WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dầu khí và ý chí

Lặn xuống vực sâu mới giải phóng được cái đầu nông cạn?

Khai thác dầu trên biển Đông

Trung Quốc đang mở ra ba mũi công về ngoại giao, quân sự và kinh tế để khẳng định chủ quyền của mình trên thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng mục tiêu của họ không chỉ có vậy, nên có thể tạo ra một cơ hội khác cho người Việt Nam. Một nghịch lý kỳ lạ….

Sau khi mở chiến dịch tấn công ngoại giao nằm tranh thủ và phân hóa lập trường của Hiệp hội ASEAN gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, với kết quả là quyết định trì hoãn đầy tính chất phá hoại của Cam Bốt tại các hội nghị vừa qua của ASEAN và diễn đàn Cấp vùng ARF của ASEAN, Bắc Kinh đã nhấn tới với việc nâng cấp bộ hành chánh và vị thế quân sự của thành phố Tam Sa cùng sự hiện diện của lực lượng hải giám.

Mũi nhọn ngoại giao được họ tăng cường bằng sức mạnh quân sự để khẳng định tư thế của Trung Quốc trên vùng biển Đông Hải của Việt Nam, nơi mà chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang là mâu thuẫn giữa Trung Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á, đứng đầu là Việt Nam và Phi Luật Tân (Philippines).

Với hai mũi công về ngoại giao và quân sự, lãnh đạo Bắc Kinh vừa nhồi thêm một đòn kinh tế để khẳng định chủ quyền của mình trên vùng tranh chấp.

Ngày thứ Hai 23 tháng Sáu, tập đoàn dầu khí hải dương CNOOC chính thức mời các doanh nghiệp năng lượng quốc tế vào thăm dò và khai thác chín lô dầu trên một diện tích 160 ngàn cây số vuông. Khu vực đó bao trùm lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nơi có nhiều lô dầu cũng đang được thăm dò từ nhiều năm nay.

Sau khi công bố quyết định ấy, CNOOC vừa thông báo thêm rằng các doanh nghiệp ngoại quốc có một năm để cân nhắc lợi hại và tham gia đấu thầu việc thăm dò chín lô này, hạn chót là tháng Sáu năm tới. Mục tiêu của “Chiến dịch CNOOC” là dùng mồi kinh tế nhử các tổ hợp dầu khí ngoại quốc vào liên doanh hầu mặc nhiên chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển đang tranh chấp với Việt Nam và Phi Luật Tân.

Nhưng vấn đề không chỉ có vậy.

Vùng biển Đông Nam Á, Đông Hải của Việt Nam hay South China Sea theo cách gọi thông dụng của quốc tế, là khu vực rộng lớn đến ba triệu rưởi cây số vuông và là nơi sinh hoạt của 600 triệu dân Đông Nam Á, hơn ba tỷ người từ Trung Quốc qua bán đảo Ấn Độ vì nối liền Thái bình dương với Ấn Độ dương.

Đây là cũng khu vực kinh tế trọng yếu của nhân loại vì là nơi vận chuyển hàng hóa liên lục địa, với trọng lượng khoảng 45% và giá trị là 35% của luồng giao dịch hàng hải toàn cầu. Khu vực này còn có các yếu hầu chiến lược là Eo biển Malacca và hai eo biển nhỏ hơn của Nam Dương (Indonesia) là Sunda và Lombok. Hàng hóa từ Đông qua Tây, từ Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan ở phía Bắc xuống tới Úc Đại Lợi phía Nam đều phải qua các dòng hải lưu này.

Ở dưới đáy, vùng biển Đông Nam Á có trữ lượng đã xác định khoảng bảy triệu thùng dầu thô và 900 ngàn tỷ thước khối khí đốt. Người ta còn mong là có thể tìm thêm được khoảng 190 tỷ thùng dầu, chưa nói đến và nhiều kim loại cần thiết cho kỹ nghệ, được gọi là “đất hiếm”. Vì vậy, tập đoàn CNOOC đã tung ra 20 tỷ Mỹ kim để thăm dò ở dưới.

Chưa biết tiềm năng thực tế về dầu khí hay kim loại sẽ là bao nhiêu, có là một Saudi Arabia thứ nhì hay chăng, người ta không quên một thứ tài nguyên đã xác định là thủy sản. Đó là nguồn sống của mấy chục triệu người dân Việt Nam và Phi Luật Tân.

Khi đòi chủ quyền trên khu vực chiến lược đó qua “cửu đoạn tuyến” và mở ra mũi công ngoại giao, quân sự và kinh tế, tất nhiên là lãnh đạo Bắc Kinh nhắm vào tài nguyên kinh tế và mong là sẽ thỏa mãn từ 30 đến 40% nhu cầu năng lượng của mình. Nhưng họ không chỉ có mục tiêu kinh tề và đòn phép kinh doanh để nhờ lòng tham của các doanh nghiệp quốc tế mà xác định chủ quyền ngang ngược của mình trên vùng đặc quyền kinh tế của thiên hạ.

Lãnh đạo Trung Quốc muốn kiểm soát được dòng hải lưu và các hiểm lộ hàng hải trên vùng biển chiến lược này. Nghĩa là không chỉ xâm phạm chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên, họ còn muốn khống chế cả quyền tự do hàng hải của các nước.

Nhìn từ lịch sử lâu dài của đế quốc này, chúng ta nên nghĩ đến những mục tiêu sâu xa hơn. Đó là chiếm đoạt lãnh thổ của lân bang để biến thành vùng trái độn quân sự mà ngày nay họ gọi là “hạch tâm nghĩa lợi” – quyền lợi cốt lõi như một nghĩa vụ thiêng liêng và chính đáng. Việc thôn tính Tân Cương và Tây Tạng từ hơn nửa thế kỷ trước nằm trong chiều hướng đó. Việc đòi hỏi chủ quyền để kiểm soát vùng biển Đông Nam Á ngày nay chỉ là một tiếp nối và được hậu thuẫn bởi sức mạnh kinh tế và hải quân mà họ chưa từng có trong quá khứ.

Quan niệm phòng thủ truyền thống của Trung Quốc mang ý nghĩa tích cực và nguy hiểm hơn xưa: khu vực chiến lược này của Á châu phải là vùng trái độn quân sự mở rộng của Thiên triều.

Từ Eo biển Đài Loan xuống Eo biển Malacca qua tới Ấn Độ dương, cả một khu vực rộng lớn đó phải được Bắc Kinh kiểm soát để bảo vệ quyền lợi của mình trong lục địa và ngăn cản sự can thiệp hoặc quyền can thiệp của nước khác. Đó là khái niệm mà Ngũ giác đài của Hoa Kỳ gọi là A2/AD của Bắc Kinh (“anti-access” và “area-denial”).

Phản ứng phòng thủ tích cực này có thể xuất phát từ quá khứ khi mà khu vực Trung Nguyên của họ trên các vùng châu thổ Hoàng Hà và Dương Tử lại bị các dị tộc tấn công, uy hiếp hoặc ba lần làm chủ trong nhiều thế kỷ như đã từng thấy trong lịch sử. Nhưng thế giới ngày nay đã đổi khác.

Quyền tự do vận chuyển cùng với quyền khai thác tài nguyên ngoài biển cả là hai khái niệm đã được quốc tế công nhận và thực tế là được đệ nhất siêu cường hải dương là Hoa Kỳ bảo vệ.

Một khía cạnh đáng chú ý khác là nếu tại khu vực Đông Bắc Á, quốc tế gọi là East China Sea, Trung Quốc đối diện với các nước hùng mạnh như Liên bang Nga, Nam Hàn, Nhật Bản, hoặc không hãi sợ như Đài Loan, tại vùng biển Đông Nam Á, họ gặp các nước nhỏ yếu và thiếu thống nhất trong Hiệp hội ASEAN, một câu lạc bộ kinh tế không hơn không kém.

Vì vậy, vùng biển này mới là nơi Bắc Kinh thấy là dễ khống chế bằng phương pháp mua chuộc đi cùng hăm dọa theo kiểu “bẻ đũa từng chiếc” hay “Phần Lan hóa” tập thể ASEAN: trung lập hóa để hóa giải phản ứng của cả tập thể.

Nhưng cũng chính vì thế mà quyết định của Bắc Kinh mới trực tiếp đe dọa quyền lợi của hầu hết các quốc gia bán đảo hay hải đảo ở chung quanh, từ Ấn Độ qua các nước Đông Nam Á xuống tới Úc và lên tới Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn. Đâm ra Trung Quốc đang xác nhận một điều mà Hoa Kỳ khẳng định từ lâu và ngày nay các nước đều công nhận là cần thiết: Hoa Kỳ là cường quốc Á Châu, có nhiệm vụ bảo đảm quyền tự do vận chuyển dân sự và quân sự trên các dòng hải lưu (“sea lines of communication” – SLOCs).

Trước thái độ và hành động ngang ngược của Trung Quốc qua mũi nhọn CNOOC, các quốc gia có tranh chấp bị đặt trước những chọn lựa bất toàn.

Hoặc là bọc xuôi theo Thiên triều đỏ, nuốt hận mà liên doanh với CNOOC và các tổ hợp quốc tế để được chia lại một chút tài nguyên về năng lượng trong một khu vực mà mình có một phần chủ quyền. Cho đến tháng Sáu vừa qua, doanh nghiệp Philex Petroleum của Phi còn thương thảo với CNOOC về việc thăm dò và khai thác dầu khí trên khu vực Reed Bank đang có tranh chấp với Trung Quốc. May mà sự hung hăng của Bắc Kinh đã khiến Chính quyền Manila nghĩ lại. Và phản ứng chống đối Trung Quốc của người dân Phi Luật Tân có thể phá vỡ sự thoả hiệp đó khiến Chính quyền càng phải tìm ra một thế đấu tranh khác.

Chọn lựa thứ hai là mời các quốc gia đệ tam vào cùng thăm dò các lô dầu đang bị Bắc Kinh nhòm ngó và đòi nuốt chửng. Thí dụ như Việt Nam có dự án khí đốt tại Nam Côn Sơn và hai lô dầu 127 và 128 đã liên doanh với tập đoàn ONGC Videsh Ltd. của Ấn từ năm 2006. Ngày nay, lãnh đạo Hà Nội có thể nghĩ đến các tập đoàn năng lượng của các nước khác. Nhưng giải pháp ấy gặp hai bất lợi là trình độ công nghệ quá thấp của kỹ thuật thăm dò năng lượng dưới đáy biển và trình độ tham nhũng quá cao của đảng viên cán bộ trong đảng. Xin hãy nhớ đến trình độ kỹ thuật và tham ô của “quả đấm thép” Vinashin.

Một chọn lựa khác là ráo riết học bài để nâng cấp về kỹ thuật đào dầu dưới biển. Tới nay, các tập đoàn dầu khí của Hà Nội đã lập dự án đầu tư khoảng 600 triệu Mỹ kim cho nhu cầu đó. Nhưng thực tế thì Việt Nam mới chỉ mon men ở vùng nước nông với các dàn khoan chưa đủ sức cạnh tranh với dàn CNOOC 981 có khả năng lặn sâu 3.000 thước để tìm dầu dưới độ sâu 12.000 thước.

Thật ra, yếu tố cần thiết cho Việt Nam không chỉ là tiền bạc và thời giờ học bài mà còn là ý chí.

 

***

Những quyết định dồn dập của Trung Quốc đang gây ra nguy cơ mâu thuẫn và xung đột tại một khu vực chiến lược cho kinh tế thế giới. Không quốc gia nào muốn có tranh chấp vào lúc này, ở khu vực đó, nhưng ngần ấy quốc gia liên hệ đều thấy tương quan nhân quả, cái nguyên nhân gây bất ổn, cho thế giới. Cái nhân đó nằm tại Bắc Kinh.

Lý do nội bộ có thể là sự hung hăng của các tướng lãnh trong tình trạng lúng túng của lãnh đạo trước khi có Đại hội 18, hay những toan tính sâu xa của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyện ấy thật ra không quan trọng bằng ấn tượng phổ biến của các nước, rằng Trung Quốc đang gây vấn đề chứ không là một quốc gia biết điều có khả năng hợp tác để cùng giải quyết thiên hạ sự theo đúng công pháp quốc tế.

Ấn tượng đó của thế giới cùng trùng hợp với nhận thức của người Việt Nam. Rằng đảng Cộng sản Việt Nam mới là vấn đề từ nhiều năm nay khi cho phép Trung Quốc nắm dao đằng chuôi.

Sau những hiệp định mờ ám để nhường chủ quyền cho Trung Quốc trên đất liền từ hơn chục năm trước, tháng Năm năm 2009, Hà Nội nộp cho Liên Hiệp Quốc một hải đồ bên trong đã các nhận 3/4 vùng biển Hoàng Sa và 4/5 vùng biển Trường Sa là không thuộc về Việt Nam. Nghĩa là có thể và đã bị Trung Quốc đòi là của mình.

Nhìn lại thì 80 năm sau ngày lập đảng tại Hong Kong, và nửa thế kỷ chinh chiến oan uổng ngụy danh là cách mạng và giải phóng đã dẫn tới ngày nay. Là khi tiềm lực của đất nước bị suy yếu trước sự ngang ngược của Bắc Kinh. Phản ứng tất nhiên của quốc tế có thể mua được một khoảng thời gian cho Việt Nam xoay trở và nhất là cho người dân ý thức được vấn đề mà suy nghĩ lại. Việt Nam cần có ý chí bảo vệ quyền lợi của tổ quốc.

Ý chí ấy khởi đầu từ vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, nằm tại Hà Nội, đó là đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, bài toán không là xuống vực sâu để tìm dầu hay tranh đoạt chủ quyền trên mặt biển mà là thay đổi tư duy về đảng Cộng sản Việt Nam. Chính là các đảng viên nên khởi đầu cái quyết định cần thiết ấy. Và đừng đàn áp người dân nữa.

N. X. N.

Nguồn: http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/08/dau-khi-va-y-chi.html

5 Phản hồi cho “Dầu khí và ý chí”

  1. iBi says:

    Tôi có một comment cho bài viết của tiên sinh ở bên Vietthuc.org. Ở đây, tôi lập lại một comment khác của tôi cũng đã viết ở trang đó nhưng là ý chung cho vấn đề biển đông hiện nay.

    Tôi mạn phép góp ý thô thiển:

    Nhắc lại: năm 1974, vì biết chắc HK không can thiệp, nên TQ đã nhanh tay chiếm quần đảo Hoàng Sa, phía nam của TQ và gần TQ hơn so với Trường sa, tđể đặt CSVN vào một sự đã rồi một khi mà miền nam VN mất vào tay CSVN. Mà thật vậy, về sau này CSVN chưa bao giờ dám nói tới chuyện chủ quyền của VN ở Hoàng Sa chớ đừng nói chi tới chuyện đòi lại Hoàng Sa. Lúc ấy, TQ không thể chiếm luôn quần đảo Trường Sa vì Trường Sa ở xa mãi phía nam của vùng biển Hoa nam, mà dưới đó lại đang có nhiều quốc gia khác trong vùng đang còn cùng VNCH tranh giành nhau chủ quyền về quần đảo đó.

    Bây giờ thì TQ đang tiếp tục cố chiếm quần đảo TS, mà phải dùng cách khác vì rằng có nhiều nươć khác trong vùng cùng tranh nhau chủ quyền – Việt Nam, the Philippines, Malaysia, Taiwan, Brunei. Cho nên, họ phải dùng đủ loại chiến thuật để hòng đạt được mục tiêu chiến lược của họ, chỉ có duy nhất một: chiếm cho được nhiều đảo trong quần đảo TS, và bất đắc dĩ lắm nếu không chiếm được hết các đảo trong quần đảo thì mới kêu gọi các nước đang cùng tranh chấp đó cùng nhau khai thác ở các đảo TQ không chiếm được.

    Mục tiêu và chiến lược của TQ rất rõ ràng như vậy,không ai mà không thấy hoặc không biết. Còn chiến thuật họ ra sao ? Theo tôi, hiện TQ đang dùng chiến thuật “Rejection-Then-Retreat” trong ván bài xung đột ở biển đông nam Á. Chuyện như thế này: đưa ra một gói tiền cho A và B để hai bên chia cho nhau. A láu cá, lưu manh, và có sức mạnh nên nằng nặc đòi cho mình phần nhiều ngay từ đầu, 10/10 hoặc 9/10. B không chịu nhưng không biết phải đòi phần của mình ra làm sao, vì yếu thế hơn, nhưng cứ vừa đòi vừa van nài. A vừa giành phần nhiều, vừa dọa nạt, vừa dọa lấy hết luôn. B sợ quá, cứ năn nĩ A chia cho thêm. Cuối cùng, A đòi 7/10, B mừng quá nhận phần mình 3/10 liền và còn cám ơn A rối rít. Đó là chiến thuật “Rejection-Then-retreat”.

    Vừa vào ván bài quần đảo Trường Sa là TQ đòi hết các đảo ở đó cho mình liền, hoặc là làm như là TQ có chủ quyền ở quần đảo đó không thể chối cãi được. TQ phải tỏ ra mình lưu manh, gian xảo, có sức mạnh, và đòi cho bằng được phần mình, mặc cho các nước nhỏ bé trong vùng đang tranh chấp kêu la và cũng đòi phần mình. Nếu như TQ đòi cho bằng được hết thì tốt, bằng không TQ sẽ vừa hăm dọa, vừa retreat một chút, thế là các nước nhỏ bé, yếu hơn sẽ mừng rỡ và cám ơn TQ vì được chia cho một chút phần. Hãy xem kịch bản “Rejection-Then-Retreat” còn đang nhiều hồi gây cấn sắp tới.

    Riêng bọn CSVN thì họ đã chịu “phép” TQ từ lâu rồi, gần nhất là từ sau cuộc họp “Thành Đô” giữa hai bộ sậu lãnh đạo của hai bên vào năm 1990. CSVN chấp nhận mất Hoàng Sa vào tay TQ từ 1974, và mất tiếp nhiều đảo nữa ở Trường Sa vào 1988. Có bao giờ CSVN nói chuyện đòi lại đâu, đã vậy họ còn trấn áp dân Việt nếu như có ai đó nhắc nhở chuyện mất HS và TS đó. Nếu không có các nước khác đòi TS mà chỉ có một mình VN là có chủ quyền ở TS thôi thì chuyện HS-TS mất vào tay TQ sẽ được CSVN dấu nhẹm, im và kín như bưng, không ai biết. Kẹt thay, ở TS lại có vài nước khác nữa cùng đòi chia chác. Vì thế, TQ làm hùng làm hổ để bắt chẹt theo chiến thuật “Rejection-Then-Retreat” với các nước. Điều đó làm lật tẩy chuyện bán nước của CSVN và lộ rõ bộ mặt hèn nhát của CSVN trước TQ. CSVN đau và nhục lắm, trước quốc dân, trước thế giới, về chuyện HS-TS, nhưng đành ngậm bồ hòn làm ngọt, một mặt lo trấn áp dân chú́ng trong nước về các cuộc biểu tình và về chuyện dân đòi… chiến đấu với TQ. TQ không quan tâm tới bản mặt mất danh dự, nếu có danh dự (?), của CSVN trong ván bài TS. Họ, TQ, chỉ quan tâm là cuối cùng thì họ sẽ được bao nhiêu đảo ở TS. Hoàng Sa thì đã là chắc chắn của họ từ lâu rồi.

    Không ai có thể nhảy vào cứu CSVN trong ván bài ở biển đông nam Á này, mà cứu để được cái giải gì cho người cứu ? Có bao nhiêu thùng dầu ở đó đâu, chỉ là ước đoán. Mà có phải là cứu CSVN rồi thì được họ cho không, biếu không món tài nguyên đó đâu ? Dù rằng CSVN đã năn nĩ với TQ là phần nào TQ đã chiếm rồi thì là của TQ, CSVN sẽ cho TQ tự do buôn bán ở VN và luôn dành cho các đặc quyền khác nữa, và CSVN cam kết là mặt phía nam của TQ sẽ luôn luôn yên ổn, có nghĩa là CSVN sẽ là tên lính canh cho TQ ở cửa ngõ phía nam, ngăn ngừa dùm cho TQ các “diễn tiến hòa bình” từ bên ngoài vào. Vậy mà, TQ cứ liên tiếp vỗ vào bản mặt chai lì của CSVN hết chiêu này tới chiêu khác. TQ đang đi những bước “Rejection-Then-Retreat” ở quần đảo TS với các nước khác trong vùng đông nam Á; CSVN chẳng là cái gì để cho TQ phải lo ngại. TQ đang đánh VN ở những mặt khác ngay trong nội địa VN.

    Theo tôi: chúng ta, những người KHÔNG phải bọn cộng sản, không nên giúp CSVN để kêu gọi thế giới ủng hộ CSVN trong chuyện tranh chấp TS, mà có gọi cũng chẳng có ai giúp. Làm như thế là vô tình giúp CSVN. Trong khi đó, mục tiêu của chúng ta là muốn lật đổ CSVN, phải không ?

    Hiện nay, trong nước và ở hải ngoại, không có một lực lượng nào của người Việt có thực lực để lật đổ CSVN. Người dân trong nước không bao giờ dám đứng lên hoặc nổi dậy để lật đổ CSVN. Đó là thực tế đáng buồn. Chưa nói là CSVN có đủ lực lượng cùng các mạng lưới và công cụ để đàn áp nhân dân một khi mà các cuộc nổi dậy xảy ra. Do đó, ta không nên giúp CSVN có thêm sức mạnh và vây cánh từ bên ngoài vào để đối phó với giặc ngoài, trong khi chúng rảnh tay đàn áp dân bên trong.

    Ta hãy để cho TQ dạy CSVN nhiều bài học cho CSVN đau và yếu bớt, đánh cho CSVN tan hoang ra, và nếu TQ nắm trọn vẹn đảng CSVN rồi thì tất là CSVN sẽ sụp đổ. Khi đó, ta mới kêu gọi dân Việt vùng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm TQ. Gì chớ, đánh giặc ngoại xâm là dân Việt đánh hay lắm. Còn kêu gọi dân Việt đánh giặc nội xâm, giặc trong nhà đang đàn áp, bóc lột họ tàn nhẫn v.v.. thì còn lâu lắm họ mới hưởng ứng. Ù lì lắm !

  2. Nhà Quê says:

    Theo thiển nghĩ của Nhà Quê tôi là nếu chiến tranh trong khu vực có xảy ra để ngăn chận tham vọng bá quyền của TQ thì may cho dân tộc VN và biết đâu đó cũng là cái may của nhân dânTây Tạng, Hồi Giáo Tân Cương, và Mông Cổ nổi lên giành độc lập cho họ. Trong thực tế chiến tranh khó xảy ra khi ĐCS VN thà mất nước qua hội nghị Thành Đô 1990. Hy vọng có sự thay đổi hướng tốt hơn nếu chúng ta đập đầu một vài con trong 14 con cá tra của BCT ĐCSVN đang ăn kít của ĐCSTQ.

  3. THƯỢNG NGÀN says:

    CÁI NGU CỦA TRUNG QUỐC

    Một đất nước lớn, một dân tộc lớn cần phải tỏ ra đúng đắn, có uy tín, có thái độ bao dung, độ lượng, thiện chí, rộng rãi, cao quý với những nước, những dân tộc yếu hơn, đó mới là sự khôn ngoan của kẻ cả, của người cao thượng. Đó là nguyên tắc hằng cửu của văn minh, ở đời phải luôn mã thượng, mới ta đây là người danh giá, quý tộc, hiểu biết, đạo đức, có học, là tinh hoa trong cuộc đời và nhân loại.
    Ngược lại, nếu chỉ loại đá cá lăn dưa, chỉ biết tham lợi mà bất chấp mọi ý nghĩa trật tự, chính đáng, công lý ở đời, điều đó chỉ thể hiện cái bản năng tầm thường, thấp kém, lổ mang của kẻ ít giáo dục, của con người kém văn minh và ít nhân cách.
    Biển Đông thật sự rất xa TQ. Bờ biển và hải phận của TQ chỉ bao quanh đảo Hải Nam là cực Nam của họ ngược lên phía Bắc giáp với hải phận các nước như Nhật bản, Triều Tiên, Nga thế thôi. Có nghĩa mọi phần nào không thuộc hải phận của mình, không được quốc tế thừa nhận, nước nào cũng vậy, đều là vùng biển chung của thế giới, điều này là bất di dịch, không thể do tham lam hay ý thức lưu manh nào đó mà giải thích khác đi được, quốc gia nào cũng vậy. Bởi thế, cái được gọi là đường gãy khúc lưỡi bò của họ nhằm ý đồ bao trọn đến 90% biển Đông, trong đó gồm luôn cả phần thềm lục địa VN, các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN là điều thậm chí vô lý, tỏ ra sự tham lam không đúng đắn và thấp kém của họ. Tuy vậy, lòng tham có thể mờ mắt, và việc ý lại vào sức mạnh tạm bợ của họ đã chôn vùi chính hình ảnh, danh giá nào đó nếu có của họ trên trướng quốc tế và làm phật lòng, thù ghét nguy hại của các nước đối với họ.
    Tất nhiên đây không phải ý tưởng của nhân dân TQ, mà chỉ là của tầng lớp chóp bu chính quyền hay giới lãnh đạo của họ. Bởi trong chế độ hiện tại ở TQ, chỉ có thành phần chóp bu lãnh đạo trong đảng CS của họ mới điều khiển toàn thể đất nước TQ thật sự.
    Bởi vậy, nếu vì tham vọng của đảng CSTQ, của giới lãnh đạo TQ, do nhu cầu phát triển kinh tế đất nước TQ về các mặt như thế nào đó, du nhu cầu dầu khí, đánh bắt hải sản, do mở rộng hàng hải, giao thông, hoặc sự nghi binh bởi đấu đá nội bộ nào đó, hoặc vì yêu cầu đánh lừa dân chúng theo hướng chính trị nhất định chẳng hạn, cả hư lẫn thực, TQ tất yếu phải đụng độ hoặc xâm lăng thực tế các nước cương quyết chống lại các động thái đó của họ. Dĩ nhiên như thế, các dạng chiến tranh cụ bộ, địa phương, mở rộng, ngắn ngày hay dài ngay trên biển Đông hoặc trong lãnh thổ các nước sẽ xảy ra. Khi ấy sẽ có sự lan tỏa của chiến tranh, sự kết bè kết nhóm của các nước, thậm chí mở rộng sang chiến tranh khu vực hay toàn cầu với các nước lấn có các quan điểm hay quyền lợi đi ngược lại với TQ.
    Như vậy, dù muốn dù không, tình hình nội bộ của TQ sẽ bị ảnh hưởng, tác động hay biến loạn. Đó là chưa nói chiến tranh biết đâu sẽ phát triển vào tận đất nước TQ. Điều đó có nghĩa đảng CSTQ chắc chắn sẽ lung lay, thậm chí chế độ của họ sẽ phải sụp đổ. Như vậy lòng tham nhỏ hay lớn nhưng cũng gây nên cái hại lớn hay nhỏ đối với họ. Đó chính là cái ngu ngày nay của TQ, hay nói đúng là của giới lãnh đạo TQ hoặc nói rộng hơn là của cả đảng CSTQ.

    ĐẠI NGÀN
    (06/8/12)

    • Builan says:

      CHÚNG NÓ KHÔNG NGU ĐÂU !

      Phaỉ nói là gian hùng lưu manh thương thặng
      NẶN ra HCM làm công cụ tay sai
      Với cái đầu không – không mắt không tai
      KHÔNG CẢ ÓC
      Chỉ có lươn leọ điêu ngoa láo lừa lường lọc…

      NÔ LÊ THUỘC TÀU
      “AI KHÓC THUƠNG AI ????”

      + Đừng bao giờ cười một người Trung Hoa!

      Một người đàn ông Trung Hoa bước vào một nhà băng tại thành phố New York và yêu cầu được gặp nhân viên cho mượn nợ. Ông ta nói rằng ông ta sẽ đi Trung Hoa cho một chuyến đi thương mại trong vòng 2 tuần và cần mượn $5000.

      Người nhân viên cho mượn nợ nói với ông ta rằng nhà băng cần có thế chấp cho món nợ, và người đàn ông Trung Hoa đã trao chìa khoá một chiếc xe Ferrari mới đậu trước mặt nhà băng cho người nhân viên.

      Người nhân viên cho vay đồng ý nhận chiếc xe hơi làm vật thế chấp. Giám đốc nhà băng và nhân viên của ông ta tất cả đều cười thỏa thích trước việc người đàn ông Trung Hoa đã dùng chiếc xe Ferrari trị giá 250,000$ của ông ta để thế chấp cho món nợ 5000$.

      Một nhân viên của nhà băng sau đó lái chiếc xe Ferrari vào trong hầm đậu của nhà băng và đậu nó ở đó.

      Hai tuần sau, người Trung Hoa trở lại, trả số tiền 5000$ và lãi của nó là 15.41$.

      Nhân viên cho mượn nợ nói: “Thưa ông, chúng tôi rất vui để làm việc với ông và mọi việc đã diễn ra rất là tốt đẹp, nhưng chúng tôi có chút thắc mắc. Khi ông đi xa chúng tôi có tìm hiểu về ông và được biết ông là một triệu phú. Điều chúng tôi không hiểu là tại sao ông lại cần phải mượn 5000$?”

      Người Trung Hoa trả lời: “Ở đâu tại thành phố New York mà tôi có thể đậu xe của tôi trong hai tuần mà chỉ có 15.41$ và đặc biệt là nó được an toàn khi tôi trở lại!?”

      Sưu tầm.

      • NGÀN KHƠI says:

        KHEN THAY

        Khen thay Chú Chệt thật hay
        Chuyện đùa như thể chuyện thầy thế gian
        Mang xe tới thế ngân hàng
        Chiếc xe giá triệu mượn ngàn đô la
        Hóa ra chú ấy đi xa
        Dài ngày nên tính việc là gởi xe
        Khỏi thuê bãi đậu khỏe re
        Tàu khôn như thế ai chê được nào
        Bây giờ chúng vẽ lưỡi bò
        Biển Đông lợi thật chẳng lo mất gì
        Chỉ bằng một đoạn bút chì
        Đoạt ngay thiên hạ có gì thiệt đâu !

        NON NGÀN
        (07/8/12)

Phản hồi