WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngu trung

TS Nguyễn Hưng Quốc

Quan sát tình hình chính trị Việt Nam gần đây, chúng ta không thể không đặt câu hỏi: nhà cầm quyền tham nhũng, khinh rẻ dân chúng và khiếp nhược trước Trung Quốc đến như vậy mà tại sao dân chúng nói chung vẫn im lặng và một số không ít người vẫn tiếp tục ủng hộ họ?

Chúng ta tạm thời gạt bỏ câu hỏi thứ nhất. Cái gọi là im lặng của dân chúng bao giờ cũng là một bí ẩn. Im lặng có nhiều ý nghĩa và xuất phát từ nhiều lý do. Có sự im lặng của sự thỏa mãn nhưng cũng có sự im lặng của sự bất bình. Có sự im lặng của cảnh trời trong mây đẹp nhưng cũng có sự im lặng trước bão tố. Không ai biết trước được. Ở các xứ độc tài, nơi không có các cuộc điều tra dư luận lại càng không thể biết được. Năm ngoái, trước khi Hosni Mubarak bị lật đổ và trước khi Muammar Gaddafi bị bắn chết, không ai hiểu được sự im lặng của dân chúng Ai Cập và Libya cả. Cả các cơ quan tình báo lớn nhất của Tây phương cũng không hiểu.

Cái không-thể-hiểu xin tạm thời bỏ qua. Chỉ xin tập trung vào câu hỏi thứ hai: Tại sao vẫn có một số không ít người tiếp tục ủng hộ chính quyền?

Chắc chắn, với một số rất đông, là vì quyền lợi. Trên một blog trong nước, có người kể lại lời nói một số cựu chiến binh và thương binh: Mất chế độ, người ta cũng sẽ mất luôn cả hưu bổng. Bảo vệ chế độ, do đó, cũng là bảo vệ quyền lợi của chính họ. Đó là cách lập luận của những người đã về hưu. Còn với những người đang tại chức, điều đó lại càng rõ. Phương châm của Công an Việt Nam thể hiện rất rõ điều đó: “Còn Đảng còn mình.” Mà không phải chỉ công an. Ở ngành nào cũng thế. Có đảng tịch là có chức và có quyền. Có chức và có quyền là tự nhiên có tiền. Tiền như mọc ra từ các tấm thẻ đảng. Lại là tiền nhiều nữa. Không làm gì cả cũng có tiền. Tiền do người ta… cúng. Bảo vệ đảng, do đó, trở thành việc bảo vệ kho bạc và kho vàng của chính mình.

Việc bảo vệ chính quyền vì quyền lợi của chính mình thời nào cũng có. Chính phủ càng phi nghĩa và phi nhân, quyền lợi càng lớn; quyền lợi càng lớn, sự bảo vệ càng tích cực. Tất cả những chuyện đó đều dễ hiểu.

Chúng ta chỉ bàn đến số người khác: Họ vẫn muốn bảo vệ chính quyền dù họ không được hưởng quyền lợi gì trực tiếp từ chính quyền ấy cả. Người ta gọi đó là lòng trung thành.

Một số học giả Tây phương cho lòng trung thành ấy là nguyên nhân chính khiến chế độ cộng sản ở Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn còn đứng vững sau khi toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Nga và Đông Âu bị sụp đổ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Người ta cũng cho lòng trung thành ấy đã bén rễ sâu xa trong văn hóa và lịch sử của cả ba nước, chủ yếu thông qua Nho giáo, một học thuyết lâu đời và có ảnh hưởng cực lớn, vốn đề cao sự hòa thuận và đặc biệt, sự trung hiếu đối với các bậc bề trên. Trong văn hóa Nho giáo, sự phản kháng không phải chỉ có màu sắc chính trị mà còn được xem là thuộc phạm trù đạo đức: Nó bị xem như một tội lỗi.

Thật ra, Nho giáo đề cao lòng trung thành nhưng lại không hề chủ trương một thứ ngu trung. Mạnh Tử từng bảo với những bạo chúa như Kiệt Trụ thì nên giết; giết chúng không phải là giết vua mà là giết những tên thất phu. Điều đó có nghĩa là với những bậc thánh hiền trong Nho giáo, có hai loại trung thành khác nhau: có loại trung thành chính đáng và có loại trung thành sai lầm, hay thường gọi là ngu trung.

Trung như Lý Trần Quán đối với Trịnh Khải là ngu trung. Năm 1786, khi Đoan Nam Vương Trịnh Khải bị Nguyễn Huệ đuổi chạy, cuối cùng, bị bắt, phải tự tử. Để tỏ lòng trung, Lý Trần Quán đã sai mua quan tài và sai người đem đi chôn sống. Ông không cần biết Trịnh Khải đã làm gì với vua Lê và đã làm được gì cho đất nước. Ông cũng không cần biết Nguyễn Huệ là ai; và giữa Nguyễn Huệ và Trịnh Khải, ai đang và sẽ đóng góp nhiều cho đất nước hơn. Ông không cần biết. Ông chỉ cần biết Trịnh Khải là chủ của ông. Ông không cứu được Trịnh Khải vậy ông phải chết. Đơn giản chỉ có vậy.

Bây giờ hẳn sẽ không có ai sẵn sàng tuẫn tiết nếu nhà cầm quyền sụp đổ như Lý Trần Quán ngày trước. Nhưng, với những mức độ khác nhau, một thái độ ngu trung như vậy không phải là không có.

Ở thời nào ngu trung cũng có một số đặc điểm giống nhau:

Thứ nhất, người ta trung với cái danh của người lãnh đạo chứ không phải với tư cách và hành động của người ấy. Trong sinh hoạt chính trị ở Tây phương hiện nay, người ta cũng đề cao lòng trung thành, nhưng cội rễ của sự trung thành ấy được xây dựng trên sự đồng thuận về chính sách chứ không phải trên cá nhân hay huyền thoại của tổ chức. Ở Việt Nam, ngược lại, khi nói đến “trung với đảng”, nhất là trong thời điểm hiện nay, người ta lại gạt bỏ các chính sách của đảng mà chỉ tập trung vào quá khứ hào hùng của một thời nào xa lắc, một quá khứ đẫm đầy màu sắc huyền thoại.

Thứ hai, người ta xem biểu hiện chính, thậm chí, duy nhất của sự trung thành là sự vâng phục tuyệt đối. Cấp trên nói đúng: nghe theo, đã đành. Cấp trên nói sai rành rành, vẫn cứ nhắm mắt tuân theo. Cứ xem các diễn văn và các lời lẽ tuyên truyền của chính phủ như Kinh Thánh. Cứ lặp lại như vẹt chứ không có chút hoài nghi. Ở Tây phương, ngược lại, người ta đề cao thứ trung thành kèm theo óc phê phán. Chỉ trung thành với những cái đúng. Hơn nữa, chỉ trung thành khi dám lên tiếng phê phán những cái sai của chính giới lãnh đạo của mình. Chính vì thế, không hiếm người sẵn sàng lên tiếng chỉ trích đảng của họ. Hay chính phủ của họ. Sự trung thành đối với cái đúng và đối với quyền lợi dân tộc được xem là chính đáng và cao cả hơn hẳn sự trung thành đối với một cá nhân hay một tổ chức.

Ở Việt Nam hiện nay, đồng lõa lớn nhất của cái ác và cái độc hại chính là những thứ ngu trung như thế.

Tags:

5 Phản hồi cho “Ngu trung”

  1. Triều Dương says:

    Ngu trung ở VN chủ yếu là thiếu trí tuệ nên mù quáng. Những người này có tố chất bạc nhược. Điều đó đúng nhưng không phải là tất cả. Chính những lời giáo huấn của bác Hồ từ thiếu nhi, nhi đồng đến mọi thành phần, tổ chức xã hội cộng sinh với nền giáo dục học vẹt. Tuy không cấm nhưng tranh luận nhóm, tranh luận với thày, với cấp trên không được khuyến khích mà còn chờ đợi gánh chịu hậu quả. Chỉ cần vài con chó chăn cừu cũng đủ chăn dắt cả bầy cừu. Loài chó đương nhiên được tin tưởng và ưu đãi hơn.Còn loài cừu cũng đương nhiên mặc định sự lãnh đạo của đàn chó dù có chó hay không nó cũng chỉ gặm cỏ. Nó tin rằng chó giúp nó yên phận hết đời dù thi thoảng cắn xé cảnh cáo vài con cừu cố tình hay vô ý ra khỏi đàn. Đàn cừu cũng ý thức được chủ những con chó có thề lột da chúng bất cứ lúc nào. Một khi cái gien cừu đã ổn định trong tế bào thì nó mãi mãi là con …cừu. Từ quá nửa thế kỷ đảng CSVN đã gieo cấy phát triển gien cừu nhưng chính đảng CSVN cũng không ngờ rằng họ cũng biến đổi gien theo hướng tiến hóa ngược thành chó sói, linh cẩu. Trong cơn mê sảng vài con sói còn chút ảo giác muốn trở về làm người nhưng đã quá nuộn

  2. Builan says:

    Mời quý anh chị NGU TRUNG _ Tôi goị chung là BB
    Qua một chút trích dãn , anh chị có thể nhân ra mình !!!

    ” …Thật ra, Nho giáo đề cao lòng trung thành nhưng lại không hề chủ trương một thứ ngu trung. Mạnh Tử từng bảo với những bạo chúa như Kiệt Trụ thì nên giết; giết chúng không phải là giết vua mà là giết những tên thất phu. Điều đó có nghĩa là với những bậc thánh hiền trong Nho giáo, có hai loại trung thành khác nhau: có loại trung thành chính đáng và có loại trung thành sai lầm, hay thường gọi là ngu trung.

    Trung như Lý Trần Quán đối với Trịnh Khải là ngu trung. Năm 1786, khi Đoan Nam Vương Trịnh Khải bị Nguyễn Huệ đuổi chạy, cuối cùng, bị bắt, phải tự tử. Để tỏ lòng trung, Lý Trần Quán đã sai mua quan tài và sai người đem đi chôn sống. Ông không cần biết Trịnh Khải đã làm gì với vua Lê và đã làm được gì cho đất nước. Ông cũng không cần biết Nguyễn Huệ là ai; và giữa Nguyễn Huệ và Trịnh Khải, ai đang và sẽ đóng góp nhiều cho đất nước hơn. Ông không cần biết. Ông chỉ cần biết Trịnh Khải là chủ của ông. Ông không cứu được Trịnh Khải vậy ông phải chết. Đơn giản chỉ có vậy.

    Bây giờ hẳn sẽ không có ai sẵn sàng tuẫn tiết nếu nhà cầm quyền sụp đổ như Lý Trần Quán ngày trước. Nhưng, với những mức độ khác nhau, một thái độ ngu trung như vậy không phải là không có .

  3. ĐẠI NGÀN says:

    DÂN VÀ NƯỚC

    Nước chỉ là khái niệm không gian cụ thể mà một dân tộc sống trên đó. Đất nước thì tồn tại ngàn đời nếu nó không có các biến chuyển nào về mặt lãnh thổ. Dân tộc hay nhân dân là những con người cụ thể, thực tế sống trên một lãnh thổ chung, tức một đất nước hay quốc gia chung.
    Ý nghĩa của nhân dân là sự thông minh, sự sáng suốt, sự quả cảm, ước vọng, ý chí, và mục đích.
    Một dân tộc có đời sống tự do, dân chủ thật sự, có quyền làm chủ thật sự trên đất nước mình, đó là dân tộc có triển vọng, có ý nghĩa, có giá trị, vì nó được hội đủ mọi yếu tố về ý chí, chủ đích, mục tiêu, sự quả cảm, ước vọng cao xa, lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp.
    Một dân tộc nô lệ, không có quyền tự làm chủ, chỉ do một nhóm người cầm quyền không ai bầu lên, hoặc là trong nước, hoặc là nước ngoài mang đến, đó là dân tộc nhu nhược, thụ động, tăm tối, không có tinh thần quả cảm, không có ý chí tích cực, chỉ sống hoàn toàn thụ động, tiêu cực, chỉ sống theo kiểu tồn tại mà không có ước vọng tự mình, không có quyền hành tự mình, không có ý thức, ý nghĩa tự mình chủ động. Đó thật sự chỉ là dân tộc tầm thường, cho dù được ăn mọi thứ bánh vẽ hoàn toàn giả tạo, lừa mị.
    Một dân tộc kiểu như thế là một dân tộc không có những thành phần tinh hoa, những thành phần trí thức đúng nghĩa. Bởi là thành phần tinh hoa thì phải biết đấu tranh cho điều tốt, điều hay của dân tộc. Bởi thành phần trí thức thì phải hiểu và phải làm điều tốt, điều hay cho dân tộc. Có nghĩa mọi con người mù quáng, kém ý thức, kém nhận thức, chỉ hoàn toàn nô lệ, thụ động theo hoàn cảnh, theo người khác, đều không phải là những thành phần tinh hoa hay thành phần trí thức đúng nghĩa hoặc thật sự của dân tộc đó. Một dân tộc không có thành phần tinh hoa, không có thành phần trí thức đúng nghĩa, ngược lại chỉ có các thành phần giả tinh hoa, giả trí thức, tất yếu không phải là một dân tộc tinh hoa hay chỉ là một dân tộc đang bị suy thoái, đáng bị khống chế đen tối bởi hoàn cảnh mà mình không thể hay không vươn lên chiến thắng được.
    Cho nên bât kỳ cá nhân nào, nhóm người nào, thành phần nào từng tạo nên các hoàn cảnh bất lợi, suy thoái cho một dân tộc, đều là những kẻ tội lỗi, nhưng tay tội đồ về thực chất. Bởi thế mọi nền độc tài đều tội lỗi. Bởi độc tài độc đoán luôn luôn làm cho một dân tộc bị bế tắt, suy nhược, hèn kém về tất cả mọi mặt.
    Bửi vậy chỉ có thực tế khách quan đứng đắn nhất là một xã hội có nhân quyền và dân quyền. Xã hội có nhân quyền là xã hội tự do, dân chủ đúng nghĩa. Bởi nhân quyền luôn được biểu hiện qua quyền làm chủ, quyền tự do dân chủ một cách khách quan, đúng đắn. Chỉ có xã hội có nhân quyền mới là xã hội có dân quyền. Bởi vì dân quyền chính là nhân quyền hiểu theo nghĩa chính trị, còn nhân quyền là dân quyền hiểu theo nghĩa xã hội. Không thể có quan niệm cho rằng chỉ có sự độc tài nào đó mới là hợp lý, là ổn định, là cần thiết để chống rối loạn. Lý luận như vậy là sự ăn gian, sự ngụy biện, sự ngụy tín, sự ngu tối, sự dốt nát, sự ích kỷ, sự phản nhân dân, phản lịch sử và phản xã hội. Trong lịch sử nhân loại, Các Mác là tay tội lỗi, một kẻ tội ác, mang tính điên rồ, tăm tối, vì chủ trương sự chuyên chính độc đảng như là một giải pháp cách mạng xã hội. Kết quả sự chủ trương về mặt lý thuyết ngu ngốc đó, thật sự và thực chất chỉ mang lại mọi hậu quả tai hại nhất cho mọi xã hội mà chính lý thuyết đó được áp dụng. Bởi vì nó thủ tiêu mọi dân quyền, nhân quyền chính đáng nhất, khiến xã hội mất hẳn mọi ý chí, mọi sự sáng suốt, mọi sự thồng minh, làm ức chế mọi tinh hoa, làm bế tắt mọi tài năng trong xã hội, khiến xã hội chỉ còn là một quần thể sinh học thuần túy, chỉ biết nô lệ mọi mặt về quyền lực để nhằm tồn tại như một tập hợp sinh vật trong sự khống chế bới quyền hành đơn phương và chính trị giả dối, giả tạo, lạm dụng, lợi dung, ru ngủ, sai trái, phi lý, ngược ngạo, phản hiệu quả, phản nhân bản mà không là gì khác.

    NGÀN KHƠI
    (21/8/12)

  4. nvtncs says:

    Nó chẳng ngu trung đâu ông Quốc ạ.
    Nó giữ đảng để nó đớp hít cho đến giờ thứ 25.

  5. Trần Hữu Cách says:

    Nguyễn Hưng Quốc viết: “Cấp trên nói sai rành rành, vẫn cứ nhắm mắt tuân theo. Cứ xem các diễn văn và các lời lẽ tuyên truyền của chính phủ như Kinh Thánh. Cứ lặp lại như vẹt chứ không có chút hoài nghi.”

    Xin mượn hơi nhà phê bình văn học một tẹo. Ở những xứ khác, người ta thường nhận ra ngay các diễn ngôn chính trị mà một nhà nước hay một trường phái tư tưởng muốn bơm vào tâm thức cộng đồng. Jean-François Lyotard mô tả điều đó là sự sụp đổ của các “đại tự sự”.

    Ở Việt Nam, quá trình phân hủy của các đại tự sự diễn ra hơi lâu, do chế độ độc tài toàn trị kiểu cộng sản quả thật đã rất thành công trong việc siết chặt hoàn toàn kiểm soát báo chí và xuất bản.

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN