Ai là trí thức hãy ngồi xuống
Wikipedia: Trí thức: „…thông thường họ rất say mê, đầy nhiệt huyết và cũng đầy trách nhiệm với cộng đồng.“
Những ngày vừa qua lại rộ lên việc luận bàn về “trí thức“. Thêm một lần nữa, chúng ta thấy không đơn giản để thống nhất định nghĩa toàn bộ cụm từ này, mặc dù nó là câu chuyện (xem ra có vẻ) đơn giản. Không khó để định nghĩa “trí thức là gì?“, nhưng thật phức tạp khi đề cập đến chức năng của nó ngoài xã hội, vai trò của “trí thức“ có khi bị ùn đẩy, thậm bị chí phủ định hoàn toàn.
Khác với quan điểm “trí thức là cứt“ của Lenin, cụm từ “trí thức“ mang tính lạc quan và tích cực -có nghĩa là được con người trọng vọng- thì hiển nhiên nó phải dung chứa ít nhất mục đích là đem đến lợi ích cho xã hội [theo quan điểm Chân-Thiện-Mỹ]. Trí thức hơn trí tuệ chính ở điểm này, và “người [có] trí thức“ cũng khác với “người có trí tuệ“ chính là ở đây. Định nghĩa người trí thức là người có trí tuệ thì đúng, nhưng chưa đủ. Trí thức và trí tuệ còn cách nhau cả một cái mặt người!
Đưa ra mệnh đề: “Người trí thức này có nhân tính“ hoặc “Người trí thức kia không có nhân tính“ quả là bất bình thường. Bởi, đã gọi là người trí thức thì chúng ta hiển nhiên đặt họ lên một giá trị là họ phải là những người tốt, tức là có nhân tính. Vì thế, ở mệnh đề đầu, đính vào những chữ „có nhân tính“ là thừa, còn ở mệnh đề thứ hai thì bị „ngược óc“, vì đã là người trí thức thì lẽ tất nhiên phải có nhân tính, không thể không có nhân tính, nên, và cùng lắm, chúng ta chỉ gọi họ là những người có trí tuệ là vừa đủ.
Ai cũng biết về khả năng khoa học của giáo sư Ngô Bảo Châu, anh là người có trí tuệ, nhưng anh định nghĩa “người trí thức là người lao động trí óc“ là không có ý thức, là không hoàn chỉnh ở cơ bản, vì nó chỉ diễn tả một cách “tầm thường“ hành động và công việc của người có trí tuệ (có lẽ anh Châu nhầm lẫn giữa hai cụm từ trí tuệ và trí thức?). Người ta đề cao trí thức, và ở người trí thức người ta cũng đòi hỏi một tầm ý thức cao hơn, đó là nhân cách với chính mình và với cả xã hội. Nói một cách trần trụi hơn thì đó là việc tham gia chính trị, đóng góp sự hiểu biết và tư duy của mình để xã hội mỗi ngày trở nên tích cực hơn. Thế giới cũng đã thế, từ những bộ tộc, mường, mán, mọi da đỏ… nay đã có những tổ chức xã hội, những quốc gia với sự điều tiết của luật pháp mà khả năng của “cường hào“ gần như bị triệt tiêu, con người được sống trong sự tôn trọng và được xã hội bảo vệ v.v… . Loài người mỗi ngảy mỗi tự từ bỏ quyền cai trị mang tính bạt mạng của mình, nếu không -với sức ép của cộng đồng- nó (sẽ) không thể tồn tại.
Trong bối cảnh quân-quyền ở Việt Nam hiện nay, nhiều người -thậm chí ngay cả những người có trí tuệ- vẫn còn cho rằng chính trị là dơ bẩn, là tham lam. Điều này ở góc nhìn „văn minh“ thì hoàn toàn lạc hậu. Tham gia chính trị [tức sinh hoạt xã hội] là đem công sức và trí tuệ của mình để làm sạch, làm đẹp, làm lợi cho mình và cho người, làm cho xã hội công bằng. Tham gia chính trị cũng không nhất thiết là phải tham gia quyền lực, trở thành chính khách. Người góp ý, người phản biện từ bản chất đã là người tham gia chính trị tích cực, trừ những trường hợp như bóp méo sự thật, bẻ cong chân lý, đánh lừa công lý. Người trí thức chỉ cần có thế, cũng không cần phải bằng nọ chức kia để rồi phải mua bán hàng nhái.
Người viết cho rằng việc anh Châu nhận quản lý Viện Nghiên Cứu (toán học) Cao Cấp với sự rộng tay của nó: tự do trong kinh phí (được giao là 650 tỷ ĐVN), và tự do trong mục đích (không có tiêu đề rõ ràng) là đang tham gia vào công ích xã hội, nhận một trọng trách trong một thời điểm rất quan trọng, rằng xã hội sau khi tụt hậu về nhân cách đang cần những bước đi đột phá của những người trí thức đúng bản năng, những lãnh tụ anh minh đúng nghiã. Con đường anh Châu đang đi còn dài ở phía trước, và cũng khó để hình dung ra được những bước đi vững chãi của riêng anh trong guồng máy chính quyền hiện tại. Điểu rõ ràng là trong thời gian qua, anh Châu đã có biểu hiện chập choạng trong cách ứng xử ở ngoài xã hội, nhưng là con người -và trẻ như anh- ai cũng cần thời gian để học hỏi và thích ứng. Không đủ cơ sở để quy kết anh Châu lúc này, và chúng ta có thể yên tâm để nói: “Giáo sư Ngô Bảo Châu là người có trí tuệ“. Đặt câu hỏi: Anh có phải là người trí thức không? và để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải… chờ, ở các hành động của anh Châu!
Xét như thế trí thức không có “tiêu chí“ này nọ, trí thức chỉ là bản thể có trí tuệ và chỉ cần có một thái độ sống mang tính xã hội, dứt khoát trung thành với chính tư tưởng của mình [không phải loại "đối lập trung thành“ mà nhà văn Phạm Thị Hoài đã chỉ ra, hay được nhà văn Võ Thị Hảo lái sang cụm từ khác là "phản biện trung thành“].
Cả xã hội mắc chứng liệt não khi những người có trí tuệ không lên tiếng trước cái chướng. Việt Nam hôm nay đang âm ỉ chịu đựng sự tàn phá nội tạng của một quá trình liệt não, của xã hội không phát huy đối lập [xã hội bám theo lề và giương khẩu hiệu].
Người trí thức vừa tự gắn cho mình, vừa bị/được xã hội đòi hỏi một hữu tính là „vì người“ [nói theo khái niệm đạo đức] hay “vì dân“ [nói theo khái niệm chính trị]. Chúng ta đã [và cũng đang] có những nhà trí thức. Người viết xin được nhắc đến những con người trong Nhân Văn-Giai Phẩm, họ đã từng bị cỗ máy chính quyền quy kết là phản động, nhưng cũng chính cỗ máy chính quyền này sau đó đã „phục hồi nhân phẩm“ cho họ thì chẳng còn ai (từ cả hai lề) có thể phủ nhận rằng họ không phải là những người trí thức. Hồ Chí Minh có phải là người trí thức không? Người thì bảo có, vẫn có người bảo không.
Hiện tại xin mời: “AI LÀ NGƯỜI TRÍ THỨC HÃY NGỒI XUỐNG“.
Đinh Phương gửi tới
© Đàn Chim Việt
Trí Thức, Người Trí Thức, Phản Biện
Xin mời quí vị vào Blog Da Vàng ( http://davangblog.wordpress.com/2011/09/15/tri-th%E1%BB%A9c-la-gi/ ) đọc bài Trí Thức Là Gì do Quốc Trung dịch từ nguyên bản chữ Tầu của tác giả Chu Sa Mộng. Tuy tôi không đồng ý hoàn toàn với tất cả nhận định trong bài viết, nhưng phải công nhận đây là một định nghĩa về “trí thức” khá rộng.
CSM viết, Quốc Trung dịch “… một nhà khoa học hoặc một học giả không nhất thiết là trí thức, trừ phi anh ta quan tâm đến những vấn đề lớn liên quan đến xã hội và đến cả nhân loại (như chiến tranh, nghèo đói, phát triển bền vững…); một nhà viết tiểu thuyết hoặc đạo diễn điện ảnh cũng không nhất thiết là trí thức, trừ phi những thứ anh ta viết ra, đạo diễn không đơn thuần là mang tính giải trí, mà hoặc mờ hoặc tỏ có đề cập đến những vấn đề xã hội đã tương đối sâu rộng …………. Có một điểm cần phải làm rõ, không phải cứ những người đã qua học hành nhất định, có kiến thức chuyên môn, làm lao động trí óc thì đều là trí thức.
Chẳng hạn, ở Trung Quốc, công chức nhà nước không thuộc về phạm trù trí thức.”.
Như vậy dưới con mắt tác giả Chu, Ngô Bảo Châu không phải là một người trí thức từ khi “thiên lôi sai đâu đánh đó”. Đối với tôi Ngô Bảo Châu tiêu dên trí thức từ khi đeo “hàm” trí thức bái tổ vinh qui.
Ngô Bảo Châu định nghĩa người trí thức đơn giản chỉ là người “lao động trí óc”. Lịch sử đã cho thấy những điêu khắc gia, công trình sư, nhà khảo cổ v.v. đâu phải họ chỉ dùng trí óc với cây bút, mà họ còn phải giãi nắng dầm mưa, phải đục đẽo đào bới lao động tay chân với búa, đục, cuốc xẻng … Những công trình của họ không chỉ có giá trị về nghệ thuật mà còn lồng vào đó một chủ đề, một tư tưởng, một biện chứng … để cổ xúy hoặc phản bác lại một tư tưởng khác hay cái gọi là “phản bác xã hội”.
Có chú Vịt được 3 anh em nhà mù hưởng ứng, hoan hô Ngô Bảo Châu “hoàn toàn đúng” với định nghĩa trí thức chỉ đơn thuần là “lao động trí óc”, xin gửi lại ý kiến đã gửi của Dân Đói về 1 bài liên quan đến NBC :
Định nghĩa trí thức hay là chuyện Mù Xem Voi thời đại mới.
Có 3 anh em thằng mù miệt vườn rủ nhau đi Sài Gòn vào sở thú xem voi. Thằng cả tên CU (cò), mù kế tên là U (mê), mù út tên Lông (lá). Khi người quản tượng dắt voi ra cho coi, cả Cu xông tới đòi xem trước, bộp chà bộp chộp té mẹ nó xuống dưới bụng voi, Cu đưa tay sờ xoạng thế nào chộp trúng cái … lòng thòng của voi, tiếp theo là mù U vớ được cái tai voi, còn thằng Lông vuốt được chòm lông đuôi. Về nhà, 3 anh em nhà mù hí hửng tả voi cho các bà vợ nghe, mù Cu nói “con voi đâu có to lớn gì như người ta kể, anh thấy nó chỉ rất vĩ đại so với cái … của anh thôi.”. Thằng mù U sờ được cái tai nên tả con voi giống cái quạt mo thật bự. Thằng út mù Lông vuốt được tí lông nên quả quyết con voi nó giống cái chỏm ổ quạ của vợ.
Con nhà mù CU, U, LONG cả 3 đều tả voi rất chính xác đấy chứ, không có ai sai.
Sự thật cái gì cũng có muôn mặt, ngay đến cái cùng ngồi hay cùng đứng cũng vậy trong đó có mặt tốt, mặt xấu, Nếu cùng ngồi hay cùng đứng mà cau có thù oán cải vả đánh lộn là xấu, Nếu cùng ngồi hay cùng đứng trong tinh thần hướng thiện cùng nhau tìm giải pháp tốt, cùng chung sức chung lòng hành động cho lẽ phải thì tốt, Như vậy không bắt buộc trí thức phải nồi hay đứng mà trí thức phải đem cái tấm lòng , cái hiểu biết để hành động cho lẽ phải cho trách nhiệm ,
Còn định nghĩa về trí thức không khó chỉ nhìn thẳng vào chữ trí thức là mình thấy ngay: Trí thức là nói đến đầu óc trí tuệ tức là ngườu có thông minh hiểu biết, Còn thức là không ngũ không chết mà là sống, nhập cuộc, khách quan, nhận biết và hành động trong đó có cái sáng cái vô tư, cái lòng nhân, cái trách nhiệm cái hành động cụ thể , Như vậy người trí thức là người có mọi cái đó, Còn người giỏi biết cái nầy mà không giỏi không biết cái kia, sống ích kỹ xa lìa trách nhiệm xã hội xo cứng trước nổi đau thương của người đồng loại thì không phải là trí thức,
Trườnh hợp GS Ngô Bảo Châu không thể nói ông là người vô trí thức mà phai nói ông định nghĩa Trí thức chỉ đúng một phần chưa chuẩn hay còn thiếu do hoàn cảnh nhà nước VC đã ngộ quá hậu hỷ ông chưa tiện nói rõ nói trọn cái nghĩa của trí thức, chúng ta phải thông cảm đừng đẩy GS vào chân tường để chống chúng ta thì chứng ta là kẻ không có trí thức gì cả mà là thằng côn đồ như bao thằng côn đồ khác.
Trích bài chủ…”Ai cũng biết về khả năng khoa học của giáo sư Ngô Bảo Châu, anh là người có trí tuệ, nhưng anh định nghĩa “người trí thức là người lao động trí óc“ là không có ý thức, là không hoàn chỉnh ở cơ bản, vì nó chỉ diễn tả một cách “tầm thường“ hành động và công việc của người có trí tuệ (có lẽ anh Châu nhầm lẫn giữa hai cụm từ trí tuệ và trí thức?).”
Trên đây là nhận định thật sắc bén của tác giả Đinh Phương.
Tôi đồng ý với tác giả rằng; “Người ta đề cao trí thức, và ở người trí thức người ta cũng đòi hỏi một tầm ý thức cao hơn, đó là nhân cách với chính mình và với cả xã hội. Nói một cách trần trụi hơn thì đó là việc tham gia chính trị, đóng góp sự hiểu biết và tư duy của mình để xã hội mỗi ngày trở nên tích cực hơn…. ”
Thiển nghĩ…”Tham gia chính trị” là trực tiếp dấn thân xây dựng xã hội và đất nước. Nhưng “nói lên quan điểm chính trị” trước những bất công xã hội cũng là điều cần thiết của một người trí thức có nhân tính và trách nhiệm….
Nó khác hẳn với “người có trí tuệ” nhưng im hơi lặng tiếng để chỉ biết lo cho mình, cho dù những bất công xã hội chồng chất…Đấy là sự khác biệt giữa “NGƯỜI TRÍ THỨC” và người có “TRÍ TUỆ”.
Cám ơn tác giả Đinh Phương và ĐCV.Info
…
Dân tộc VN có hèn và sợ chết không? Không bao giờ! Dân tộc VN không bao giờ hèn và sợ chết mà chỉ có những con người hèn và sợ chết. Nếu không là những người hèn và sợ chết thì quí vị còn chờ gì nữa? Xin quí vị đừng ngồi xuống, đừng ngồi xuống nữa mà tất cả hãy cùng nhau đứng lên. Cùng nhau đứng lên tiêu diệt hết lũ gian ác để lấy lại độc lập cho đất nước, tự do hạnh phúc ấm no cho người dân và cùng nhau xây dựng một đất nước văn minh phú cường.
kbc3505
Thưa các vị!
Giáosư Ngô Bảo Châu định nghĩa Trí Thức hoàn toàn đúng.
Trong khoa học, người ta sử dụng cum từ “định nghiã” là cách chỉ ra một hoặc nhiều “đặc trưng” của một “đối tượng” nào đó mà ta muốn mô tả để “không lầm lẫn” với những “đối tượng” khác. Ví dụ như đinh nghĩa 2 đường thẳng song song: “Hai đường thẳng song song với nhau là 2 đường thẳng cùng nằm trên một mặt phẳng nhưng không bao giờ gặp nhau (hay còn nói chúng chỉ gặp nhau ở vô cùng)”. Định nghĩa “Tiên đề” là một “vấn đề hiển nhiên” được mọi người công nhận mà không thể chứng minh được. Ví dụ đ/n tiên đề về đường thẳng: “qua 2 điểm cho trước, ta chỉ kẻ được một đường thẳng đi qua và chỉ một mà thôi”…
Còn vấn đề “phản biện” xã hội chỉ là một trong những “nhiêm vụ” quan trọng của người trí thức nhưng không phải là “đặc trưng” duy nhất vì các tằng lớp khác như công nhân, nông dân và các người lao động chân tay khác cũng có thể “phản biện” được chứ. Phản biện xã hội là trách nhiệm của “bất cứ người công dân yêu nước” nào chứ đâu có phải chỉ dành riêng cho trí thức? (tất nhiên trí thức thường là những người có nhiều kiến thức khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội nên có điều kiện phản biện tốt hơn)
Giáo sư Ngô Bảo Châu mới thật đúng là nhà khoa học. “Người trí thức” là những “người lao động trí óc”, đơn giản thế mà thôi. Đừng phức tạp hóa vấn đề làm gì chỉ dẫn đến “rối rắm” mà thôi, để thì giờ làm việc khác có ích hơn./.
Lý-giải Trí-thức là người Lao-động Trí-óc ! Tư-tưởng có phải Trí-óc không ? Tư-tưởng hướng-dẫn tay, chân, miệng hành (lao) động. Trong tù khổ-sai laọ-động cải-tạo, có người tù nói ; “Phá rừng như thế nầy, là gây thủy nạn cho dồng-bào miền xuôi” Quản-giáo Việt cọng lên lớp nay : “Tư-tưởng anh phản-động nên đã phát ngôn chống đối”. Lao-động chân tay không do trí-óc hướng dẫn, cụ-thể Ngườ mất trí, hay tri-óc rỗng có thể lái máy bay không ? Ông Việt ơi !!!
Người làm việc bằng trí óc để taọ ra thànhquả nào đó là lao động trí óc.Trí óc là nói chung gồm cả nhửng suy nghỉ ,tư tưởng,tư duy để từ ý tưởng đó phát sinh và phát kién,kiện toàn một sản phẩm (như internet chẳng hạn).Nếu không có lao đông trí óc,suy tư ,lao tâm,tưởng tương thì sao có nhửng phát minh phục vụ chocon người như ngày nay. ?Có lao dông bằng trí óc cật lực mới nhận được giải toán học field, Phải động nảo mới có bom xuyên phá.Phải cật lực suy nghỉ ráo riết ,lao động cật lực bên nhửng lý thuyết ,con số toán học …mới có máy bay tàng hình,mới có con tàu vủ trụ….đâu có phải khi không mà có phát minh này ,phát kiến kia ! Hay đó không phải là do lao động trí óc,lao tâm mà có mà chỉ dotư tưởng ,úm ba la ,ra nền văn minh hiện đại như ngày nay và còn đi lên ,tiến xa do nhửng bộ óc ,nhửng trí thức lao động miệt mài trong các phòng thí nghiệm mà có ?
Câu nói của người tù chi là câu nói do sách vở ,kinh nghiệm và trí oc quan sát ,nghỉa là do thành quả lao đông nghiên cứu của người
đi trước đó truyền qua sách vở mà thôi.Còn câu trả lời của quản giáo VC củng chỉ là do chế độ độc tài mà ra ,hoặcdo không biết,chưa hiểu,nghỉa là kém kiến thức,trí óc không nhận được,không hiểu thấu,không có óc tinh tế để nhận biết câu nói của người tù đúng hay sai…Chuyện kể khi Edison cho chạy thử phát minh của mình,bổng có tiếng động mạnh,caí kim đang câm nẩy lên ,đâm vào tay chảy máu. NHư người khác băng bó là xong ,Nhưng miệt mà lao động với nhửng lao tâm,suy nghỉ. Edison phát minh ra máy hát.nghỉa là từ khi kim đâm vào tay cho tới hoàn thành sàn phẩm (máy hát) còn qua bao lao động trí óc nửa…
Còn người mất trí trí óc rổng mà láimáy bay được không …thì quả là câu hỏi rất KHÓ . Phải để cho các ‘đỉnh cao trí tuệ” trả lời !!!! .
..
Thưa Ngài Việt.
Ở đây là thế giới của không gian ảo. Ngài đang được thụ hưởng cái quyền Tự Do gần như tuyệt đối..
Ngài Việt mến.Ngài có thể viết bất cứ ý kiến gì mà Ngài muốn! Tuỳ theo ” nhận thức” của Ngài.
Còn về việc đúng hay sai như thế nào thì nên để quý đọc giả nhận sắc.
Từ “nhận thức” mà tôi dùng ở đây là nó được hình thành bởi sự cấu tạo của hai đường thẳng song song…
Mến chào Ngài.
TRẢ LỜI
Người trí thức thật sự phải cao hơn người ít trí thức một cái đầu. Nếu mọi phát biểu của người trí thức cũng chỉ loàng xoàng như người kém trí thức nói, hay chẳng mới mẽ gì hơn những người khác, phỏng người trí thức còn có gì đặc biệt để người khác trông cậy hay trông đợi vào. Thế đấy, xin trả lời lại thế đấy, cho Ngô Bảo Châu lẫn cho những người nào còn còn quá đề cao trí thức kiểu mùi mẩn !
NON NGÀN
” Trí thức là người lao động bằng trí óc ”
Vậy mười bốn con cá vồ trong bộ chính trị của đảng CSVN hiện nay, ho chỉ ngồi suy nghĩ mưu này chước nọ kể cả giết người, hầu củng cố địa vị cho bản thân và gia đình họ, cũng là người trí thức sao ? Ngôn từ này trước 1975 ở miến Nam không nghe ai nói .Nó chỉ được truyền bá đâu đó ở miền Bắc và phổ biến toàn cả nước sau 1975. Có lẽ định nghĩa này xuất phát từ trong đảng CSVN hoặc trong giới ” văn nô ” sáng tác ra để tự phong cho họ. Chỉ cần thấy hai chữ ” lao động ” cũng biết nó xuất phát từ đâu rồi. Nay không ngờ NBC cũng thuộc lòng câu này thì hết biết.
Nếu ai có định nghĩa gì ngắn gọn hay hơn NGỘ sẽ BAO một CHẦU.
” Trí thức là người lao động bằng trí óc ”. Vậy mười bốn con cá vồ trong bộ chính trị của đảng CSVN hiện nay, ho chỉ ngồi suy nghĩ mưu này chước nọ kể cả giết người, hầu củng cố địa vị cho bản thân và gia đình họ, cũng là người trí thức sao ?.
Chào bạn khách trú
Câu hỏi của Bạn cũng là câu trả lời cho GS Ngô Bảo Châu và bạn đọc với nickname “Việt” rồi đấy!
Nói theo GS Châu thì những văn nô “lao động bằng trí óc để” nâng bi, bợ đít lãnh đạo csvn đều là “trí thức”…và như vậy thì chính GS Châu đã tự xếp mình đồng hạng với những kẻ này?
Đinh Phương Hiện tại xin mời: “AI LÀ NGƯỜI TRÍ THỨC HÃY NGỒI XUỐNG“.
Tiên Là Đà xin mời: “AI LÀ NGƯỜI TRÍ THỨC HÃY CÙNG NHAU ĐỨNG LÊN“.
Mao Trạch Đông phán”Trí thức là cục phân”
Hồ già”Bác Mao và bác Sịt không bao giờ sai”
Các ông đảng viên VC ngày xưa xây dựng kinh tế XHCN lấy Phân Bắc,phân chuồng,phân lợn,phân xanh làm gốc.Ngày nay mấy ông răng đen mã tấu,bần cố nông từTrung Ương,địa phương đã hoá thân thành Tiến Sỉ cả.Đên năm 2020 sẽ đào tạo trên 20 ngàn cục phân bắc(tiến sỉ).Vậy Trí thức nào là cục phân đặc khi ra khỏi hậu môn quan có đầu có đuôi?Còn trí thức nào trở thành bải cứt chảy đây quý vị?
TRÍ THỨC là gì?
Tầm quan trọng của TRí THỨC??
Thế nào là VAI TRÒ của TRÍ THỨC???
CSVN nó đã nắm vững ba vế này rất kỷ rồi..
Cho nên CSVN nó đã bốc trúng ngay chốc “trí thức” NBC, nhưng nó đã lầm.
“trí thức ” NBC nay chỉ còn lại là “biểu tượng” để cho người đời đi qua sờ một cái rồi ném cho vai xu rồi sau đó không còn thấy người đời trở lại nữa. Bởi vì biểu tượng ấy không còn giá trị nữa.