WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư độc giả: Suy nghĩ về phong trào Con Đường Việt Nam

Trần Huỳnh Duy Thức, tác giả chính của Con Đường Việt Nam

Có lẽ chưa một sự kiện chính trị nào không phải do ĐCSVN tạo ra lại gây nên sự chú ý và lan tỏa nhanh chóng như phong trào CĐVN cách nay chưa đến một tuần. Đặc biệt là nó đã tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều từ giới trí thức, những người vốn biết hoài nghi và lật đi lật lại vấn đề. Ủng hộ có, chê bai đả phá cũng có, nghi ngại và ngờ vực cũng có.

Nhưng luồng dư luận lớn nhất mà tôi cho là nó đã thành công trong mấy ngày đầu ngắn ngủi là nó đã lam cho rất nhiều người dân biết đến và phải tìm hiểu nó. Kết quả của sự tìm hiểu này còn phải chờ thêm một thời gian nữa. Nhưng tôi lại tin là chính những tài liệu mà nó đã kịp thời phát ra sẽ tạo nên một kết quả tích cực.

Các ý kiến ngờ vực phản đối hầu hết đều là những phản ứng ngay ban đầu khi tiếp nhận một điều quá mới lạ ở trên đất nước mà nỗi sợ luôn kiểm soát vô thức của nhiều người. Họ chưa kịp tỉnh táo để đọc kỹ và phân tích để nhìn thấy được sâu xa của vấn đề thì đã phải vội vàng lên tiếng để phòng thủ cho mình. Nghiêm túc mà nhìn nhận sẽ thấy rằng chưa có một hoạt đọng chính trị nào từ trước đến giờ trên đất nước do ĐCS chi phối này lại hướng vận động đến các tầng lớp dân chúng như PTCĐVN. Mà lại vận đọng cụ thể đến rất nhiều đối tượng từ công nhân đến nông
dân, tôn giáo đến đất đai, kinh tế đến chính trị, văn hoá đến đạo đức, sinh viên đến doanh nhân, lão thành CM đến nhà báo, … Các hoạt động chính trị của ĐCS rất rầm rộ và luôn tìm cách tác đông đến tư tưởng người dân nhưng đó chỉ là sự mị dân mà ai cũng biết là làm ngu muôị họ. Còn các hoạt động của nhiều đảng phái tổ chức chính trị khác ngoài ĐCS thì cố gắng tuyên truyền cho những mô hình dân chủ, những quan điểm chính trị riêng của mình và phần nhiều là đả phá cộng sản. Rất ít thấy vai trò của người dân trong đó và chỉ dẫn vận động cho họ biết phải làm gì. Đây là nguyên nhân sâu xa làm người dân thờ ơ với các hoạt động chính trị của các tổ chức này. À, tôi biết CS xấu, không chỉ biết mà còn phải chứng kiến và chịu đựng nó, điều đó có nói nữa cũng chỉ thế thôi. Nhưng tôi cũng không chắc rằng anh sẽ làm được gì đó tốt hơn, có khi lại tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa mà bao đời nay tôi đã thấy thế. Anh nào cũng nói tốt nói hay nhưng khi cầm nắm được quyền lực rồi thì vũ như cẫn. Thôi cứ thà để cho thằng chủ tịch xã cũ nó tiếp tục còn hơn vì dù sao nó cũng no đủ rồi, có ăn thì cũng vừa phải hơn thằng mới. Những người muốn làm đât nước này thay đổi mà không hiểu được thực trạng của lòng dân như thế thì chỉ làm chính trị salon uổng công sức. Một điều mà qúy vị cũng nên biết là đối với người dân, họ oán thán với cái xấu xa tởm lợm của chế độ hiện nay, nhưng họ chẳng có dị ứng mấy với hai từ CS và XHCN. Tên gì cũng được, miễn là cuộc sống của họ tốt đẹp. Dân Việt không có bản sắc hóa theo kiểu ý thức hệ, cái gì cũng được miễn là tốt cho mình và con cháu. Tây Tàu, Phật Chúa gì cũng chấp nhận được hết. Do vậy những nỗ lực tập trung đả phá CS là việc làm tốn công sức nhưng không đạt được kết quả gì từ người dân mà còn
thu hút sự chống phá từ phí ĐCS mạnh hơn. Tôi cho rằng làm như vậy là chỉ thỏa mãn mình vì bế tắc chiến lược.

Nên nhớ, ĐCS dù rất mị dân và lừa bịp nhưng họ đã thành công vì họ đã đi từ quần chúng, vận động hứa hẹn quần chúng. Nói chung là họ biết dựa vào dân để tạo sức mạnh cho mình. Nhưng quyền lực đã tha hóa họ theo qui luật nên đã dẫn đến sự tàn độc với dân chúng như hiện nay.

Nhưng suy cho cùng lý do là tại người dân chúng ta. Tại chúng ta kém hiểu biết nên chỉ thích nghe lời ngon tiếng ngọt mà bị lừa để phục vụ cho quyền lợi của họ chứ không thực sự đấu tranh cho quyền lợi của mình. Chính PTCĐVN đã nhìn ra vấn đề và vận động người dân hãy đấu tranh cho quyền lợi của chính mình, đừng chạy theo bất kỳ chủ thuyết, tư tưởng chủ nghĩa nào. Điều làm tôi lý thú nhất khi đọc các tài liệu của phong trào này là nó đã chỉ ra một điểm chung cho tất cả mọi người dân đó là quyền con người. Cái này không mới nhưng cái hay của PTCĐVN là nó đã phân tích rất đơn giản và dẽ hiểu để cho ai đọc cũng hiểu được là khi các quyền con người được bảo vệ bình đẳng thì xã hội mới có được một nền tảng công bằng tuyệt đối vì ai cũng có quyền như nhau giống như ai cũng có 24 tiếng 1 ngày bằng nhau. Chỉ nhờ cái nền tảng này mà xây dựng được một xã hội công bằng mà ai nỗ lực hơn thì được
hơn. Đồng thời cho phép việc tái phân phối thu nhập theo quan điểm của số đông.

Tôi đã đọc rất nhiều các tài liệu trong và ngoài nước. Tôi chưa bao giờ thấy được sự phân tích cốt lõi nào lại dễ hiểu và tác động đến nhận thức công bằng của người dân như vậy cả. Đứa con gái tôi mới 18 tuổi, khi tôi đưa nó đọc bài Quyền con người trong nhà nước pháp quyền và tôi hỏi có hiểu không. Nó trả lời rằng vậy lâu nay chúng ta bị tước đoạt sự công bằng từ gốc rồi mà mình cứ muốn có công bằng trên ngọn sao được.

Càng đọc tài liệu của PT CĐVN tôi càng ngạc nhiên. Tôi thấy là chưa bao giờ có môt chiến lược và cương lĩnh chính trị nào được chuẩn bị kỹ càng như vậy cả. Nó khẳng định không phải là một đảng chính trị nhằm tìm kiếm sự cầm quyền ở VN nhưng là một tổ chức chính trị vận động quần chúng hành động để đạt được mục tiêu là quyền con người phải được bảo vệ tối thượng và bình đẳng tại VN. Trong các tài liệu vận động các tầng lớp nhân dân nó lập đi lập lại là người dân phải đấu tranh cho chính mình, quyền con người của mình và chỉ ra những cơ sở pháp lý trong nước và quốc tế để người dân dựa theo đó mà đấu tranh. Điều này khiến tôi nghĩ đến các phong trào Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của Nelson Mandela, phong trào Quyền Công dân của Martin Luther King. Đây là những cuộc đấu tranh công khai mà kết quả cuối cùng đã tạo ra những thành tưụ bền vững cho người da đen ở các nước này. PTCĐVN khẳng định muốn tạo ra một nền tảng lấy dân làm gốc dựa trên ý thức làm chủ của người dân môt cách thực chất. Chứ không phải thông qua việc áp dụng hoặc áp đặt các mô hình từ trên xuống. Tôi tin vào điều này vì đơn giản là nó quá rõ ràng: người dân không có ý thức làm chủ thì làm gì có dân chủ. Các bạn thử trong gia đình mình mà xem, các bạn muốn con cái chủ động quyết định quản lý gia đình nhưng chúng không có ý thức, không muốn không biết thì chúng có làm chủ được không?

Điều này cũng khiến tôi tôi nghĩ đến kế sách Đoài đánh Đoài mà ông Trần Huỳnh Duy Thức đã đưa ra. Nó được báo chí phổ biến rộng khắp vào giữa năm 2009 khi vụ án lật đổ chính quyền nhân dân lúc đó. Điều này có nghĩa là dùng CS để thay đổi CS mà bây giờ chúng ta thấy ĐCS đang sợ khủng khiếp qua cái họ gọi là tự diễn biến tự chuyển hóa. Nhiều người nhận thức sai lầm nên đánh đồng những người CS vào làm một. Thực ra họ có nhiều phe phái và trong đó không ít những người và phái tốt muốn thực sự tốt đẹp cho đất nước. Nhưng cái xấu đang hoành hành vì những người và các phe nhóm cơ hội, bảo thủ đang thắng thế. Ngay cả BCT cũng tồn tại như vậy. Nhưng vì ĐCS có nguyên tắc là khi đã thành chủ trương được bỏ phiếu thông qua thì những người có ý kiến đường lối khác cũng phải theo nên chúng ta chỉ nhìn thấy bên ngoài và tưởng rằng mọi cái mọi người đều như nhau. Tôi nghĩ rằng ông Thức đã rất sáng suốt khi nhìn ra điều này và muốn thúc đẩy xu hướng cấp tiến mạnh lên để xoay chuyển tình thế của đất nước. Song song đó là phải tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của người dân về quyền làm chủ của mình, từ đó sẽ tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ mà không quay trở lại cái xấu được nữa. ĐCSVN đang trong giai đoạn đấu nhau quyết liệt. Cái tốt vẫn chưa vươn ra được vì còn thiếu yếu tố quần chúng. Có lẽ PTCĐVN sẽ làm điều này.

Vào năm 2009 và 2010 khi diễn ra vụ án lật đổ chính quyền nhân dân chấn động thì cũng là lúc BCT chia rẽ sâu sắc về vụ án này. Chưa bao giờ BCT lại kém đồng thuận trong các vấn đề an ninh quốc gia đến như vậy. Dù cuối cùng BCT vẫn thông qua việc truy tố vụ án nhưng những người không đồng tình trong BCT cũng chiếm con số xít xao. Các vụ án an ninh lớn thì các ông to của ngành an ninh luôn trực tiếp tham gia
vào quá trình điều tra là việc bình thường. Do vậy có người đề cập đến chuyện ông Lê Thăng Long gặp ông Hưởng trong quá trình điều tra là một nghi vấn thì quả là chuyện bé xé to. Hơn nữa với một vụ án mà BCT gây chia rẽ như vâỵ thì ông Hưởng đứng đầu ngành an ninh lúc đó phải gặp các bị can cũng là chuyện phải làm để có báo cáo trực tiếp quan điểm của mính cho BCT.

Tôi thì cho rằng ông Long đã tính toán và chuẩn bị quá xuất sắc khi phát động PTCĐVN. Ông đã hoàn toàn im hơi lặng tiếng khi RFA phỏng vấn lúc mới ra tù được 2, 3 ngày. Điều này rõ ràng là ông muốn tạo yếu tố bất ngờ. Trong thời điểm đó ông âm thầm chuẩn bị cho việc công bố mấy chục bài viết, lời kêu gọi. Nếu ông nói gì với RFA về PTCĐVN thì chắc chắn nó sẽ bị ngăn chặn trước khi ông làm được việc đưa hết các bài lên mạng. Rồi mấy ngày sau đó ông đồng loạt phổ biến PTCĐVN đến rất
nhiều nơi và xuất hiện trả lời BBC ngay sau đó để khẳng định việc làm này của mình. Tạo ra thế đã rồi. Nếu ông bị bắt thì sự lan tỏa của PT sẽ từ đó mà loang rất nhanh một cách khủng khiếp. Mà ông đã sãn sàng cho tình huống này như ông viết trong lời kêu gọi của mình. Nhưng viêc bắt ông tiếp tục không còn là việc dễ dàng nữa rồi vì mục đích và phương thức hoạt động của PTCĐVN không tạo ra cái cớ gì để an ninh làm được điều này. Trước đây họ làm được vì nó chưa kịp công khai các tài liệu của mình, an ninh lập lờ và chế biến lời khai của họ để quy chụp họ. Còn mọi cái bây giờ là công khai cho mọi người trên cả thế giới đọc được, có cả tiếng Anh. Việc bắt giữ ông sẽ gây ra 1 làn sóng. Điều này chắc chắn sẽ làm chính quyền không kiểm soát nỗi trong tình hình hiện nay. Nhưng không bắt ông thì người dân sẽ dần tự tin và tìm hiểu PTCĐVN, càng tìm hiểu họ càng hiểu, càng ngấm vào ý thức của họ. Giống
như hạt giống gieo đúng thời tiết. Mà đây chính mục tiêu mà PT này nhắm đến.

Nói thật là tôi nghiêng mình bái phục ông Lê Thăng Long, cả về sự dũng cảm lẫn mưu trí. Tôi cũng muốn có đôi lời nhắn gửi đến những người đang hoạt động chính trị ngoài ĐCS rằng: trong khi PTCĐVN và ông Long đang cố gắng làm cho người dân tự tin thì một số người trong các ông đang vô tình càng làm cho người dân sợ hãi.

Chúc cho PTCĐVN thành công.

Thanh Hương

© Đàn Chim Việt

22 Phản hồi cho “Thư độc giả: Suy nghĩ về phong trào Con Đường Việt Nam”

  1. KD says:

    Mấy ngày qua, theo dõi đã nhiều, tài liệu và những bài viết trên trang blog CĐVN cũng đã đọc. Sau đây là một vài nhận xét riêng của tôi về PT CĐVN:

    Về tài liệu thì thư phát động, cương lĩnh, mục tiêu, tôn chỉ, phương hướng, và những bài viết trên CĐVN blog có tính chất nhân bản, dân chủ, không hận thù, đầy tinh thần dân tộc chứng tỏ tác giả phải là người có tâm và có tầm. Hơn nữa, lá thư của bác Trần văn Huỳnh đã đánh tan mọi nghi vấn ban đầu về người chủ xướng. Tuy có phần nhập nhằng giữa phong trào và tổ chức cần phải làm rõ, tôi vẫn thấy nó được viết rất đầy đủ và có giá trị riêng khi tách rời khỏi người viết.

    Về mục tiêu, PT CĐVN đã đi đúng với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền của phong trào Duy Tân đáng lẽ đã phải được bắt đầu từ lâu để đất nước hưng thịnh (nhưng rất tiếc ĐCSVN lại vùi chôn nó để xây dựng XHCN). Người Việt đã từng cậy nhờ vào ngoại bang. Kểt quả ra sao? Giờ đây chẳng lẽ lại trông chờ vào ngoại bang? Ai lại muốn giúp đỡ và tôn trọng một người không muốn tự tranh đấu cho bản thân mình nếu không có chủ đích lợi dụng phía sau? Theo tôi, PT CĐVN còn thiết thực hơn phong trào tranh đấu vì Dân Chủ cho VN (PT DCVN) vì nó không bắt đầu từ những khái niệm mơ hồ đối với người Việt hiện nay như xã hội Dân Chủ, quyền bày tỏ bất đồng chính kiến, quyền lập đảng phái chính trị. Thay vào đó, PT CĐVN bắt đầu từ quyền được sống trong một xã hội công bằng, quyền được đại diện và xét xử công minh trước những tranh chấp pháp lý, quyền làm người để được tôn trọng, không bị đánh đập và bóc lột để làm giàu cho kẻ khác. Nó bắt đầu bằng cách đánh động sức mạnh của một quốc gia: người dân và nung núc lòng tự tin của họ (qua sự đoàn kết của phong trào).

    Về hình thức hoạt động, gọi đó là một phong trào không theo phương hướng chính trị là một hành động đúng vì phong trào khác với tổ chức, nó không cần lãnh tụ (lãnh tụ = lãnh án tù), nó không cần cấp bậc ngôi vị chặt chẽ như đảng phái chính trị nên không cần ai phải nghe lệnh ai, chỉ cần hưởng ứng nếu thấy phương thức thích hợp để cùng tiến đến mục tiêu chung của phong trào. Tôi cho rằng mọi nghi vấn bắt đầu ở việc thư mời kêu gọi tham gia thay vì kêu gọi hưởng ứng. Với lời kêu gọi “hãy tham gia làm người sáng lập, quản trị, điều hành, thành viên” của phong trào, tôi đồng tình với người sáng lập, và thành viên.. nhưng tôi nghĩ ở thời điểm bắt đầu, không cần thiết phải có quản trị và điều hành. Khi cả đảng phái chính trị muốn hưởng ứng phong trào, theo đuổi mục tiêu chung bằng phương pháp riêng (miễn không trái ngược với quy chế) làm sao có thể quản trị và điều hành họ? Trong lúc này, bắt đầu bằng cách sử dụng phong trào như một kim chỉ nam có tốt hơn không? Những người có khả năng và có nhiều đóng góp, mức uy tín của họ sẽ gia tăng và ý kiến của họ sẽ được hưởng ứng mạnh thêm thôi.

    Về quá trình hình thành, tôi tin đây là một bước đi đã được dự định trước của ba anh Thức-Định-Long. Nếu phải đoán bừa, tôi đoán 3 anh đã không nghĩ mình lại phải vào tù trước khi phát động phong trào này. Việc anh Lê Thăng Long nhận tội, tôi thà võ đoán anh sử dụng khổ nhục kế nhận tội để được ra tù nhằm mục đích phát động phong trào còn hơn nghi ngờ việc khác. Tuy anh Long đã đích thân phát động phong trào, có người vẫn nghi ngờ về sự tham dự của 2 anh Thức và Định, nếu người phát động không phải 1 trong 3 anh, thì sao nữa? Theo tôi đoán thì anh Long rồi cũng sẽ trở lại vào tù. Anh Thức và Định thì đã bị định tội rồi và đang thọ án, chính quyền khó có thể lôi họ ra và gán thêm vài năm lên bản án nữa. Tôi nghĩ nếu 3 anh phát động phong trào trước khi bị kêu án thì bản án sẽ còn nặng hơn. Dù bước đi này có được tính trước hay không, cũng xin được “ngây thơ” tin các anh có tài mưu lược. Các anh còn có lòng can đảm hy sinh, dùng bản thân để vạch một con đường cho dân tộc theo tinh thần của hai cụ Phan.

    Về danh sách mời và cách thức mời tham gia (phải chi gọi là hưởng ứng nhỉ), tôi thấy rằng một phong trào không thiên về đường lối chính trị thì chen lẫn thành phần Đảng viên ĐCS cũng là lẽ thường tình. Nếu không thì trước sau bất nhất. CĐVN nào phải con đường mới lạ gì, “gia tăng hiểu biết để tự tin làm giàu cuộc sống” nào phải là chuyện mới lạ gì? Có lạ chăng thì lạ ở chỗ nó trở thành một phong trào, người người không ngại nói ra mình đang theo đuổi mục đích đó, không ngại giúp đỡ người khác cùng theo đuổi. Tôi cho rằng âm thầm mời riêng mới là hạ sách, làm sao có thể gia tăng lòng tự tin của dân tộc, nâng cao dân trí bằng cách âm thầm làm, nhất là khi chuyện mình làm có trái pháp luật, trái đạo đâu. Huống chi trước cường quyền, chuyện gì không công khai chuyện đó sẽ dễ bề đâm thọc để gây chia rẽ. Chuyện “công khai, bán công khai” này xin nhường cho bác Đinh Tấn Lực viết. Tôi cũng có vài thắc mắc về những người không có mặt trong danh sách đó, nhưng nghĩ lại, việc bác Long nhớ tới ai, biết ai, mời ai, là chuyện của bác ấy. Đối với tôi không quan trọng mấy.

    Về phía chính quyền, tôi đoán rằng họ đang án binh bất động vì hai khả năng: (1) Họ không biết về nước cờ phát động phong trào này và đang bất ngờ chưa biết ứng xử. Hơn nữa, còn phải chờ mấy khách mời “bự” trong danh sách lên tiếng trước đã. (2) Họ biết và lợi dụng nó với lý do (2a) tiêu diệt trọn ổ các mối họa; (2b) làm thước đo để quyết định cải cách nhân quyền toàn diện hay tiếp tục đàn áp bạo trị (2c) gây tranh cãi, hạ uy tín trí thức và các tổ chức tranh đấu.

    Tôi tin vào khả năng (1) hơn nhưng không thể không nghĩ đến (2). (2a) là một nước cờ xấu, người nào nguy hiểm, chính quyền đã biết và cho nằm trong sổ bìa đen rồi, còn cuốn sổ nào đen hơn nữa? Vu khống và ám toán ư? Xin tìm đọc còm của bạn Hùng Quân trong bài Chuyện Lạ Thứ Ba của tác giả Huỳnh Ngọc Chênh. (2b) là một chuyện có khả năng xảy ra rất ít, nếu được thì quý hóa quá, tôi không đặt hy vọng mấy vào khả năng này. (2c) Nếu phải là 2, khả năng 2c là cao nhất. Là 2c hay không là 2c thì kết quả mấy ngày qua vẫn vậy. Trừ trường hợp (2a) báo hiệu sự giẫy chết quyết liệt của chế độ bạo quyền. Người trong nước có quyền nghĩ đến và nhẹ nhàng từ chối vịn theo lời mời “tham gia” vì nó khác với “hưởng ứng”, chính quyền có thể dựa vào các chức vị trong đó mà gọi nó là tổ chức rồi gán hai chữ phản động vào như thường lệ (2a), (2b) hay (2c) đều không ảnh hưởng nặng đến người ở hải ngoại. Với (2b) và (2c) riêng mà nói thì biện pháp đối phó phải là “ùn ùn hưởng ứng phong trào”.

    Trên đây là những nhận xét cá nhân của tôi. Có thể đúng, có thể sai, có thể khác với nhiều người có kinh nghiệm với CS và tin rằng lịch sử vẫn có thể tái lập dễ dàng. Tôi cho rằng lịch sử có tái diễn hay không sẽ không định đoạt được bằng khả năng lẫn tránh, mà bằng khả năng đối phó. Xin miễn tranh cãi vì không muốn rơi vào bẫy 2c, nếu có. Trong trường hợp chẳng ai giăng bẫy mà tình nguyện nhảy vào thì càng quờ quạng hơn nữa.

    Xin bày tỏ lòng kính phục với ba anh Định-Thức-Long và bác Trần Văn Huỳnh. Rất ngưỡng mộ tinh thần, khả năng, sự can đảm và hy sinh của các vị. Khi những người chủ xướng phát động phong trào mãn hạn tù hết, cục diện sẽ có thay đổi rồi. Phong trào này chỉ có thể thất bại nếu mọi người không dám công nhận rằng mình cũng đang theo đuổi các mục tiêu trong đó, quyết định lặng im như nó chưa hề xảy ra.

    Nếu muốn có được đông đảo người hưởng ứng, những người khởi xướng hiện nay cần phải rõ ràng hơn một chút giữa phong trào và tổ chức. Con Đường Việt Nam hãy cứ là phong trào. Đừng là tổ chức. Trong phong trào, mọi người ngang nhau, phiếu bầu có giá trị bằng nhau. Như một bạn đọc đã góp ý đâu đó “phong trào sẽ tự sinh lãnh tụ”. Việc những kẻ mưu toan, vì lợi ích riêng, gian xảo có chỗ đứng hai không trong phong trào, thì còn tùy vào việc những người hưởng ứng phong trào có đi sát mục tiêu đã đặt ra, có đặt uy tín trên quyền lực và lợi ích cá nhân, đảng phái của mình hay không.

    Những nhận xét này viết trước khi và post sau khi đọc bài Chọn Đường của nhà văn Phạm Thị Hoài. Ai đọc xong bài này cũng nên sang đọc bài Chọn Đường được viết rất hay với những băn khoăn rất đúng tình lý. Một cách khước từ rất nhã nhặn. Hy vọng những băn khoăn trong bài này sẽ được trả lời rõ ràng sớm.

    Riêng tôi thì tôi không nghi ngờ, mà tin rằng những kẻ vụ lợi trong hàng ngũ chính quyền rồi sẽ muốn PT CĐVN trở thành “bể chứa” họ sau sự tan rã của XHCN CSVN. Nhưng đồng thời cũng nghĩ rằng, chứa hay không chứa là tùy vào động thái của họ sau khi “té nước theo mưa” và sự phản ứng của phong trào đối với họ. Theo tôi thì phong trào chỉ có chỗ cho họ chuộc lại lỗi lầm (đã nhúng tay hoặc đã làm ngơ cho đồng bọn đàn áp nhân quyền) mà thôi, chứ không thừa chỗ cho họ lấy lại đủ mức uy tín để tiếp tục độc quyền lãnh đạo hay tái dựng một XHCN đổi màu. Lý do là vì ĐCSVN đã và đang chà đạp thậm tệ lên nhân quyền, đồng thời cũng đi trái với phương châm khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh sau mấy mươi năm cầm quyền. Dung túng họ thái hóa trong phong trào ở chức vị lãnh đạo sẽ làm mất đi ý nghĩa của Con Đường Việt Nam này.

    19/6/12
    KD

  2. Vàm Cỏ Đông says:

    Ai muốn nói gì cũng mặc kệ, với tôi, nếu Con Đường Việt Nam chủ trương tranh đấu cho quyền con người, cho dân Chủ tự Do, cho hoà bình đất nước, thì tôi sẽ ủng hộ hết mình!

    Ông Lê Thăng Long đã dùng kế ‘nhận tội’ để được giảm án. Nhưng khi vừa ra khỏi tù thì ông lại bắt tay vào công việc xây dựng Con Đường Việt Nam đang giang dở của mình. Hành động này rất đáng kính phục.

    Chúc các Ông thành công.

  3. Timsuthat says:

    Tôi đồng ý hầu hết những nhận xét của t/g bài này. Vấn đề “khai dân trí” (như cụ Phan Chu Trinh đề xướng) là tối quan trọng và là nền tảng căn bản, cần thiết nhất trong cuộc tranh đấu thay đổi cho VN. Vì vậy, về tinh thần và đường hướng, xin hết lòng ủng hộ PT CĐVN.

    Nhưng những vị đặt nghi vấn hay dè dặt với việc tham gia ký tên vào không phải vô lý. Vì ngay quyền người dân tham gia biểu tình chống TQ xâm lăng biển Đông, không chống lại chính quyền, mà còn bị trù dập, bắt bớ thì có gì để ngăn cản nhà nước bày tội để tóm bắt khối lãnh đạo sau khi tổ chức được thành hình! Tôi không cho là LTL làm bẫy, nhưng phương cách hoạt động do phong trào đề xướng hiện nay có thể không phải là tối ưu.

    Theo ý tôi, với phương tiện truyền thông ngày nay, nếu có thể có cả hàng trăm, hàng ngàn “tổ chức” nhỏ (không có lãnh tụ ở bất cứ cấp nào), cùng hoạt động theo đề xướng của PT qua “social media” có thể vẫn đạt được mục đích chăng – không cần phải có một tổ chức lớn với những hệ thống ràng buộc, cầu kỳ, không uyển chuyển và dễ bị “chặt đầu”?

    (Xin quí vị cũng hãy đọc bài “Con đường VN hãy cứ là phong trào, đừng là tổ chức” trong danluan.org. http://danluan.org/node/13032)

  4. kiên nhân says:

    Quý vị nên nhớ cs đang xem chúng ta chuẩn bị gì , nói gi , làm gì.. .Nên dù chúng ta có sự khác biệt nhưng hãy biến sự khác biệt thành sức mạnh vì TỔ QUỐC vì NHÂN DÂN muôn năm cố lên… hãy gạt giữ những khác biệt để cùng dân tộc VIỆT NAM đi lên cùng thế giới DÂN CHỦ .

  5. K.D. says:

    Cám ơn bài viết của tác giả. Và đây là nhận xét riêng của tôi:
    Con đường Việt Nam hãy cứ là phong trào, đừng là tổ chức!

  6. Xuất phát từ tìngh yêu Quê hương đất nước ,với khát vọng cháy bỏng mong mỏi Tự do +Dân chủ và công bằng xã hội thực sự tại Việt Nam .Rửa nỗi nhục cầm hộ chiếu ” Tôi là người Việt Nam”.Thế giới phẳng ai cũng hiểu rất rõ tốt ,xấu và văn hóa ứng xử hiện nay của Người Việt chúng ta ,suy thoái đạo đức cấp báo động do lỗi hệ thống XHCN là nguyên nhân cơ bản.
    Trước nhu cầu khẩn thiết đó “Con Đường Việt Nam ” ra đời đáp ứng khát vọng của toàn dân ,hình thành phonh trào rộng khắp tập hợp đông đảo quần chúng tham gia xây dựng một Việt Nam Tự Do+Dân Chủ +Bình đẳng và Nhân bản ” (.Quyền Con Người) được tôn trọng theo thông lệ Quốc tế và Hiến Chương LHQ.
    Chúng ta chống độc tài toàn trị, áp bức bất công chứ không chống lại con người dù người đó là ai ,mọi bức xúc và nhu cầu phát triển đất nước cần được giải quyết bằng đối thoại cởi mở ,công bằng và hợp lý một cách khách quan, bằng pháp chế dân chủ thực sự ,dựa trên cơ sở một nhà nước ” Tam quyền phân lập “dưới thể chế chính trị đa đảng , hoạt động ôn hòa ,công khai minh bạch,được Hiến Pháp mới làm trọng tài một cách khách quan ,cho phép LHQ sám sát và kiểm
    chứng .
    Do vậy Con Đường Việt Nam nhật định sẽ thành công .Tôi tin tưởng rằng chính nghĩa sẽ là người chiến thắng ,sẽ được đông đảo nhân dân yêu tự do dân chủ và công bằng XH cùng cộng đồng thế giới ủng hộ ,đòi hỏi “Con Đường Việt Nam ” phải thực thi cam kết và làm đúng như tôn chỉ và mục đích đặt ra .
    Non Sông đang chờ các anh ,Đất Nước đang chờ các anh ,Hồn thiêng Sông Núi và các Danh Nhân linh kiệt sẽ hỗ chợ cho Con Đường Việt Nam đi tới bờ vinh quang .
    Chào Thân ái và đoàn kết …
    Ngày 20 /06 /2012
    Việt Nam (Âu Lạc)

Leave a Reply to K.D.