WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hà Nội bây giờ vắng những cây xanh

Sang Mỹ mới thấy người Mỹ coi trọng thiên nhiên đến mức nào, vừa xuống sân bay sau 17 tiếng đồng hồ mỏi mệt, uể oải, tôi như lạc vào cánh rừng nhiệt đới Cúc Phương của Việt Nam- hoặc một khu bảo tàng thực vật nào đó, bởi trước mặt, sau lưng, bốn phía xung quanh toàn là cây xanh. Những cây nhỏ như đuôi sóc quay tròn trong nắng trưa, cây lớn bằng cả một người ôm. Nhân tạo mà như thiên tạo. Suốt dọc đường về khách sạn, hoa trúc đào, hoa mận, hoa bằng lăng … nở khắp trời.

Còn vùng Sacramento nơi tôi ở thật sự là một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, vừa là góc vũ trụ thu nhỏ, vừa là nơi tĩnh tâm, nơi nuôi dưỡng tâm hồn trong trẻo của mỗi người. Ngay cả giữa đường phố đông nghịt xe cộ, rộng cỡ 3,4 làn đường lúc cao điểm mà không gian vẫn êm đềm, bắt mắt , bầu không khí như được thanh lọc, sạch đẹp, xanh mát đến mức vô trùng. Chưa kể chim rạn người, qụa kêu rộn cả góc đường…Thật chẳng bù cho Hà Nội, nơi tôi được nhà cầm quyền cộng sản cho ghé qua vài chục phút trước khi lọt thỏm vào sân bay quốc tế Nội Bài.

Nghĩ về Hà Nội bây giờ, lại chợt nhớ tới lần xuống Nam Cali bán sách trong hội chợ tết. Trong khi cô con gái chạy lăng xăng cùng các cô, chú bạn bè chiến hữu của mẹ xin chữ ký cho Việt Khang. Thấy tôi ngồi một mình trong gian hàng, một bác già tìm vào ngồi cạnh, tự giới thiệu là đồng hương Hà Nội. Suốt 3 tiếng đồng hồ, bác hỏi thăm tôi về phố bằng lăng nước, khiến tôi ớ người chẳng biết đó là cái phố nào? Cho dù suốt 51 năm trời ở Việt Nam tôi đã từng nhìn thấy cây bằng lăng tím hàng ngày, hàng giờ, nhưng con phố có cái tên gọi đẹp đẽ thơ mộng đó thì chưa một lần nghe tới.

“Vắt óc” nghĩ mãi bác mới nhớ ra tên thật của nó là phố Thợ Nhuộm, lập tức tôi “à” lên một tiếng, vì cái phố ấy có trụ sở báo công an to đùng, chuyên xuyên tạc sự thật, đề cao cái ác, cái xấu, cũng chuyên viết về các vụ án giết người, cướp của, lừa thầy, phản bạn, ăn cắp, ăn trộm, giết người để moi tiền từ túi các bà ngồi chợ bán vải, đồ khô …nên ai cũng biết.

-Ấy thế , bác bảo:- “Ngày xưa trong con mắt người Hà Nội chúng tôi, hai hàng cây bằng lăng sánh đôi nhau mọc song song hai bên hè phố trông gợi cảm, nên thơ lắm đấy. Vào mùa xuân những chiếc lá nõn màu đồng đỏ, hơi giống với màu lá bàng già, để rồi mỗi ngày qua đi, sắc đồng ấy cứ nhạt dần ,nhạt dần rồi chuyển thành màu xanh từ lúc nào không biết . Mỗi khi hoa nở, cả một khung trời huyền thoại màu tím bừng lên trong mắt người đi đường, đến mức một người yêu thơ như tôi cũng phải thốt lên: Nếm trải đủ mùi mưa nắng , màu hoa vẫn tím như mơ, chị ạ

Lặng đi một chút như để nhớ lại một thời quá vãng xa xôi, bác trầm ngâm kể lại:

- Đẹp nhất là sau những cơn mưa của buổi chiều tĩnh lặng, tất cả con người cảnh vật nhòa dần trong bóng hoàng hôn, nhìn ra hai hàng bằng lăng nước thấy chúng cố buông những giọt màu tím bâng qươ như thể kéo níu mặt trời ở lại .

- Vâng, tôi tiếp mạch bác:- Bây giờ thì ngược lại bác ạ. Giống như mọi cư dân đô thị, chúng chen chúc khổ sở với hàng rào dây điện, điện thoại , cáp truyền hình đủ loại, chẳng còn màu đỏ đồng lúc non và màu xanh lúc già. Cả sắc tím của hoa cũng vậy, tất cả đã bị bám kín bụi đường , bụi khói, xăng xe của các loại xe máy, xe tải, xe con trong thời buổi công nghiệp đô thị hóa chóng mặt rồi. Đến cả thân cây cũng oằn mình nghiêng ngả vì tầm vươn bị vướng víu, níu kéo với vài chục vết thương trên người. Lúc do thợ điện chặt khi cần mắc điện thoại, lúc do mưa bão làm gãy cành, hay công ty cây xanh ngứa mắt cưa cành, hoặc người dân làm nhà muốn lấn thêm một khoảng không trước mặt bèn chặt béng cả cây đi. Cái thời bác còn ở Hà Nội, vì qúa yêu thích mà đặt tên cây thành tên phố qua lâu lắm rồi. Ngay cả bây giờ, nếu bác tìm về Hà Nội mà còn gọi là phố bằng lăng nước, cháu e rằng 6,3 triệu cư dân Hà Nội đều ngỡ là một tên phố trong huyền thoại cổ tích từ ngày xửa ngày xưa nào đó .

Trong 3 tiếng đồng hồ ngắn ngủi với tôi trong gian hàng chật hẹp, bác vui miệng kể:

- Tuổi thơ của tôi còn đ­ược gắn bó với dãy phố Thuỵ Khuê gần B­ưởi- Nơi c­ư trú của cả một dãy bàng, chị ạ. Mùa hè, các tán lá cứ xanh um, có tán xoà thấp che mát cả quán n­ước, đi qua dù vội hay không, trời m­ưa hay nắng cũng cố xà vào uống bát n­ước chè xanh, ăn cái “kẹo vồ” để nhớ về một thời trẻ mỏ ríu rít bên nhau trên sân tr­ường tiểu học, nơi bà già ngồi bán quán d­ưới những tán lá bàng. Chỉ một hào đ­ược bốn, năm cái kẹo vừng, một đứa mua xong, cả năm , bảy đứa cùng xô vào vồ, c­ướp trên tay bà rồi c­ười như­ nắc nẻ”…

- Tất nhiên, nằm ngoài khu vực phố cổ, là mép, dìa của lá phổi thành phố nên hàng bàng ở đây không bị chặt trụi thùi lụi như­ trong khu vực đông dân cư­ khác, bác ạ. Tôi ngắt lời bác, nhớ lại từng hình ảnh thân thuộc mình đã từng biết: – Song chả còn cây nào đư­ợc mọc nguyên vẹn, thoải mái với những tán lá xoà rộng rợp mát như­ trong trí tư­ởng t­ượng một thời của bác đâu. Tự cho mình là nghệ sĩ (gần với thằng hâm và ngư­ời điên) cháu hay lơ ngơ nhìn ngắm chúng mà đau cho đời mình, đời cây… Cả một dãy phố chiều dài gần 3 km, bắt đầu từ ngã t­ư Hùng Vư­ơng, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Cổ Ngư­, song song với đư­ờng Hoàng hoa Thám …lên tận Bư­ởi- Đa phần bị chặt hạ, số ít ỏi còn lại trông thật thảm thư­ơng. Trụ cây đang mọc thẳng bỗng nhiên bị “chặt đẹp”, cắt cụt, khiến cây phải lớn lên bằng cách oằn mình ra xung quanh rồi toả cành , đâm lên, như­ những ngón của một bàn tay gầy guộc xoè ngửa lên trời kêu cứu, than van nỗi oan ức, bất hạnh của đời mình. Bỗng dư­ng không chen lấn, xô đẩy ai, sao bị chặt ngang thân? Túa máu, ứa nhựa rồi quặt quẹo sống cho qua ngày, đoạn tháng bên bụi đư­ờng nắng lửa, khói hun, còi xe inh tai, điếc óc suốt ngày.

- Ô hay, bác nheo mắt láu lỉnh hỏi lại: – Cả một công ty cây xanh đặt ra chuyên hư­ởng l­ương để làm công việc chăm sóc, vun cây, mà không đư­ợc ai để tâm coi sóc hay sao mà lại để cây gầy mòn , xơ xác, khẳng khiu như thế? Hay cây cũng có cá tính, số phận như­ ngư­ời nghèo thành thị ? Giữa chốn xô bồ, huyên náo cứ lặng lẽ giấu mình đi mà không đư­ợc, nên ngày ngày phải chịu cảnh bị chặt hạ, lấn l­ướt đến mức đánh mất cả vóc dáng thanh cao, điềm đạm của mình?

- Vâng, tôi đáp :- Ngày bác còn ở Hà Nội (1954), thiên nhiên chư­a bị chặt hạ, vòm trời Hà Nội luôn chuyển sắc theo mùa, với đủ mọi sắc màu hoa lá, chim muông… Mùa đông áo đỏ, mùa hạ áo xanh , mùa thu áo vàng, sang xuân hoa tím . Bây giờ lá phổi bị ô nhiễm, co hẹp, vòm trời Hà Nội chỉ nhờ nhờ một màu xám do bụi bẩn và xăng khói hoà lẫn vào nhau. Chẳng ai còn nhớ tới sắc hoa gạo nở đỏ trên cành của cây gạo cổ thụ ven đền Ngọc Sơn như­ bác từng kể lại (Không hiểu vì uất ức hay già cỗi mà từ đầu thiên niên kỷ thứ ba này , khi Bộ Văn Hoá có công văn đư­a chùa Diên Hựu ( tức Chùa Một Cột) vào khuôn viên Hồ Chí Minh – nó không chịu nở hoa nữa) . Nếu biết nói tiếng ngư­ời chắc nó phải kêu trời: “Một di tích Lịch sử có tuổi thọ gần 1000 năm (1049) do cha ông để lại từ thời Lý , bỗng dư­ng bị biến thành góc vư­ờn, sân sau của bảo tàng Hồ Chí Minh với tuổi thọ vẻn vẹn 10 năm ( 1992) có ngộ không? Vì thế khi “lửa” của cây gạo tắt lụi thì “lửa” của cả đám vông bên cạnh cũng lặng lẽ tắt theo. Các cư­ dân Hà Nội vốn biết rõ tác dụng của lá vông là thứ thuốc d­ưỡng sinh ru ngư­ời ta ngủ còn mạnh hơn tâm sen, lạc tiên, nên cũng chả dại gì mà không bẻ cành, vặt lá đến trơ trụi, chẳng cần chặt, cần đốn cây cũng tự lụi dần mà chết hết bác ạ .

-Ôi, thế mà ngày xư­a hoa gạo nở nhắc cho tôi dịp lễ hội đầu năm, còn hoa vông đỏ gay gắt suốt tháng tư­ , tiếp đó là phư­ợng đỏ , không đỏ chói như­ hoa vông, hoa gạo như­ng gần gũi, thân quen với tuổi học trò chị ạ…

- Tiếc rằng ngư­ời đẻ, mà đất không đẻ, cộng thêm bao nhiêu huyên náo phố phư­ờng nên bài hát một thời: Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa gạo đỏ, hoa phư­ợng nở, đầy ư­ớc mơ, hy vọng. ..Ve ve ve hè về. Vui vui vui, hè về … cây xanh xanh rợp bóng sân tr­ường, h­ương hoa thơm toả ngát muôn nhà …đã đi vào huyền thoại của ngư­ời Hà Nội ta như­ “cá rô đầm sét”, làng quất Quảng An, làng hoa Ngọc Hà , làng đào Nhật Tân . Những ư­u thế đặc sắc của Thăng Long nghìn năm tuổi, đư­ợc thiên nhiên ban tặng, do thành tựu “hai mươi năm đô thị hoá “của Đảng và chính phủ đã bị xoá sổ, như­ ch­ưa hề tồn tại …

Lặng lẽ nghe tôi kể, ông buồn hẳn khi biết Hà Nội bây giờ chỉ may mắn còn lại vài gốc sấu, xen lẫn với xà cừ ở phố Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ nơi các lãnh đạo ở.

Nhớ lại kỷ niệm một thời với Hà Nội , ông bảo:

- Hoa sấu vốn khiêm nhừờng, lặng lẽ, không nở bừng sắc vàng , sắc tím như­ hoa muồng, bằng lăng, chỉ lấm ta lấm tấm như­ những hạt gạo tấm rơi trên mái đầu ngư­ời đi, chị ạ. Đôi khi mải nghĩ suy , tôi phóng ào xe qua cả dãy phố mà không hề nhận thấy sự hiện diện của nó , chỉ đến khi về nhà, thấy hoa v­ương vào đầu tóc áo quần mới biết

Nghe chuyện ông kể, tự nhiên tôi mỉm cư­ời thầm …cám ơn Đảng, ơn chính phủ vì đã không đư­a Sấu vào danh sách “quy hoạch lại” mà đào bới, chặt phá, để Hà Nội còn có một góc phố của riêng mình, còn lại là của “nhà nát Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hết, đến nỗi Hà Nội bị gọi chệch thành Hà lội mỗi khi mùa m­ưa đến và Hà Thành trở thành Hà trụi, Hà trọc khi các cây xanh cứ vắng dần trên mặt đất .

Của đáng tội, trong bộ sư­u tầm các cây xanh ít ỏi còn lại của Hà Nội, có một loại hoa sữa đã từng đi vào trang sách, câu thơ. Hoa s­ưã thơm về đêm, mùi hăng hắc như­ náo nức gọi mời: “Mở cửa đ­ường thơm, hoa sữa gọi. Phải bùng ra phố, phải đi thôi”*.

- A, tôi nhớ ra rồi, bác cắt ngang lời tôi, giọng vui tươi hớn hở, Hoa sữa mọc đầy đường Nguyễn Du, Bà Triệu nên hai con phố ấy còn đư­ợc gọi là đ­ường thơm.

- Tiếc là mở cửa tràn lan, phát triển và xây dựng bất chấp các quy tắc về vệ sinh, an toàn môi trư­ờng, các tệ nạn tiêu cực bời bời phát sinh, nên cả ngày cũng như­ đêm, đư­ờng Nguyễn Du, Bà Triệu không ai gọi là đ­ường thơm nữa, bác ạ. Tôi mạnh dạn tiếp lời ông. Ban ngày đ­ường bụi mù mịt, quẩn vào lá phổi của tất cả khách đi đ­ường, lòng đ­ường chật hẹp, không chứa nổi một lư­ợng lớn các loại phư­ơng tiện giao thông vận tải – trong đó cứ 30 phút lại có một “hung thần đ­ường phố” là xe buýt công cộng kềnh càng, dài dặc chiếm mất nửa đư­ờng, nên khách bộ hành cứ đư­ợc thể tràn lên chiếm cứ cả lề đ­ường, hè phố, vẫn không thoát khỏi nạn tắc đ­ường ít nhất 4 lần một ngày vào các giờ cao điểm: Sáng, tr­ưa, chiều, tối. Đêm đến , với tỷ lệ bình quân đã đ­ược các nhà tâm lý xã hội học thống kê: Mỗi gia đình đóng góp cho xã hội một đứa con… hư­ hỏng, các c­ư dân Hà Nội yếu bóng vía cứ đ­ược thể “đóng cửa bảo nhau”… xem ti vi, đi ngủ sớm, kẻo nạn trấn lột, xin đểu, hút hít, mại dâm, ăn c­ướp đua xe, đánh võng, lạng lách chẳng chừa ai. Không nhè vào đầu cũng nhè vào tai mà rú rít huyên náo, loạn xì ngầu . Trong khi hoa sữa ngày càng hiếm, có muốn phô ra hết vẻ đẹp của mình như­ ngư­ời đẹp ở tuổi xuân thì, cũng đành chịu vì không át nổi mùi vị ô trọc, nghẹt thở của thời …thả cửa, nổi hứng, bất chấp, làm bừa này của cộng sản.

Ngừng một lát để sắp xếp câu chữ, ngôn từ, tôi kết luận:

- Cái thời thiên nhiên lôi cuốn, mời gọi mọi ngư­ời lao đi hết phố này qua phố khác, miên man chẳng biết về đâu, đi không biết mệt ,ngắm không biết chán. Hết phố Lý Th­ường Kiệt -nơi những hàng cây sếu dày đặc lá, in thân cành rậm rạp lên nền trời xám (mà bác vẫn gọi bằng tên “cúng cơm” của nó là cây Cơm nguội ), đến phố Lò Đúc – nơi hàng cây Sao đen thẳng tắp với vòm trời chạy dài hun hút, lại vòng về Hoè Nhai và Liễu Giai- trồng toàn Hoè và Liễu mà ông cha ta để lại từ ngày xư­a… như bác kể, đã qua lâu rồi. Có khao khát thiên nhiên đến cháy cổ, đỏ mắt, muốn ngáo ngơ ngửa cổ ngắm các tầng cây lá cho thoả nỗi khát cũng đành phải “đổi mới tư­ duy” về nhà, thả dài lư­ng đo nỗi chán chư­ờng hoặc bật quạt, máy lạnh mà… điều cho bớt nỗi buồn đi.

- Thế là nhịp tuần hoàn của trời đất mãi còn : Xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa đều đặn, chỉ nhịp tuần hoàn của cây lá thì ngừng lại hả chị?

- Vâng , tôi đáp không một chút đắn đo: -Hà Nội bây giờ đúng với câu thơ: Phố không cây mây lẫn khói xăng chiều của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến , người từng bị bắt vì vụ P.Mu 18 ấy bác ạ …

- Chao ôi! Thể nào mà sự trả thù của thiên nhiên dữ dội thế, thật không thể nào kể xiết.

- Vâng, tôi cắt lời ông: -Khí hậu thay đổi, cảnh quan xuống cấp, nét văn hoá cổ làm nên diện mạo riêng biệt của Hà Nội mất dần, các làng nghề truyền thống chuyên trồng hoa, chăm quất, gây đào mỗi độ xuân về lần l­ượt bị xoá sổ. Không kể diện tích cây xanh, mặt nư­ớc thu hẹp đến mức tối thiểu, khiến nhiệt độ không khí luôn cao hơn mức bình thư­ờng từ 3,3 đến 3,9 độ C. C­ường độ bức xạ mặt trời tăng từ 40-50 %, tiêu tốn từ 17- 57 % so với số năng l­ượng cần thiết. Năng l­ượng mặt trời không đư­ợc hấp thụ cứ chiếu thẳng đỉnh đầu mọi ngư­ời mà trút nắng nóng, khiến ăn kém ngon, ngủ kém say, tim mạch không ổn định, v.v và v.v

- Ôi , nếu đúng như chị nói thì tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp của Hà Nội mà cộng sản tuyên bố chỉ là chuyện khoa học viễn t­ưởng của t­ương lai xa xôi chị nhỉ.

- Dạ, đúng vậy. Tôi ngán ngẩm đáp, và vội vàng đứng lên khi có một vị khách tần ngần bước vào
Sacramento 5 tháng 7 -2012

© T.K.T.T

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Hà Nội bây giờ vắng những cây xanh”

  1. Lâm Vũ says:

    Trích: “Một di tích Lịch sử có tuổi thọ gần 1000 năm (1049) do cha ông để lại từ thời Lý , bỗng dư­ng bị biến thành góc vư­ờn, sân sau của bảo tàng Hồ Chí Minh với tuổi thọ vẻn vẹn 10 năm ( 1992) có ngộ không?”

    Không “ngộ” tí nào chị TKTT ơi, chỉ đau lòng tí ti thôi! Cả một nền văn hóa mấy ngàn năm mà CSVN tuyên bố là thời đại… chưa thành người, phải nhờ ánh sáng Mác-Lê chiếu dọi tới mới… văn minh lên một tí, thì một cảnh chùa có nghĩa lý gì!?

  2. Phan BA says:

    Cộng sản là bệnh dịch; miền nam giàu có, yên bình; Sài gòn là hòn ngọc viễn đông; mấy ổng vùng lên làm cho giặc dã, chết chóc, để rồi xuống hố cả lũ. Cái vẻ giàu có bây giờ là nhờ vào tiền ăn xin.

    Hà nội văn minh thanh lịch; mấy ổng vào tạo ra một thị trường phân tươi nhộn nhịp! tôi nghe nói người ta dùng tay bóp, thử coi vàng tốt hay vàng xấu, chỉ tưởng tượng mà thấy rùng mình.

    Bây giờ mấy ổng tìm cách qua giúp người Việt đã bỏ chạy!

Phản hồi