WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đại giải mật con số thương vong của 2 bên trong chiến tranh biên giới 1979

BTV: 33 năm trước, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã xua quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Cuộc chiến khốc liệt này đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người lính Việt Nam, những người đã xả thân bảo vệ Tổ Quốc, cũng như của rất nhiều thường dân vô tội ở biên giới phía Bắc. Hôm nay, xin quý độc giả hãy giành những giây phút tưởng niệm, để nhớ đến những người lính Việt Nam đã anh dũng ngã xuống, hy sinh thân mình bảo vệ mảnh đất thân yêu mà chúng ta đang sống hôm nay. Cũng không quên những người dân vô tội sống dọc các tỉnh biên giới, đã bị Trung Quốc giết hại 33 năm trước.

Liên quan đến cuộc chiến này, chúng tôi xin giới thiệu 2 tài liệu để độc giả tham khảo: Một tài liệu nói về con số thương vong của hai phía Việt – Trung và một tài liệu khác, nói về vai trò của Liên Xô liên quan đến cuộc chiến này. Đây là 2 tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra, nên những từ ngữ sử dụng trong bài, chúng tôi xin được giữ nguyên văn.

—————————————————

ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979

Tác giả: Vạn Lý Hải Cương

Người dịch: Quốc Thanh

27-9-2009

Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979

Về con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.

Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đã được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.

Trong thời kỳ đầu của trận chiến, tỉ lệ thương vong bên quân ta quả thực khá cao, cá biệt có những đại đội thậm chí còn bị thương tới 90%. Thường bộ đội thuộc những đại đội mũi nhọn, khi rút về nước sau cùng, chỉ còn lại có mười mấy người, một tiểu đội còn lại chưa đến một hai người. Về mặt này, có nguyên nhân là do sự phòng ngự kiên cố của Việt Nam, đồng thời cũng có cả nhân tố tham chiến thời kỳ đầu, các chỉ huy bên quân ta còn thiếu kinh nghiệm đánh trận thật. Sau khi đã thích ứng tạm thời, chỉ huy bên quân ta đã nhanh chóng điều chỉnh lại được trạng thái bình thường.

Cao điểm 315 ở Đông Khê, Việt Nam, vào năm ấy (BTV: Tác giả nhắc lại trận đánh năm 1969 giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ), quân Mỹ huy động binh lực hơn 30 máy bay ném bom và 2 trung đoàn, sau khi bao vây suốt một tuần mới miễn cưỡng buông tay. Đã phải trả giá bằng thương vong hơn 300 người, phần thu được chỉ là hơn 20 thi thể người Việt Nam [Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” - Hamburger Hill - đã được dựng dựa theo trận đánh này]. Cũng ở Cao điểm 315 này, bộ đội phản kích tuyến phía đông của quân ta chỉ với binh lực 2 đại đội, chiến đấu trong 3 giờ, mà đã chiến thắng.

Khi phòng ngự với quân Mỹ, Việt Nam thường áp dụng chiến tranh địa đạo để làm tiêu hao sức chiến đấu của bọn Mỹ. Nhưng chiến tranh địa đạo lại là do Trung Quốc phát minh, truyền lại cho Việt Nam, bây giờ mà lại dùng nó để ứng phó với Trung Quốc thì tất sẽ phản tác dụng. Trong các trận chiến ở Lào Cai, quân ta đã dùng hơi độc để làm chết ngạt người Việt Nam dưới địa đạo, về sau khi trao đổi tù binh với Việt Nam, được biết đường địa đạo này đã chôn vùi hơn 200 quân nhân và hơn 1.000 thường dân. Chiến tranh thật tàn khốc, anh không giết nó thì nó cũng giết anh, huống chi Việt Nam khi ấy quân với dân là một.

Thương vong chủ yếu phía quân ta là, trong các trận đánh thọc sườn của tập đoàn quân tuyến phía đông, khi Đặng Tiểu Bình có ý định giải quyết trận chiến trong vòng mươi ngày nửa tháng, Tư lệnh Hứa Thế Hữu nóng lòng muốn cho xong, nên đã có chút khinh thường địch. Khi còn chưa thám sát tường tận địa hình, đã hạ lệnh đánh thọc vào, dẫn đến nhiều con đường đánh thọc sườn của quân ta gặp phải sự phục kích, với binh lực vượt trội của Việt Nam, thương vong rất nặng nề, thậm chí còn xuất hiện cả tình huống bị quân địch bắt sống nguyên cả đại đội. Tiến độ chiến đấu chậm chạp, về sau bộ đội thiết giáp của ta đã tìm cách thoát hiểm, liều chết vượt qua núi Phục Sơn cao tới 1.500 m so với mực nước biển, thọc một mũi dao vào sau lưng quân Việt, thì mới xoay chuyển được thế cục bất lợi. Nhưng bộ đội thiết giáp cũng đã bị thương tổn nặng nề, một lượng lớn xe tăng bị rơi xuống từ trên núi cao. Ngoài ra, còn có rất nhiều lính bộ binh ngồi trên xe tăng để chống rung lắc, đã tự trói mình ở trên đó, làm thành những tấm bia sống cho quân Việt Nam.

Sau khi đánh tới Lạng Sơn, do điện lệnh của Trung ương, thời gian tấn công đã phải lui lại 2 ngày, khiến cho quân Việt Nam nhân đó hoàn thành được việc bố trí phòng ngự đối với Lạng Sơn, lại còn tạo nên sự thương vong không đáng có của quân ta trong trận tấn công Lạng Sơn sau đó. Mặc dù vậy, bộ đội tuyến phía đông vẫn đem lại cho quân Việt những tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch Lạng Sơn đã vây diệt 13 sư đoàn át chủ bài của Việt Nam, đã tiêu diệt 24.000 quân chính quy Việt Nam, là chiến quả lớn nhất trong trận chiến phản kích tự vệ này.

Nếu so sánh về mặt chiến quả, thì chiến tích của tập đoàn quân tuyến phía đông mạnh hơn tuyến phía tây; nếu so sánh về mặt con số thương vong thì tập đoàn quân tuyến phía đông lại lớn hơn tuyến phía tây rất nhiều. Nếu làm một phép so sánh, thì Dương Đắc Chí ở tuyến phía tây tỏ ra thận trọng hơn nhiều, mấy lần trì hoãn thời gian tổng công kích, cố gắng chuẩn bị mọi phương diện sao cho không để có gì sơ xuất, khi tấn công đã áp dụng phương pháp ẩn tiến, tích thắng nhỏ thành thắng lớn, nên đã giảm thiểu được thương vong cho bộ đội một cách có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng bởi quá thận trọng nên đã đánh mất cơ hội tiêu diệt sư đoàn 316 của quân địch, khiến nó chuồn khỏi giữa 2 sư đoàn của quân ta. Sau trận chiến, Thượng tướng Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng, còn Thượng tướng Hứa Thế Hữu kể từ đó đã “thề nguyền” không về Bắc Kinh. Đó là lời cuối của ông.

Nếu so sánh về mặt trang bị súng ống, thì giữa quân ta với quân địch chênh lệch nhau chẳng bao nhiêu, bởi vì súng ống của Việt Nam chủ yếu là do Trung Quốc viện trợ, công nghiệp quân sự cũng do Trung Quốc viện trợ thành lập. Thời Đại Cách mạng Văn hóa, theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế, nước ta luôn viện trợ cho Việt Nam các trang thiết bị tiên tiến nhất.

Sự chênh lệch lớn nhất giữa Việt Nam với quân ta là hỏa pháo, lục quân Trung Quốc học ở Liên Xô, hết sức coi trọng việc xây dựng đội ngũ pháo binh, hỏa lực pháo binh của chúng ta ngang ngửa với Liên Xô, mạnh hơn nhiều so với NATO và các nước trong Khối Warsaw. Trước khi tấn công vào trận địa Việt Nam, quân ta đều áp dụng biện pháp pháo kích kiểu rải thảm, hỏa lực mạnh gần như xới tung trận địa quân địch. Điểm mà quân ta mạnh hơn quân Mỹ ở chỗ, hỏa pháo cỡ vừa và nhỏ của quân ta có rất nhiều chủng loại, hết sức linh hoạt khi đánh trận thật, quả là phù hợp khi phải đối phó với trận địa phòng ngự cắm chốt ở khắp nơi của Việt Nam. Trong suốt thời gian diễn ra trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam, hỏa pháo Việt Nam luôn bị quân ta chế ngự, không thể nào chống trả nổi quân ta. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho phòng tuyến phía bắc của quân Việt Nam bị tan vỡ nhanh chóng. Phía bắc Việt Nam có rất nhiều rừng núi, sau khi bị quân ta pháo kích, đã biến thành đồi trọc, hơn 20 năm sau vẫn không mọc được cây, đủ để thấy hỏa pháo của quân ta năm ấy mạnh đến nhường nào.

Một sự chênh lệch quan trọng khác giữa hai bên chính là bộ đội thiết giáp. Khi đó,Việt Nam tuy có một lượng lớn xe tăng Mỹ, nhưng thực lực tổng thể bộ đội thiết giáp của họ lại yếu hơn Trung Quốc. Trong trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979, quân ta tổng cộng huy động hơn 700 xe, còn Việt Nam chỉ có một số ít bộ đội át chủ bài thuộc sư đoàn 316A và sư đoàn 13 là có thể chống trả lại được với xe tăng của quân ta, kết quả đều bị quân ta đánh trọng thương, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn. Ở thời kỳ đầu của trận chiến, Việt Nam nhờ vào địa hình rừng núi phức tạp, đã khiến cho bộ đội thiết giáp của ta bị tổn thất đôi chút, nhưng lại chưa bị sứt mẻ gì đến gân cốt. Kỳ tích bộ đội thiết giáp vượt qua núi Phục Sơn đã làm xoay chuyển chiến cục toàn bộ tuyến phía đông. Trận tấn công Lạng Sơn, quân ta dùng bộ đội thiết giáp mở đường, chỉ 24 giờ đã khống chế được toàn bộ Lạng Sơn. Sau khi tấn công Lạng Sơn, ở phía nam đều là đồng bằng, Hà Nội đã phòng thủ rất yếu, bộ đội thiết giáp của quân ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào.

Mới đầu, có nhiều người trong nước cho rằng, Việt Nam chỉ đưa vào một đội quân tạp nham và du kích. Thực ra, Việt Nam đã cho xuất vốn, trong số 4 sư đoàn át chủ bài được Liên Xô trang bị của họ (sư đoàn 316A, sư đoàn 8, sư đoàn 13, sư đoàn 27) có 3 sư đoàn được đưa ra tác chiến với quân ta, kết quả 1 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 2 sư đoàn bỏ trận vì bị tổn thất nặng. Theo tin tình báo quân ta có được, từ trước trận chiến, bộ đội phòng ngự ở vùng Bắc Việt có 15 vạn. Trận chiến vừa mở màn, chỉ riêng bộ đội chính quy Việt Nam thuộc biên chế giao tranh với quân ta đã có tới hơn 10 vạn, trong quá trình chiến đấu còn liên tục tăng quân ra tiền tuyến. Khi bộ đội tuyến phía tây của quân ta sắp tiến đến sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Tổng Bí thư Lê Duẩn của Việt Nam còn cho tăng viện thêm 2 sư đoàn phòng thủ Hà Nội đang giấu kỹ trong két, kết quả cũng là thả dê vào miệng hổ, một đi không trở về. Với Việt Nam, mỗi người dân là một chiến binh, trong trận chiến này, số lượng quân chính quy lần lượt tung vào vượt xa con số 20 vạn quân của quân ta.

Trái lại, số quân bên ta được tung vào trận chiến này thua xa Việt Nam, đối sánh lực lượng nghiêng về Việt Nam, chúng ta vừa không tổng động viên toàn quốc, lại cũng không điều động bộ đội át chủ bài tinh nhuệ nhất, mà chủ yếu là bộ đội biên phòng của vùng Quảng Tây và Vân Nam, có bổ sung thêm bộ phận tác chiến cốt cán của các quân khu khác, tổng số không quá 20 vạn, mà số quân thường trực của ta khi ấy là 450 vạn.

Khi rút quân, quả thực quân ta có tổn thất ít nhiều, theo hồi ức của một lão chiến binh tham chiến, cả tiểu đội 10 người của họ, 5 người đã hy sinh trước lúc khai chiến 3 ngày, 2 người hy sinh trên đường về nước, về đến nơi chỉ còn lại có 3 người. Trong 2 chiến sĩ hy sinh trên đường về nước, 1 người bị phụ nữ Việt Nam bắn tỉa chết. Còn quân ta bị thương vong khi rút quân chủ yếu do sự quấy rối của quân du kích Việt Nam, nông dân Việt Nam đã chôn mìn và bẫy trên rất nhiều con đường chính, dẫn đến sự thương vong nhất định cho quân ta.

Về con số thương vong của quân Việt Nam, phía Việt Nam vẫn luôn mập mờ. Theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam đã được giải mật: Ta tiêu diệt gần 6 vạn quân địch, trong đó hơn 42.000 đã chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh. Con số này chủ yếu là kết quả sau những cuộc giao tranh giữa quân ta với quân chính quy Việt Nam, bao gồm tiêu diệt gọn sư đoàn 6, sư đoàn 13, sư đoàn 25, tiêu diệt gọn cả 13 trung đoàn thuộc “Trung đoàn anh hùng”, gây tổn thất nặng cho nhiều nhánh quân thuộc sư đoàn 316A của Việt Nam, con số thương vong của dân binh và bộ đội công an địa phương chưa được tính vào đây. Còn theo số liệu do báo Lao Động của Việt Nam công bố, dân thường bị tổn thất 5 vạn người, từ đó có thể suy ra được con số thương vong của Việt Nam trong trận chiến năm 1979 có lẽ là trên 10 vạn người.

Trận phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 là niềm vinh quang của quân ta, là niềm tự hào của dân tộc. Nó cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không hổ thẹn với danh hiệu “Trường thành gang thép”.

Bản tiếng Trung: China.com

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Bản tiếng Việt © Quốc Thanh

—————————————

 

NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA VIỆC TRUNG QUỐC KHÔNG TẤN CÔNG HÀ NỘI TRONG CUỘC CHIẾN TRUNG-VIỆT

31-8-2010

Quốc Thanh trích dịch

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc huy động binh lực hơn 20 vạn quân, phát động cuộc tiến công Việt Nam trên một trận tuyến dài 772 dặm. Trong trận chiến diễn ra 2 tuần, tuy quân đội Trung Quốc bị thương vong nặng nề, nhưng đã tiến sâu được vào đất Việt Nam khoảng 40km. Ngày 20 tháng 2, đại quân tuyến phía tây tấn công Lào Cai, Phong Thổ…, ngày 4 tháng 3 tấn công Sapa, đại quân tuyến phía đông tấn công Lạng Sơn vào cùng ngày, các thị trấn trọng điểm ở miền Bắc, Việt Nam đều bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát. Phía nam Lạng Sơn là vùng đồng bằng, thích hợp cho bộ đội thiết giáp Trung Quốc tác chiến, quân Việt Nam không thể phòng thủ nổi. Nhưng quân đội Trung Quốc không còn duy trì được chiến quả như ở thời ky đầu, nếu nói là do xuất phát từ việc phải hạn chế, không để cho thử thách chính trị có xung đột quá lớn, nhưng đúng hơn là do trang bị thiếu thốn.

Dương Đạt so sánh tình trạng trang bị giữa hai quân đội: “Khi ấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vừa mới bước ra từ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, năng lực tác chiến không mạnh, khi tiến đánh các thành phố biên giới khác như Lạng Sơn, Lào Cai… đã phải trả giá rất lớn. Ví dụ như xe tăng của Quân Giải phóng rất dễ bị đánh đổ, chất lượng xe tăng rất kém, có những chiếc đạn pháo không nổ, có những chiếc số lượng đạn pháo bộ đội pháo binh bắn ra vào ngày đầu trận chiến còn nhiều hơn cả số lượng đạn pháo bắn ra của 20 năm trước. Còn bên quân Việt Nam thì vừa kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975, giàu kinh nghiệm tác chiến, trong tay còn nắm những trang bị vũ khí thu được của quân Mỹ, Liên Xô viện trợ một số lượng lớn hỏa lực, rồi cả viện trợ trước đó của Trung Quốc. Cho nên, nếu đánh xong Lạng Sơn mà hành động tiếp nữa thì sẽ rất bất lợi cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.

Nguồn: HISTORY.STNN

——————————————

BTV: Về con số thương vong hai bên, BTV đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu nước ngoài khác nhau, xin giới thiệu 2 nguồn này để độc giả tham khảo thêm:

- THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: “SHORT ARMS AND SLOW LEGS“ (Global Security). Theo tài liệu này, ông Russell D. Howard cho biết, quân Trung Quốc bị tổn thất 60.000 người, trong số đó, có 26.000 người bị giết: “The PLA suffered more than 60,000 casualties, including 26,000 killed.”

- Theo tạp chí Time, cuộc chiến biên giới Việt – Trung 30 năm sau: China-Vietnam Border War, 30 Years Later, cho biết, có ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi có khoảng chưa tới 10.000 lính Việt Nam bị giết. “Though casualty figures remain unclear, estimates suggest at least 20,000 Chinese soldiers died, while Vietnamese dead number under ten thousand.”

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

28 Phản hồi cho “Đại giải mật con số thương vong của 2 bên trong chiến tranh biên giới 1979”

  1. HUNGTRANG says:

    Dân tộc VIỆT NAM có đức TRẦN HƯNG ĐẠO phù hộ cho nên đến ngày hôm nay vẫn còn thua dài dài . cứ mỗi lần sang đánh phá VN là mỗi lần chung ống cống chạy té cức trong quần ….. lịch sử luôn tái diễn & lập đi lập lại nhiều lần /////

  2. HUNGTRANG says:

    Dân tộc VIỆT NAM có đức TRẦN HƯNG ĐẠO phù hộ cho nên đến ngày hôm nay vẫn còn thua dài dài . cứ mỗi lần sang đánh phá VN là mỗi lần chung ống cống chạy té cứ trong quần …..

  3. Austin Pham says:

    Đám Tân Hoa Xã này mà thi nói láo với các anh Việt Cộng thì bất phân thắng bại. Hèn chi dân chơi có câu:” Đừng nghe những gì cộng sản nói và cũng đừng tin những gì cộng sản…khè”. Không láo thì không phải là cộng sản. Tuy nhiên có một sự thật 100% là tụi Việt Cộng luôn luôn sợ đám Trung quốc đánh sang một lần nữa. Cái gì đã cho chúng sợ vãi ra quần thế kìa.

  4. Trực Ngôn says:

    Tôi nghĩ cuộc chiến biên giới tháng 2/1979, lúc ấy lãnh đạo CSVN còn hăng hái chiến đấu chống kẻ thù TQ, nên bọn Tầu dù nói là “dạy cho VN bài học” nhưng đã phải ôm đầu máu rút lui.

    Nếu cuộc chiến tái diễn trong hoàn cảnh hiện nay với “16 chữ vàng và 4 tốt” và sự qụy lụy của lãnh đạo CSVN đối với Tầu thì liệu tinh thần chiến đấu của bộ đội có còn được như xưa hay không?

  5. Trung Kiên says:

    Theo tôi thì cả TQ lẫn VN đều khoác loác, khuyếch đại thiệt hại bên địch, nhưng giấu diếm và giảm bớt tổn thất bên “ta”…!

    Tuy nhiên, xem ra bên TQ đã quá “phóng đại” con số thương vong của đối phương…

    Trích…”Báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó (1979) nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch……” (sic) ?

    Chúng ta lần đi tìm sự thật:

    Việt Nam bảo đã diệt hơn 3 vạn = hơn 30’000 quân xâm lược TQ.
    Ngược lại TQ thì bảo…thương vong có 4’000, nhưng giết của VN tới 70’000 người (sic)…?

    Đây là lời thú nhận……”Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đã được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.

    Như vậy thì báo Lao Động VN nói cũng tương đối chính xác, đúng không?

    Trích bài chủ:…”Trong các trận chiến ở Lào Cai, quân ta đã dùng hơi độc để làm chết ngạt người Việt Nam dưới địa đạo, về sau khi trao đổi tù binh với Việt Nam, được biết đường địa đạo này đã chôn vùi hơn 200 quân nhân và hơn 1.000 thường dân. Chiến tranh thật tàn khốc, anh không giết nó thì nó cũng giết anh, huống chi Việt Nam khi ấy quân với dân là một”.

    Thiển nghĩ, đây là bài học “đắt giá”, nhưng cũng rất “đáng giá” để VN rút kinh nghiệm khi phải đối đầu với bọn thảo khấu TQ là:

    Hãy đoàn ngũ hoá và huấn luyện chiến đấu cho tất cả mọi người dân vùng biên giới, để họ có khả năng tự vệ và cầm chân địch cho đến khi quân chính qui tiếp viện…Vì như địch (TQ) đã nói:…họ coi “quân với dân VN là một”…Vậy người dân VN phải chiến đấu để sống còn, hơn là ngồi bó gối chờ chết, đúng không?

    Mặt khác, hệ thống tình báo và liên lạc của VN cần phải cải tiến tốt hơn để nắm bắt kịp thời những tin tức cần thiết, nhất là sự di động, chuyển quân của giặc (TQ), đồng thời lực lượng yểm trợ phải chuẩn bị, sẵn sàng xuất quân khi tình thế đòi hỏi, như vậy sự tiếp ứng mới kịp thời, tránh được thiệt hại lớn cho nhân dân…!

  6. danoan says:

    Trung cộng diệt Việt cộng, đó là 2 thằng XHCN đánh nhau vì xung đột quyền lợi của khối cộng. Có gì đâu mà hãnh diện là nhân dân ta thắng Trung quốc xâm lược. Không thể so sánh với những trận thắng Trung Hoa trong lịch sử trước kia. Xin đừng nhầm lẫn.

    • LeThiep says:

      Rõ ràng là như vậy đấy .

      Nếu không có Việt gian Hồ chí Minh ngoạm cái chủ nghĩa Cộng sản rác rưởi tha về nước thì làm gì có trận chiến Biên Giới và trận chiến Cao Miên .

  7. Minh Đức says:

    Trích: “Nhưng quân đội Trung Quốc không còn duy trì được chiến quả như ở thời ky đầu, nếu nói là do xuất phát từ việc phải hạn chế, không để cho thử thách chính trị có xung đột quá lớn, nhưng đúng hơn là do trang bị thiếu thốn.”.

    Đoạn trên nói mấy chữ đúng về tình trạng quân đội Trung Quốc lúc đó: “trang bị thiếu thốn”. Đó là một quân đội lạc hậu, chỉ dựa vào số đông để đè bẹp đối thủ. Quân đội đó trang bị lạc hậu nên không thể hành quân xa được. Chỉ đánh qua biên giới một đoạn đã gặp nhiều khó khăn về tiếp vận nên không tiến được nữa. Đặng Tiểu Bình ngồi trên cao ra lệnh dạy cho Việt Nam một bài học tưởng là Trung Quốc là nước lớn thì quân đội mạnh hơn nhưng thực tế cho thấy Đặng Tiểu Bình không nắm được tình trạng quân đội Trung Quốc lúc đó lạc hậu như thế nào. Chính Đặng Tiểu Bình là người đã học được bài học qua trận chiến tranh này nên sau đó ra lệnh phải hiện đại hóa quân đội. Ngày nay, những người lãnh đạo Trung Quốc ngồi ở trên có thực sự nắm đúng khả năng của quân đội Trung Quốc hay không? Qua những luận điệu tuyên bố rất hung hăng thì xem ra những người lãnh đạo của Trung Quốc nghĩ rằng quân đội Trung Quốc rất mạnh và Mỹ thì cũng không có gì đáng sợ cho lắm. Chỉ đến khi đụng độ thật sự rồi thì thực tế mới cho thấy sự thực ra sao.

    • thbinh39 says:

      TQ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế, sau đó phải rút quân; đó là tất yếu. Vì:
      *Lịch sử đã chứng minh TQ cuối cùng sẽ thất bại.
      *Bài học rõ ràng nhất (còn nóng hổi) là Mỹ vừa mới thất bại
      Có thể TQ chiếm được VN nhưng nó phải bị sa lầy như người Mỹ và kết cục như ai cũng đã thấy.

    • Trung Ngôn Nghịch Nhĩ says:

      Trong thời kỳ chiến tranh Trung-Việt chúng tôi là người dân sống ở miền Bắc, rất gần khu chiến sự. Chỉ sau 2 tuần chiến tuyến của VN đã phải lùi vền gần Ải Chi Lăng, các cơ quan trung ương, đầu ngành chuẩn bị phương án và “rục rịch di chuyển” về Lâm Đồng để trường kỳ kháng chiến. Nếu Đặng Tiểu Bình không rút quân (do tướng Hứa Thế Hữu tổng chỉ huy) thì chắc chắn Lê Duẩn sẽ chuồn về Lâm Đồng xây dựng căn cứ “trường kỳ kháng chiến”. Vì những sư đoàn “bách chiến bách thằng” (16 sư đoàn) của Vn đang sa lầy ở chiến trường Campuchia không thể chuyển quân ra kịp.

      Chính phủ Vn sử dụng chính sách vô nhân đạo, dã man, họ buộc tất cả người Việt gốc Hoa đang làm trong các cơ quan nhà nước phải thôi việc, diệt đường sống, ngoài ra còn bài xích xua đuổi người Hoa về Trung quốc hoặc vượt biển ra nước ngoài, họ còn vây bắt những người không đủ khả năng trả tiền thuyền đi Hong Kong, rồi tập trung người Việt gốc Hoa vào một khu chuẩn bị tống về khu trại tập trung ở Tây Ninh. Thời kỳ này, chính sách đàn áp, bài xích xua đuổi người Hoa dã man chẳng kém gì phát xít Đức đối với người dân Do Thái. Chính vì lẽ đó, Liên Hiệp Quốc đã có hội nghị bàn về người tỵ Việt nam và danh từ Thuyền Nhân ra đời có trong từ điển Oxford (Boat People) và chính phủ Vn bị toàn thế giới lên án.

      Đó là sự thật, sự thật không thể chối cãi. Nhân chứng sống là hàng chục vạn người Việt gốc Hoa đang định cư > 30 nước trên thế giới. Chính phủ Vn chưa có một lời sám hối về hành động dã man đối với người Việt gốc Hoa định cư lâu đời tại VN trong thời kỳ chiến tranh 17-2-1979.

      Cuốn Buồn Vui Đời Thuyền Nhân của ông Lâm Hoàng Mạnh (do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương phát hành 2011) đã nói lên một phần nào về thời kỳ lịch sử đen tối trong quan hệ Trung-Việt, mà người Việt gốc Hoa là nạn nhân của cuộc chiến của 2 nước từng có mối quan hệ “như môi với răng, môi hở răng lạnh” rồi “răng cắn vào môi” và rồi “giận cá chém người Việt gốc Hoa vô tội”.

      Sau chiến tranh, cả 2 nước đều tuyên bố chiến thắng “ròn rã”! Chỉ có nhân dân 2 nước và người Việt gốc Hoa là kẻ chiến bại.

      Lịch sử Vn sẽ phải ghi lại thời kỳ đen tối, dã man này do chính phủ cộng sản Vn gây ra.

  8. HA TRAN says:

    Viet-nam can nhieu ten lua dan dao, mang dau dan hat nhan, de bien Quang-chau, Con-minh, Thanh-do, Trung-khanh THANH BIEN LUA.

  9. haile says:

    Tôi còn nhớ rỏ, Hoa-Quốc-Phong là Bộ-Trưởng Ngoại-Giao của Trung cọng lúc bấy giờ. Ông ta có tiên-bố, báo quân-đội nhân-dân việt cọng có đăng: “Trung cọng trừng phạt Việt-Nam có giới han không-gian và thời gian”. Thêm dữ-kiện để quý-vi giải-đoán tai sao Trung-cong không tân công vào Hà-Nôi ?

  10. manh says:

    năm 1979 trung quôc xâm lươc đê day cho viêt nam môt bai hoc nhưng cuôi cung bi thât bai, thương vong thiêt hai năng nê, phai nhuc nha rut quân vê nươc. Lich sư luôn lăp lai, trung công luôn thât bai nhuc nha.

Leave a Reply to Trực Ngôn