WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ai là trí thức hãy ngồi xuống

Wikipedia: Trí thức: „…thông thường họ rất say mê, đầy nhiệt huyết và cũng đầy trách nhiệm với cộng đồng.“

Những ngày vừa qua lại rộ lên việc luận bàn về “trí thức“. Thêm một lần nữa, chúng ta thấy không đơn giản để thống nhất định nghĩa toàn bộ cụm từ này, mặc dù nó là câu chuyện (xem ra có vẻ) đơn giản. Không khó để định nghĩa “trí thức là gì?“, nhưng thật phức tạp khi đề cập đến chức năng của nó ngoài xã hội, vai trò của “trí thức“ có khi bị ùn đẩy, thậm bị chí phủ định hoàn toàn.

Khác với quan điểm “trí thức là cứt“ của Lenin, cụm từ “trí thức“ mang tính lạc quan và tích cực -có nghĩa là được con người trọng vọng- thì hiển nhiên nó phải dung chứa ít nhất mục đích là đem đến lợi ích cho xã hội [theo quan điểm Chân-Thiện-Mỹ]. Trí thức hơn trí tuệ chính ở điểm này, và “người [có] trí thức“ cũng khác với “người có trí tuệ“ chính là ở đây. Định nghĩa người trí thức là người có trí tuệ thì đúng, nhưng chưa đủ. Trí thức và trí tuệ còn cách nhau cả một cái mặt người!

Đưa ra mệnh đề: “Người trí thức này có nhân tính“ hoặc “Người trí thức kia không có nhân tính“ quả là bất bình thường. Bởi, đã gọi là người trí thức thì chúng ta hiển nhiên đặt họ lên một giá trị là họ phải là những người tốt, tức là có nhân tính. Vì thế, ở mệnh đề đầu, đính vào những chữ „có nhân tính“ là thừa, còn ở mệnh đề thứ hai thì bị „ngược óc“, vì đã là người trí thức thì lẽ tất nhiên phải có nhân tính, không thể không có nhân tính, nên, và cùng lắm, chúng ta chỉ gọi họ là những người có trí tuệ là vừa đủ.

Ai cũng biết về khả năng khoa học của giáo sư Ngô Bảo Châu, anh là người có trí tuệ, nhưng anh định nghĩa “người trí thức là người lao động trí óc“ là không có ý thức, là không hoàn chỉnh ở cơ bản, vì nó chỉ diễn tả một cách “tầm thường“ hành động và công việc của người có trí tuệ (có lẽ anh Châu nhầm lẫn giữa hai cụm từ trí tuệ và trí thức?). Người ta đề cao trí thức, và ở người trí thức người ta cũng đòi hỏi một tầm ý thức cao hơn, đó là nhân cách với chính mình và với cả xã hội. Nói một cách trần trụi hơn thì đó là việc tham gia chính trị, đóng góp sự hiểu biết và tư duy của mình để xã hội mỗi ngày trở nên tích cực hơn. Thế giới cũng đã thế, từ những bộ tộc, mường, mán, mọi da đỏ… nay đã có những tổ chức xã hội, những quốc gia với sự điều tiết của luật pháp mà khả năng của “cường hào“ gần như bị triệt tiêu, con người được sống trong sự tôn trọng và được xã hội bảo vệ v.v… . Loài người mỗi ngảy mỗi tự từ bỏ quyền cai trị mang tính bạt mạng của mình, nếu không -với sức ép của cộng đồng- nó (sẽ) không thể tồn tại.

Trong bối cảnh quân-quyền ở Việt Nam hiện nay, nhiều người -thậm chí ngay cả những người có trí tuệ- vẫn còn cho rằng chính trị là dơ bẩn, là tham lam. Điều này ở góc nhìn „văn minh“ thì hoàn toàn lạc hậu. Tham gia chính trị [tức sinh hoạt xã hội] là đem công sức và trí tuệ của mình để làm sạch, làm đẹp, làm lợi cho mình và cho người, làm cho xã hội công bằng. Tham gia chính trị cũng không nhất thiết là phải tham gia quyền lực, trở thành chính khách. Người góp ý, người phản biện từ bản chất đã là người tham gia chính trị tích cực, trừ những trường hợp như bóp méo sự thật, bẻ cong chân lý, đánh lừa công lý. Người trí thức chỉ cần có thế, cũng không cần phải bằng nọ chức kia để rồi phải mua bán hàng nhái.

Người viết cho rằng việc anh Châu nhận quản lý Viện Nghiên Cứu (toán học) Cao Cấp với sự rộng tay của nó: tự do trong kinh phí (được giao là 650 tỷ ĐVN), và tự do trong mục đích (không có tiêu đề rõ ràng) là đang tham gia vào công ích xã hội, nhận một trọng trách trong một thời điểm rất quan trọng, rằng xã hội sau khi tụt hậu về nhân cách đang cần những bước đi đột phá của những người trí thức đúng bản năng, những lãnh tụ anh minh đúng nghiã. Con đường anh Châu đang đi còn dài ở phía trước, và cũng khó để hình dung ra được những bước đi vững chãi của riêng anh trong guồng máy chính quyền hiện tại. Điểu rõ ràng là trong thời gian qua, anh Châu đã có biểu hiện chập choạng trong cách ứng xử ở ngoài xã hội, nhưng là con người -và trẻ như anh- ai cũng cần thời gian để học hỏi và thích ứng. Không đủ cơ sở để quy kết anh Châu lúc này, và chúng ta có thể yên tâm để nói: “Giáo sư Ngô Bảo Châu là người có trí tuệ“. Đặt câu hỏi: Anh có phải là người trí thức không? và để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải… chờ, ở các hành động của anh Châu!

Xét như thế trí thức không có “tiêu chí“ này nọ, trí thức chỉ là bản thể có trí tuệ và chỉ cần có một thái độ sống mang tính xã hội, dứt khoát trung thành với chính tư tưởng của mình [không phải loại "đối lập trung thành“ mà nhà văn Phạm Thị Hoài đã chỉ ra, hay được nhà văn Võ Thị Hảo lái sang cụm từ khác là "phản biện trung thành“].

Cả xã hội mắc chứng liệt não khi những người có trí tuệ không lên tiếng trước cái chướng. Việt Nam hôm nay đang âm ỉ chịu đựng sự tàn phá nội tạng của một quá trình liệt não, của xã hội không phát huy đối lập [xã hội bám theo lề và giương khẩu hiệu].

Người trí thức vừa tự gắn cho mình, vừa bị/được xã hội đòi hỏi một hữu tính là „vì người“ [nói theo khái niệm đạo đức] hay “vì dân“ [nói theo khái niệm chính trị]. Chúng ta đã [và cũng đang] có những nhà trí thức. Người viết xin được nhắc đến những con người trong Nhân Văn-Giai Phẩm, họ đã từng bị cỗ máy chính quyền quy kết là phản động, nhưng cũng chính cỗ máy chính quyền này sau đó đã „phục hồi nhân phẩm“ cho họ thì chẳng còn ai (từ cả hai lề) có thể phủ nhận rằng họ không phải là những người trí thức. Hồ Chí Minh có phải là người trí thức không? Người thì bảo có, vẫn có người bảo không.

Hiện tại xin mời: “AI LÀ NGƯỜI TRÍ THỨC HÃY NGỒI XUỐNG“.

Đinh Phương gửi tới

© Đàn Chim Việt

 

26 Phản hồi cho “Ai là trí thức hãy ngồi xuống”

  1. NON NGÀN says:

    TRÍ THỨC HÃY ĐỨNG LÊN !

    Ô hay trí thức lại ngồi
    Ngồi lê đôi mách hay ngồi chi đây
    Nên chăng trí thức giả cầy
    Biết thì để đó đặng thầy ngồi chơi
    Con thuyền xã hội chơi vơi
    Ai người trí thức ngồi nơi khoang thuyền
    Ngủ đi đâu khác thuyền quyền
    Thức mà ngồi đó chật thuyền hay chưa
    Ai người trí tuệ vừa vừa
    Biết lo toan thức cũng chưa muộn gì
    Cuộc đời kẻ đến người đi
    Người nào không ngủ vẫn thì thức chơi
    Cho nên trí thức ở đời
    Thức thời là một lo đời là hai
    Chớ như chỉ kiểu tôi đòi
    Bảo sao nghe vậy ích gì cho ai
    Nhìn xem chính trị đúng sai
    Tầm cao hay chỉ xạc xài vu vơ
    Có nên phản biện đôi lời
    Hay là lớ mớ để thời gian qua
    Trung thành đối lập hay a
    Trung thành phản biện cũng ra nỗi gì
    Bởi người trí thức thường khi
    Tầm nhìn bao quát ngại gì tơ mơ
    Thức thành như ngủ tôn thờ
    Quyền hành, thần tượng thật mơ rõ ràng
    Thức cần tế thế an bang
    Thức mà bò lết chỉ càng ô danh
    Công xưa cha mẹ học hành
    Công xưa đất nươc nên danh tháng ngày
    Học xong trả chữ cho thầy
    Vinh thân ấm cật với bầy thê nhi
    Thế thì trí thức làm gì
    Cái danh huyền hão ích chi trên đời
    Cho nên sẵn biết nói chơi
    Gõ vài dòng phiếm cho đời cùng coi
    Bởi chưng tháng rộng ngày dài
    Làm thơ trau chuốt dễ ai ham gì
    Nghĩ sao nói vậy thường khi
    Cho vui thiên hạ chẳng gì cũng thơ
    Nhắn người trí thức lơ mơ
    Hãy nên đứng dậy thẩn thờ ngồi chi
    Giơ tay dụi mắt tức thì
    Nhìn cho sáng suốt những chi trên đời
    Thuyền mành dân tộc chơi vơi
    Có nên thép hóa cho đời lên hương
    Hay là chỉ lủ tầm thường
    Ngợi khen lãnh đạo vấn vương Bác Hồ !

    Ngàn khơi Võ Hưng Thanh
    (05/02/12)

  2. Lữ Út says:

    Trí thức hậu duệ của Chu Văn An, Nguyễn Trường Tộ đã bị tuyệt diệt tại VN còn đâu mà ngồi xuống !
    Hiện nay tất cả đều là Trí Thức XHCN hậu duệ của Trophim Lysenko.
    Chấm dứt bàn luận đi thôi.

  3. maison says:

    Đời ấy những quỉ cùng ma
    Chẳng còn ở thật người ta đâu là
    Trời cao đất rộng bao xa
    Làm sao cho biết cửa nhà đế vương
    Dù trai ai chửa biết tường
    Nhất thổ thời sĩ Khảm Phương thuở này
    Ý ra lục thất gian ngay
    Thời vận đã định thời nầy hưng vương
    [Sấm Trạng]

    Chưa bao giờ kể từ 67 năm do nhà nước cộng sản đảng cai trị, mà phận sự của giới trí thức được nói đến cách nổi bật như gần đây. “Nhất Thổ thôi Sĩ khảm phương thưở này”, cái thời Lục Thất (67 năm gian trá) đang dẫy chết. “Ý ra Lục Thất gian ngay”, bắt đầu từ nay trí thức sẽ hành động để lấy lại địa vị của mình.

  4. Trần Hữu Cách says:

    Cuối cùng tác giả kêu gọi tất cả trí thức “ngồi xuống” để làm… gì dzậy?

  5. Dân đói says:

    Ngô Bảo Châu, sau khi đứt đuôi con nòng nọc trê cóc phân minh, là người đầu tiên trên thế giới được “phong hàm trí thức”. Kể từ nay trí thức không được hiểu là một “giới” trong xã hội mà được gọi là “hàm” tức cấp bậc hay gọi nôm na là “lon” và phải được “phong” mới có, tương tự như quân hàm đeo trên cổ trên vai các ông úy tá tướng. Về hàm trí thức tức “lon trí thức”, không biết hình dạng và mầu sắc của nó trông làm sao cũng như khi đeo thì đeo ở đâu trên người ?

  6. LeQuocTrinh says:

    DẬY MÀ ĐI! Hỡi các nhà trí thức

    Tôi đề nghị tác giả Đình Phương sửa lại tựa đề cho chính xác hơn, như sau:

    “AI LÀ TRÍ THỨC, HÃY ĐỨNG DẬY VÀ XÔNG TỚI!”.

    Trí thức ngồi cả mấy chục năm nay rồi, họ ngồi ghế bành tô, ngồi salon, ngồi ghế nệm nhung trong quán bia ôm từ sáng đên tối. Bảo họ ngồi xuống thì họ ngồi ỳ thêm vài chục năm nữa đấy .

  7. nguenha says:

    Dúng như vậy trí-thức và trí tuệ khác nhau “ngàn vạn dặm”.Vậy thì Trí thức là gì?” Trí thức là người giác-ngộ
    về tri-thức” Giác-ngộ về tri-thức có nghĩa dem cái mình biết,học dược, ra phục vụ Tha-nhân.Người Giác-ngộ
    tri-thức bao giờ cũng là người xem phú-quý,vinh hiển là thứ yếu: dau “cái dau” trước và vui “cái vui’ sau của
    mọi người. Học không phải dể Vinh- thân phì- gia,mà học là cốt dể:Ích nước–Lợi nhà. làm dược như thế thì
    gọi là Giác-ngộ-tri-thức,ấy chính là Trí-thức vậy!!

    • Thằng Cụi says:

      Đồng ý với bạn 100% . Cám Ơn Bạn !

    • thương binh says:

      Nếu định nghĩa: ” Trí thức là người lao động bằng trí óc “. Vậy thì khi tôi là một người cha trong gia đình, khi về già hoặc vì lý do gì đó không còn đủ sức làm việc bằng chân tay, tôi chỉ suy nghĩ rồi nói
      cho các con tôi hay người trong gia đình làm giúp việc này, việc nọ. Như thế thì tôi có phải là ” trí thức ” không ? mặc dù trình độ học vấn của tôi rất kém.
      Nhưng thử hỏi chẳng lẽ con người lao động bằng chân tay không có lao động bằng trí óc à ?
      Tôi thấy định nghĩa này cần phải xét lại hoặc bổ túc cho rõ nghĩa hơn .

  8. Luong thanh Truc says:

    Hình như ông Dinh Phuong không hiểu nghĩa của chữ Trí tuệ. NBC là người giỏi toán, thế thôi, ngoài ra NBC không phải là trí thức.

  9. Lê Diễn Đức says:

    Một bài viết gãy gọn, súc tích và thuyết phục. Thanks!

  10. Manh Cuong says:

    trí thức la gi ??? TAI va DUC di chung

Leave a Reply to Luong thanh Truc