WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhận xét về buổi nói chuyện của ông Bùi Tín

Ông Bùi Tín tại cuộc hội thảo

Người ta đã tổ chức và gọi đó là một cuộc hội thảo; hiểu nôm na là họp nhau lại để trao đổi ý kiến, hay thảo luận về một đề tài. Đề tài được đưa ra là hiện tình Đất Nước, việc giải thể chế độ CS và xây dựng Dân chủ cho VN. Do một sự thỏa thuận nào đó, Ban Tổ Chức đã mời ông Bùi Tín làm diễn giả chính của buổi thảo luận, và đã đưa ra một vài quy tắc về thời lượng cho phần thuyết trình cũng như phần đặt câu hỏi của cử tọa dành cho diễn giả.

Những gì đã thật sự diễn ra cho thấy rằng dường như không có thảo luận, chẳng có mấy trao đổi đàng hoàng, và cũng chẳng có gì gọi là bàn luận quanh đề tài đặt ra. Chỉ có diễn giả trình bày quan điểm mình, còn cử toạ thì phần đông mượn dịp để bình phẩm và công kích cá nhân diễn giả. Thế thôi!

Trước hết về phía diễn giả, thì những gì ông trình bày về hiện tình Đất Nước, về các lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, v.v… là hết sức cô đọng, đến độ sơ sài, không đạt được mức sâu sắc cần thiết cho một cuộc thảo luận. Có thể là vì thời lượng quá ngắn so với đề tài, hoặc vì diễn giả đã không có một trợ cụ nào khi thuyết trình (như Power Point, hay slider, hay projector,…) , và có lẽ cũng do tuổi tác của diễn giả nữa, nên phần thuyết trình không đủ bao quát, kém hấp dẫn, và thiếu gợi mở suy tư thắc mắc về một đề tài quan trọng như vậy.

Do tư thế đặc biệt của diễn giả, và do cách mà Ban Tổ Chức đặt đề tài, cử toạ nghiêm túc chắc hẳn sẽ mong đợi ở Ông một sự trình bày sâu sắc hơn về hiện tình nội bộ đảng CSVN, đặc biệt là ở cấp cao nhất, trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Uỷ Ban Trung Ương Đảng; về những khuynh hướng khác biệt nếu có, hay phe nhóm chính, trong giới lãnh đạo; về căn bản sâu xa của chính sách đối ngoại của đảng CS hiện nay; từ đó dự đoán những tình huống (scenarios) trong tương lai của việc thay đổi-kế thừa lãnh đạo. Có lẽ người ta cũng mong đợi được nghe ở diễn giả về tình hình chung của đảng CS, về mức độ gắn bó của đảng viên đối với lý tưởng, đối với chế độ, về phẩm chất đảng viên. Cử toạ có lẽ cũng mong muốn được nghe xem lòng dân trong Nước bây giờ ra sao, thái độ của các tầng lớp dân chúng đối với hiện tình Đất Nước, đối với đồng bào ở hải ngoại; quan trọng nhất là đâu là yếu tố dân tâm mà các nhà hoạt động ở hải ngoại cần nắm bắt để vận động và thuyết phục họ. Người ta cũng cần nghe xem là có thời cơ nào gần nhất cho những chuyển biến chính trị trong tương lai gần hay không; về khả năng tổ chức và huy động quần chúng; về năng lực, uy tín và tầm ảnh hưởng của các nhà đối kháng tên tuổi hiện nay . V.v… và v.v…

Nghĩa là, phần thuyết trình là quá sơ sài so với đề tài đặt ra và so với sự mong đợi của những người tham dự đứng đắn. Dường như Ban Tổ Chức, và có lẽ cả diễn giả, đã đưa ra một nghị trình quá rộng lớn trong một khung cảnh và thời lượng hết sức hạn chế, nói như người Mỹ là ” they bite off more than they can chew”; có vẻ như họ hơi tham lam. Hoặc cũng có thể là chủ ý không phải là để tạo ra một cuộc thảo luận đúng nghĩa, mà chẳng qua để tạo ra dịp nhằm thăm dò xem phản ứng của người Việt ở San Jose sẽ đối với nhân vật Bùi Tín như thế nào. Và về phần mình, ông Bùi Tín có lẽ cũng muốn có dịp để phản biện những cáo buộc đã dành cho Ông lâu nay từ phía những người của chiến tuyến mà hơn 20 năm nay Ông đang muốn đứng cùng?

Lâu nay trong cộng đồng người Việt tị nạn CS ở Mỹ tỏ lộ hai thái độ trái ngược đối với trường hợp ông Bùi Tín. Một phía thì đón nhận Ông với thái độ ân cần dành cho một người, trước đây có chỗ đứng vững vàng trong hàng ngũ CS, nay đã phản tỉnh và quay về với chính nghĩa. Phía này tìm thấy ở ông BT một người am hiểu nội tình đảng CSVN, kiến thức quảng bác, có lòng yêu Nước, luôn nặng ưu tư về việc dân chủ hoá VN. Nhiều nhân sĩ, trí thức ở hải ngoại đã cộng tác với Ông trong công cuộc vận động cho một VN đa nguyên-đa đảng, xem Ông là một cây bút, một diễn giả quan trọng, đã đóng góp tích cực cho nổ lực giải thể chế độ CSVN bằng đường lối hoà bình.

Phía khác thì ngược lại, không tin rằng ông Bùi Tín đã thật lòng phản tỉnh, trở thành người chống CS quyết liệt và kiên định như họ. Phía này hoài nghi rằng ông Bùi Tín hoặc chỉ là kẻ đón gió, trở cờ, hoặc có thể là người được đảng CSVN gài ra hải ngoại, đóng kịch, trà trộn vào hàng ngũ phe quốc gia để hoạt động cho lợi ích của Đảng…Những người thuộc phía này đã từ lâu tung ra nhiều cáo buộc về ông Bùi Tín, tập trung vào quá khứ trước đây của Ông, ngay cả đưa ra những chi tiết liên quan đến công việc thông dịch của thân phụ Ông, trong thời Pháp thuộc, nữa. Nhưng những cáo buộc như vậy, tuy được đưa ra một cách hùng hồn, lại không tỏ ra có đủ chứng cứ khả tin hổ trợ, và ông Bùi Tín đã nhiều lần tỏ ra không ngần ngại để đối chất với những người buộc tội Ông.

Sự chống đối dành cho ông Bùi Tín ít nhiều có những nét tương tự như những chống đối dành cho một số các cựu CS phản tỉnh khác, như đối với nhạc sĩ Tô Hải, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, hay ông Vũ Thư Hiên, v.v…Nó tương tự cả về thành phần những người chống đối, lẫn nội dung của sự chống đối. Đa số những người chống đối là những vị có thái độ chống CS quyết liệt, là những người hoạt động trong các cộng đồng người Việt với chủ trương duy nhất là chống Cộng đến cùng, bằng mọi phương cách, và không chấp nhận hoà hợp hoà giải. Đặc điểm dễ nhận ra ở những vị này là tỏ ra hết lòng gắn bó với quá khứ của VNCH và với ngọn cờ Vàng. Đặc điểm khác nữa là hoạt động chống CS của họ tập trung nhiều vào nổ lực ngăn chận sự xâm nhập của CS vào các cộng đồng tại hải ngoại, hơn là quan tâm đến sự vận động quần chúng ở trong Nước, trong một chiến lược lâu dài và rộng lớn hơn để giải thể chế độ CS tại VN. Bề ngoài, nội dung của sự chống đối thường quay quanh việc hoài nghi mức độ kiên định về lập trường và, nhất là, năng lực của những người phản tỉnh. Nhưng sâu bên trong, sự chống đối là để nhằm khẳng định rằng chỉ có các cựu viên chức sĩ quan của chế độ VNCH trước đây là có lập trường kiên định nhất, và họ là thành phần duy nhất có đủ năng lực, xứng đáng để lãnh đạo các cộng đồng ở hải ngoại trong công cuộc chống Cộng.

Trở lại cuộc thảo luận của ông Bùi Tín thì rõ ràng cuộc thảo luận đó không thành công, xét theo ý nghĩa đích thực của sự thảo luận. Tiếng thì thảo luận, nhưng trên thực tế lại được tổ chức theo lối một buổi thuyết trình, trong đó diễn giả trình bày đề tài và cử toạ chỉ có mỗi người vài phút để đặt câu hỏi. Tất nhiên đặt câu hỏi thì không phải là trao đổi ý kiến, không phải là thảo luận. Ở đây không hiểu vô tình hay cố ý người ta đã lẫn lộn giữa thuyết trình và thảo luận. Bởi nếu muốn thảo luận về một đề tài nào đó thì chí ít phải có từ hai diễn giả trở lên, trình bày hai hay nhiều quan điểm khác nhau về đề tài, để rồi từ trao đổi luận bàn với nhau, và cử toạ có thể nêu câu hỏi cho bất kỳ diễn giả nào mình muốn.

Mặt khác, hầu hết cự toạ đều đã lạc đề (digression), đã không hề đặt ra một câu hỏi nào đi đúng trọng tâm của đề tài đặt ra, và đã được diễn giả trình bày. Thay vì đặt câu hỏi thì hoặc là người ta nêu lên nhận xét hay bình phẩm nhân cách của diễn giả, hoặc là công kích hay buộc tội diễn giả, còn không thì đặt những câu hỏi mang tính hoài nghi quan điểm của diễn giả. Chưa kể có người chỉ đến và tìm cơ hội để la ó! Có thể nói đó không phải là cử toạ của một cuộc mạn đàm hay thảo luận, mà là những người tham dự một cuộc đấu tố cá nhân thì đúng hơn. Nó cũng cho thấy rằng dường như người Việt chúng ta chưa quen với tinh thần đối thoại của thảo luận, mà chỉ quen với tinh thần độc thoại, với việc chỉ muốn nghe những điều quen thuộc hoặc điều mình ưa thích thôi.

Tuy nhiên xét từ một góc độ khác thì có vẻ như Ban Tổ Chức và diễn giả đã đạt được một vài thành công. Về phía Ban Tổ Chức thì chí ít người ta cũng đã tạo được dịp để giới thiệu ông Bùi Tín với giới quan tâm trong cộng đồng ở San Jose. Ban Tổ Chức có lẽ cũng cảm thấy hài lòng vì có được dịp để chứng tỏ với nhiều người rằng họ đã không ủng hộ sai người.

Có thể nói người thành công hơn hết là ông Bùi Tín. Ông không thành công về việc trình bày đề tài đã được đưa ra, nhưng đã thành công trong việc chứng tỏ được con người thật của mình trước công chúng, trước những kẻ chống đối Ông, lẫn những người gặp và nghe Ông nói chuyện lần đầu.

Một cụ già đã ngoài 80 tuổi, tuy sức khỏe tỏ ra không được tốt nữa, đã đứng trình bày quan điểm của mình một cách rạch ròi, mạch lạc, ứng đối trôi chảy, tỏ ra hiểu biết rộng với một thái độ khoa hoà nhã nhặn ngay trước một cử toạ, mà phần đông tỏ ra thù địch, trong hàng giờ đồng hồ. Chưa kể, việc với tuổi tác như vậy, Ông đã lặn lội ngàn dặm, đến một nơi mà thù nhiều hơn bạn, để bàn luận quốc sự , chứng tỏ Ông là một người thật lòng nặng mối ưu tư về hiện tình Quê hương và đồng bào trong Nước. Một người ở tuổi ấy chắc chỉ làm như vậy vì một động cơ tinh thần, chứ không vì một danh lợi phù du nào khác? Tạm gác ra ngoài vấn đề lập trường hay giá trị của các quan điểm, một nhân cách như vậy không lẽ không đáng được tôn trọng sao?

Điểm đáng chú ý ở đây, là những người muốn mượn cuộc thảo luận để lên án và cáo buộc ông Bùi Tín, đã một cách vô tình giúp ông ta một dịp tốt để bào chữa thành công cho mình. Trước hết là vì sự cáo buộc, tuy hùng hồn trong cách diễn đạt, là quá yếu ớt ,không được minh chứng vững vàng, và kém tính thuyết phục. Ông Bùi Tín đã dễ dàng để phản bác những lời buộc tội yếu ớt như vậy, và qua đó thanh minh cho mình. Có vẻ như người ta đã cho Ông cơ hội bằng vàng!

Mặt khác sự tương phản giữa phong cách của đôi bên cũng đã giúp, nhiều hơn là hại, ông Bùi Tín. Thái độ thù địch, ít nhiều kiêu căng và hơi hung hãn của những người buộc tội đã khiến cho cung cách ôn nhu, hoà nhã của ông Bùi Tín trở nên nổi bật và có sức thu hút hơn. Có thể dự đoán mà không sợ sai là phần đông khán giả tại hải ngoại, và nhất là ở trong Nước, khi xem những video clips về cuộc thảo luận này, sẽ hoặc bớt ác cảm hoặc nghiêng thiện cảm của mình về phía ông Bùi Tín, hơn là về phía những người chống Ông.

Sunnyvale, 6/27/2012

(Tác giả gửi dưới dạng ý kiến bạn đọc, BBT đưa lên thành bài chủ)

Xem video ở đây

© Trương Đình Trung

© Đàn Chim Việt

57 Phản hồi cho “Nhận xét về buổi nói chuyện của ông Bùi Tín”

  1. nvtncs says:

    Họ trách mình chống cộng cực đoan.
    Vậy tôi không “chống cộng cực đoan” ( câu họ dùng để bôi xấu cách tôi chống họ ) nữa, tôi chỉ chống họ,
    dùng chính những lời họ viết từ 67 năm nay, khi ban đầu, toàn dân VN, chứ không phải riêng CSBV, chống Tây:

    “Từ bao lâu ta nuốt căm hờn…

    Họ còn độc ác, quỷ quyệt hơn Tây, mà họ trách tôi, sao tôi lại sân hận họ.
    Dưới thời Tây, nước tôi bị đô hộ, nhưng một tấc đất, không mất với Tầu. Trong tương lai, nếu VN còn có tương lai, làm sao lấy lại được đất họ đã ký kết, nhượng bộ cho Tầu.

    Căm hờn, quyết tâm, sáng suốt, lạnh lùng chống CSBV.

  2. Phó Thường Dân says:

    Các bạn trong nước Trần Việt Nam , Nguyễn Như Hà, Nguyễn hà Huy, Nguyễn Thiều Hoa….. chửi bới bọn VNCH, bọn tàn quân Ngụy quá xá tôi thấy cũng tội nghiệp cho họ, tôi và gia đình chỉ là phó thường dân vượt biên thôi.
    Các bạn ơ trong nước chắc cũng biết chính quyền ưu việt của các bạn đã công nhận tiền Việt kiều gửi về chính thức là (khoảng 7, 8 tỷ đô la Đế quốc Mỹ) vẫn là nguồn lợi chính, Việt kiều vẫn là cái vú sữa.
    Đám Ngụy VHCH và con cháu cầy đổ mồ hôi để gửi về cho bà con, thân nhân, rồi cán bộ , đồng bào cũng được hưởng chung.
    Các bạn chửi bọn VNCH là đố thối tha, thế thì tiền của đám ngụy gửi về có thối không?
    Các bạn ăn đồng tiền của Ngụy mà chửi ” Ngụy” VNCH như thế lá ăn cháo đá bát đấy các bạn ạ, xấu hổ lắm !!!
    Còn nữa: Bùi Tín đã gieo tang tóc cho người dân Quảng trị vào các năm 1947- 1948. Khi Bùi Tín làm đại đội trưởng đại đội địch hậu, mà chính là đại đội chuyên ám sát, bắt cóc dân lành và các đảng viên các đảng Quốc dân đảng, Đại việt thuộc hai huyện Triệu phong và Hải lăng’.
    Nhớ lại từ năm 1991, sau khi họ Bùi ‘phản tỉnh’ ra hải ngoại, có ai thấy gã tỏ ý ân hận, ‘ăn năn hối cải’ và gởi lời xin lỗi các gia đình nạn nhân — như trường hợp của ông Võ Tự Đản, có thân phụ đã bị họ Bùi giết hại? Ấy thế mà tên Ðại Tá đồ tề này vẫn trơ trẽn, ‘giả nhân giả nghĩa’, nào là ‘từ bỏ huy chương’, nào là ‘xót xa nhìn ra sự thật qua tổng kết thống kê 30 năm chiến tranh’! Một tên sát nhân bàn tay đã rửa sạch máu vẫn chưa đền tội ở nhân thế nhưng cũng sắp về chầu Diêm Vương phải đền tội thôi.
    Phó thường dân Nam bộ

    Reply

  3. D.Nhật Lệ says:

    “Cực đoan hay qúa khích” chỉ mới xuất hiện gần đây trên báo chí thế giới để mô tả một nhóm Hồi giáo cực đoan (quá khích) chủ trương ôm bom làm “thánh chiến chống Mỹ”,theo “triết lý” đầy bạo lực của một tiến sĩ người Ai Cập tốt nghiệp từ Mỹ về (tôi quên mất tên,trong bài viết của T.H.Thục)
    Từ đó về sau,nhằm làm bẻ mặt phe chống cộng ở hải ngoại và tạo ác cảm cho người bản xứ đối với người tỵ nạn,bọn Cộng Việt xử dụng để gán ghép vào hòng làm phân hoá hàng ngũ những người tiếp
    tục chống độc đảng CV.độc tài và đấu tranh dân chủ hóa VN.Thủ đoạn này có tính tâm lý.
    Tiếc là một số đồng bào ta không nhận ra thủ đoạn chia rẽ hàng ngũ này của CV.mà lạo vào mổ xẻ,chụp mũ nhau là cực đoan,qúa khích.Tôi nhớ mình từng phân tích để vạch ra những khác biệt không đáng có chung quanh từ ngữ này nhưng đến nay hậu qủa thiệt hại đã hiện rõ dần.
    Do đó,chúng ta không nên quan tâm những từ ngữ cố ý gán ghép để chụp mũ này.Chúng ta chống cộng
    hay đấu tranh dân chủ một cách hăng hái,quyết liệt chứ không phải cực đoan qúa khích gì cả ! Dĩ nhiên,
    chúng ta hành động theo lý trí nhiều hơn tình cảm (hận thù) và kiên quyết đi theo đến cùng !

  4. Trung Trực- Hoa Kỳ says:

    Xin thưa với các quí vị rằng, cá nhân tôi không hề sợ người Cọng Sản công khai “phản tỉnh” mà chỉ sợ những người Việt Quốc Gia “phản tặc” âm thầm đi đêm làm cò mồi tay sai cho đảng csVN đâm sau lưng đồng bào và hàng ngũ của mình. Tôi quí trọng bác Tín đã biết lỗi lầm (vì bối cảnh lịch sử) của mình mà đã tránh xa cái Ác để tìm đến cái Thiện. Bác Tín đã tránh xa cái đảng CS tàn ác phi nhân và quay mũi dùi chống lại họ. Đảng csVN sợ những người CS phản tỉnh như bác Tín. Dù bác Tín đấu tranh Tự Do Dân Chủ qua phương thức “mềm và uyển chuyển” khác với phương thức chống Cộng của người khác. Nhưng chúng ta nên welcome và trân trọng. Ngược lại, một số người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn CS thấy cái Ác sờ sờ trước mắt mà lại tìm tới. Cam tâm cúi đầu thần phục cái đảng csVN tàn bạo để nguyện làm tay sai cho chúng, điển hình như ông bại tướng Nguyễn Cao Kỳ, vv..,
    Vậy xét về mặt khách quan thì ai là kẻ nguy hiểm đáng sợ đối với tập thể NVTN???
    Gỉa dụ bác Tín là người được đảng csVN cài ở HN để đánh phá NVTN, vậy 20 năm nay ông đã đánh phá những gì? Theo tôi, đảng csVN không dại gì dùng một ông cụ già Bùi Tín để làm như vậy? Kinh nghiệm lịch sử quá khứ đã cho thấy rằng chế độ CS nổi tiếng là xảo quyệt dối trá. Họ biết khai thác các điểm yếu của đối phương, cụ thể là tập thể NVTN để đánh phá, chia rẽ và phân hóa. Về mặc đấu tranh chính trị theo nhận xét cá nhân tôi thì CS là bậc thầy. Ngay cả bọn phản chiến Mỹ chống chiến tranh Việt trước đây cũng bị CS lừa bằng đường lối chính trị. Do đó, tôi mong mõi tập thể NVTN nên biết tận dụng “Dùng Cọng Sản trị Cọng Sản”, “Lấy chính nghĩa nhân bản bao dung để thu phục nhân tâm” theo xu hướng thời đại ngày nay. Hãy bỏ qua những dị biệt ở qua khứ để liên kết, đoàn kết với nhau ngõ hầu đưa công cuộc tiến trình dân chủ hóa đất nước lên một tầm cao mới mang tính quyết định và hiệu quả.
    Xin lưu ý các vị rằng: đảng CSVN thường tung người ra Hải Ngoại núp dưới dạng tu sĩ và mua chuộc một số người Mỹ(native American) thiên Cộng để làm công tác tuyên truyền, theo dõi, đánh phá tập thể NVTN. Chưa kể các hình thức khác.
    Họ biết khai thác những điểm yếu, những nơi đông người và giàu lòng lương thiện dễ tin người như Chùa, Nhà Thờ..vv.. để hoạt động. Chứ không phải dùng bác Tín công khai khơi khơi như nhiều người lầm tưởng. Thiển nghĩ nếu cuộc đời đã trải qua bị CS lừa gạt quá nhiều rồi thì nếu có bị ông cụ già Bùi Tín lừa gạt thêm 5 năm nửa cũng không nhằm nhò gì. Làm gì quí vị yếu bóng vía sợ ông già Bùi Tín như sợ ma dữ vậy? LOL! Chúng ta đã quá rành về CS nên dư sức biết tiến thủ như thế.

    Mong các vị chống Cộng đừng “chống Cộng cực đoan quá mà hóa lú”! Chúng ta nên khôn ngoan bình tỉnh và biết uyển chuyển trong mọi hoàn cảnh, trong mọi phương cách chống Cộng. Tôi mạnh mẽ tin chắc rằng tập thể NVTN ngày nay đã trưởng thành chín chắn, không còn dễ bị csVN lừa gạt nửa. Chúng ta sẽ thất bại trong công cuộc đấu tranh Tự do Dân chủ nếu chúng ta thua xa họ một cái đầu.
    Mong lắm thay! Xin cám ơn quí vị .

  5. Nguyễn Bá Chổi says:

    BÙI TÍN: KHẢ TÍN HAY BẤT KHẢ TÍN?
    Nếu căn cứ vào nội dung những lời phát biểu trong các cuộc trả lời phỏng vấn dưới nhiều hình thức qua các phương tiện truyền thông và qua những gì ông Bùi Tín viết ra trên sách báo, rõ ràng vị cựu Đại tá Bộ đội cụ Hồ/Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân và là Tổng Biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật này là một “nhà phản tỉnh”, Một “nhà phản tỉnh” có thể là thật sự dưới con mắt những người này, nhưng cũng đồng thời là “cuội” với những người khác . Người viết không có tham vọng lẫn khả năng để đưa ra đây “phán quyết” sự phản tỉnh của ông cựu đảng viên CS Bùi Tín là “thật hay cuội”. Tác giả chỉ trình bày nơi đây những cảm nhận riêng tư vì tự thấy mình có bổn phận phải lên tiếng của một kẻ “giữa đường gặp chuyện bất bình” khi thấy ông Bùi Tín đang đứng giữa hai lằn đạn của một số người “quốc gia chống Cộng Sản” lẫn người CS đương quyền, cụ thể nhất trong cuộc nói của ông Bùi Tín trên đất Mỹ tại thành phố San José thuộc Tiểu bang California ngày 23/6/2012.
    Tác giả vốn không ưa gì nếu không nói là căm thù ông Bùi Tín ở cái tội ông ấy đã vào “tiếp nhận sự đầu hàng của Tổng thống ngụy Dương Văn Minh” tại dinh Độc Lập tượng trưng cho chính thể nước Việt Nam Cộng Hoà mà người viết luôn tự hào mình đã đổ máu ra và đã có mặt trong đoàn Kỵ Binh Thiết Giáp quyết chiến đấu bảo vệ cho đến khi có lệnh buông súng, từ bỏ chiến xa tại Ngã bảy Chợ Lớn, sau khi có lệnh của ĐT. Dương Văn Minh, trưa ngày 30 Tháng Tư 1975. (Tác giả xin lỗi đã làm phiền lòng bạn đọc về “cái tôi đáng ghét” , chẳng qua cũng vì người viết muốn nhấn mạnh chỗ đứng của mình khi viết những dòng này có thể bị xem là “bênh” ông Bùi Tín.). Có ai lại đi ưa kẻ đang cầm trên tay của cải mình vừa bị nó cướp đi.
    Nhưng- lại nhưng, nếu như ở đời không có chữ “nhưng” này thì trái đất chúng ta đang ở vẫn là vườn điạ đàng, vì chính ngay cả Thượng Đế mà cũng phải chấp nhận “đa nguyên đa đảng” bằng cách cho Adam và Eva quyền tự do ăn hay không ăn trái cấm- người viết đã “ưa” ông Bùi Tín qua những gì ông ấy bày tỏ sau ngày ông ấy xin được “tỵ nạn CS” ở lại nước Pháp.
    Từ chỗ “ưa” này mà người viết đã có lúc đã meo qua meo lại với ông Bùi Tín cho đến lại “phát ghét” ông ấy khi ông ấy cứ khư khư rằng, sở dĩ có cuộc chiến hai miền vưà qua là do cả hai bên trong khi người viết chứng minh cho ông là do Miền Bắc xâm lăng, còn Miền Nam chỉ vì tự vệ; và từ đó người viết chấm dứt liên lạc với ông Bùi Tín, và quả quyết với bạn bè Bùi Tín là “tên trá hàng”. (Rất tiếc người viết không còn lưu giữ những, nhưng hy vọng ông Bùi Tín tuy già tuổi hơn nhưng vẫn minh mẫn hơn còn lưu lại những email trao đổi này giữa ông và tôi cách đây trên 10 năm, nếu tôi nhớ không lầm).
    Nhưng, rồi lại nhưng. Tuy “phát ghét” Bùi Tín, người viết vẫn tiếp tục theo dõi những gì ông phát biểu. Thấy càng ngày ông BT càng “tiến bộ” trong quá trình “phản tỉnh”, tôi lại “ưa” ông ấy . Ông đã đứng nghiêm dưới lá “cờ quốc gia” vàng ba sọc đỏ, lắng nghe quốc ca VNCH và cúi đầu mặc niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến chống CS bảo vệ Miền Nam và những người đã hy sinh vì đấu tranh cho tự do dân chủ.
    Qua những gì ông Bùi Tín làm, viết, nói trên 20 năm qua, theo cảm nhận riêng của cá nhân mình, người viết tin ông là người “chạy lại” thật sự, như trứớc đây hồi đang còn chiến tranh đã có những người cán binh CS đảm trách những chức vụ quan trọng đã ra “chiêu hồi” thực sự với chính quyền VNCH, chẳng hạn như các ông :
    1. Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc; chính uỷ sư 5
    2. Trung tá Huỳnh Cự
    3. Trung tá Phan văn Xưởng
    4. Trung tá Lê Xuân Chuyên
    5. Bác sĩ Đặng Tân, trưởng ty y tế Pleiku
    6. Nhà văn Xuân Vũ Bùi Quang Triết
    7. Nhạc sĩ Phan Thế
    8. Diễn viên Cao Huynh
    9. Mai Văn Sổ (em song sinh của Mai Văn Bộ) 10.Bùi công Tương; uỷ viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre.
    Nếu cho rằng những vị trên đây “hàng giặc vi sợ gian khổ” trong bưng biền thì giải thích thế nào việc ông Bùi Tín từ bỏ bổng lộc tràn trề, vợ con, hạnh phúc gia đình để gửi tấm thân già nơi đất khách quê người? Cứ cho rằng ông Bùi Tín trá hàng thì sự trá hàng này chỉ làm thiệt hại cho uy tín của đảng CSVN đang độc quyền cai trị Việt Nam và đương nhiên là làm lợi cho công cuộc vận động giải trừ chế độ cực kỳ phi nhân và vô luân này để phục hưng tổ quốc, xây dựng Việt Nam bằng thể chế tự do dân chủ đa đảng đa nguyên là xu thế chung của thời đại, là khát vọng thực của đại bộ phận người Việt, chứ không phải “khát vọng theo XHCN” như phát biểu cuồng của ông TBT Trọng tại Cuba khiến bà TT nước Ba Tây hú hồn hủy bỏ ngang xương lời mời khách ghé nhà trước đây. Nếu việc làm của ông Bùi Tín là một sự trá hàng thì cá nhân người viết thấy đây là một sự trá hàng đáng khuyến khích cổ võ cá ngợi và cám ơn.

    • CAM Ca says:

      1/Nếu tin ràng ông Btín chạy về phiá QG là Ông ta thuôc về “HC” như nhửng HCV (ghi trong góp ý trên). trước 75.thì sai hoàn toàn vì lúc đó VNCH còn chi nửa…
      2/nếu vì gian khổ mà hồi chánh trước 75 thì có một phần ít nhiều nào đó ,ai biết và ai khẳng định không phải? Nhưng gian khổ chết chóc thì nhiều,chớ đâu phải chỉ có nhửng người HC,Cho nên cái tinh thần ,cai suy nghỉ ,cái kiến thức nhận đinh về cuôc chiến,về 2 miền đất nươc vẩn lớn hơn ,thôi thúc người ta bỏ hàng ngủ bênnày (CS) vè với bên kia (QG)’
      Bùi Tín ,trong một hoàn cảnh khác là VN không còn chiến tranh ,và ông ở cùng phiá với kẻ chiến thắng ,và ông là người có chức vụ quân hàm khá lớn ,đả đi theo đoàn quân thắng trận vào tiếp thu cái “quyền lực’ cuối cùng của VNCH, và cứ theo giòng đời ,ông vẩn là người TÍN với ngụy quyền CS,,,Ông không có gì để biểu hiệu sự bất mản hoặc ông không có gì biểu hiệu sắp bị thất sủng ,bị thanh trừng,vây sau khi theo phái đoàn họp CS Pháp ở Paris,sao ông không về theo p/đ ma ở lại? Không nghe nói Ông phải làm cach nào qua mặt phái đoàn của Ông ‘Không về là không về’ dù vinh quang đợi ông, So sánh với dth, vủ thư hiên hay nvtrấn thì BT khac xa.Ông là con diều đang gặp gió !
      Chỉ có một kết luận là BT sau khi họp xong ,được đảng bố trí cho ở lại,mang CMND là ‘ bỏ đảng,đối kháng ha phản tỉnh” dể thi hành một mission…dảng giao(?) nhưng người Viêt Nam TNCS hầu nhu không chấp nhân ,vẩn bán tin bán nghi (vì ho không tin con người địa vị chưcvụ nư vậy lại ở bên phe đang ‘hò hởi” hảnh tiến chiến tháng VNCH là chiến thắng phe tự do ,chiến thắng Mỷ và ĐM lại từ bỏ hết như BT.)
      Nếu dúng thì hơn 20 năm trước không làm nổi thì nay ,ttuổi không còn trẻ ,và người TNCSVN củng đả quen với Ông qua sách ông viết qua nhửng nhận định ,củ ông,họ củng mặc nhiên coi ông là “kẻ đối khang với CS”,ho vẩn coi ông là người anh em… thì có lẻ Người anh em đó cứ giử mình như từ trước đến nay hì hay hơn.
      Hơn nửa ,Ông lộ diên bây giờ trong khi tình hình VN có nhừng biến động giả thật khó phân biệt thì chỉ làm cho người ta nghi ngờ…
      Và sau cùng ,đề nghị nhửng tên tổ chứ hội thảo Bùi tín cho mọi người biết là ai sai các anh làm cuôc HT này,ai gơi ý cho các anh mời BT (mời một người tù paris qua là phải có chuẩn bị mục đich và cả tiền bạc .
      AI ĐỨNG ĐẰNG SAU GIẬT DÂY vậy ? SF?
      (C)

    • Dao Cong Khai says:

      Cảm ơn, tôi rất đồng ý với ý kiến của you về Bùi Tín. Nếu nhắc tới những nhân vật nổi tiếng của VC ra chiêu hồi thì phải kể ra một số người khác cùng ra hồi chánh với nhạc sĩ Phan Thế hồi Tết Mậu Thân nữa.

      Tôi biết hồi đó có cả 1 trung đoàn VC tiến vào đánh SG, đi sâu vào chiếm Đài Phát Thanh SG, rồi sau đó bị quân đội VNCH phản công đánh bọc hậu, họ không còn đường rút lui nữa. Lúc đó trung tá trung đoàn trưởng liên lạc với Trung Ương Cục R, thì được lệnh không được bỏ chạy, giá nào cũng phải chiến đấu tới cùng. Trung Đoàn VC này bàn bạc với nhau, cuối cùng xin ra đầu hàng tập thể ở Thị Nghè SG luôn.

      Trong trung đoàn này, có nguyên một Đoàn Văn Công của VC được gửi vào để chuẩn bị ra hát ở SG ăn mừng chiến thắng, trong đó có nhạc sĩ Phan Thế. Còn vài nhân vật hồi chánh nữa trong Đoàn Văn Công này, nổi tiếng hơn Phan Thế, tôi xin kể ra ở đây.

      - Ca sĩ Bùi Thiện, sau là giáo sư thanh nhạc ở trường Quốc Gia Âm Nhạc, SG; thường hát song ca một số nhạc của Hoàng Thi Thơ với ca sĩ Sơn Ca.
      - Lê An (tốt nghiệp ở nhạc viện Liên Sô) sau cũng là gs Thanh Nhạc ở trường Quốc Gia Âm Nhạc, SG
      - Nguyễn Đình Phương sau dạy Nhạc lý ở Trung Tâm Văn Hoá Bình Dân, Phan Kế Bính, SG.
      - Ca sĩ Đoàn Chính, sau cũng là giáo sư thanh nhạc ở trường Quốc Gia Âm Nhạc SG và dạy thanh nhạc ở Trung Tâm Văn Hoá Bình Dân, SG. Đoàn Chính sau khi hồi chánh thì được ông giám đốc Ngân Hàng QGVN bảo trợ và gả con gái cho luôn. Đoàn chính là con của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, khi nhạc sĩ Đoàn Chuẩn chết ở ngoài Bắc thì ông ta cũng không dám về VN dự đám tang của cha. Hiện tại ca sĩ Đoàn Chính vẫn tiếp tục dạy thanh nhạc ở Canada.
      - Nhạc sĩ Phan Thế là gs Nhạc Lý ở Trung Tâm Văn Hoá Bình Dân, SG; ông ta phụ trách chương trình Đường Tơ Giao Cảm hàng tuần vào đêm thứ 5, trong phần Nghệ Sĩ Với Chiến Sĩ của đài phát thành Quân Đội VNCH.

      Bùi Thiện và Đoàn Chính thì hiện ở Mỹ Châu, nhưng còn Nguyễn Đình Phương, Lê An, Phan Thế tôi không biết tin tức số phận họ sau 75 ra sao; ai biết xin chia sẻ dùm. Tôi đọc một trang internet nói rằng ông trung tá chỉ huy trưởng trung đoàn VC ra hồi chánh ở Thị Nghè đó sau 30/04/75 bị VC bắt được ở Thị Nghè và đưa ra “Tòa Án Nhân Dân” tử hình tại chỗ. Không hiểu tại sao trước 30/4 ông trung tá VC hồi chánh này không đi di tản được.

      Xin hỏi có phải nghệ sĩ Cao Huynh là người được nhận giải Văn Học Nghệ Thuật của VNCH về thoại kịch không? Nếu đúng thế thì tôi biết ông ta, có nhà ở Thị Nghè luôn. Không biết Cao Huynh có cùng trong Đoàn Văn Công VC hồi tết Mậu Thân không?

      Bùi Tín khả tín hay bất khả tín. Tôi tin ông ra chống lại chính quyền VC chứ. Nhưng những điều ông ta nói thì cũng chỉ có thể tin giới hạn thôi. Đọc về Hồ Chí Minh, ông ta viết không nhất quán; nghĩa là tư tưởng không dứt khoát nên đọc thấy tư tưởng không mạch lạc, rất mâu thuẫn. Có lẽ tuỳ theo cảm tính, lúc thì ông ta muốn nói thiệt lúc thì ông ta cố tình giấu giếm để bênh vực cho HCM. Nói về biến cố Tết Mậu Thân cũng vậy, ông ta nói ngập ngừng, lọng cọng để đổ thừa vì hoàn cảnh quân VC bị VNCH phản công nên cần phải giết dân để bảo toàn quân đội của họ. Tôi không tin ông Bùi Tín thành thật ở những chỗ đó; Ông ta vẫn cố bảo vệ cái lý tưởng Cách Mạng Mùa Thu của ông ta.

      Quan hệ và liên kết với ông ta là điều tốt và cần. Cần phải biêt quan hệ và liên kết đúng chỗ và đúng lúc.

Leave a Reply to D.Nhật Lệ