WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà bất đồng Cuba chết ‘vì đâm xe’

Oswaldo Paya đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Cuba khi còn là thiếu niên

Oswaldo Paya, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Cuba đã tử nạn trong một vụ đâm xe, các nhà hoạt động nhân quyền ở đảo quốc này cho biết.

Paya đang di chuyển gần thành phố Bayamo ở tỉnh miền đông Granma thì tai nạn xảy ra. Ông qua đời ở tuổi tròn 60.

Paya được biết đến là người sáng lập của Dự án Varela – chiến dịch thu thập chữ ký để ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý về luật bảo đảm các quyền công dân.

Ông đồng thời cũng được xem là phát ngôn nhân chủ chốt của lực lượng đối lập ở Cuba.
‘Không chê vào đâu được’

Một vị chức sắc Giáo hội Công giáo ở Bayamo nói với hãng tin Pháp AFP rằng một nhà thương ở địa phương đã thông báo với ông rằng Paya đã chết.

Tin tức về cái chết của ông đã được Yoani Sanchez, một cây viết blog bất đồng chính kiến nổi bật của Cuba, truyền đi trên mạng xã hội Twitter. Sanchez mô tả Paya là một người ‘không thể chê vào đâu được’ và cái chết của ông là ‘mất mát to lớn’ của Cuba.

Hiện vẫn chưa rõ tình huống xảy ra tai nạn. Phóng viên BBC tại Cuba Sarah Rainsford dẫn một nguồn tin nhạy bén từ một blogger thân chính phủ cho biết xe của Paya đã đâm vào cây.

Truyền thông nhà nước Cuba thì đưa tin đã xảy ra một ‘tai nạn giao thông đáng tiếc’ làm chết hai người Cuba và làm bị thương hai người nước ngoài khác – một người Thụy Điển và một người Tây Ban Nha.

Năm 2002, Paya đã giành được giải thưởng nhân quyền của châu Âu có tên Sakharov nhờ vào công việc của ông trong dự án Valera vốn bắt đầu vào năm 1998.

Hồi tháng 5 năm 2002, ông trình lên Quốc hội Cuba một thỉnh nguyện thư với hơn 10.000 chữ ký kêu gọi chấm dứt bốn thập kỷ cai trị độc đảng ở nước này.

Kể từ đó ông đã nhiều lần trình thỉnh nguyện lên Quốc hội, trong đó có một lần kêu gọi ân xá cho các tù nhân chính trị bất bạo động vào năm 2007.

Chính quyền Cuba mô tả Paya là gián điệp của Mỹ đang âm mưu phá hoại cuộc cách mạng của họ.

Vốn là một tín hữu Công giáo ngoan đạo, Paya còn là người sáng lập ra Phong trào Giải phóng Công giáo vốn vận động cho thay đổi chính trị, dân quyền và đòi thả các tù nhân chính trị.

Tuy nhiên ảnh hưởng của ông đã suy yếu trong những năm gần đây khi mà xuất hiện một thế hệ mới những nhà hoạt động dân chủ dùng Internet như Yoani Sanchez.
Sinh vào năm 1952, Paya trở thành người chống đối chính quyền cộng sản khi còn trong tuổi thiếu niên. Ông bị chính quuyền đưa vào trại lao động khi mới 17 tuổi.

Nguồn: BBC

1 Phản hồi cho “Nhà bất đồng Cuba chết ‘vì đâm xe’”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Hồi tháng 5 năm 2002, ông trình lên Quốc hội Cuba một thỉnh nguyện thư với hơn 10.000 chữ ký kêu gọi chấm dứt bốn thập kỷ cai trị độc đảng ở nước này.”

    Thực ra ông Oswaldo Paya không phải chỉ gửi thỉnh nguyện thư mà ông thu thập hơn 10 ngàn chữ ký để xin trưng cầu dân ý về việc thay đổi hiến pháp Cuba. Hiến pháp Cuba có điều qui định nếu ai thu thập được hơn 10 ngàn chữ ký đề nghị đổi hiến pháp thì nhà nước sẽ phải tổ chức trưng cầu dân ý xem toàn dân có chấp thuận đề nghị thay đổi hiến pháp đó hay không. Ông Oswaldo Paya đề nghị thay đổi hiến pháp để cho phép tự do lập hội, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do ứng cử, cho phép tư nhân được kinh doanh và thả hết tù chính trị. Mặc dù đã thu thập hơn 11 ngàn chữ ký, quốc hội Cuba đã bác bỏ đề nghị xin trưng cầu dân ý thay đổi hiến pháp của ông Oswaldo Paya. Thay vào đó, Fidel Castro tổ chức thu thập chữ ký của nhân dân Cuba để tỏ ý muốn giữ nguyên hiến pháp, không thay đổi. Chính quyền Cuba đã thu thập được hơn 8 triệu chữ ký, tức 99.5% tổng số cử tri, và tuyên bố vì 99.5% tổng số cử tri chấp nhận không thay đổi hiến pháp nên không cần thiết phải trưng cầu dân ý thay đổi hiến pháp theo đề nghị của ông Oswaldo Paya nữa. Fidel Castro đã chơi ăn gian ở đây. Nhà nước đến tận nhà bảo dân ký để tỏ ý không muốn thay đổi hiến pháp thì dân sợ mà phải ký. Do đó Fidel Castro thu được nhiều chữ ký. Còn ông Oswaldo Paya xin TRƯNG CẦU DÂN Ý, nghĩa là dân bỏ phiếu kín để tỏ ý chấp nhận đề nghị thay đổi hiến pháp theo như ông Oswaldo Paya đề nghị hay không. Khi bỏ phiếu kín, nhà nước không biết ai bỏ phiếu muốn đổi hiếp pháp, ai không muốn đổi để mà trả thù thì kết quả trưng cầu dân ý đó mới thật sự nói lên ý muốn của người dân. Còn việc nhà nước đi thu thập chữ ký thì dân đều sợ mà phải ký, kết quả đó không trung thực, không có giá trị. Fidel Castro chơi trò gian lận. Ông Oswaldo Paya phản đối việc làm lươn lẹo của chính phủ Cuba và nói nếu quả thật là 99.5% số cử tri không muốn thay đổi hiến pháp thì tại sao chính quyền Cuba lại sợ mà không dám tổ chức trưng cầu dân ý?

Phản hồi