Michiyo Phạm Ngà: “Đàn ông Việt nên dành thời gian hoàn thiện…”
Năm nay 23 tuổi, Michiyo (nghệ danh của Phạm Nga) có dịp theo học Trường Cao đẳng múa Tokyo từ năm 13 tuổi khi đang còn là học sinh Trường múa Việt Nam. 17 tuổi, khi chưa tốt nghiệp, Michiyo đã được “đầu quân” Trung tâm ca múa nhạc Asia của Tokyo và cho tới giờ, cô vẫn là diễn viên múa chính kiêm biên đạo múa cho các vở diễn của đoàn. Cho dù được đào tạo chính quy về ba-lê nhưng từ rất sớm, Michiyo đã theo đuổi múa đương đại, bộ môn mà cô có cơ hôi thể hiện nhiều cảm xúc và sáng tạo nghệ thuật của mình.
Sự lựa chọn ấy đã được thời gian chứng tỏ với nhiều thành công qua các giải thưởng quốc tế, khởi đầu là Giải nhất Múa đương đại Châu Á -Thái Bình Dương (2003). Nỗ lực của Michiyo tiếp tục được ghi nhận bởi Giải thưởng Triển vọng Đương đại tại Pháp (2004), Giải Tài năng trẻ hội diễn châu Á ở Singapore (2006), Giải nhì Biên đạo múa xuất sắc cho Cinevox epic freestyle (2007), Giải Biên đạo múa Đương đại Tài năng tại Cloud gate dance theatre of Taiwan (2009) và Giải Biên đạo múa xuất sắc Tokyo freestyle (2009).
Từ 5 năm trở lại đây, Michiyo đã có một số dịp trở về Việt Nam biểu diễn, chủ yếu là tại những show cá nhân theo lời mời, và đang muốn hướng tới những chương trình lớn hơn để thực sự giới thiệu, quảng bá nghệ thuật múa đương đại theo cách hiểu, cách cảm của cô tới khán giả Việt Nam. Dầu vậy, trao đổi với NCTG, Michiyo cũng cho biết, do hiện giờ đang sinh sống và công tác tại Dubai lâu dài nên chắc chỉ về Việt Nam nếu có chương trình đặc biệt, chứ chưa có kế hoạch lưu diễn thường xuyên hoặc lập nghiệp ở Việt Nam.
Không xa lạ với những phát biểu gây sốc trên báo chí, Michiyo cũng thẳng thắn nêu ý kiến về nghệ thuật múa đương đại Việt Nam, trong những năm gần đây đã dần dần được nhắc tới nhiều hơn với một số gương mặt trẻ tài năng. Michiyo cho rằng múa đương đại Việt Nam “mới chỉ đang ở mức sơ đẳng chưa đâu vào đâu”: cho dù một số các diễn viên có dịp tu nghiệp ở nước ngoài đã quay trở về cống hiến nhưng cô vẫn “chưa nhìn thấy ý tưởng nào hay và độc”.
Tuy nhiên, liên quan tới Michiyo, công bằng mà nói, những gì mà số đông đột ngột biết về cô trong những ngày gần đây lại không liên quan đến chuyên ngành múa đương đại mà cô là một trong vài nghệ sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất hiện tại. Tìm kiếm với cụm từ “Michiyo Phạm Ngà” trên mạng google, chỉ trong nháy mắt đã cho ra vài trăm ngàn đường dẫn (links) có liên quan đến nhữngnhận xét cá nhân rất “thẳng thừng” và mạnh mẽ của cô với đàn ông Việt Nam, còn được gọi một cách dân dã là “giai Việt”.
“Đa phần là bảo thủ, ít giao lưu, ít hiểu biết những văn minh của thế giới, mà chỉ giống như trai làng, ếch ngồi đáy giếng, ít sự tôn trọng phụ nữ, vô duyên, không khéo léo mọi mặt”, “sex cực kỳ kém và non nớt, ích kỷ, chỉ hưởng sướng phần mình, còn không quan tâm đến cảm giác của người phụ nữ đến đâu, như nào”, v.v… là một vài trong số những nhận xét của Michiyo đã làm dấy lên một làn sóng khen, chê sôi nổi và đa chiều trên các diễn đàn, các blog, các mạng xã hội.
NCTG đã có một cuộc trao đổi rất thẳng thắn với Michiyo Phạm Ngà trong vấn đề này và sau đây là những chia sẻ của cô.
- Trở lại bài trả lời phỏng vấn bị coi là gây sốc với những ý kiến phản hồi đa chiều, khen có, chê có, chị có theo dõi cuộc thảo luận đó, và nếu có, có ý kiến gì? Chị có bảo lưu những quan điểm bị nhiều người coi là chưa đúng mực với “trai Việt”?
Michiyo: Tôi có theo dõi và tôi thấy rất nực cười, đó là quan điểm riêng của cá nhân tôi, vậy mà cánh đàn ông, những kẻ nào có tật thì đã giật mình, đã nhảy dựng lên, chỉ trích tôi. Giống như phim hài vậy, càng chứng tỏ họ sai, tôi đúng.
- Không ít người cho rằng, đây chỉ là những ý kiến, cảm nhận cá nhân, không (nhất thiết) đặc trưng cho “trai Việt”, nhất là chưa hề được trải qua những khảo sát mang tính khoa học để có thể nói lời xác quyết một cách tổng quát. Chị nghĩ sao về điều đó?
* Một người thông minh và tinh tế, thì chỉ nhìn qua, lướt nhanh cái cuộc sống hiện tại bây giờ, cách đối nhân xử thế giữa con người và con người, giữa gia đình bạn bè, trai gái của xã hội Việt Nam mình là cũng đủ biết 80% nó thế nào, ra làm sao.
Còn những người kém đến mức không nhận định được thì tôi nghĩ không nên tranh cãi làm gì. Vì không phải họ không biết mà họ cố tình không chịu biết.
- Đối lập “trai Việt” và “trai Tây” (hoặc “trai ngoại”), trong khi chị có 13 năm đầu đời ở Việt Nam và 10 năm tiếp tới đa phần ở Nhật, có phải là một sự can đảm khi những khoảng thời gian ấy không chắc đã đủ để chị có thể đánh giá được toàn diện các mặt mạnh và yếu của đôi bên? Nhiều ý kiến cho rằng, “trai” nào cũng có thể có những mặt mạnh và yếu, ưu và nhược, không cứ Tây, ta, chị nghĩ sao?
* Mọi người chê tôi là trẻ con, ngông cuồng, nhìn nhận chưa xác đáng, mọi người có căn cứ và minh chứng chuẩn nào để chứng minh điều đó hay không?
Tại sao có người đến già vẫn nghèo, mà có người trẻ lại trở thành triệu phú? Tại sao có người mới sinh ra đã mệnh danh là thần đồng? Còn có người học đến cả đời vẫn không làm được việc gì cho đời?
Hơn nhau ở chỗ đấy, không phải cứ lấy cái tuổi đời của mình ra, rồi nghĩ lớn hơn tôi là có quyền nói tôi trẻ con, già hơn tôi là có quyền nói tôi ngông cuồng rồi cấm tôi không được phát biểu, cấm tôi không có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình. Tôi có quyền tự do ngôn luận của tôi chứ.
Cuộc sống phải công bằng, không phân biệt già trẻ, ai giỏi hơn thì người ấy có quyền lực, địa vị và có tiếng nói trong xã hội.
Hình như các bạn ấy là người Việt nhưng không đọc được tiếng Việt, nên lúc nào cũng nói tôi là vơ đũa cả nắm. Trong bài phỏng vấn nào tôi cũng nói rất rõ ràng rành mạch là Tây, ta đều có tốt có xấu, chẳng qua tôi thấy ở Việt Nam số lượng người tốt ít mà người xấu nhiều nhưng không chịu hoàn thiện mình.
Các bạn không đọc hay cố tình không đọc? Các bạn không hiểu hay cố tình không hiểu?
- Chị đã có những đánh giá rất ưu ái về “trai Nhật”, cho dù một số phụ nữ Việt Nam sinh sống nhiều năm tại xứ sở hoa anh đào, có hiểu biết và am tường về Nhật cho biết, không hiếm trường hợp họ gặp phải “trai Nhật” đối xử thiếu tình cảm, nhạt nhẽo, trịch thượng, bị quản lý ngặt nghèo về tài chính, tiền bạc….
Hiện tại, khái niệm sexless fufu (couple) hình thành và phổ biến trong xã hội Nhật, không chỉ với phụ nữ Việt Nam mà cả các cặp Nhật – Nhật cũng thường vợ chồng ngủ riêng phòng, rất ít gặp nhau, nhiều cặp khi về hưu phải thấy nhau cả ngày đâm chán ghét, không chịu được nhau, sinh ly dị, v.v… Như vậy “trai Nhật”cũng có nhiều vấn nạn riêng của họ, phải không chị?
* Ở đâu cũng có người tốt người xấu, đa phần trai Nhật ai ai cũng chăm chỉ cần mẫn làm việc tối ngày, đàn ông Nhật ai cũng có trách nhiệm với bản thân và gia đình của họ.
Dù họ có một vài thành phần xấu đi nữa nhưng chỉ xấu so với xã hội văn minh tân tiến của họ thôi, còn xấu của họ so với Việt Nam mình thì còn tốt chán. Tốt nhất là mình nên nhìn nhận và tiếp thu để khỏi bị chê cười!
- Xét trên phương diện truyền thông, BBC có đăng tải ý kiến một chuyên gia báo chí cho rằng đây là một “thảm họa truyền thông”, khi những chia sẻ mang tính cá nhân được thổi phòng, được khai thác theo hướng lá cải, tổng quát hóa để gây sốc và câu khách. Chị nghĩ sao về quan niệm đó?
* Anh ta nói anh ta không thèm đọc mấy bài báo lá cải, không quan tâm lời nói của tôi như nào, vậy tại sao anh lại dám đưa ra những nhận xét? Anh không đọc thì sao có thể biết rõ nội dung tôi viết gì, nói gì, thì làm sao anh có thể phân tích để mà đưa ra nhận xét xác đáng?
Anh nói tôi hám danh lợi tên tuổi nên làm thế, lại là một câu kết luận vội vàng và vô căn cứ của anh, anh mới thật non nớt làm sao.
Danh lợi tên tuổi làm gì, khi tôi không sống ở Việt Nam? Tên tuổi làm gì khi công danh sự nghiệp tôi đang vững chắc ở nước ngoài? Tên tuổi làm gì khi tiền bạc mọi thứ tôi không thiếu thứ gì?
Tên tuổi làm gì khi nghiệp múa đã ngấm sâu vào máu, tôi chỉ cần được múa, đôi khi chỉ múa cho một người xem và múa say mê giữa đất trời không cần sân khấu lớn?!
Anh ta nói Pháp, Ý không lịch lãm chút nào, vậy theo anh Việt Nam là rất lịch lãm? Anh ta nhận mình là chuyên gia, làm báo, làm truyền thông vậy sao anh không hiểu biết rộng, không nghiên cứu báo chí thế giới xem Pháp, Ý có phải là những nước đứng đầu về nền văn hóa và độ lịch lãm hay không?
Thử hỏi trên thế giới xem đã có ai biết đến và công nhận đàn ông Việt Nam là lịch lãm?
Tôi nghĩ anh ta mới chính là “thảm họa truyền thông” khi đưa ra những lời nhận xét vô nghĩa, vô căn cứ, không chuẩn mực.
- Là một nghệ sĩ múa đã có những thành tựu đáng kể được thừa nhận ở nước ngoài, trở về quê hương biểu diễn ít lâu nay, nhưng chị lại được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam trước tiên do những phát biểu mang tính “ngoài lề”, chị có tiếc về điều này?
Những nhận xét thẳng thắn của chị, theo chị, có góp phần để “trai Việt” thấy được điểm yếu của họ mà sửa chữa? Phải chăng, những khẳng định mà không ai phủ nhận là có những phần trăm sự thật ấy, sẽ hiệu quả hơn nếu chị chọn cách diễn đạt điềm đạm hơn, thể tất hơn – hay nói thẳng cũng là một phần của tính cách chị: “điên trong nghệ thuật”, như chị từng chia sẻ?
* Tôi không làm gì sai để phải hối tiếc cả, chỉ có những con người chưa kịp hiểu biết đã chửi rủa tôi thì sau này họ mới phải hối tiếc, đời có nhân quả!
Cuộc sống của tôi không phụ thuộc bất kỳ ai, không xin ai nên tôi không phải nể nang hay luồn cúi ai cả. Tiếc cái là ông trời mang cho tôi cái tính quá thẳng thắn nên tôi biết không khéo léo trong mọi chuyện, ứng xử của tôi quá cộc cằn không thùy mị nết na được như người khác.
Yêu thì yêu hết lòng hết dạ, ghét thì ghét đến xương tủy, đã quý ai thì xin gì tôi cũng cho hết, mà đã ghét ai thì 1 xu tôi cũng đòi. Tôi là vậy đấy, có gì là tuôn ra hết, chả giấu được gì, nói xong rồi thôi, mai quên ngay, không thích nhớ.
Trước những phát ngôn quá thẳng thắn và phũ phàng của tôi thì sự phản ứng mãnh liệt của trai Việt như vậy cũng hoàn toàn chính đáng. Nhưng tôi thiết nghĩ, tốt hơn biết bao nếu những phản ứng gay gắt của họ không phải dành cho tôi, mà hãy dành cho những cảnh trẻ em lạnh buốt giữa mùa Đông không manh áo, trước cảnh con cái đánh đập, đuổi cha mẹ khi tuổi già lang thang không chốn nương thân…
Hoặc giả, hãy biết căm giận trước những cảnh dân đã nghèo lại còn bị cưỡng chế đất đai do tổ tiên cha ông để lại, trước cảnh cướp giật ngoài đường, trước những tang thương chết chóc nằm trên đường, trước cảnh Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn áp, trước cảnh Trung Quốc bắt bớ ngư dân của nước nhà đang ngày đêm bị đánh đập tàn nhẫn, v.v…
Không chỉ có sex, văn minh, lịch sự mới được coi là giá trị của người đàn ông, mà còn quan trọng ở lời nói, hành động, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với xã hội! Họ nên dành thời gian hoàn thiện và làm giàu bản thân, làm giàu gia đình, giúp ích cho đất nước thay vì ngồi đấy lèm bèm “ném đá” tôi, đấy mới là đàn ông chân chính.
- Xin cám ơn nghệ sĩ Michiyo Phạm Ngà!
Hoàng Linh (Nhịp Cầu Thế Giới) thực hiện
Phạm Ngà đả nói quá đúng. Đàn ông VN còn lơ là, không quan tâm đến quốc sự, đến sự tồn vong của đất nước, thì chỉ là đàn ông hèn thôi !
Vừa rồi lại có 1 “ca” thảm sát vọoc mang thai mất tính người bởi những ” đàn ông” làm tôi càng ngán ngẩm, nhục nhã cho 1 dân tộc.
– 1 số mang tên ” đàn ông” hành nghề CA thì đi ” nện” cụ già đáng tuổi cố nội mình 1 cách dã man, đếch sợ các cụ vong mạng vì tuổi già !
– 1 số đi đánh phụ nữ yêu nước, ( các biểu tình viên chống giặc Tàu đi sinh nhật ), hoặc hà hiếp phụ nữ và trẻ em ( mẹ con chị Nguyễn Thị Nga ) bằng những lời thể hiện sự ít học và hạ cấp ! Hoặc “lén” vứt mắm tôm + cứt vào nhà người ! ôi, nhục cho 2 chữ đàn ông !
– Mổi trận giải phóng mặt bằng thì con số NAM NHI có khi lên tới cả ngàn người,trang bị súng ống, ma trắc, khiêng che mặt kiên cố để chỉ đi đàn áp, càn quét dân đen không tấc sắt trong tay !
– Và những tên ” đàn ông” mang tiếng là LÃNH ĐẠO đất nước nhưng thực chất chỉ là 1 lũ hèn hạ, sâu mọt, tham lam.
Thành thật mà nói , nếu mang chữ quân tử ra bàn, thì quả là 1 sự nhục mạ dân tộc !
Ý kiến, nhận xét của Phạm Ngà về đàn ông VN không xa sự thật bao nhiêu.
Không biết Phạm Ngà có suy nghỉ sâu hơn để tìm hiểu nguyên do tại sao đàn ông VN lại kém cỏi như vậy hay không. Phạm Ngà có dám so sánh xả hội VN với xả hội Nhật, Tây Phương, chế độ chính trị VN với các nước phương tây? Cách cai trị một đất nước của một chế độ ảnh hưởng lên xả hội và con người rất nhiều (cả nam và nử).
Thưa bà con,
Trước hết, đúng là trào lưu hiện nay chính là tự do ngôn luận và tư tưởng, cũng như tự do phát biểu, muốn nói gì thì cứ việc ngôn thẳng băng những gì mình nghĩ và muốn bộc lộ ra ngoài.
Tuy nhiên, “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ! Phát ngôn gây choáng, nhất là toàn những điểm tiêu cực đối với người khác phái , chắc chắn là nhận được những phản hồi không hay, cho dù đó được gọi là góp ý xây dựng.
Và tôi nghĩ, dù có ở phương Tây đi nữa, phát biểu tiêu cực “nặng nề” như thế như thế về người khác phái, cũng sẽ không được ủng hộ.
Cái chính là phải “fair play” ! Tại sao cô Michiyo Phạm Ngà không phát biểu cảm nghĩ của cô về phái nữ Việt Nam ra sao, cho vừa cân bằng vừa rút ưu khuyết điểm cho cả hai phái, từ cái nhìn của một người từng sống từ bé ở nước ngoài, nơi được xem là văn minh tiên tiến như Nhật.
Theo tôi, con người Việt Nam, từ đàn ông đàn bà, già trẻ lớn bé, thị thành thôn quê … bị tha hóa xuống cấp, do bởi nhiều yếu tố, từ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, lịch sử …..
Cũng cần nói thêm là, không thiếu gì những phụ nữ Việt chê hàng nội hóa, hay do hoàn cảnh phải nhập hàng ngoại, nhưng trong số đó không nhỏ đã không sống hạnh phúc đến răng long đầu bạc. Đơn giản nhất là do bất đồng đủ thứ, từ ngôn ngữ, cho đến nếp nghĩ suy (tạm dịch từ mentality), phong tục tập quán … nói gọn lại văn hóa văn minh xứ mình đã cấu thành và ảnh hưởng lên con người mình. Có khi không do mình lại do gia đình mình, cụ thể cha mẹ mình ảnh hưởng đến (hạnh phúc) gia đình mình nữa.
Thí dụ cha mẹ Việt mong con mình có con nối dõi tông đường, nhất là cần có thằng cu hơn cái hĩm. Tục lệ với thói quen kiêng kỵ lung tung; rồi thờ cúng giải hạn ….
Xin kể ở đây một chuyện hi hữu là một cô lấy anh Hòa Lan, đã đặt cọc mua nhà, chỉ chờ ngày dọn về nhà mới. Nhưng bất thần buộc anh chồng ngưng lại tất cả, bởi tin bói toán từ phía gia đình ở VN cho hay, dọn về nhà mới sẽ dính đại họa. Thế mà thằng chồng khờ Huề Luông chiều vợ tối đa. Theo tôi nếu gặp phải thằng khác, kể cả thằng chồng VN, nó sẽ cho cô này là gàn dở, nhất định làm theo ý mình. Dĩ nhiên sẽ lục đục và đưa đến ly tán, đúng như lời tiên đoán, huhuhuuuuu !
Lại có những anh nghe lời vợ dọn về Việt Nam lập nghiệp, bỏ lại sau lưng nhà cửa lẫn công ăn việc làm. Tôi không rõ hậu vận của họ ra sao, bởi thấy không hợp với suy nghĩ của mình. Vả chăng quan điểm về hạnh phúc, sướng khổ mỗi người một khác, nên càng không quan tâm đến nữa cho mệt.
Ngược lại, các ông chê hàng nội chuộng hàng ngoại, nhưng rồi cũng đổ vỡ bởi những lý do tương tự.
Kinh nghiệm từ quan sát thực tế cho tôi thấy, các nghệ sĩ Việt Nam hiện nay, nhất là các “siêu sao”, có khuynh hướng sính đồ ngoại, kể cả loại chuối “ngoài vàng trong trắng” như cô Michiyo là một ví dụ điển hình ! Những đứa tán tỉnh đeo đuổi cô ta theo tôi chỉ là những anh chàng ham cái đẹp, chuộng của lạ, hơn là thực chất yêu cô ta. Chính vì thế mới có những lối tỏ tình lẩm cẩm đến ngu xuẩn, làm trò cười cho cô và thiên hạ !
Lão Ngoan Đồng
Dàn ông Viêt co 6 DUC TINH:
Hut’ thuôc, Co* bac, An vung., Nhâu nhet., Chu*i thê` và Danh’ dzo*.
Nhào vô, nhào vô, dàn ông Viêt onsale 70% off
Tôi không nghĩ quan điểm của chị Phạm Ngà về đàn ông Việt Nam là một sự xúc phạm. Đó chỉ là quan điểm riêng của chị. Tất cả mọi người đều có quan điểm riêng và nó phụ thuộc vào cảm nhận về cuộc sống của mỗi người.
Tôi chỉ mong những nhận xét của chị là sai, là phóng đại như nhiều người nhận xét. Tuy nhiên khách quan mà nói thì nó hoàn toàn đúng. Số đông đàn ông Việt Nam ngày này là ích kỷ, gia trưởng và nhiều tính xấu khác như chị Phạm Ngà nhận xét.
Tôi cũng là một trong số những người con trai Việt Nam. Đọc những nhận xét đó tôi cảm thấy rất xót xa. Mong rằng mỗi chúng ta (đàn ông Việt) nhận thức được điều này để thay đổi.
Qua bài phỏng vấn tôi cũng xin cảm ơn tới chị Phạm Ngà về những điều chị tâm sự trong bài phỏng vấn. Những suy nghĩ và quan niệm sống của chị về cơ bản rất đẹp, rất nhân bản.
Hi vọng trong tương lai chị có nhiều cơ hội để đóng góp cho quê hương, đất nước (không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn trong cả phản biện xã hội).
Thân chào!
V.Khoa
You are the real man,you dare to admitted your weakness. I have so much respect for you.
Đây là một trong những phản ứng (lý tưởng) quý ông nên có sau các nhận xét của cô nữ công thẳng thắn Phạm Ngà. Hy vọng cô đọc được sẽ bớt bi quan về nam giới Việt Nam. Nếu tôi là nam giới, tôi sẽ cám ơn comment này của bạn (chứng tỏ bản lĩnh cho đàn ông), và nếu là nữ giới thì tôi cám ơn các nhận xét bộc trực của Phạm Ngà (hiếm phụ nữ thẳng thật quý vậy). Và cả hai giới nói chung nên cám ơn cô về câu trả lời cuối, việc đáng quan tâm hơn là hiện tình đất nước, hãy chứng tỏ mình qua đó thay vì giận dữ khi bị xúc phạm đến “cái tôi”.
“Không chỉ có sex, văn minh, lịch sự mới được coi là giá trị của người đàn ông, mà còn quan trọng ở lời nói, hành động, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với xã hội! Họ nên dành thời gian hoàn thiện và làm giàu bản thân, làm giàu gia đình, giúp ích cho đất nước thay vì ngồi đấy lèm bèm “ném đá” tôi, đấy mới là đàn ông chân chính.”
Tôi đồng ý . Uớc gì người Việt mình thẳng thắn được như Phạm Ngà thì hay biết mấy.
Nhận xét của cô gái trẻ này hay và chính xác!
Chết mẹ rồi !cô ả nói đúng quá các bạn thanh niên VN ơi !
Xem lại đi,có bao nhiêu bạn chịu đi biểu tình chống bọn Trung quốc “trước cảnh Hoàng sa-Trường sa bị lấn áp” ? còn bao nhiêu bạn thì chỉ biết nhậu,chơi bời,đàng điếm ?
Bị cô ta mắng cho là phải rồi !
Nhục !
Đồng ý la` cô không noí gì sai. Nhưng lối noí cuả cô nghe “nổ” quá.
Cho cùng thi` cô “muá” thôi ma`… Còn tiền bạc thì cô có được bao nhiêu ? Có nhiêù như Gates hay Jobs không?
Tôi có nhiểu người bạn học trai va` gaí ở nhiểu Đại Học danh tiếng. Có ngưởi từng tốt nghiệp với 6 caí MS va` một caí Ph D củng một lúc. ( Thoại, MIT ) Có ngưởi nay đang là CEO cuả một công ty ( Trung Dung, FogBreak)
So vể trỉnh độ thì cô không hơn họ rồi, nhưng lời ăn tiếng noí thỉ cô “nổ to hơn” họ nhiểu :-) :-)
It lời bân quơ
Đọc bài viết này tôi nhớ lại những chuyện tình long đong của một số sao Việt trong nước như Việt Trinh, Thu Thao, Diễm Mi, Hà Kiều Anh, Thanh Thảo v.v.; sao Việt hải ngoại như Hương Lan, Jenifer Phạm, Hồ Lệ Thu, Thái Thảo v.v; và sao Tây như Drew Barry More, Courtney Cox, Jenifer Aniston, Linsey Lohan, Michelle Williams, Kate Winlets, Chưong Tử Di v.v.
Tiếc cho những bóng hồng trên. Họ sinh ra quá sớm trước Mychiyo Phạm Ngà, để nghe và rút tỉa kinh nghiệm của Mychiyo.
Thức khuya mới biết đêm dài.
Thức khuya mới biết có ngày
Có người trẻ tuổi phán rằng
Ớt già là ớt chẳng cay.
Đêm đã dài, nhưng sẽ dài hơn.
Dài cho đến lúc người còn cô đơn.
Hợp tan, tan hợp là chuyện của trời
Nếu ai lỡ lời thì chắc trời cũng tha.
Lockie