển Đông chẳng hạn, khi hãng dầu của Ấn Độ tìm cách khai thác ở Biển Đông, trong hiệp ước với Việt Nam, Trung Quốc chống đối, thì Ấn Độ vẫn tiếp tục, và chính phủ Ấn Độ nói là hỗ trợ những việc đó. Điều đó khác hẳn với thái độ ngay cả của Mỹ.
    RFI : Còn yếu tố thứ ba là khối ASEAN, mà theo nhận định của giáo sư, cũng có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc ?
    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Thật ra khối ASEAN có thái độ tương đối có vẻ cương quyết hơn đối với chuyện lấn sân của Trung Quốc. Trong những hội nghị kể từ năm 2009, và nhất là trong năm 2010 và 2011, thì họ đã cất lên tiếng nói, chứ trước kia, chúng ta thấy nhiều quốc gia cũng không dám đặt vấn đề Biền Đông trong chương trình nghị sự vì Trung Quốc chống đối.
    Thế mà gần đây họ đặt hết cả (lên bàn hội nghị) và trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á gần đây nhất, có 18 quốc gia họp thì đến 16 nước lên tiếng về Biển Đông. Thì chúng thấy có một sự dồng thuận, ít nhất về vấn đề Biển Đông, dù chỉ tương đối thôi.
    Nhưng mà điều đăc biệt là trong khối ASEAN, Việt Nam có thái độ cương quyết hơn rất nhiều.
    RFI : Trong tình hinh Biển Đông như vậy, đối sách của Việt Nam, theo giáo sư, có gì khác hơn so với trước đây ?
    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Kể từ năm 2009, thái độ của Việt Nam tích cực hơn và họ không còn chiụ nhượng bộ Trung Quốc. Trong đối sách của Việt Nam, điểm quan trọng nhất tôi thấy là họ đã xích lại gần với Mỹ hơn, nhất là về phương diện quan hệ quốc phòng.
    Còn đối sách trên vấn đề Biển Đông, thì chúng ta thấy Việt Nam đã làm một số động tác : (1) Đã tìm cách công khai hóa và đa phương hóa vấn đề Biẻn Đông ; (2) Đã tìm những đối lực đối với Trung Quốc dù không nói ra. Những quan hệ quốc phòng với Mỹ, với Nhật, với Ấn Độ cho thấy điều đó ; (3) Tăng cường khả năng quốc phòng bằng một loạt thương vụ mua bán vũ khí ; (4) Dùng các cuộc hội thảo và các diễn đàn đa phương để tìm kiếm giải pháp hòa bình…..

  3. D.Nhật Lệ says:

    Theo tôi,bài viết của tác giả Phong Uyên có nhiểu nhận định khả tín và đáng thuyết phục hơn cái miệng của
    ông Phùng Đ.Thực và ngòi bút của Robert Karniol ! Lý lẽ của bannong cần đưọc kiểm chứng !
    Sở dĩ nói thế là vì giữa lời nói và việc làm không phải đồng nhất hay nói khác đi,nói là một chuyện và làm là
    chuyện khác như người ta thường “nói một đằng,làm một nẽo”.Đó là chưa kể do tâm lý tự ty trước Tàu cộng mà VC.thường chứng tỏ thì cán bộ vai vế như ông này phải “đánh võ mồm” cho bớt sự bực bội.(Đây mới là đánh võ mồm thực sự).Điều cần chú ý là lời nói phải được chứng minh bằng hành động thì lời nói mới giá trị,chứ không phải “lời nói gió bay” để chống đỡ cho qua chuyện !
    Đối với ông tây kia thì ông ta chỉ suy luận dựa trên những gì xảy ra bên ngoài mà ông ta biết.Như thế thì
    những nhận định của ông không phải chân lý hay duy nhất đúng.Nhận định chính trị không thể chính xác
    nếu không biết gì về bên trong,hậu trường.Ở đây,chúng ta cũng chỉ suy luận dựa trên kinh nghiệm sống
    với VC.của chúng ta.Điều này thì ông tây kia thua xa chúng ta.Hơn nữa,ông tây không dám manh miệng
    vì ông là người ngoài cuộc nên phải ăn nói theo kiểu ngoại giao mới mong giúp VN.thoát nạn ?
    Thật là nguy hiểm phải tránh cái lối lý luận dựa hơi hay ăn theo người nước ngoài.Điều này xem ra chưa gột bỏ hoàn toàn khỏi đầu óc người VN.nói chung.Nguy hiểm vì dễ bị VC.lợi dụng để định hướng ‘xỏ mũi’
    dư luận.Điển hình như trong vấn đề biên giới giữa VN.với TC.thì Nguyễn Hồng Thao,cán bộ phụ trách,đã
    hợp tác với Ramses Ammer để bênh vực cho sự thua thiệt của VN.(The management of VN’s border
    disputes : What impact on its sovereignty and regional integration ? {Contemporary South East Asia số
    tháng 12/2005} ).Nếu tin ngất vào việc viết lách hay miêng lưỡi của mấy ngài này thì quả là tới số mạt vận vì chữ nghĩa bị đánh tráo lộn tùng phèo như “mất” tưởng là “được”,bị “hại” tưởng là “lợi” theo trị liệu pháp
    “phép thắng lợi tinh thần” của gã AQ. !

  4. bannong says:

    Phonguyen viết về TPP thì rất hay nhưng nhận định tình hình về quan hệ giữa VN và TQ thì lại rất zở. VN không đến lỗi lép vế với TQ quá lắm như ông bạn nghĩ đâu. Mời bạn đọc tin BBC nhé:

    Khai thác Biển Đông ‘không phải xin phép’

    Tàu Trung Quốc bí cáo buộc đã cắt cáp của PetroVietnam ít nhất hai lần trong năm 2011
    Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam (PVN) khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục khai thác dầu khí trong thềm lục địa của mình mà không cần xin phép quốc gia nào khác.
    Báo Tuổi Trẻ tường thuật rằng trong buổi họp trực tuyến cuối năm vào thứ Hai 16/1, Chủ tịch PVN Phùng Đình Thực đã trả lời câu hỏi về việc “Trung Quốc yêu cầu các bên muốn khai thác dầu khí ở biển Đông phải xin phép họ”.

    Báo này viết: “Ông Thực đã khẳng định quan điểm là PVN sẽ không phải xin phép.”
    Theo ông chủ tịch PVN, tập đoàn dầu khí của Việt Nam “có quyền thực hiện tìm kiếm, thăm dò, khai thác trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo luật quốc tế”.
    Ông Phùng Đình Thực được dẫn lời nói: “Tất cả khu vực nằm trong vòng 200 hải lý, theo luật quốc tế thuộc Việt Nam thì PVN sẽ thăm dò, khai thác”.
    Thu nhập dầu khí
    Đã không chỉ một lần PVN cứng rắn khẳng định quan điểm ‘bám trụ Biển Đông’ cho dù lâu nay đã nhiều lần Bắc Kinh cảnh báo các hoạt động thăm dò khai thác trong vùng Biển Đông mà phần lớn bị Trung Quốc cho là của họ.
    Năm ngoái, giới chức Việt Nam cho hay đã có ít nhất hai lần tàu thăm dò dầu khí của PetroVietnam hoặc do hãng này thuê bị tàu Trung Quốc gây hấn và “phá hoại thiết bị” ngay trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
    Tuy nhiên, dầu thô là nguồn thu nhập chủ chốt của kinh tế Việt Nam, nên ngoài vấn đề chủ quyền, yếu tố kinh tế cũng khiến Việt Nam không tể nhượng bộ.
    Ước tính năm 2011 Việt Nam sản xuất 15,18 triệu tấn dầu thô, tăng 1,1% so với năm 2010.
    Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2011 ước tính tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước đó, đạt 8,27 triệu tấn.
    PVN đã tăng kế hoạch sản xuất dầu thô năm 2012 lên 15,8 triệu tấn, tăng 5,3% so với năm 2011, chủ yếu là mở rộng sản xuất ngoài biển.

    • Austin Pham says:

      Hoàng Long, anh có thể giải thích tại sao tàu chở lương thực ra những đảo thuộc Trường Sa do qưân đội chiếm đóng đều bị chặn lại bởi tàu Hải Giám Trung Quốc. Nó cho đi thì đi còn không thì quay về. Đám quân sĩ tượng gì đó đóng trong Trường Sa đa số là con ông cháu cha. Lý do lại phải đóng ngoài đó là vì các “chiến sĩ” này quậy phá nát lúc ở trong “lục địa” nên thầy bu đẩy chúng ra ngoài hải đảo để chúng không thể tiếp tục quậy trong thành phố. Bạn tôi đi ra ngoài đó trong một đoàn ca nhạc trở về và kể đầy đủ chi tiết của chuyến đi. Úi giời ôi, rượu ngoại thì hằng hà. Đừng lo. Đảng và nhà nước ta, cộng thêm hội cán bộ cộng sản yêu nước gì đó biết rõ là không có đánh đấm gì hết, mọi chuyện đã đâu vào đấy hết rồi. Bạn tôi còn nói rằng khi nhìn sang các đảo Trung Quốc chiếm giữ thì súng to súng nhỏ đếm không hết, lạnh cả…. dế. Phe ta thì AK47 muôn năm, nhìn thì đã thấy rất “anh hùng” trong việc ăn nhậu, lấy bầu máu nóng của Chí Phèo làm chân lý. Tin tức chụp giựt mà làm gì, nó không thay đổi gì hết: Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm. Tôi đề nghị anh nên bớt xơi “chất sắt” cân bằng ký thay bằng chất lỏng gì đó mà bà con hay để lại trên lăng Bác.

  5. bannong says:

    Phonguyen viết về TPP thì rất hay nhưng nhận định tình hình về quan hệ giữa VN và TQ thì lại rất zở. VN không đến lỗi lép vế với TQ quá lắm như ông bạn nghĩ đâu. Mời bạn đọc tin BBC nhé:

    Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt Nam
    BBC-Cập nhật: 15:05 GMT – thứ hai, 16 tháng 1, 2012

    Quân đội Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ
    Thời gian qua, việc Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phân tích.
    Robert Karniol, một cây bút có uy tín về các đề tài quân sự Á châu, vừa có bài nhìn nhận ‘Việt Nam đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông’.
    BBCVietnamese.com xin lược dịch và giới thiệu cùng quý vị.
    Nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan.
    Theo nhận định của giới quan sát, cán cân quân sự qua eo biển nay đang nghiêng dần về phía Trung Quốc, và qua đó Bắc Kinh thúc đẩy các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn là chỉ để đối phó với Đài Loan.
    Nói thẳng ra, thì tham vọng chiến lược của Trung Quốc là có đủ năng lực quân sự để đương đầu với bất cứ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.
    Để làm việc này, bên cạnh quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng hạt nhân, Trung Quốc phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ. Chiến thuật này có tên là ‘sát thủ giản’ và đã được nhiều nhà phân tích phương Tây chú ý tìm hiểu.
    ‘Sát thủ giản’ có thể diễn giải một cách đơn giản là thay vì tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, thí dụ qua việc phát triển các thiết bị chống vệ tinh.
    Trong hải quân, Trung Quốc ứng dụng ‘sát thủ giản’ bằng phương thức chống tiếp cận mà giới quân sự gọi là anti-access/area denial (A2/AD). Đó là thiết lập các vùng trên biển đặc biệt nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công của đối thủ. Với cách thức này, Trung Quốc có thể đối phó ngay trong trường hợp hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột nhằm bảo vệ Đài Loan.
    Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km. Có loại tên lửa này trong tay, Trung Quốc có thể kìm chân bất cứ hoạt động hải quân nào của Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trong khu vực.
    ‘Dĩ độc trị độc’
    Bên cạnh hỏa tiễn tầm xa, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển hệ thống phòng không nhằm phát hiện và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của địch. Tiếp đó là đội ngũ tàu ngầm đang ngày càng được đầu tư để đối phó với các đe dọa trên mặt biển.
    Giới chuyên gia được dẫn lời nhận định các nỗ lực nói trên đang giúp Trung Quốc tạo dựng các ‘khu vực chống tiếp cận’ càng ngày càng rộng, khiến quân đội Hoa Kỳ hoạt động càng lúc càng khó khăn.
    “Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.”
    Phân tích gia Robert Karniol
    Theo ông Robert Karniol, Việt Nam đã phát hiện và ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc.
    “Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.”
    Nhà phân tích này cho rằng việc Hà Nội mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.
    Loại chiến đấu cơ Su-30MK đời mới mà Việt Nam mua có gắn hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK với tầm bắn 115 km, trong khi chiến hạm Gepard có kèm tên lửa chống tàu chiến Kh-35E với tầm xa 130 km và có thể tấn công tàu trọng tải lớn tới 5.000 tấn.
    Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, được trang bị thêm hỏa tiễn 3M-54 Klub chống tàu trên mặt biển với tầm bắn 300 km.
    Song song, Việt Nam cũng mua thêm một số hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel, với tầm che phủ khoảng 150 km. Về phòng không thì có ba đài radar vi sóng hết sức tối tân Vera của Cộng hòa Czech. Được biết, Washington thoạt tiên chặn việc mua bán radar này, nhưng sau lại chấp thuận.
    Tất cả các sáng kiến trên, theo ông Karniol, là để bảo đảm Việt Nam không bị yếm thế trong trường hợp Trung Quốc muốn tìm cách độc chiếm Biển Đông.
    Theo đúng chiến thuật A2/AD của Bắc Kinh, Hà Nội có thể cản trở các hành động phiêu lưu của Bắc Kinh một cách tinh vi hơn.
    Phân tích gia quân sự từ Singapore cũng nhấn mạnh: chính các nhà hoạch định chính sách quân đội Việt Nam, với kinh nghiệm qua nhiều thập niên tác chiến, đã tự đưa ra được chiến thuật này.
    Bấm Trở về đầu trang

  6. bannong says:

    Phong Uyên says:
    Các chuyên gia quân sự Mỹ thấy sự có mặt của hàng ngàn người Trung Quốc trong dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên, một vị trí chiến lược chủ chốt nằm giữa 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam, rất đáng quan ngại. Những đơn vị “dân công” khai thác bauxite có thể chỉ là những đơn vị xung phong của quân đội nhân dân Trung Quốc trá hình “nằm vùng”. Khi được lệnh xuất quân sẽ : Một mặt tiến xuống phía Đông cắt đôi Việt Nam, làm chủ bờ biển chiến lược Việt Nam từ Đà Nẵng tới Cam Ranh. Một mặt tiến xuống phía Tây hợp với những binh chủng đã nằm sẵn ở những cơ sở “dân sự”, ở những công trường làm cầu cống đường xá nối liền với miền Nam Trung Quốc tại Lào, tràn qua Campuchia, băng qua Thái Lan, chiếm Malaysia, làm chủ eo Malacca. Những căn cứ của hải quân Mỹ ở Singapore, Malaysia sẽ bị vô hiệu hóa nhanh chóng.

    viet says:
    Về vấn đề TQ ở Tây Nguyên, hiện chủ yếu là nói tới vấn đề bô xit, nhiều người nói có hang vạn CN TQ lũng đoạn cả Tây Nguyên, rồi có nguy cơ cho quốc phòng này nọ….Tôi cho như thế là đang cường điệu quá đáng. Sự thật là TQ chỉ là người thắng thầu xây dựng mà thôi. Xây nhà máy xong là mời về nước. Nhà máy của VN và người VN sẽ vận hành và sản phẩm làm ra sẽ bán bình đẳng cho mọi đối tương trên thế giới. Hoàn toàn không hề có bất cứ hợp đồng nào ràng buộc bắt VN phải cung cấp sản phẩm cho riêng TQ cả. Hàng nghìn công nhân TQ thì cũng chỉ được hoat đông trong một vùng nhất định, có lực lương VN cảnh giới, lénh phéng là không xong đâu. Cái sai của VN ở đây là việc tính toán hiệu quả chưa chính xác, nay lại phải bổ sung đường vận chuyển, việc quản lí lao động TQ không chặt, để nhiều người lao động tay nghề thấp vào VN là không hợp lý. Cái này đa và đang khắc phục dần.

    Lời Bình: ý kiến phong Uyen có thể đúng vào những năm đầu của thế kỉ trước, chiến thuật ấy quá lạc hậu với thời nay rồi. Nếu quả thật TQ muốn như vậy thì họ sẽ thất bại là cái chắc. Tôi nghĩ TQ này nay không đến nỗi ngờ ngệch như thế đâu. Hiện TQ mới là kẻ đang bị vây tứ phía. Đề nghị bạn Phong Uyen nên đọc nhiều tài liệu quốc tế phân tích tình hình TQ hiện nay ra sao? Tôi cảm thấy hình như bạn chưa nắm vững sự tiến triển của thời đại thì phải. Hơn thế nữa, giả sử TQ có đủ khả năng và bản lĩnh để thực hiện KH này thì thế giới ngày nay không cho phép ai công khai đi chiếm đoạt kiểu như bạn mô tả đâu? Mỹ muốn đánh I Raq, Afganistan…thì cũng phải có LHQ đồng ý chứ? Vậy mà sau hàng chục năm, Mỹ cũng phải rút về để lại bao hậu quả, làm Mỹ tốn của hao người mà có đạt được cái gì đâu? Đâu có giản đơn như bạn PhongUyen nói như trên. Về đoạn văn trên của Phong Uyen, tôi thấy nó hoàn toàn không tương xứng với đoạn văn mà bạn mô tả về VN tham gia vào khối TPP, đoạn này bạn mô tả rất đúng với thời cuộc? ./.

    • tan says:

      Tôi thấy viet nói về Tây Nguyên đúng, tôi không lo gì về vấn đề TQ cả mà chỉ lo cái bể khổng lồ chưa bùn đỏ, nếu như nó mà bục ra thì nguy to?

  7. Phong Uyên says:

    Trả lời bạn Nguyễn Nghĩa,
    Bạn gõ trên Văn Hóa Nghệ An rồi kiếm bài ” Xung quanh chuyến thăm VN và Thái Lan của Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình” đăng ngày 29-12-2011.
    Thân ái

  8. Nguyễn Nghĩa . says:

    @ Phong Uyên.
    Trong bài, Phong Uyên có viết :
    trích ” Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của Tập Cận Bình, chính quyền CSVN còn cam kết “nỗ lực thực hiện mục tiêu đạt kim ngạch thương mại Trung quốc – Việt Nam 60 tỷ USD vào năm 2015… ra sức đẩy mạnh hợp tác 2 hành lang 1 vành đai kinh tế xây dựng khu hợp tác xuyên biên giới“.
    Tôi quan tâm văn bản trên mà không tìm ra. Mong Phong Uyên giúp cho link đến thông tin trên.
    Cám ơn.
    Nguyễn Nghĩa.

  9. Phong Uyên says:

    Bạn Việt thân mến,
    Về nhập siêu TQ, chúng mình sẽ gặp nhau nếu bạn chịu khó gõ trên Google vào “Nhập siêu Trung Quốc” và đọc những diễn đàn kinh tế như VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp VN), DVT.VN, VietNamplus.VN, Kiến thức VN… với những hàng tít “Choáng ngợp với nhập siêu TQ”, “VN bị hụt quá sâu vào nền kinh tế TQ”…Tôi viết về sự thống trị của kinh tế TQ căn cứ trên những tài liệu này nên những số liệu tôi đưa ra đều đã được kiểm chứng. Những người hữu trách từ thủ tướng đên thứ trưởng bộ Công thương Nguyễn Thành Biên đều lên tiếng báo động. Đó là chưa kể hàng nhập lậu từ TQ khiến nhập siêu thật sự còn cao hơn nữa và những hàng lậu này, ngoài chuyện nhà nước không thâu được thuế còn rất nguy hại cho người sử dụng, nhất là về thực phẩm.
    Bạn nói đúng, Mỹ nhập siêu Trung Quốc còn kinh khủng gấp mấy chục lần VN: Nội năm 2010 đã lên đến 275 tỷ USD so với VN “chỉ” nhập siêu năm đó là 12,6 USD. Nhưng 275 tỷ trên 15 ngàn tỷ GDP của Mỹ thì như muối bỏ bể mà trong đó 1 nửa là hàng Mỹ làm ở bên Tàu (1 cái Iphone, Ipad bán mấy trăm đô la Apple cho làm ở bên Tàu vì tiền nhân công chỉ chưa tới 10 đô ! ), trong khi VN nhập siêu TQ bằng hơn 1/8 GDP VN bây giờ và xuất khẩu hàng VN cũng phụ thuộc 80-85% nguyên phụ liệu Tàu.Tính trong 3 năm vừa qua, mỗi năm VN tăng xuất khẩu qua TQ 500 triệu đô thì nhập siêu 3-3,5 tỷ đô tức là 6-7 lần hơn ! Sở dĩ Mỹ muốn dùng TPP thay thế 1 phần nào công xưởng TQ không phải vì muốn tránh nhập siêu TQ mà vì những hàng cao cấp Mỹ đặt làm ở bên Tàu sẽ chỉ mấy tháng sau là bị Tàu copy lại và tung ra thị trường bóp chết hàng Mỹ chứ Tàu cứ sòng phẳng thì không có gì đem lợi lộc bằng sự hợp tác giữa tư bản Mỹ và tư bản cộng sản Tàu. Ngay hàng xuất khẩu VN cũng bị ăn cắp như vậy : bạn thử tưởng tượng nước mắm Phú Quốc bán ở bên Tây này là nước mắm làm ở bên Tàu !
    Bạn nói hoàn toàn đúng là nhờ xuất siêu qua các nước Tây phương nên lấy lại nhập siêu Tàu. Nhưng nếu 80% giá trị hàng xuất của VN nằm trong nguyên liệu nhập từ Tàu thì các nhà kinh tế VN than là đúng : mình chỉ xuất khẩu hộ Tàu, và muốn bớt nhập siêu thì phải bớt xuất khẩu !
    Tiền đến từ xuất khẩu lao động cũng vậy. Phần lớn là đến từ các nước tiến triển cần nhân công, nhưng những người phải đi lao động nước ngoài cũng bị bóc lột bởi các quan chức, bởi các trung gian nên mỗi đồng tiền là 1 bát mồ hôi, 1 bát máu. Phần lớn kiều hối là từ túi những người di tản miền Nam gửi cho những người thân thuộc trong nước (10 tỷ mỗi năm nếu kể cả tiền gửi lậu). Số người này mỗi năm 1 bớt vì thế hệ trẻ hải ngoại mất dần gắn bó với VN mà cũng vì cám cảnh chế độ.
    Lẽ tất nhiên người dân thường chỉ có thể tiêu thụ được hàng Tàu vì rẻ tiền khiến tạo ra trong xã hội 2 hạng người : hạng ăn trên ngồi trốc sài đồ Tây phương thậm chí những đồ mắc nhất và hạng dân thường. Cũng vì vậy mà có tham nhũng, mà có chạy quyền chạy chức, mà có độc quyền chính trị.
    Bạn cũng hoàn toàn đúng khi nói VN bước vào giai đoạn công nghệ cần phải nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nhất là cho ngành xuất khẩu. Phải cái là 99% thiết bị đến từ Tàu vì giá rẻ nhưng đều đã lỗi thời không thể sản xuất hàng tân tiến được, tất nhiên là hàng công nghệ quá lạc hậu không thể xuất khẩu qua các nước Tây phương ( kể cả Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan) nên rút cục xuất khẩu công nghệ cũng sẽ chết.
    Tôi thấy cần phân biệt những nhà kinh doanh sản xuất bị thất cơ lơ vận với giới mại bản nhập khẩu hàng nước ngoài. Giới này không mong đợi chi hơn là ngành sản xuất trong nước càng lụn bại càng có dịp làm giầu. Bởi vậy quan hệ giữa giới này với Trung Quốc chỉ mỗi ngày một thêm khắng khít và nếu bạn sống ở VN thì dư biết quan hệ thế nào giữa giới này với 1 số người đang nắm chính quyền.
    Hoàn toàn đồng ý với lí luận của bạn là TQ có ngồi ở Tây Nguyên hay ở mọi nơi khác cũng chỉ vì thắng thầu mà thôi. Và tôi cũng đồng ý trước với bạn là TQ sở dĩ thắng 95% thầu là vì giá rẻ. Nhưng tôi chắc chắn là có 1 lúc nào đó phải đặt câu hỏi là tại sao lại có giá rẻ đến thế được và tại sao có các nhà kinh tế dám nói toạc móng heo ra là có sự toa rập với các tập đoàn kinh tế nhà nước ? Tại sao TQ có đầy bô xít mà không khai thác trong nước, tạo công ăn việc làm cho dân sở tại, mà lại đem dân binh qua VN khai thác? Tại sao Mỹ phải o bế VN vào TPP để chỉ đổi lại là : 1° Khi vào TPP thì phải tôn trọng những quy định về bảo vệ môi trường, 1 cớ viện ra để mời TQ rút ra khỏi Tây Nguyên hay ít nhất là để giám sát TQ. 2° Cho Mỹ lập trạm sửa chữa tàu chiến ở Cam Ranh ? Nếu trả lời được câu hỏi là đủ biết Mỹ chỉ muốn gài VN vào TPP để mong VN đóng cửa ngõ qua ngả đó Tàu sẽ xâm nhập ĐNÁ chứ không cần VN để chống Tàu. Giữa 2 siêu cường cũng chả ai chống ai mà Mỹ chỉ có mục đích ngăn chặn (containment) sự bành trướng của Tàu. Nếu VN có được 1 nhà lãnh đạo thức thời thì sẽ biết lợi dụng địa chí chiến lược VN để thoát khỏi vòng cương tỏa của Tàu. Trước hết người lãnh tụ này phải trị được những phe phái trong Đảng. Cái khó là hiện giờ chưa thấy ai có đủ bản lĩnh để làm chuyện đó cả.

    • tan says:

      Tôi xin hỏi ông bạn Phong Uyên rằng như ông nói, chơi với TQ chỉ có thiệt, Vậy ông muốn VN đóng cửa thôi không buôn bán với TQ nữa hay sao? Hay ông có cách gì mách cho chính phủ VN với? số tiên VN mua hàng TQ ấy thì mùa hàng gì của Mỹ, Pháp thì có lợi hơn? Tôi thấy trên mạng người ta nói đến phụ kiện trong tên lửa Mỹ cũng bị mua phải hàng rởm TQ cơ mà? Mỹ còn vậy, VN liệu có hơn được Mỹ không? TQ nó mua cả ngân hàng Mỹ, công ty ô tô Mỹ, hàng TQ cũng tràn ngập ở Mỹ, và dân Mỹ nay cũng đã phải học cả tiếng Tàu nữa rồi, ông có biết không? Dân Mỹ giàu thế mà còn chọn hàng Tàu khựa thì dân VN lại dùng hàng Mỹ, hàng Pháp… là phù hợp hơn à? Ông chỉ cho tôi xem VN nhập những dây chuyền thiết bị nào của Tàu để ra sản phẩm không xuất khẩu được?

      • Austin Pham says:

        Cách hay nhất là bọn cộng sản cầm quyền phải ra đi vĩnh viễn để nhân tài có thể hội tụ về cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải thả hết mọi người hoạt động cho tự do dân chủ để bọn tàu cộng biết rằng chúng không còn có thể ngồi ngoài sau lưng những con và thằng nộm giựt dây điều khiển, rằng VN muốn vươn lên với thế giới, thoát ly cộng sản một cách dứt khoát. Có thích ý kiến này không? Nếu không thì hãy cho dân VN được quyền biểu quyết hay đám CƠM các anh lại ối a, í à câu giờ và tung hỏa mù như cũ.

  10. PH Châu says:

    Thế tam quốc Nga-Mỹ-Tàu

    Mỹ đánh sập Liên Sô, phần lớn là do bắt tay được Tàu.
    Tàu giữ thế trung lập trong khi Mỹ tìm cách hạ L.Sô.
    đúng như thuyết
    Đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo ngày xa xưa.

    Nay, Liên Sô là Nga La Tư dân chủ, một khối lớn ngay
    sau lưng Trung Hoa.

    Hoa Kỳ chỉ cần liên minh với Nga, là anh Tàu co vòi !
    Những yếu tố bao vây Tàu khác, như Nhật, Nam Hàn .
    Ấn độ, Vn…cộng lại, mới bằng một yếu tố Nga.

    Quẳng gánh lo đi, đừng lo cho Mỹ! Thiên nhiên cũng
    đồng lõa với Mỹ rồi!

Phản hồi