WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường hợp Ngô Bảo Châu

GS Ngô Bảo Châu cùng tấm huy chương Fields. Ảnh: AFP.

Ngô Bảo Châu được đào tạo để trở thành một nhà toán học. Trí thông minh, sự đam mê và hệ thống giáo dục Âu Mỹ đã biến ông thành một nhà toán học xuất sắc. Nhưng chính hệ thống truyền thông đại chúng Việt Nam mới biến được Ngô Bảo Châu thành một người-nổi-tiếng (celebrity) để ngay cả những người không những không biết về toán mà còn hoàn toàn hờ hững với toán học (như tôi, chẳng hạn) cũng biết đến tên của ông. Tiếc, cho đến nay, qua truyền thông đại chúng, Ngô Bảo Châu mới chỉ được/bị-sử-dụng: trước, bởi giới kinh doanh; sau, bởi giới làm chính trị.

Khi Ngô Bảo Châu mới được giải Fields, đã có nhà kinh doanh khôn ngoan bắn tiếng tặng ông một căn biệt thự sang trọng ở đâu đó. Chuyện chả đến đâu. Nhưng nhà kinh doanh ấy đã thu được một món lợi cực lớn: được quảng cáo vừa miễn phí vừa cực kỳ có hiệu quả không những cho sản phẩm mà còn cả cho thương hiệu của công ty và của cá nhân ông (vừa có tiền vừa có tâm!). Sau đó đến lượt Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cạnh tranh với gã đại gia nọ: tặng cho ông một căn biệt thự sang trọng khác. Hơn nữa, còn cho ông chức: Giám đốc Viện toán học cao cấp. Và quyền: muốn xài tiền trong ngân sách sao cũng được, không ai cần kiểm tra cả. Nguyễn Thiện Nhân và chính phủ được lợi: có tiếng là biết trân trọng trí thức và nhân tài. Trong cả hai trường hợp, Ngô Bảo Châu chỉ được/bị sử dụng như một công cụ. Ông chưa thực sự sử dụng truyền thông đại chúng để đóng vai một người chủ và là một trí thức. Không phải ông không biết hay không thích. Từ lâu, ông đã có một blog riêng.

Từ ngày được truyền thông Việt Nam biến thành một người-nổi-tiếng hay một ngôi sao, blog của ông chắc chắn cũng thu hút thêm rất nhiều người đọc. Đôi lúc, Ngô Bảo Châu dường như cũng muốn phát biểu điều này điều nọ ngang tầm trí thức của mình. Nổi bật nhất là lần ông phát biểu nhân vụ án Cù Huy Hà Vũ. Có điều, ngay sau đó, ông đã đóng mọi lời bình của độc giả và đóng luôn cả blog một thời gian. Bằng hai quyết định ấy, Ngô Bảo Châu đã lựa chọn dứt khoát: từ chối làm một trí thức công chúng.

Thì cũng bình thường. Đó là quyền của ông. Không ai có thể trách ông được. Để đóng góp cho dân tộc cũng như nhân loại, làm một nhà toán học xuất sắc, đã quá đủ.

Chỉ tiếc là Ngô Bảo Châu không dừng lại ở quyết định từ chối làm trí thức mà còn muốn khuyên người khác đừng làm trí thức bằng cách đánh đồng trí thức với lao động trí óc, lại là thứ lao động thuần tuý chuyên môn, ở đó, sản phẩm chứ không phải trí tuệ và óc phê phán, mới đáng kể.

Đó mới chính là điều đáng nói.

Nguồn: Blog nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

58 Phản hồi cho “Trường hợp Ngô Bảo Châu”

  1. hu mam says:

    Ngô Bảo Châu người công nghiệp kiểu mẫu( trước kia chỉ nghe gà công nghiệp thôi)

    • Bể Đồ says:

      Bổ đề thì nay đã lộ rõ là “bể đồ” hay đồ bể rồi!

      • Trùng Khơi says:

        NÓI LÁI

        Bổ đề nói ngược bể đồ
        Bể đồ nói trại bề đồ mà chơi
        Bề đồ đâu phải bồ đề
        Bồ đề chân chất bề đồ lại tinh
        Bể đồ đồ bể linh tinh
        Bể đồ thật hết chỗ mình vá nhau
        Ai người sao ngạo Bảo Châu
        Bổ đề thành chỗ bề nhau bể đồ !

        NON NGÀN

  2. Tien Pham says:

    “Có rất nhiều Programm được viết ra (dĩ nhiên tốn tiền của rất nhiều) để giải các bài toán này”

    Thật ra chứng minh (CM) 1 bài toán kô đồng nghĩa với việc tìm đáp số đúng ở thứ, say, 10^1tỷ (luỹ thừa). Có xác minh rằng bài toán đó có 1 đáp số đúng lần thứ mấy tỉ đi chăng nữa, chỉ cần 1 đáp số sai, 1 thôi, cũng đủ để đánh đổ lời giải bài toán ấy. Khi ra điều trần trước Uỷ Ban Điều Tra Về Vụ Đỗ Vỡ Tài Chính, ông Greenspan (là 1 đốc tờ đấy nhé) có nói rằng những quyết định và những dự đoán của ông phần lớn là ông ta đúng, vào khoảng 70%. Ông chủ tịch UBĐT đã “nhắc nhở” ông Greenspan rằng, vị thuyền trưởng của chiếc tàu Titanic cũng đã “phán” rằng những quyết định của ông ta đều đúng tới 99%. Nhưng chỉ cần 1% sai cũng dẫn tới thảm hoạ. Vì vậy một khi 1 bài toán đã được CM, muôn đời nó là sự thật, ít ra ớ cái thế gian này. Và khi “giải” 1 bài toán bằng cách viết 1 program, cho dù cái program đó có tinh vi và hoàn hảo cách mấy, đáp số theo phương pháp này chỉ nâng cao 1 chỉ số xác xuất thống kê mà thôi. Kô CM được điều gì cả.

    “Ông Gauß không giải bài toán về Fermat vì Gauß là người khôn ngoan biết là mình sẽ giải không được. Gauß có nói các loại bài toán như Fermat có rất nhiều.”

    Ông Fermat viết vào lề trang sách: “Tôi có 1 CM cho định lí này, nhưng lề sách quá hẹp!” Nhiếu người, những người làm toán, đã cho rằng ông Fermat đại ngôn, nói theo kiểu bình dân học vụ bây giờ là “nổ”. Vì Andrew Wiles đã mất khoảng 10 năm để CM bài toán đó. (Lần đầu CM của ông bị lủng. Phải mất khoảng 3 năm sau, AW mới “vá” lại được chổ lủng này.) CM của ông sơ sơ khoảng 500 trang, và chỉ 1 số ít người làm toán, có thể đếm trên đầu ngón tay, mới hiểu được bài giải của ông. Ngay cả 1 vị giáo sư toán mà ông AW dùng để “proof” (tương tự như proof-reading lời văn) bài giải của ông cũng đã “đi lạc” khi AW thuyết lời giải được 1 nửa! Chỉ cần viết 1 trang hay 2 hay 3 dòng, như Fermat đã viết, thì có lẽ hơi bị “ngông cuồng.”

Phản hồi