WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cực đoan tư nhân và cực đoan nhà nước

Hôm tôi mới mất việc ở báo Người Việt, một bạn lên Facebook hỏi một câu thế này:
“Thầy ui, có thành lập mặt trận đấu tranh tự do báo chí cho báo chí tiếng Việt ở Mỹ không Thầy ui?”

Ý của bạn ấy chắc hẳn là blogger trong nước bị cộng sản đàn áp mình lập mặt trận đấu tranh cho họ, thì nay báo chí tiếng Việt ở Mỹ bị những người giống cộng sản đàn áp mình cũng lập mặt trận đấu tranh.

Bạn ấy nói thế vì chỉ mới nhìn thấy mặt nổi của vấn đề, là nhũng đám người cộng-sản và giống-cộng-sản uy hiếp tự do ngôn luận. Điều đó đúng, nhưng nhu cầu lập một “mặt trận tranh đấu” thì ở hai chỗ lại không giống nhau. Vì tuy cực đoan ở đâu cũng gần như nhau, có sự khác nhau rất lớn giữa cực đoan có cầm quyền, như chính phủ Việt Nam, và cực đoan không cầm quyền, như một nhóm người ở Bolsa.

Sự khác biệt đó nằm ở cái quyền. Khi cực đoan cầm-quyền mà ra tay, thì có người đi tù. Khi cực đoan không-cầm-quyền mà ra tay, thì kết quả là tùy mình. Mình đầu hàng cái tay chém gió đó, thì nhóm cực đoan này mới có ảnh hưởng. Nhưng ngược lại, cái nguy hiểm là tự dưng trao quyền cho nhóm cực đoan, thì, y như chính quyền cộng sản, họ sẽ lấn tới gây thiệt hại cho cả cộng đồng. Đó là những ý tôi triển khai trong bài blog này.

Cực đoan trong xã hội

Có người hiểu chữ “cực đoan” khác với tôi. Họ cho rằng những kẻ nào bạo động, hay là tục tĩu, mới là cực đoan. Năm 1989, có người đốt xe báo Người Việt và xịt chữ “Nguoi Viet neu may VC we kill.” Còn trong hình trên là một ông chổng mông đưa đít lên trong cuộc biểu tình chống chường trình nhạc Trịnh Công Sơn năm 2008. Những người như vậy nhiều người công nhận là cực đoan.

Biểu tình chống đêm nhạc Trịnh Công Sơn, tại Garden Grove tháng 3, 2008. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)

Tôi cho rằng định nghĩa đó chưa đúng. Đối với tôi, một người mà phán đoán rằng “ai hát nhạc Trịnh Công Sơn người đó là cộng sản” – đã đủ là một kẻ cực đoan rồi. Cái đầu óc phải lệch lạc dữ lắm, mới lấy một chuyện như thế rồi nối nó được tới kết luận “là cộng sản.”Trong bài này, tôi định nghĩa cực đoan như này:

Người cực đoan là người cho rằng mình luôn luôn đúng ,và ai nghĩ khác, nói khác, làm trái ý mình, đều là kẻ thù.

(Cũng có thể có định nghĩa khác, nhưng chuyện đó ngoài tầm bài này.) Định nghĩa này xem vậy chứ khá hẹp. Không phải ai cũng được là cực đoan theo định nghĩa này. Một người tự cho mình bao giờ cũng đúng, ai nghĩ khác mình là sai, là dốt, thì chỉ mới kiêu ngạo, hay vĩ cuồng, chứ chưa cực đoan. Phải cho người nào nghĩ khác mình là kẻ thù cơ, mới là cực đoan.

Theo định nghĩa này, thì trong dân tộc Việt Nam toàn cầu có ít nhất hai nhóm cực đoan.

(1) Nhà cầm quyền cộng sản, khi nhìn thấy ai nghĩ khác mình, nói khác mình, làm khác mình, đều cho là phản động hoặc bị thế lực thù nghịch lợi dụng. Đây là nhóm cực đoan nhà nước.

(2) Những người tự xưng chống cộng, khi nhìn thấy ai nghĩ khác mình, nói khác mình, làm khác mình, chống cộng khác mình, đều cho là cộng sản và tay sai. Nhóm này là một nhóm cực đoan tư nhân.

Người cực đoan thường hay hành xử giống nhau. Lý do, họ xem những người khác ý kiến không chỉ là người sai trái, người nhầm lẫn, mà họ cho những người này là kẻ thủ, đã là kẻ thù thì không thể chừa một biện pháp nào.

Khi Điếu Cày bị bắt, cực đoan nhà nước Việt Nam bắt đầu hạch sách gia đình, kiểu như đúng ngày thi bắt lên đồn trình diện, khám xét nhà, gây khó khăn cho việc làm ăn. Mẹ của Tạ Phong Tần bị hành tới mức tự thiêu. Nhà nước không khác gì thực dân Pháp uy hiếp mẹ của Mai Xuân Thưởng, của Nguyễn Trung Trực.

Cực đoan Bolsa cũng một chiêu đó. Ở Philadelphia có tờ báo Người Việt Đông Bắc, một tờ báo độc lập mua tin, hình và một số dịch vụ của Người Việt. Để uy hiếp Trần Đông Đức, chủ bút báo này, đám cực đoan Bolsa tìm tới cha và mẹ kế của ông ở Quận Cam, gây áp lực với người già để hy vọng uy hiếp được người con.

Nhưng cái khác, là khi công an bắt con Điếu Cày lên đồn làm việc, thì em phải lên, vì đó là công an có súng, có quyền, nắm luật pháp trong tay. Còn cực đoan Bolsa thì có thể cưỡng được nếu muốn. Cực đoan cầm-quyền ép buộc được, chứ cực đoan không-cầm-quyền thì không.

Khi cực đoan không-cầm-quyền bỗng dưng có quyền

Nguy hiểm nhất là khi nhóm cực đoan không-cầm-quyền lại được trao quyền, do sự đầu hàng của người khác chẳng hạn. Khi đó, yếu tố phân biệt giữa cực đoan Bolsa với cực đoan Hà Nội bỗng biến mất, và cực đoan Bolsa bỗng có dịp triển khai tính cách giống-hệt-cộng-sản của họ.

Điều đó đã xảy ra năm 2008, khi cuộc biểu tình cái chậu rửa chân bắt đầu. Báo Người Việt cho nghỉ một loạt nhân viên, trong đó có tôi. Chuyện nhân sự là chuyện nội bộ một công ty, chuyện đuổi việc mất việc là sinh hoạt bình thường trong nền kinh tế tư bản. Nếu báo Người Việt khẳng định đó là chuyện riêng, thì không ai nói gì được. Nhưng lãnh đạo Người Việt khi đó lại nhầm lẫn ở chỗ công khai nói chúng tôi làm thế để trấn an quý vị biểu tình.

Không có cái gì hại cho cộng đồng, bằng tờ báo lớn nhất ở đó lại đầu hàng người cực đoan.

Ngay sau đó, cực đoan Bolsa lấn tới. Trong đầu họ say men chiến thắng; đã đánh được Người Việt là có thể đánh bại tất cả – tư duy kiểu Lê Duẩn thời sau 1975. Bất cứ ai ở Quận Cam đều có nguy cơ trở thành mục tiêu của họ. Báo Người Việt đăng bài của ông Tưởng Năng Tiến bàn phiếm về chuyện Hồ Chí Minh nuôi cây vú sữa. Tất nhiên kèm bức hình nổi tiếng “bác Hồ tưới cây vú sữa.” Thế là ăn đạn. Một thời gian dài bản chụp trang báo đó nằm trong bộ sưu tập của đoàn biểu tình trưng ra mỗi tuần.

Các chính trị gia cũng bị nhắm. Một số đi đêm với họ, trong hy vọng không bị tấn công công khai. Kết quả là nhóm này liên kết với với chính trị gia A, thì chụp mũ chính trị gia B là cộng sản. Và nhóm kia làm ngược lại.

Một email năm 2008 tường thuật cuộc biểu tình chống Lễ Tưởng Niệm Nạn Nhân Mậu Thân ở Việt Báo.

Tôn giáo cũng không được để yên. Đại nhạc hội Ánh Đạo Vàng Phật Đản năm 2008 bị kêu gọi “tẩy chay nhạc hội Ma Tăng.” Bên Công Giáo thì khi biết tin Hồng Y Phạm Minh Mẫn sẽ tới Đại Hội Lòng Thương Xót Chủa của dòng Chúa Cứu Thế tổ chức tại Long Beach, họ cũng đòi biểu tình nếu không rút lại lời mời Đức Hồng Y. Rốt cuộc Hồng Y vẫn tới, biểu tình khoảng mươi người.

Nghệ sĩ bị tấn công. Tấm hình biểu tình chống đêm nhạc Trịnh Công Sơn ở trên là diễn ra chỉ hơn một tháng sau khi họ thắng Người Việt.

Một số người hạ quyết tâm triệt cho được ngôi sao Khánh Ly. Nhà văn Nhã Ca (tác giả “Giải Khăn Sô Cho Huế”) và tòa soạn Việt Báo tổ chức tưởng niệm nạn nhân Tết Mậu Thân nhân dịp 40 năm. Ca sĩ Khánh Ly được mời đến hát, và thế là những người đang đứng biểu tình trước cửa báo Người Việt tràn qua biểu tình Việt Báo, không cần biết gì tới nạn nhân vụ tàn sát Mậu Thân.

Cảnh sát phải tới đưa cô Khánh Ly vào trong. (Xem phản ứng độc đáo của cô trong video này, bắt đầu phút 1:55.) Tuy nhiên, ở đây, phần nào cực đoan Bolsa đã thành công, dọa được một vài người viết báo cho tới nay vẫn sợ không dám nhắc tới Khánh Ly và Trịnh Công Sơn.

Tình trạng này kéo dài trong mấy năm, và chỉ bớt đi sau khi đám cực đoan vì tự tranh chấp lẫn nhau (ai nghĩ khác mình là kẻ thù mà) nên đổ vỡ từ bên trong.
Và chuyện được đằng chân lân đằng đầu của cực đoan Bolsa đang có nguy cơ lập lại hôm nay.

Vài tuần trước, sau khi tôi mất việc lần nữa, có một tác giả hay gửi bài vào, lên tiếng rằng dấu hiệu cộng sản trà trộn trong tòa báo là bài này bị cắt, bài kia bị không đăng. Nói như thế có khác nào cảnh cáo tòa soạn rằng từ giờ trở đi, đứa nào mà còn cắt, còn không đăng bài của ta, đứa đó là cộng sản!

Một khi những người này đã lấn được một phần quyền biên tập của tờ báo, người ta sẽ nỗ lực lấn sang những phần khác. Và phương pháp người ta lấn, sẽ là cùng với phương pháp đã dùng để lấn được phần đầu: Chụp mũ cộng sản.

Thẩm phán Tòa Di trú Phan Quang Tuệ, viết về tự do ngôn luận, có câu này:

“Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận diệt!”

Ý ông Tuệ hẳn muốn nói rằng chuyện báo chí nào nói khác sẽ bị tận diệt – là chuyện không tốt, chuyện nên tránh.

Điều ông không ngờ, là chính đó là mục tiêu của những kẻ thích đưa huấn thị cho báo chí: Họ đang muốn tất cả những tờ báo ở đây đều đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ, và báo nào nói khác đều cần phải bị tận diệt. Họ sẽ đạt đích khi mà, giống báo chí trong nước, báo đài Quận Cam tự biết thân biết phận mà kiểm duyệt nội bộ cấm nói cấm viết khác ý đoàn biểu tình.

Đó là mục tiêu của cực đoan Bolsa. Nhưng họ có thực hiện được mục tiêu đó không – là tùy người đối diện có để cho họ làm tới hay không.

Nguồn: Blog Vũ Quý Hạo Nhiên

102 Phản hồi cho “Cực đoan tư nhân và cực đoan nhà nước”

  1. Phan Nguyen says:

    Nói cho cùng, việc tờ báo NV sa thải anh Hạo Nhiên là một việc làm khôn ngoan. Còn anh ta, đáng lý phải tự từ chức thì lại để sự tình nông nổi như thế này, rõ ràng là dại dột. Đã vậy còn lý luận về quyền này quyền nọ, so sánh thế này thế kia. Hãy tự hỏi biết bao các nhân vật chính giới đã phải từ chức, bải nhiệm vì những lời hớ hênh, xúc phạm đến những người khác. Thế họ không có quyền tự do ngôn luận của họ hay sao? Lời của họ là lời dành cho công chúng, báo của anh đăng là đăng cho công chúng. Những sự nhục mạ vô căn cứ mang tính hạ cấp, cố tình xuyên tạc có mục đích là phá rối đáng lý phải được gạt ra ngoài không thể để chúng xuất hiện “hàng ngàn lần” như vậy. Trách nhiệm là của anh là vì anh đã có thể đọc trước khi cho chúng xuất hiện trên trang báo. Báo chí xin lỗi độc giả là chuyện thường, “public figure” xin lỗi công chúng là chuyện thường bởi lẽ quyền tự do ngôn luận không có chỗ cho sự nhục mạ hạ cấp, xuyên tạc lếu láo thô bỉ. Anh hãy hành động một cách khôn ngoan, nếu không cho dù sau này có trăm tuổi thì vẫn là một đứa con nít. Một lời xin lỗi có trễ vẫn còn hơn không, hay là anh sẽ tiếp tục cho rằng những gì Sơn Hào viết đều là sự thật và hoàn toàn không có tính nhục mạ hay xuyên tạc?

  2. MẶC GIAO says:

    NÓI VỚI VŨ QÚY HẠO NHIÊN

    MẶC GIAO

    Tôi rất trân qúy tự do của người làm báo. Tôi cũng đã bị “hố” nhiều lần để từ từ nhận ra rằng quyền tự do không cho phép ta muốn làm gì thì làm. Tự do phát biểu nhưng không có tự do xỉ nhục người khác.

    Tôi không nói tới biến cố báo Người Việt ở đây. Tôi chỉ muốn nói với Vũ Qúy Hạo Nhiên đôi điều sau khi đọc bài “Cực đoan tư nhân và cực đoan nhà nước” của anh đăng trên DCVOnline ngày 9-8-2012. Chúng ta đã biết Vũ Qúy Hạo Nhiên bị mất chức phụ tá chủ bút báo Người Việt sau khi báo này đăng bài của Sơn Hào trong mục Thư Độc giả ca tụng cộng sản VN và nhục mạ chế độ và quân đội VNCH. Bài viết này của anh được coi như một sự phân trần và cũng bày tỏ niềm cay đắng về việc anh bị mất “job”. Tôi thông cảm và chân thành nói với anh Vũ Qúy Hạo Nhiên như thế này:
    Tôi chia sẻ sự bực bội của anh khi làm báo mà bị buộc phải giữ mồm giữ miệng, phải tránh điều nọ điều kia, như là bị tước mất quyền tự do ngôn luận. Tôi cũng là dân làm báo, và đã bắt đầu làm báo chuyên nghiệp cách đây 50 năm. Tôi rất trân qúy sự tự do của người làm báo. Tôi cũng đã bị “hố” nhiều lần để từ từ nhận ra rằng quyền tự do không cho phép ta muốn làm gì thì làm. Tự do phát biểu nhưng không có tự do xỉ nhục người khác. Có những điều phải tránh mà tự chúng ta phải biết. Phương ngôn có câu: “Đánh đĩ chín phương còn phải để một phương lấy chồng”. Phương thứ mười của người làm báo ít ra là sự tôn trọng một thành phần độc giả và giữ thân chủ quảng cáo. Chẳng có tờ báo hoàn toàn lý tưởng nào sống được lâu. Chẳng có nhà báo có thiên kiến nào giữ được việc, trừ khi làm báo cho một đảng phái.
    Tôi đồng ý với anh về sự phân tích những cực đoan trong xã hội. Tôi cũng không thích những thái độ và hành động cực đoan. Thấy khác mình là nghi ngờ. Thấy không đúng lập trường của mình là vội chống. Không có tôi trong những hành động theo cảm tính. Nhưng nếu sau khi tìm hiểu một cách khách quan và thấy những lời nói và việc làm nào đó thật sự có hại cho danh dự và quyền lợi của tôi và của những người cùng hàng ngũ với tôi, tôi sẽ chống tới cùng, bằng những biện pháp tôi nghĩ là hữu hiệu nhất, trong khi vẫn tôn trọng những cách thức chống đối khác của những người khác, dù tôi không muốn làm giống họ. Anh cũng đồng ý cực đoan của kẻ có quyền rất khác cực đoan của kẻ không có quyền. Kẻ không có quyền chỉ có cách đánh động dư luận, giải thích, vận động, bầy tỏ lập trường một cách hợp pháp, không được tấn công và làm hại ai. Nếu anh không đồng ý, anh cũng có quyền cãi lại, cũng có quyền hành động chống lại trong vòng hợp pháp. Nếu anh không muốn chống lại, đó là quyền của anh. Nếu anh không thể chống lại, rõ ràng anh ở thế yếu.
    Tôi không đồng ý với phần phân tách của anh “Khi cực đoan không cầm quyền bỗng dưng có quyền”. Anh viết: “Nguy hiểm nhất là khi nhóm cực đoan không cầm quyền, do sự đầu hàng của người khác chẳng hạn. Khi đó yếu tố phân biệt giữa cực đoan Bolsa và cực đoan Hà Nội bỗng biến mất, và cực đoan Bolsa bỗng có dịp triển khai tính cách giống hệt cộng sản của họ”. Trước hết, tại sao dám nói người dân không có quyền? Cần nói rõ là họ không có quyền như những cơ quan nhà nước, nhưng có rất nhiều quyền dân sự mà ngay nhà nước cũng phải tôn trọng, nhất là quyền không ai được phép đụng tới danh dự và quyền lợi của họ. Thứ đến, anh nói cực đoan Bolsa cũng từ từ giống hệt cực đoan Hà Nội là anh nói điều sai sự thật. Cực đoan Bolsa có dám đánh ai, bắt ai, bỏ tù ai như cực đoan Hà Nội không? Cực đoan Bolsa có dám đến chiếm đất của trụ sở báo Người Việt như cực đoan Hà Nội đã làm tại nhiều nơi ở Việt Nam không? Cực đoan Bolsa chỉ có thể phản đối, biểu tình ôn hòa, đòi xin lỗi, như vậy giống cực đoan Hà Nội ở chỗ nào? Nếu báo Người Việt phải xin lỗi và phải sa thải anh chỉ là vì họ đã nhìn thấy lỗi lầm và nhất là e ngại cộng đồng người Việt tỵ nạn không còn coi họ như một thành phần trong hàng ngũ của cộng đồng. Nói rằng báo Người Việt chịu áp lực tinh thần vì chính lỗi lầm của mình thì đúng. Nhưng nếu nói báo Người Việt là nạn nhân của cực đoan Bolsa thì hoàn toàn sai.
    Tôi cũng không tán thành lý luận của anh về việc những người cực đoan lấn quyền biên tập của một tờ báo. Anh viết: “Một khi những người này đã lấn được một phần quyền biên tập của một tờ báo, người ta sẽ nỗ lực lấn sang những phần khác. Và phương pháp người ta lấn sẽ là cùng với phương pháp đã dùng để lấn được lần đầu: Chụp mũ cộng sản”. Nói như vậy là tờ báo không có một ban quản trị và một ban biên tập vững vàng hay sao? Trách nhiệm đầu tiên thuộc về người viết. Trách nhiệm tiếp theo là của những “đầu bếp” ở tòa soạn. Trách nhiệm cuối cùng là của chủ nhiệm. Người viết có trách nhiệm đầu tiên nhưng ít nhất, vì bài của mình có thể bị bỏ hay sửa qua nhiều cấp. Chủ nhiệm có thể đổ lỗi cho chủ bút và phụ tá chủ bút dù chủ nhiệm vẫn phải lãnh hết trách nhiệm tinh thần và pháp lý. Chính chủ bút và phụ tá phải lấy quyết định đăng bài nào, bỏ bài nào, cắt chỗ này, thêm chỗ kia cho thích hợp với lập trường , đường lối của tờ báo và không gây những tranh cãi, kiện tụng vô ích. Một khi chủ bút và phụ tá chủ bút có lập trường rõ ràng và có tay nghề vững thì không sợ ai lấn, cũng không sợ ai đánh du kích bằng cách sửa một câu hay đăng một bài ngoài sự kiểm soát của mình, càng không sợ bị chụp bất cứ thứ mũ nào. Nếu không được như vậy thì nên từ chức, và nếu có bị cho nghỉ việc thì cũng chẳng có lý do gì để than trách.
    Cuối cùng, việc anh trích lời của Thẩm phán Di trú Phan Quang Tuệ không giúp gì cho lập luận của anh vì nó đã qúa cũ và không đúng thực tế của tình trạng tranh chấp chính trị giữa hai phe Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại. Ông Tuệ viết: “và chúng ta có muốn tiếp tục đi theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận diệt!”. Ông thẩm phán đã dùng từ “tận diệt” như một lối nói thậm xưng, thiếu thận trọng và khách quan của một người hành nghề luật pháp. Trong xã hội pháp trị này, ai dễ “tận diệt” được ai? Thứ đến, từ năm 1956, Phan Khôi đã than là với sự kiểm duyệt của đảng cộng sản, mọi giống hoa sẽ đều nở ra cùng một thứ hoa vạn thọ. Vì vậy, Phan Khôi và những người khác trong phong trào Nhân Văn Giai phẩm đã nói khác để phải bị trù dập suốt 30 năm. Đến bây giờ trong nước vẫn còn trên 700 bông hoa vạn thọ xông ra cùng một thứ mùi do đảng chỉ thị. Cũng chính vì thế mà chúng ta đã phải bỏ nước ra đi để tìm những hương hoa khác. Nay có ai lại rước hoa vạn thọ từ Hà Nội sang trưng ở giữa thủ đô tỵ nạn cộng sản Bolsa thì hỏi những người chạy cộng sản có thể ngồi yên để ngửi được không?
    Điều tối kỵ của một thẩm phán là kết án chung chung, không chỉ đích danh. Hãy chỉ mặt xem ai là người bắt báo chí Việt Nam tại hải ngoại nói cùng một luận điệu rồi đưa người đó ra tòa vì tội vi phạm tự do ngôn luận. Hãy nhìn vào thực tế, báo chí Việt Nam ở hải ngoại là một vườn hoa trăm sắc, trăn hương. Có đủ hoa hồng, hoa huệ và cả hoa cứt lợn. Ai muốn viết gì thì viết. Ai dám làm gì ai? Báo Việt rất tự do khi phát biểu về mọi vấn đề, nhưng khi đụng tới vấn đề Quốc Cộng thì biến thành một đấu trường. Điều này dễ hiểu. Cuộc tranh đấu giữa hai phe cộng sản và không cộng sản vẫn chưa chấm dứt. Nếu ai muốn đứng giữa hòa giải hòa hợp thì phải hòa giải cả hai bên một cách không thiên vị. Thử tưởng tượng nếu cho đăng ở Việt Nam một bài báo phê bình chính quyền cộng sản là một chính quyền tay sai, bất hợp pháp, tham nhũng và đề cao chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có công trạng ngoại giao, có thành tích đuổi Pháp khỏi miền Nam, đánh Tầu tại Hoàng Sa…thì số phận của tác giả và chủ báo sẽ ra sao? Chắc chắn họ được đón ngay đi nhà lao nghỉ mát, không thể ngồi chờ đoàn biểu tình đến phản đối. Còn ở Bolsa, khi dân tỵ nạn cộng sản bị nhục mạ tương tự, họ chỉ có võ khí duy nhất là phản đối và biểu tình. Làm gì có quyền bắt ép người. Quyền kiểm duyệt cũng không có.
    Người ta chỉ có quyền kiểm duyệt khi có quyền chế tài. Như vậy đừng vu oan cho những người tỵ nạn là muốn kiểm duyệt mọi lời nói và hành động của những ai khác lập trường. Tố cáo, phản đối thì có. Kiểm duyệt thì không. Cũng đừng viện dẫn Tu Chánh Án thứ nhì của Hiến Pháp Hoa Kỳ về tự do ngôn luận để biện minh cho quyền muốn nói gì thì nói. Tu chánh án này áp dụng cho mọi công dân Hoa Kỳ, kể cả cho những người chống đối những xuyên tạc và bôi nhọ.
    Anh Vũ Qúy Hạo Nhiên,
    Tôi nghe nói anh là con rể của ông Lê Đình Điểu. Ông Điểu là bạn học cùng lớp nhiều năm với tôi tại trường Chu Văn An, Sài Gòn, từ năm 1956. Tôi không lợi dụng tình thân với nhạc phụ của anh để lên giọng kẻ cả với anh đâu. Tôi chỉ muốn nói ông Điểu đã cùng làm báo tài tử với tôi từ lớp đệ Nhị và đã theo nghề báo cho tới khi từ giã cuộc đời. Ông Điểu đã được hưởng nhiều lộc nước dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đã tiếp tay xây dựng chế độ và miền Nam một cách rất xuất sắc, từ lãnh vực giáo dục, truyền thông, tới thông tin quốc ngoại. Anh hãy tìm học lập trường, tư cách và lối làm truyền thông của nhạc phụ anh. Tôi chẳng có gì để nói thêm với anh ngoài lời khuyến khích một bạn trẻ hãy tìm cách hiểu người, hiểu thời thế để phục vụ con người và tiến trên đường đời.

    • Lâm Vũ says:

      Thưa bác Mặc Giao,
      Tôi xin phép được nói chuyện với bác như một đàn em, vì dù gì cũng đồng môn, nhưng ngày tôi vào CVA chắc bác đã hay đang sửa soạn “ra trường”.

      Nếu nói về “tinh thần CVA”, thì một điểm phải nhắc tới đó tinh thần “tư duy độc lập” và không khuất phục trước uy quyền. Cho nên dù không thích thú lắm với vài việc làm có tính hơi “ngông” của anh VQHN, nhưng tôi lại quý sự ngay thẳng của anh ta.

      Vả lại, tôi không nghĩ rằng anh VQHN sẽ nghe theo những lời dạy dỗ, khuyên bảo của bác. Trước hết, sai hay đúng, VQHN đã làm theo niềm tin và lý tưởng của mình. Lý tưởng đó là (tranh đấu cho) tự do tư tưỏng và tự do ngôn luận.

      Bác lý luận rằng, “cực đoan Bolsa” đỡ hơn, dễ chịu hơn “cực đoan CS”, “cực đoan Bolsa” không đánh đập bỏ tù ai v.v. Theo tôi, so sánh thế không hoàn toàn thực tế. Dùng lời nói hô hào bịt miệng kẻ khác không có nghĩa là ít cực đoan hơn kẻ lấy gậy đập đối thủ, mà chỉ có nghĩa là họ không đủ can đảm làm chuyện đó hay còn biết sợ pháp luật Mỹ mà thôi.

      Tôi không ở Cali, nhưng cách đây vài năm có đến “thăm” tòa báo NV, chủ yếu là để nhìn cảnh tượng “cực đoan Bolsa” đang “hành hạ” tòa báo như thế nào. Lúc đó cuộc phong tỏa đó đã kéo dài hai, ba năm gì đó, nhưng đế đó, tôi còn nhìn thấy một chiếc xe tải nhẹ – kiểu chế để bầy hàng bán cà-rem, bánh trái dạo – trên đó là một cái bàn thờ có một số tướng lãnh VNCH đã “vị quốc vong thân”. Ngoài ra không có ai đứng quanh đó “biểu tình”, nhưng những ngưòi bạn tôi cho biết thường thì có một số người đứng trông coi bán thờ, và lớn giọng “đã đảo” những người sắp đi vào toà báo NV.

      Tôi không biết là bác, với tư cách là bạn của cố chủ nhiêm NV, bác Lê Đình Điểu, cảm thấy thế nào, nhưng cảm giác của tôi ngày hôm đó là bàng hoàng, sót sa và ngán ngẫm.

      Tôi vẫn nghĩ, dù sao VNCH vẫn là điều gì tốt đẹp nhất xẩy ra cho đất nưóc dân tộc Viêt Nam suốt thế kỷ 20, sang đầu thế kỷ 21… Còn lại là chế độ thực dân tàn ác và chế độ
      cộng sản sơ khai, ngu dốt và không nhân tính… Thế nhưng, cộng đồng người Việt Bolsa, vẫn được coi là tiêu biểu và kế thừa của VNCH mà có những thái độ và việc làm thiếu văn minh. coi thương tư do dân chủ như vậy thật đáng buốn.

      Khi đất nước, xã hội VN đi xuống dốc là điều dễ hiểu, vì cái chế độ đang kìm kẹp nó không thể làm đuợc gì khác hơn, nhưng chúng ta những người tự nhận là kế thừa của VNCH có thể chấp nhận những thái độ thiếu văn minh và tiêu cực đó hay không?

      Trở về với nhà báo trẻ VQHN, tôi có lời khen ngợi anh bạn trẻ ấy. Không phải vì tài viết báo hay điều gì cụ thể, mà như tôi nhận thấy, thừ nhất anh ta không đi theo hay sợ xệt “đám đông” – “không hú theo bầy chó sói” – thứ nữa, dù đã hơn một lần bị xô ngã vẫn đứng lên tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình.

      VQHN có làm gì sai trái hay không? Có lẽ là có, không ít thì nhiều, nhưng đó không phải là điều quan trọng. Quan trọng là có đủ trí – dũng để tiêp tục vươn vai đứng lên hay không.

      LV
      TB. Về lập trường chính trị cụ thể, đường lối đấu tranh cũng như kiến thức của VQHN tôi không thể xét đoán, vì hầu như không biết gì cả về những khía cạnh này. Nhưng chung chung, theo tôi, nhưng gì đúng với thế giới vào nhưng thập niên 1050s, 60s, 70s…tới bầy giờ là thập niên 2010s có lẽ ít cái còn đúng. Cho nên VQHN có khác chúng ta thì chỉ là điều bắt buộc. Thế nhưng, “đạo đức” thì muôn đời cũng chỉ có một, cái gì đúng với thời cụ Chu Văn An thì phải đúng với bây giờ . Kính.

  3. bich says:

    Xem clip các vị Cực đoan biểu tình báo NV thì thấy các vị cũng sắp ngủm củ tỏi hết rồi, VQHN lại sắp có việc làm rồi, vị nào mà đã ngồi mổ cò trên máy để giải trí thì chẳng hơi đâu mà đi VACOVA, mà báo giấy thì cũng sắp đóng cửa hết thôi nên cũng chẳng ai sợ ai nữa, chỉ có điều không có biểu tình thì buồn chết, không được xem hài miễn phí, kịch tính, hài hước…

    • minh says:

      Có hài kịch tính bằng màn Phê và tự Phê của Đảng và NN ta không hở bich?

  4. Việt Nam Thương Tín says:

    Các ông bà chống Cộng mất bình tỉnh và cái đám “Ký Giả “gà què ăn quẫn cối xay VN Cali đang phá tan Cộng Đồng Tị Nạn Việt.

    • Bich says:

      Có cái cộng đồng tị nạn CS đâu, người ta cứ nói vậy, nhận vậy và tranh giành nhau vậy thôi chứ, nhóm một số người tự nhận có cái CĐ đấy và họ là đại diện thì toàn người xấu xa thì tự nó sẽ phá tan thôi mà.

      • cali says:

        Cái bọn VC nói đi nói lại chã làm được chuyện gì có tình trường tồn chuyên môn đánh phá ăn giựt quỵt tiền và lòng tin , bản chất CS chui ra từ đó ngoài cái đó ra chúng không còn biết cách khác nào hơn !

  5. Boat people says:

    Cái bọn VC nói đi nói lại chã làm được chuyện gì có tình trường tồn chuyên môn đánh phá ăn giựt quỵt tiền và lòng tin , bản chất CS chui ra từ đó ngoài cái đó ra chúng không còn biết cách khác nào hơn !

  6. Tncsvn3 says:

    Tôi là người tị nạn CS . Nhưng tôi không thể là người chống Cộng cực đoan hay không cực đoan .

    Tôi chán ghét CS , sợ CS , bị CS đàn áp . Nhưng thực tế yếu kém , để sống còn , cách tốt nhất là tẩu đào thượng sách , để bảo vệ cho bản thân và gia đình .

    Tôi là người tị nạn cs ,nhưng cảm thấy không đủ Tư cách nói mình là người chống Cộng hiện nay . Theo tôi nghĩ , những người mang nặng hận thù CS , thực tâm chống Cộng vì hận thù , chắc chắn họ không có mặt tại Hải ngoại , họ ở lại VN và quyết sống chết để tìm cách lật lại thế cờ .

    Tôi có những người bạn vnch , tham gia các phong trào lật đổ chính quyền cs , bị CS xử tử hình , ở tù với những bản án trên 20 năm . Nhưng không bao giờ nghỉ đến việc rời khỏi VN . Tại sao ? Đây là điều có thật , mong tất cả người Việt tị nạn CS suy nghỉ , để giảm phần Công kích nhau , vì những từ ngữ mang tính chất ước mơ nặng nề , đớn đau , tự do và dân chủ cho VN .

    Lý tưởng thì không thể ép buộc , tự do thì phải có lựa chọn . Nhận thức về bản thân của mình , để dám nói lên sự thật , giúp cho con cháu hiểu được sự nguy hiểm của chế độ CS , đây mới chính là nhiệm vụ Cần thiết , dầu mình hèn yếu , bất Tài , vô tướng .

    Tôi là người tị nạn CS hèn yếu , bất Tài trước đám con cháu . Nhưng chủ nghĩa CS tàn độc vẫn Cần phải xoá bỏ tận gốc khi có cơ hội . Đây là di ngôn độc nhất của tôi , để lại cho con cháu trước khi lìa đời .

    • Lâm Vũ says:

      Một ý kiền quý báu hiếm có. Có điều, tôi thành thực nghĩ, con cháu chúng ta không cần được thế hệ đàn anh “nhồi sọ” về chế độ cộng sản nguy hiểm cỡ nào. Khi chúng cần biết về CS, sẽ có ngàn cách để biết. Có điều sự hiểu biết đó sẽ khác xa thế hệ đi trước hiểu về CS.

      Điều này không thể khác và cũng cần thiết phải như thế, bởi vì nếu thế hệ thanh niên hôm nay hay 10 năm tới cũng có một thế giới quan như “lớp già” chúng ta bây giờ thì làm sao có đủ bản lãnh để đối phó với một trật tự thế giới bây giờ và trong tương lai?

      Noí thế không có nghĩa là chúng ta không thể làm gì cho/với giới trẻ. Chúng ta cần phải suy nghĩ một cách thành thực và can đảm nói lên những kinh nghiệm của thế hệ mình.

      Mỗi thế hệ thanh niên đều có những kinh nghiệm đặc thù của riêng mình. Lớp thanh niên của thập niên 1940s suy nghĩ khác lớp lớn lên vào 1950s, 1960s, 1970 v.v. Mỗi thế hệ có những kinh nghiệm và từ đó nhãn quan khác nhau. Nhưng tất cả đều là sự thật, dù chỉ là một mảnh của lịch sự toàn diện. Cộng lại, chúng ta mới có cái nhìn bao quát đủ về lịch sử hiện đại nước nhà.

      Bức tranh toàn cảnh đó cần thiết vì nó làm nên cho sự cộng hưởng (Synergy) những cố gắng riêng rẽ thành một phong trào quốc gia đủ mạnh để xoay chuyển lịch sử. Một thí dụ từ thực tế của Tiệp Khắc: phong trào đối lập của Tiệp dưới chế độ CS không manh nhờ số đông, hay đoàn kết thành một khối mà nhơ sự cộng hưởng có được từ sự cảm thông và đồng thuận tư tưởng trong nhãn quan lịch sử. Tôi nghĩ thế.

    • THẠCH says:

      Ông quên rằng dân Quốc nội họ đã THỨC TỈNH qua các báo chống cộng của người tị nạn CS ?
      Tôi là con,cháu VNCH,còn ở lại VN, lo kiếm miếng cơm vất vả làm gì nghỉ đến tình hình chính trị của VN. Vào năm 2006 hoặc 2007 gì đó, 1 người bạn miền Bắc XHCN, anh ta là kỹ sư có nói về chính trị mang tính “phản động”, về ông Hồ, thì anh này đánh giá : “ông Hồ là kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất trung,thiếu thủy chung”, tôi thấy lạ mới vờ hỏi :” “Anh biết những việc này ở đâu?” Anh nói bâng quơ: ” cứ mở mạng, thiếu gì nơi để tìm hiểu ” Cũng từ anh này, tôi lên mạng và đã chợt tỉnh cơn mê sau khi đọc bài ” TÔI ĐÃ THỨC TỈNH” của Lê Nguyễn Huy Trần. Tôi là con, cháu VNCH nhưng phải thức tỉnh bởi 1 bài viết của 1 chàng SV quốc nội ! Và từ đó tôi tìm sự lại sự thật qua các trang Cờ Vàng….
      Dân quốc nội cũng có những hành trình như tôi khi đi tìm 1 sự thật, mà sự thật tòan bộ đều được phơi bày trên các trang báo Dân chủ đáng yêu này. Nếu ngày nay, dân Quốc nội hiểu nhiều về dân chủ, nhân quyền, thì đó là công lao các vị VNCH và trí thức 2 miền Nam – Bắc đã rời bỏ quê hương nhưng họ chưa bao giờ quên đồng bào họ.Và những trang báo hữu ích này đã giúp cho bao thanh niên trẻ tỉnh ngộ, và biết mình phải làm gì cho đất nước VN.
      Ông là người tị nạn, ông nên hãnh diện vì CĐ của ông đã làm nên 1 việc hết sức THẦN KỲ !
      Việc chống lại chế độ CSVN có nhiều cách,không nhất thiết là về VN khi lực lượng mong manh như quả trứng mà đi chọi với đá, để phải lảnh án suốt đời trong ngục CS, uổng phí 1 đời người !
      – Một phương cách khác đó là chống lại chế độ bằng chính ngòi viết của mình, bằng cái tâm của người trí thức, khai mở ý thức cho dân trong nước, để họ tự đứng lên dành những gì họ đáng được hưởng.
      – Chính vì : ” Chủ nghĩa CS tàn độc, vẫn cần xóa bỏ tận gốc khi có cơ hội ” nên các công dân VN tại Hải ngọai đừng bao giờ chùn bước, nản chí trên mặt trận chống bọn CSVN bán nước này .
      Đây là 1 nguyện vọng tha thiết của 1 người quốc nội.

  7. Ý kiến says:

    Người dân trong nước khi nhìn ra sự thật ở những con người láo xạo, nói bằng cửa miệng đầy ở hải ngoại, họ sẽ thất vọng và cẩn thận hơn vì không muốn bị xúi giục, bị ngộ nhận. Những nhân vật đấu tranh từ trong nước ra hải ngoại vỡ mộng như Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Chính Kết, Bùi Tín…chắc chắn là một bài học cay đắng khi tin vào những con người hèn nhát, thiếu bản lãnh báo chí như VQHN. Căn bản nhất của tự do ngôn luận là quyền được nói. Là nạn nhân của sự cực đoan trong cộng đồng Bolsa, bị đuổi việc đến hai lần (có thể lần này là vĩnh viễn), vậy mà VQHN vẫn lúng ta lúng túng không dám mở miệng nói lên quan điểm tự do báo chí của mình. Không dám nói cho chính mình, vạch ra những bất công, sai trái của chính những chủ nhân ông của báo Người Việt vì chút quyền lợi đã thỏa thuận?-ETCETERA

    • phuong says:

      ect… đã đầu hàng cho VC mà còn ý kiến ý cung gì nữa. Những cảnh tưởng bất công, trụy lạc, đánh đập người dưới quyền dã man, tham nhũng, hối lộ , dâng bán nước cho Tầu Cộng không dám hó hé lấy nửa câu. Nên giữ tư cách 1 chút, nói như cô hoa hậu áo tắm “cũng phải chừa 1 phương để lấy chồng” chứ.

    • quandannambo says:

      anh ta đang ngậm cục cực đoan trong miệng
      thì làm sao mà nói cho được
      lúng ta lúng túng là phải

    • Y Kien 2 says:

      VQHN có hèn nhát hay không, tôi không biết và không dám chắc. Có thể ông ấy có tí tự cao trong đấy, nhưng tôi có thể hiểu vì ông ta có trình độ và bằng cấp đầy người, tiếng Việt tiếng Anh song toàn. Còn ông Etcetera mới đây thôi, chính ông ta khen ông HN là dũng cảm, dám đăng những ý kiến đa chiều ngay trên Blog của ông Ét, nhưng ông ta đã tháo xuống và đăng bài chủi ông Nhiên.
      Cái ngay thẳng trong sạch trong lời nói , ông Ét cũng không có thì đừng nói gì đến dũng cảm hay đa chiều, cực đoan.
      Thầy dạy làm báo của các ông là ông Đỗ Ngọc Yến ai cũng nghi ngờ ông ấy là gián điệp , theo tôi nếu :
      1/ Ông Yến là gián điệp của VC thì ông ta rất tài giỏi, đã làm lũng đoạn, chia rẽ được cộng đồng NVHN. Ông ấy rất kín tiếng, ngay cả những gì chúng ta biết được chỉ sau ngày ông ấy chết. Ông ta đã mang bí mật theo ông xuống nấm mồ. Tôi tin rằng ngay cả bà Loan , người đầu ấp tay gối cũng chẳng biết, vì bà ấy từng nói trước 75, ông Yến bỏ nhà ra đi cả vài ngày trời mà chẳng nói tiếng nào.
      Có thể người biết rõ ông ta là Võ Tá Chước, và Lê Quý Biên. Ông Biên đã bị giết tại VN ngay sau tấm hình bị tung ra. Còn ông Chước im hơi lặng tiếng và không biết bây giờ ở nơi nao.
      2/ Ông Yến nếu là gián điệp của VNCH thì ông ta là gián điệp tồi , cũng vì lý do mà tôi đã kể ở trên.
      Ông Yến theo tôi, tuy không viết báo nhưng ông ấy hơn hẳn các ông học trò không phải vì kiến thức học rộng như VQHN hay đám Lê Vũ, Ét-xét mo^`m to mà vì ông ấy hòa nhã và kín tiếng.

  8. Haiha says:

    Từ khi có cái vụ do ông VQHN gây ra chẳng còn ai nhắc đến việc đi đòi nhân quyền, tự do cho VN nữa nhỉ. Vì mấy ông cờ vàng còn bận cho báo NV và VQHN tự do, VQHN thì được tự do rồi, chỉ còn báo NV không biết ra sao thôi.

  9. Cựu SQ Quân Đội Nhân Nhân says:

    Cựu sĩ quan Quân đội Nhân Dân anh Hùng

    Gửi Cựu sĩ quan VNCH

    Thưa ngài cựu sĩ quan VNCH, tôi là cựu sĩ quan Quân đội nhân dân anh hùng thứ zổm đây. Chẳng hay ngài là cựu Sĩ quan VNCH thứ thiệt hay thứ zổm, mà sao tôi nghe cái giọng của ngài nó như mùi CAM, bể mánh rồi ngài ơi, sĩ quan VNCH không có ai nói cái giọng Hà Lội đỏ lòm như vậy .

    • Cựu SQ says:

      Vào đây để biết tác giả là ai nè!

      http://www.sachhiem.us/amari-tx.html

      • THANH says:

        Tưởng gi, mang ba cái thằng phản phé vì lở ngậm cứt Tàu đầy họng, nó phải nhả cứt chứ không lẻ nó nhả cái gì ?
        Sách hiếm ? tòan xả lọai văn chương thối tha , bưng bô thì sao gọi là ” sách hiếm ” ? Cái này phải gọi là sách HĨM ! sách hạ bộ thì nghe có lý hơn ! Bởi cái mủi của bọn này chỉ ngang …hạ bộ !

Leave a Reply to phuong