WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nước Nga của nhiều ẩn số

Tình hình nước Nga và thủ đô Moscow đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận thế giới.

Sau cuộc bầu cử Nghị viện Đuma, nhiều cuộc biểu tình lớn có 20 vạn người tham gia diễn ra ở Moscow, lan rộng lên thành phố St. Petersburg và Kaliningrad ở phía Bắc, sang hải cảng Vladivostock ở phía Đông, cùng một chục thị trấn khác.

Cuối tháng 1 năm 2011, cuộc biểu tình ở Moscow lên đến hơn 50 vạn người. 20 năm nay, từ khi Liên bang Xô viết bị giải thể, đảng CS Liên Xô tan vỡ, nay mới có những cuộc xuống đường đông đảo đến vậy. Năm ngàn, 10 ngàn, lên đến hơn 20, rồi 50 ngàn công dân thủ đô mang biểu ngữ, hô khẩu hiệu, tập trung và tuần hành, làm náo động khu trung tâm, tố cáo cuộc bỏ phiếu gian lận, đòi thủ tướng V. Putin ra đi, đòi những cải cách dân chủ, chế riễu cuộc “nhảy múa, trò đổi ngôi giữa Tổng thống và Thủ tướng” của Tổng thống Medvedev với Thủ tướng Putin. Hàng vài trăm công dân bị bắt giữ. Hàng ngàn cảnh sát vũ trang được huy động. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đưa ra con số hơn 1 ngàn công dân bị xét hỏi và giam giữ.

Dư luận nước Pháp xôn xao. Giới báo chí, các nhà bình luận chính trị đưa ra nhiều nhận định khác nhau. Các đài vô tuyến mở ra nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về tình hình Liên bang Nga, phán đoán về ý nghĩa của các sự kiện, về triển vọng của tình hình.

Qua báo chí và truyền hình, có thể nói tình hình Liên bang Nga mang nhiều câu hỏi hơn là lời giải đáp, mang nhiều ẩn số hơn là các đáp số. Các đài vô tuyến Pháp TF2 và TF3…thu thập các câu hỏi của bạn xem truyền hình, liệt kê ra hàng trăm câu hỏi của công chúng cần được giải đáp. Nhiều nhà bình luận quốc tế, nhiều nhà Xô viết học lão luyện, thành danh, có uy tín thú nhận rằng 20 năm nay, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đã lơi lỏng trong việc theo dõi, thu lượm tin tức, trao đổi nhận định về tình hình mọi mặt của Liên bang Nga, để đến nay không sao nhận cho rõ được tình hình.

Các nhà am hiểu thời sự của các mạng truyền hình Pháp đều cho rằng tình hình liên bang Nga quá tù mù về chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, khó đoán cả về hiện tại, tương lai gần và xa, rất cần những cuộc tìm hiểu sát sao và khoa học.

Dưới đây là những đề tài và câu hỏi công luận các nước đang đặt ra mong được sáng tỏ dần.

Trước hết là về chế độ chính trị. Hiện nay chế độ chính trị – kinh tế liên bang Nga là thuộc chế độ nào, mô hình nào. Chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-xít đã chấm dứt chưa? Chủ nghĩa tư bản hình thành ra sao? Chế độ độc đoán kiểu Sa hoàng và thời cộng sản đã qua hẳn chưa?

Chế độ dân chủ đa nguyên đã được thiết lập ở mức nào? Nga đã gia nhập vào cộng đồng thế giới ở mức nào, hội nhập hoàn toàn hay chưa? Tại sao một số nhà dân chủ Nga lại gọi ông Putin là “Sa hoàng thời hiện đại”, hoặc là “một Brejnev tái sinh”; đây là một kiểu chụp mũ, đả kích hay hàm chứa ít nhiều sự thật? Sao ông Putin, một nhân vật cốt lõi của cơ quan tình báo cộng sản cũ KGB kinh khủng một thời, lại có uy quyền đến vậy?

Rồi đây tình hình chính trị có thể diễn biến ra sao? Cuộc bầu nghị viện vừa qua có còn giá trị vững vàng không? Đảng Nước Nga Đoàn kết của ông Putin chưa đạt 50% ghế sẽ ở vào thế ra sao? Nếu biểu tình lan rộng thêm, kéo dài thêm, hàng trăm ngàn như phe đối lập dự tính vào ngày 14/1/2012 tới, thì tình hình chính trị mất ổn định to, có thể xảy ra đàn áp ngày càng lớn, tình hình sẽ ra sao? Có thể trở thành như ở Tunisia, Ai Cập, Libya hay không? Ở Moscow đã có khẩu hiệu tiến tới Mùa Xuân Nga, như Mùa Xuân Ả-rập hiện nay. Khẩu hiệu trên biểu ngữ: “Putin hãy ra đi”, và bài hát đồng ca trên đường phố “nước Nga không có Putin” với cả tranh đả kích ông Putin, sẽ có ảnh hưởng ra sao đến cuộc bầu cử tổng thống liên bang Nga dự định vào tháng 3/2012 sắp đến?

Thanh niên Nga, sinh viên nam nữ rất năng động, đang dùng internet, điện thoại cầm tay, Facebook, tổ chúc “những ngày phẫn nộ” – les jours de Colère – theo kinh nghiệm Bắc Phi.

Nhân vật Putin sẽ có thể đối phó ra sao? Ông ta đã trải qua 2 khóa tổng thống dân cử, rồi xuống làm thủ tướng một khóa, – chỉ để tránh điều khoản trong hiến pháp không được làm tổng thống liên tiếp quá 2 khóa, – nay còn tỏ tham vọng làm tổng thống 2 khóa liền nữa, ông ta vẫn tỏ rõ quyết tâm và tự tin tiến tới, sẽ đưa tình hình đến đâu?

Nếu đàn áp nhân dân xuống đường nổ ra, xô xát kéo dài, đổ máu trên đường phố, một số nhân dân Nga kêu gọi thế giới can thiệp, Liên Hợp Quốc và các nước dân chủ sẽ có thể đáp ứng như thế nào? Xã hội dân sự ở Nga đã đủ mạnh hay chưa?

Thế lực dân chủ trong liên bang Nga ra sao? Mặt trận Công dân do danh thủ cờ vua Garry Karparov lãnh đạo chưa đủ mạnh, nhưng phát triển nhanh. Nhà tỷ phú Mikhail Prokhorov lại vừa tuyên bố ra ứng cử tổng thống. Các đảng Cộng sản, đảng dân chủ Cấp tiến, đảng Công lý Nga đều yếu ớt, chỉ dưới 15 % cử tri, sẽ có ví trí nào?

Xã hội Nga 20 năm nay chuyển biến ra sao? 15 nước thành viên của liên bang khác nhau ra sao? Chênh lệch giàu nghèo mở rộng khác thường như thế nào? Sau thời kỳ sùng bái vô sản là cơn sốt làm giàu, chạy đua kiếm tiền, tậu nhà, hưởng thụ vật chất, tạo nên tầng lớp tỷ phú mới, không từ cạnh tranh trong tự do kinh doanh, lại theo mánh mung phi pháp kiểu phe nhóm maphia hậu cộng sản, đã làm xã hội Nga phồn vinh về hình thức, nát ruỗng trong tim gan như thế nào?

Theo công bố của các nhà dân chủ, tài sản của Putin, Medvedev và các bộ trưởng Nga đều vào hàng triệu phú mới, có người là tỷ phú đô la. Họ dẫn chứng khá nhiều triệu phú Nga gửỉ tiền, tậu biệt thự, cho con đi học ở Thụy Sỹ, Thụy Điển, Canada, Hoa Kỳ, Pháp; theo tin từ Moscow 20 năm qua có đến hơn 3 triệu công dân Nga bỏ nước ra đi, trong đó không ít là trí thức, thanh niên, nhà kinh doanh ngay thẳng, lương thiện, không muốn gia đình sống trong môi trường bất bình thường đầy cạm bẫy về pháp luật và đạo đức, xã hội còn có mặt sa sút hơn cả thời đảng CS Liên Xô. Đâu là sự thật đích thực, hay là tin đồn, dư luận?

Biết bao điều công luận Pháp và thế giới mong mỏi muốn biết rõ về liên bang Nga hiện nay.

Câu hỏi mấy ngày nay là tại sao trước đây Liên bang Nga không dùng quyền phủ quyết khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án và trừng phạt Ai Cập, Libya, – là những dấu hiệu tốt – nay lại ngăn cản việc trừng phạt Syria,  khi ông al-Assad đã tàn sát đến 5 ngàn thường dân? Một câu hỏi nóng hổi nữa là quan hệ Nga-Hoa Kỳ sẽ ra sao, khi Hoa Kỳ mong muốn ở Nga có những cuộc bầu cử dân chủ công bằng và Moscow đáp lại là Hoa Kỳ muốn gây bất ổn ở Nga, rằng các cuộc biểu tình lớn là do Hoa Kỳ xúi giục.

Một câu hỏi nữa là ảnh hưởng của ông M. Gorbachov hiện ra sao khi ông lên tiếng yêu cầu ông Putin hãy xuống đài, 3 kỳ liền làm tổng thống và thủ tướng là đủ rồi.

Có thể nói hàng trăm câu hỏi về liên bang Nga cần làm rõ, giải đáp. Liên bang Nga rộng lớn, hơn một trăm triệu dân, vẫn là một cường quốc có vũ khí nguyên tử, có thế và lực rất đáng kể trên bàn cờ toàn thế giới. Liên bang Nga luôn có vị trí có ý nghĩa quyết định trong châu Âu.

Nhiều câu hỏi chứa đựng nhiều ẩn số về liên bang Nga gợi ý cho ta suy nghĩ về nước Nga, vì Liên Xô cũ vốn từng được coi là người anh Cả của nước Việt Nam XHCN; hàng loạt câu hỏi trên cũng làm cho ta chạnh lòng nghĩ về nước ta, một nước không ra xã hội, cũng chẳng ra tư bản, một đảng mang tên cộng sản mà không có gì là chất cộng sản, các quan chức đều giàu sang phú quý có tài sản riêng tư gấp trăm ngàn lần các đại địa chủ và đại cường hào bị coi là thù địch thời trước, một chế độ chính trị – kinh tế cũng khó lòng nhận diện và gọi tên cho chính xác. Những danh từ dân chủ, nhân quyền, pháp quyền, xã hội bình đẳng, văn minh…đều mơ hồ, tù mù, mỉa mai, như đánh đố mọi người vậy.

Bùi Tín – VOA

1 Phản hồi cho “Nước Nga của nhiều ẩn số”

  1. Dao Cong Khai says:

    Trước đây không lâu, tôi có đọc một bài viết không nhớ rõ của một tác giả Mỹ hay của một nhân vật trong thế giới VC; nói rõ tiến trình chính trị Nga biến đổi từ CS cho tới lúc CS xụp đổ và chuyển sang tư bản.

    Nội dung nói rằng sống trong xã hội CS đó, dần dần đảng viên CS Nga đòi đảng phải có chế độ ưu đãi đặc biệt cho các đảng viên CS. Trong chế độ ưu đãi đó, thì đám cán bộ gộc nằm trên hàng lãnh đạo lại được một chế độ “cung tiêu” cao cấp hơn nữa. Và từ đó Liên Sô thường xuyên nhập cảng các loại hàng xa xỉ và đắt tiền của các nước tư bản về để phân phối cho các đảng viên cao cấp hưởng thụ. Nói đúng ra chính đảng viên CS Nga không chịu nổi cuộc sống của xã hội CS của họ nên họ đã đòi hỏi đảng phải mua những hàng xa xỉ về cho cán bộ xử dụng. Chỉ có cán bộ cao cấp mới được xài những thứ đó, chẳng hạn như dầu thơm, xà bông thơm, máy cạo râu, chocolate Mỹ, quần jeans, vải vóc Tây Phương… Những thứ đó là hàng cao cấp đối với chế độ CS. Điều này tạo nên sự bất công không thể che đậy được trong xã hội Nga giữa cán bộ cấp nhỏ và đảng viên cấp lớn, bất mãn giữa dân chúng với cán bộ CS. Nhưng đã lỡ theo con đường đó rồi thì quán tính của nó là đảng viên CS Nga càng ngày càng có xu hướng sống tiêu thụ và hưởng thụ hơn, cho nên bất công càng gia tăng.

    Hậu quả khác của chế độ ưu đãi cán bộ đó là chính đảng viên CS Nga bắt đầu đam mê chế độ tư bản, và họ vừa theo CS lại vừa muốn chế độ CS xụp đổ. Chế độ CS xụp đổ, đối với họ là cái chế độ quản lý hộ khẩu, ngăn cấm người ta hưởng thụ và ép buộc mọi người phải hy sinh cho những lý tưởng không bao giờ có thể hiện thực. Nghĩa là đảng viên CS Nga lúc đó mong muốn chế độ CS của họ đổi thành một chế độ tư bản mà vẫn do đảng CS chính họ cầm quyền như cũ. Muốn sống như tư bản (bóc lột), nhưng vẫn muốn cai trị theo kiểu phong kiến và độc tài CS. Nhìn lại xã hội và chính trị ở VN hiện nay nó y chang như vậy.

    Cho nên khi phong trào chống cộng nổi lên ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi và Đông Đức … thì chính quyền Nga có ý định mang xe tăng đến những nơi đó để can thiệp, nhưng chính các đảng viên cao cấp CS Nga lại mất hết lý tưởng CS rồi; nên họ lừng khừng và cuối cùng khoanh tay đứng nhìn chế độ CS Đông Âu vỡ ra từng mảnh.

    Nó lan sang Nga như thế nào thì tôi cũng không biết rõ, nhưng rõ ràng cho tới nay thì đảng CS Nga vẫn còn trong chính quyền Nga. Bằng chứng là Putin, một tên đầu sỏ của KGB Nga thời CS vẫn cứ đòi giữ ghế TT hoài, cái ghế bí thư ngày xưa thì nay Nga đổi thành ghế TT cho thích hợp với con đường tư bản bóc lột mà đảng viên CS của họ vẫn mơ ước từ lâu. Chuyện mấy ông CS theo tư bản thì không có gì khó hiểu cả; khi họ ca tụng chủ nghĩa Mác-Lênin thì họ vẫn đòi hỏi nhà nước cung cấp cho họ chocolate của Mỹ, Pate’ của Pháp… Mấy ông trong trung ương đảng ở Hà Nội trước 75 cũng tương tự như thế thôi. Chỉ có Bác Hồ thì mới là siêu nhân, bởi vì ông không lấy vợ (theo sử sách của VC), ông dám hy sinh “CÁI ĐÓ” cho tổ quốc.

Phản hồi