WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Câu đối Việt Nam thời hiện đại [kết]

Một câu đối. Ảnh On the net

Những năm cuối thế kỉ 19, bước vào thế kỉ 20, câu đối Việt đã trở thành loại hình phổ cập trong văn học dân gian và văn chương bác học. Rất nhiều trí thức, quan l ại, văn nghệ sĩ , nhân dân – thưởng thức, tham gia sáng tác. Trong đó phải kể những tên tuổi chói sáng trong lĩnh vực sáng tác câu đối: Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương Tản Đà, Nguyễn Công Hoan … các vị đã đóng góp cho kho tàng văn học Việt những tác phẩm không kém gì những tập thơ, cuốn tiểu thuyết, bài biên khảo gía trị.

Đã có qúa nhiều ngưòi viết, nhiều cuốn sách về đề tài này mà điển hình là vào quý 2 năm 2006, nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã cho ấn hành tuyển tập gồm 5000 Hoành phi – Câu đối. Trong bài viết nhỏ này chỉ xin nói về một số câu đối của một số ít nhà văn, các ’”hậu bối’’ đã có nhũng câu đối chẳng những không thua kém tiền nhân, ngược lại còn đắc dụng hơn vì đã ’’xông thẳng’’ vào các vấn đề gai góc, nhậy cảm đang bức xúc cả thời đại…

Trước hết, khảo sát câu đối của nhà thơ Chế Lan Viên (CLV):

Lúc sinh thời, Chế Lan Viên – Ngoài vai trò là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng – ông còn làm câu đối rất hay dù ít khi xuất hiện trên những trang báo xuân. Vào khoảng đầu những năm sáu mươi của thế kỉ 20, CLV từng nghe anh em nhà văn, nhân viên làm việc ở Báo Văn nghệ phàn nàn: Nhà thơ N.Đ, dạo này thường phát biểu rất dài ’’tra tấn’’ anh em, mỗi khi hội họp. Lại thường trích dẫn Lép Tôn xtôi (đại văn hào Xô viết)’’. Chế Lan Viên quyết định tìm cách “nhắc khéo’’ bạn. Nhân dịp năm mới, ông đến chúc tết N. Đ. Rượu, bánh chưng, thịt đông, dưa hành được dọn ra, hai ông vui vẻ thưởng thức hương vị tết cổ truyền. Nhớ tới mục đích… biết N.Đ rất ’’kiêu’’ trong lĩnh vực sáng tác câu đối, Chế Lan Viên ’’nhử mồi’’: Nghe nói ông rât thích câu đối, hay là chúng mình nhân tết cùng nhau thù tạc một đôi câu nhé, ông thấy sao?

Ô kê – N. Đ nói vẻ sảng khoái!

- Ông ra vế đi, CLV giục .

N.Đ trúng kế, hăng hái: Đó là ’’đất’’ dụng võ của tôi. Nhưng ra vế thì dễ, đối lại mới khó. Tôi chưa bao giờ bó tay trước những vế thách của các bạn, ông ra đề, tôi đối lại!

’’Cá đã cắn câu’’ – Chế Lan Viên nghĩ, mỉm cười, đáp: Vậy được. Dứt lời ông đọc:

Chắc tôn ông không bằng Lép Tôn xtôi.

- đoạn dơ tay ra hiệu – Xin mời!

N.Đ tiếp nhận vế ra nhưng ’’toát mồ hôi hột’’. Vì ông đã nghe nhiều phàn nàn của anh em trong cơ quan về mình, về chuyện Lép Tôn xtôi… Vế ra của Chế Lan Viên qúa đặc biệt: Toàn câu có 8 từ chia làm 2 mệnh đề được nối với nhau bằng liên từ làm tính từ so sánh (không bằng). Đây là lời thách thức có ngụ ý răn đe… . Phân tích câu ra đề:

Chắc đối với Lép

Tôn ông đối với Tôn xtôi.

- Tôn ông là đại danh từ khi xưa các trí thức quan trường dùng để xưng hô với nhau tỏ vẻ kính trọng. Còn Tôn xtôi lại là tên của đại văn hào Nga. Câu đối vừa mang nghĩa nhắc nhở, vừa khẳng định: Ông không thể sánh bằng nhà văn L.Tôn xtôi, bởi vậy không nên gắn mình với đại văn hào)!

- Trong dân gian, người ta thường coi hạt mẩy – là tốt, chắc, còn hạt xấu, hỏng – là lép. Thể hiện sự tốt xấu trong chọn lựa ngũ cốc (Lạc mẩy, Lạc lép, Thóc mẩy Thóc lép…)

Chế Lan Viên đã chơi chữ bằng cách dùng hay tính từ so sánh: Chắc – Lép! Người thưởng thức vẫn nhận rõ ý định ‘’nhắc khéo’’ bạn của tác giả…

Ngoài tính chiết tự ra, câu đối còn là lời tuyên bố, khuyên nhủ: Đừng lúc nào cũng dẫn Lep Tôn xtôi làm khổ tai anh em, đồng thời còn là lời cảnh cáo rất chí tình nhưng thâm thúy về trình độ, địa vị của 2 người… (khi đó CLV đã là cán bộ lãnh đạo, đại biểu Quốc hội… là nhà thơ nổi tiếng, còn NĐ chỉ là nhà thơ bình thường…). Rốt cuộc, Ông đồ – nhà văn N.Đ – không đối được vế ra, đành chào thua, cười xòa ’’tâm phục khẩu phục bạn gìa…

xxx

Một câu đối khác của 2 nhà văn – Ông gìa và Cô gái – cũng thú vị được giới văn nghệ sĩ Hà Thành truyền nhau đọc và… cười.

Sự thể như sau:

Nhân một cuộc họp của Ban Văn nghệ đài Tiếng nói Việt Nam mời các cộng tác viên làm Thơ về dự. Nữ thi sĩ H.N đến trước tiên, sau đó đến nhà thơ lão thành Trần Lê Văn. Ông vốn phóng khoáng, vui – nhìn H.N, than phiền: Tệ nạn đến họp chậm của người Việt đã trở thành căn bệnh cố hữu khó chữa. Qúa giờ hẹn họp mà mới chỉ có một ’’Hồng Nhan’’, một ’’Bạch Phát’’.

Trần thi sĩ nhìn H.N, chợt vụt đến… đùa, đọc:

Bạch phát phát hồng nhan.

Tiền bối TLV cứ tưởng câu đối sẽ làm cô gái chịu bó tay hay ít ra cũng phải lung túng, bởi vì câu vế ra chỉ có 5 từ , 4 từ là Hán văn :

- Bạch phát (tóc trắng, ông gìa)

- Hồng nhan (cô gái đẹp), được . Hai cụm từ nối với nhau bằng chữ Nôm – động từ ’’phát’ (đánh vào mông, hoặc ’’bắn’’…). Chẳng ngờ không cần nghĩ lâu Nữ sĩ H.N đọc luôn:

Hồng nhan can Bạch phát.

Vế ra đã hay nhưng hơi bị ’’Lẳng’’: Nghĩa chữ Hán: Bạch là trắng, Phát là tóc. Bạch phát nghĩa là Tóc trắng (ông già).

Phát còn có nghĩa chữ Hán là – bắn (bắn bách phát bách trúng). Còn nghĩa chữ Nôm – Phát là – đánh ( vào lưng, vào mông…) như bố mẹ thường dùng hành động này răn dạy con trẻ khi chúng hư, nhõng nhẽo – ’’Phát cho nó mấy cái vào mông cho chừa khóc nhè’’. Cánh trai trẻ ’’ngổ ngáo’’ dùng tràn cung mây từ ‘’phát’’ – ’’bắn’’ trong mọi lúc kể cả dùng cho chốn ’’phòng the’’ !…

Hồng Nhan là người đàn bà đẹp.

Câu đối ẩn nghĩa Nôm: Ông gìa ’’bắn’’… phát (đánh) vào… mông cô gái. Cũng tưởng chỉ đọc chơi, không nghĩ rằng cô gái trẻ trung xinh đẹp – Nữ sĩ H.N – có phản ứng nhanh, thông minh – đối lại rất chuẩn. (Hồng Nhan can Bạch Phát).

Nữ sĩ dùng nguyên 4 từ của người ra đề, đảo lại chủ từ, chỉ dùng một chữ’’ Can (gián)’’ của mình mà đã hóa giải vấn đề, đập đổ bức tường ngôn ngữ Hán văn của lão tứơng Trần Lê Văn –‘’vây’’, hòng chế ngự Hồng nhan, đánh vào chỗ yếu hay thẹn của nữ giới để – trêu trọc. Câu đối vừa nhanh, vừa chuẩn, chính xác nhưng không chua ngoa đanh đá. Nó như một lời can gián ông già ’’thích chơi trống bỏi’’: Thôi ông (gìa) ơi! ’’cháu’’ xin ông, can ông ! Ông mà ’’Bắn – phát’’, Hồng Nhan thì… quá nguy hiểm, chắc ông sẽ ‘’kềnh’’ sớm…thôi!

Bạch Phát – Trần Lê Văn – cười vang gật gù, tấm tắc: Hay! Bái phục’’hậu sinh khả ố (úy)’’!

xxx

Nhưng ấn tượng nhất về câu đối thời hiện đại phải kể – câu ra đề và đối lại của nhóm những nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học: Hữu Loan (thơ) Tú Sót (văn) – Tú Xuân (khoa học) (1): Vế ra của ông Tú Sót như sau:

Bác bôi tôi không bằng tôi bôi bác.

Ðây là thủ pháp chơi chữ Quốc Ngữ thuần túy. Nắm vững nguyên tắc ”bất đảo” của chữ Việt hiện đại, ông Tú Sót đã chọn ra được 3 từ Bác Bôi Tôi để lập ra một ý khác sau khi đảo 2 từ cho nhau thành – Tôi Bôi Bác. Kết qủa của việc đảo này đã cho một tập hợp từ mới mang ý nghĩa mới – có hơi hướng, thoang thoảng giống vế ra bằng hỗn hợp Hán – Nôm của nữ sĩ trứ danh Ðoàn Thị Ðiểm: Da trắng vỗ Bì bạch!

Tiếng Việt ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam – dùng rộng rãi Ðại từ nhân xưng Bác (Ngôi thứ hai số ít hoặc thể kính trong), Tôi (Ngôi thứ nhất số ít). Bác – nếu ở vị tri trên thang bậc của bố mẹ mình (xưng là Cháu). Nếu ở vị trí ngang vai phải lứa ở tuổi trung niên tương ứng với mình (xưng là em, tôi). Có lúc giới trẻ cũng ”lạm dụng” đại từ Bác để xưng hô với nhau (xưng là tôi).

Bác bôi Tôi – có nghĩa là Ông, Anh, Mày (Bác) bôi (bẩn) tôi).

Bôi là động từ – làm vai trò vị ngữ. Tôi là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít làm vai trò bổ ngữ trực tiếp ở mệnh đề 1. Ðó là một câu đơn giản hoàn chỉnh: Bác bôi (bẩn) tôi, vùi dập tôi, thoá mạ tôi!

Khi đảo vị trí hai chữ Bác – Tôi (câu đơn giản thứ 2) – cho nhau, cấu trúc văn phạm của toàn câu phức tạp không thay đổi nhưng ý nghĩa của nó đã thay đổi – Bác Bôi (bẩn) Tôi – Không thể bằng Tôi Bôi (bẩn) Bác.

Ðây là lời thách đố, răn đe, cũng là lời khuyên chí tình: Ông bôi bẩn, nhục mạ tôi sẽ không thể bằng tôi nhục mạ lại ông đâu. Bởi vì Tôi là thằng mạt hạng, là đất nung – nhưng lương thiện, trong sáng mang bản chất quân tử. Còn ông tự xưng là ‘‘danh gia‘‘, là ‘‘đồ sứ qúy hiếm‘‘, sạch sẽ, sang trọng từ đầu đến chân nhưng lại là Ngụy quân tử, lừa đảo. Bên trong cái vẻ hào nhoáng bề ngoài kia, là sự thối nát, bẩn thỉu – được giấu giếm che đậy. Tôi mà nói huỵch toẹt, vạch ra, rồi bôi (bẩn), thiên hạ biết bác mới thiệt…

Bác có qúa nhiều thói xấu, tôi ”bôi” lên giấy, lên văn, thơ, lên khuôn nhạc, lên khung vải (vẽ), lên phim ảnh…thiên hạ biết… Bác mới ”phiền” ! Bởi vậy bác đừng làm việc dại dột: Bôi bẩn người. gắp lửa bỏ tay người trong khi ‘‘Chân mình thì cứt rê rê. Lại đi đốt đuốc soi lê chân người‘‘. Ðó là việc làm xấu xa bỉ ổi!.

Thậm chi, dân gian còn nói theo cách cường điệu: Tự Bôi, trát (Phân) – ‘‘ lên mặt‘‘ mình…

Ghép thêm chữ Bác vào thành Bôi Bác, lúc này tập hợp từ đã chuyển sang nghĩa khác rộng hơn: Nó chẳng những có nghĩa Ðen là ”bôi” mà còn hàm nghĩa Bóng – Chiết tự – (Bôi bác) – thóa mạ, nhục mạ danh dự đối tượng, trên phạm vi tư tưởng, nhân cách. Vế ra, ngoài việc làm người đọc hứng thú vì nghệ thuật chơi chữ hoàn chỉnh, còn nói lên ý nghĩa xã hội, tính khái quát sâu rộng… Hưởng ứng cuộc đối này có rất nhiều câu hay, xin chọn 2 câu điển hình.

Ông Tú Xuân đối lại như sau:

Nhà Vô địch cứ sợ Ðịch vô nhà.

Cũng bám theo câu của vế thách đối, vế đối của ông Tú Xuân gợi ra cho người thưởng thức suy nghĩ trước một vấn đề xã hội khác: ”Ông” luôn nói rằng ông là Nhất – ‘‘Lăm bơ oan – Nhà vô địch‘‘. Nhưng thực ra không phải vậy. Khi đem cọ sát với thực tế, bộc lộ rõ bản chất, người nghe kết luận: Ông chỉ nói phét !

Vế đối này làm người đọc liên tưởng tới câu chuyện Tiếu lâm: Có một ông kia vốn rất sợ vợ nhưng lại hay sĩ diện trước bạn bè. Một lần thấy ông bạn hàng xóm bị vợ ’’sạc’’ vì tội khi trời mưa, ’’ngại bẩn – sợ xui ’’ – đã không cất cho vợ quần lót. Có một ông thuộc cánh hẩu khác tới chơi, ông kia đem hành động của bạn nói lại, chê trách: Thằng cha thật kém. Nếu phải vào tay mình thi…

Đúng lúc vợ ông ta từ bên ngoài trở về thấy vậy trợn mắt hỏi:

- Nếu vào tay mình… thì sao?

- Thì mình… cất ngay… trước khi mưa – ông kia nói tỉnh bơ. Chị vợ lườm, nguýt… anh chồng ’’cụp’’ tai!

Nhưng – Tú Xuân đã gài ý so sánh… làm người đọc liên tưởng: Vào thời gian ‘’Kháng chiến chống Mĩ’’, người lãnh đạo cơ quan tuyên truyền cho’’lính’’ của mình quảng bá quan điểm: Chủ nghĩa các vị đang theo là Ngọn cờ Bách chiến bách thắng – Vô Địch Thiên Hạ (VĐTH)! Thế nhưng trên thục tế… vị VĐTH này lại (cứ) sợ Địch Vô (vào) trong nhà mình… Thế nhưng buồn thay: Chưa cần ‘’ địch thật’’ vào, chỉ cần’’địch giả’’, thậm chí chẳng có địch nào cả, chỉ có con dân các vị nói năng qúa thẳng… mà các VĐTH đã hoắng lên …run… rồi vội vã thực hiện’’ giết lầm hơn bỏ sót’’… là thế là bi kịch đã xẩy ra!

Như vậy, thực ra lời tuyên bố kia là gỉa tạo, chỉ’’Vô Địch’’ trên lời nói, là một loại võ… miệng !

xxx

Nhà thơ Hữu Loan thì đối lại câu này như sau:

Mày ăn Dân – hết nước – Dân ăn Mày .

Nếu mới nghe, cảm thấy vế đôi có vẻ lảng xa chủ đề. Nhưng liên tưởng tới chi tiết sau đây sẽ thấy vế đối này hoàn chỉnh một cách diệu kỳ: Trên sân khấu Chèo, Cải lương, Tuồng cổ, chúng ta nhìn thấy 2 anh hề. Mặt mũi, trang phục, động tác rất…hề! Hoạ sĩ hoá trang đã làm cho anh hề có cái miệng rộng đến gần mang tai, khi nói, khi làm động tác, miệng ngoác ra , trông anh ta thật hài hước, ngộ nghĩnh. Nhưng nghe họ ”mạn đàm thế sự” mới thấy sướng lỗ nhĩ.

Một anh than phiền bị quan trên chén ép đến ngạt thở, khó sống. Anh kia ngóac miệng cười – miệng rộng ra gần mang tai khiến người xem cũng cười hết cỡ… ”thợ mộc”. Anh kia an ủi bạn: Ðừng sợ. Hôm nay cá còn sống trong nước (ao, hồ), kiên rơi xuống nước – Cá ăn kiến! Ngày mai người ta tát ao, quăng cá lên mặt đất Kiến sẽ tơi thanh toán món nợ – Kiến ăn cá!

Bạn đọc nào đã sống ở nông thôn miền Băc thì rõ: Khi xưa, cứ gần tết nguyên đán, các nhà có ao thường tát ao, bắt cá vừa ăn tết, vừa tranh thủ lấy đáy ao cấy rau cần (vì dịp này có 3 tháng là mùa khô). Cá được bắt lên để trên mặt đất, chủ ao chuẩn bị chia phần cho mình và người tát thuê. Những đàn kiến các loại, đánh hơi thấy mùi tanh của cá, thế là: Kiến đen, Kiến Lửa, Kiến đất, Kiến cánh – ‘‘Bao nhiêu Kiến gió bay ra chia phần‘‘ (2) – Họ nhà kiến kéo nhau đến – ‘‘ăn cá‘‘. Những con kiến len, rúc qua vẩy chui vào ăn thịt khiên bọn cá dẫy đành đạch rồi chết đứ đừ. Khi chết mắt chúng mờ đi, bàng bạc… Dường như trước lúc ‘‘nhắm mắt‘‘, trước lúc cặp mắt chỉ còn đùng đục thủy tinh thể – chúng cố mở to mắt nhìn nhưng đã qúa muộn – chúng đã phải trả báo! Cũng trong cuộc ‘‘Dẫy đành đạch‘‘ này ,‘‘Cá ta‘‘ dùng thân đè nat hàng đàn Kiến, hoặc l àm cho Kíên văng tứ tung… nhưng ‘‘Kiến ta‘‘ không sờn. Trong ‘‘đấu tranh đây là trận cuối cùng‘‘ – Kiến đã thanh toán xong món nợ – chiến thắng!

Ðây hoàn toan là hiện thực khách quan!

Trong câu sấm truyền ”Kiến và Cá” – danh từ ẩn nghĩa đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 đã được đảo, thay nhau bằng đại từ nhân xưng (Dân) và (Mày) – Dân và Mày, đối diện trực tiếp thành cặp mà rất hay ở chỗ tác giả dùng Ðộng từ hết nước – làm vai trò liên từ – để nối với Dân và Mày. Liên từ ”hết nước” mang trọn vẹn hai nghĩa, mà nghĩa nào cũng khúc triết, mach lạc, lại trào lộng: – Mày ăn Dân, làm Dân chết – làm gì còn nước.

- Không còn nước – không có Quốc gia – thì dân làm gì có Nhà.

- Không có nhà thì đứng đường – đi ăn mày !

Nhưng vế đối buộc người nghe, người đọc phải liên tưởng, hiểu cả nghĩa khác:

- Mày ăn Dân (cá), làm Dân chết.

- Dân (cá) chết thì không còn nước (nước thối, ô nhiễm…không có sự sống).

- Không có nước , cá làm sao sống, thuyền làm sao bơi mà…’’đẩy thuyền lên’’ (Thơ Tố Hữu).

- Hết Biển hết Sông, Hồ. Không có Nước, Mày sẽ sống bằng gì – sống với ai? Ai nuôi ? Mày cứ tưởng ”ăn Dân” là ”được”, nhưng đó là hành động tự sát. ”Hết quan toàn dân – Quan nhất thời, Dân vạn đại” – Cái chết của Dân chính là sự ”Dân ăn lại” – Mày đó !

Mày ăn Tao thì đến lượt Tao sẽ ăn lại Mày thôi! Ðó chu kỳ tuần hoàn của tạo hóa – là lẽ trời! Ðó cũng là lời tuyên chiến của những con Kiến bé nhỏ cần cù nhưng đông đúc, trước những con Cá to lớn – số ít, có chút lợi thế nhưng không bền vững. Thực tế từ ngàn đời đã chứng minh: Tất cả những chính thể tàn ác, hôn quân, bạo chúa – hại Dân, giết Dân, không được lòng Dân, sẽ chẳng tồn tại được lâu, bền. Trên thế gian này, bài học của các bạo chúa Tần Thủy Hoàng, Hitler, Polpot v.v… – là minh chứng hùng hồn (3).

Cứ Mày (cá) ăn Tao (Dân) – rồi lại Tao (Dân) ăn Mày (cá) – Cá ăn Kiền rồi Kiến ăn Cá – lặp đi lặp lại, hư hư… thực thực… người ra Vế, người đối lại – đã chuyển tải được mục đích, ý đồ của mình và người đọc tiếp nhận một cách nồng nhiệt. Câu đối hôm nay chỉ thuần ngôn từ Việt Ngữ nhưng nói được rất nhiều… hơn hẳn dùng Hán tự – phải chú giải dài dòng, phiền phức …

Câu đối Việt Nam ở thời Hậu Hiện Ðại không hề bị mai một!

 

Berlin, Nhâm Thìn 2012

© Lê Xuân Quang

© Đàn Chim Việt

—————————————

Ghi chú:

(1) – Tú Sót tên thật Chu Thành. Tú Xuân tên thật Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sĩ Phu – tiến sĩ Sinh học…

(2) – Ðám ma bác giun – Thơ Trần Ðăng Khoa

(3) – Tần Thủy Hoàng được 1 đời. Hitler và Polpot chưa được một đời…

 

4 Phản hồi cho “Câu đối Việt Nam thời hiện đại [kết]”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Nếu tôi không đọc sót thì loạt bài viết này đã không kể ra một câu đối nổi tiếng của danh sĩ Nguyễn Khoa
    Vy (cha của Hải Triều Nguyễn Khoa Văn,một lý thuyết gia Marxiste.Nguyễn Khoa là 1 trong 4 dòng họ nổi danh ở Huế,số theo VC đều làm lớn như Nguyễn Khoa Điềm,Nguyễn Khoa Diệu Hồng,nửa theo quốc gia
    có tướng tài là Nguyễn Khoa Nam).Câu đối nổi tiếng vì rất khó đối lại và chưa ai đối chỉnh cho đến nay :
    Tết tới túng tiền tiêu,tính toán toan tìm tay tử tế (gồm 12 chữ T).
    Theo một bài tôi đọc được thì bạch phát là tóc bạc hình như không đúng,dù nghĩa là đúng theo từng chữ
    nhưng hoàng phát mới là tóc bạc khiến tôi chú ý mà vẫn nhớ đến nay vì tôi thấy qúa vô lý.Có lẽ vì để tránh
    2 chữ “bạch phát” còn có nghĩa là phát lên từ bạch đinh hay từ không mà dựng được cơ đồ chăng ? ]
    Xin bác nào chuyên nghiên cứu chữ Hán-Việt vui lòng giải thích giùm.Đa tạ trước.

  2. Vũ duy Giang says:

    Chế độ CSVN bây giờ đúng là:

    “Bác BÔI tôi,không bằng tôi bôi bác
    Nhà VÔ ĐỊCH(như VN!),vẫn sợ ĐỊCH(TQ)vô nhà”
    (Cám ơn Ngàn khơi)

    Nên cần”tái”cấu trúc(hay ăn tái!?)tất cả các”Vua tập thể”,chớ không chỉ riệng:

    “Kinh tế”ăn sôi ở thì”
    Kinh doanh ăn gian,nói dối”

  3. Nguyễn Thọ says:

    Câu đối xưa.

    Tôi nhớ hồi còn mồ ma bác Hồ,vào những năm 1960, chiều chiều bác hay đi dạo ở bờ hồ Hoàn Kiếm. Bác thường thấy một cậu bé, chắc là hậu duệ của Trạng Trình ” đá bèo”, ngắt những đám cỏ và ném lên mặt nước. Có lần bác hỏi cậu làm gì, cậu lễ phép trả lời :” Thưa bác, cháu bứt cỏ.” Từ chuyện đó, vào khoảng năm 1960 tại Hà Nội có một câu thách đố :” Bứt cỏ bỏ mặt hồ” Có người đối là :” Du ký lên đầu ngựa ” Ngựa ở đây ý nói là Mã Khắc Tư, tức là Karl Marx. ( Bứt cỏ : Bỏ c. , du ký : dí cu ).

    Xin thuật lại để các bạn thích câu đối thưởng xuân.

  4. VÕ HƯNG THANH says:

    NGHỆ THUẬT CÂU ĐỐI Ở NGOÀI THƠ VÀ Ở TRONG THƠ

    Đối ngoài thơ là những câu đối độc lập, không bị gắn vào cái gì tiên quyết cả, hoàn toàn tự do, tự phát, tự lập, độc lập. Trong bài cuối cùng này tác giả Lê Xuân Quang sự tập và giới thiệu các câu đối loại này rất bình dân, giản đơn nhưng cũng thật thú vị. Ngẩm nghĩ nhiều mặt, người ta thấy ra rất phong phú trong nhiều khía cạnh, khá sáng tạo và khá thông minh các câu đối đó, như là :

    CHẮC TÔN ÔNG KHÔNG BẰNG LÉP TÔN-XTÔI (của Chế Lan Viên)

    BẠCH PHÁT PHÁT HỒNG NHAN
    HỒNG NHÂN CAN BẠCH PHÁT

    BÁC BÔI TÔI KHÔNG BẰNG TÔI BÔI BÁC
    NHÀ VÔ ĐỊCH VẪN SỢ ĐỊCH VÔ NHÀ

    MÀY ĂN DÂN HẾT NƯỚC DÂN ĂN MÀY
    TAO CỨU NƯỚC NƯỚC CÀNG DÂN ĐƯỢC CỨU

    Những cách chơi chữ, luyến láy về âm, về ngữ như trên thật là hết sức tuyệt diệu trong ngôn ngữ Việt.

    Nhưng có lẽ ngày xưa hai câu đối để đời, thông minh, khí phách nhất, vẫn là hai câu đối thời danh của Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhậm vào thời kỳ Tây Sơn mà không thiếu người biết :

    AI CÔNG HẦU AI KHANH TƯỚNG GIỮA TRẦN AI AI DỄ BIẾT AI
    THẾ CHIẾN QUỐC THẾ XUÂN THU GẶP THỜI THẾ THẾ THỜI PHẢI THẾ

    Quả là thông minh và hay chữ tuyệt luân. Năm chữ AI được đối lại bằng cả năm chữ THẾ. Sự giao duyên ở đây giữa ý chí và khí phách, cũng như giữa Hán và Nôm, chơi chữ theo hai nghĩa thật là đệ nhất thế gian có một.
    Nhưng nhân tiện, tôi cũng xin tản mạn thêm về cách đối trong thơ, nhất là thơ Đường luật cũng càng thú vị. Đó là giai thoại về nhà thơ Võ Hưng Khoan như đã được nói đến trong hai bài trước. Số là ngày xưa có thứ thuốc cao đơn hoàn tán của Tàu gọi là thập thần hiệu. Nhân một đêm trăng ngồi với bạn bè (năm 1953) xướng họa thơ, một người trong số đó đưa ra yêu cầu thách làm một bài thơ Đường luật lấy chữ “hiệu” làm hạn vận, đồng thời trong 8 câu thơ của bài làm sao gắn cho đủ 10 chữ “hiệu”. Hiệu được nói trại ra là “hượi”, giống như tiếng hô rập ràng hượi … hượi … trong buổi hát bội (hát bộ). Do đó ông Khoan đã “xuất thần” làm trong nửa tiếng đồng hồ bài thơ “Chạy hượi” như sau. Nhưng khi làm đến câu thứ 6 ông Khoan đã xài đến hết 6 chữ “hượi” rồi, thật toát mồ hôi, bởi vì chỉ còn hai câu chót mà phải nhét vào cho đủ bốn chữ “hượi” còn lại. Vậy nhưng cuối cùng sự sáng trí, thông minh của ông đã thắng, và bài thơ mang đầy nghệ thuật sáng tạo trong ý nghĩa rất tả thực như sau :
    CHẠY HƯỢI
    Cái trò chạy hượi cũng lăng xăng
    Có hượi thôi mà mới có ăn
    Vừa thấy hượi sau lưng gã Tá
    Đà nghe hượi trước mặt chàng Lăng
    Hượi lên hượi xuống rần rần rộ
    Hượi lại hượi qua búi búi xằng
    Thua được được thua chi cũng hượi
    Chầu còn đang đánh hượi còn hăng

    VHK (1953)

    Bài thơ này rõ ràng châm biếm, chê cười thói xu thời nịnh thế giống như trò chạy hượi núp trong cánh gà sân khấu trong tuồng hát bộ mà ai cũng biết. Và ai thuộc tuồng hát cũng biết Khương Linh Tá và Tạ Kim Lăng là hai phe đối lập chính trị cũng như quyền lực với nhau trong tích truyện.
    Đấy cái hóm hĩnh của loại thơ châm chọc theo kiểu ưu thời mẫn thế trong dân gian ta nó quả xuất sắc và sâu sắc như vậy.

    NGÀN KHƠI
    (23/01/12)

Phản hồi