“Diễn Đàn Việt Nam 21″ gửi thư đến ông Bộ trưởng Philipp Rösler
Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi thư đến ông Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Rösler nhân chuyến công du Việt Nam của ông tháng 9/2012
04/09/2012 (Diễn đàn Việt Nam 21). Bộ trưởng Kinh tế Ðức Philipp Rösler sẽ công du Việt Nam và Thái Lan vào hạ tuần tháng 9 năm 2012 với sự tháp tùng của một phái đoàn doanh nghiệp Đức. Ông Rösler sẽ thăm Việt Nam từ 17 đến 19/9/2012. Theo chương trình dự trù, Bộ trưởng Rösler sẽ hội kiến với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bộ trưởng Kế hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng như chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TPHCM Lê Hoàng Quân. Trong lúc ở Hà Nội, ngày 18/9 ông Rösler sẽ tham dự lễ khai trương Văn phòng “Vì Tự Do” (Für die Freiheit) của tổ chức Friedrich-Naumann-Stiftung, một cơ sở nghiên cứu và quảng bá chính trị ngoại vi của đảng Dân Chủ Tự Do Đức FDP mà ông Rösler hiện là chủ tịch đảng. Ngày 19/9 tại Sài Gòn ông Rösler sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Đức-Việt cũng như dự lễ khai trương Trường Quốc Tế Đức (International German School IGS) do tổ chức „Stiftung Bildung und Handwerk“ ở Paderborn đỡ đầu.
Ngày 20/09 ông Rösler và phái đoàn tháp tùng sẽ rời Việt Nam sang Thái Lan, tại Bangkok ông sẽ hội kiến với nữ thủ tướng Thái Yinglak Chinnawat, bộ trưởng Năng Lượng Arak Chonlathanon và nhiều nhân vật cao cấp khác trong chính quyền Thái Lan. Trọng tâm các buổi hội đàm sẽ là năng lượng, hạ tầng cơ sở, y tế và an toàn lương thực.
Nhân dịp này, Diễn đàn Việt Nam 21 đã gửi thư đến bộ trưởng Rösler đề nghị ông hãy đặt vấn đề với nhà cầm quyền Việt Nam về việc vi phạm nhân quyền, bắt giữ và kết án người khác chính kiến hay phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc, Diễn đàn Việt Nam 21 kêu gọi ông Rösler hãy can thiệp để những người này sớm được tự do cũng như hãy quan tâm cảnh cáo việc xây nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
——————————————–
Thư của Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi ông Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Rösler nhân chuyến công du Việt Nam tháng 9/2012
Ông Bộ trưởng Kinh tế
Dr. Philipp Rösler
10115 Berlin
Thưa ông bộ trưởng,
Chúng tôi rẩt quan tâm ghi nhận tin tức về chuyến công du Việt Nam của ông trong thời gian từ 17 đến 21 tháng 9 năm 2012.
Chúng tôi đau lòng khi nghĩ đến quê hương của chúng tôi nơi mà hiện nay người dân có không có tiếng nói trong các vấn đề dân chủ, công lý, tự do, an sinh và phát triển của đất nước.
Từ 37 năm qua, chế độ Hà Nội đã từng hứa hẹn với người dân “độc lập, tự do và hạnh phúc”, nhưng những điều này vẫn chưa thành sự thật. Thay vì gìn giữ độc lập, nhà cầm quyền càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, để cho Bắc Kinh chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà không có một sự phản kháng nào. Hà Nội đã đè nén mọi khát vọng tự do của người dân, bắt giữ những người bất đồng chính kiến như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Nguyễn Văn Lý, thượng tọa Thích Quảng Độ, luật sư Lê Công Định, Blogger Điếu Cầy… cũng như cấm đoán các cuộc biểu tình. Về mặt hạnh phúc, đằng sau một bộ mặt kinh tế bề ngoài được đánh bóng là phồn thịnh thì thực tế phần lớn dân chúng phải chịu đựng nghèo đói, lạc hậu và tham nhũng thay vì hạnh phúc. Các quan chức lũng đoạn công quỹ trong đó gồm cả tiền viện trợ phát triển. Trong lãnh vực môi trường Hà Nội theo đuổi một chính sách thù địch thiên nhiên và con người. Trong khi nước Đức sẽ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân thì Hà Nội lại nhập khẩu các lò phản ứng từ Nga, Nhật Bản và xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại các khu vực nhạy cảm của Việt Nam.
Đứng trước những vấn đề bất cập nêu trên, chúng tôi rất hoan nghênh nếu ông không chỉ đàm phán với chính phủ Việt Nam về thương mãi và chính trị tại Việt Nam mà còn dành thì giờ để trao đổi với đại diện của xã hội dân sự và các cộng đồng tôn giáo. Chúng tôi hy vọng rằng ông sẽ đề cập đến số phận của các tù nhân chính trị bất bạo động tại Việt Nam và can thiệp cho họ sớm được tự do.
Chúng tôi đánh giá cao việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế giữa Đức và Việt Nam. Mối quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ giữa quê huơng cũ và quê huơng mới của chúng tôi sẽ khuyến khích mọi người tại Việt Nam thêm can đảm dấn thân vì tự do, công lý để chuyển hóa đất nước.
Chúng tôi tin vào lời tuyên bố của bà thủ tướng liên bang: “trong đời sống chính trị hằng ngày tại châu Âu và trên thế giới như cũng ở phạm vi riêng tư, chúng ta thường đi đến sự dung hòa, ngay cả những dung hòa đầy khó khăn, nhưng những việc đó mang lại nhiều lợi điểm hơn là nhược điểm. Tuy nhiên, sẽ không thể có thỏa hiệp dựa trên sự thiếu hiểu biết về những điều dân chủ cơ bản như đã quy dịnh trong hiến pháp” (Bài phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm “60 năm Tòa Án Hiến pháp Liên Bang”). Chúng tôi hy vọng rằng ý nghĩa phát biểu này của bà Merkel sẽ là căn bản góp phần tích cực trong các cuộc hội đàm của ông tại Việt Nam.
Kính chúc ông cùng phái đoàn một chuyến đi thoải mái và thành công.
Trân trọng kính chào
Dr. Hong-An Duong
Diễn Đàn Việt Nam 21
www.vietnam21.info
forumvietnam21@googlemail.com
——————————————-
Brief des Forums Vietnam 21 an Herrn Bundeswirtschaftsminister Philipp Rösler anläßlich seiner Reise nach Vietnam im September 2012
Forum Vietnam 21
Sektion Deutschland
03.09.2012
Herrn
Bundeswirtschaftsminister
Dr. Philipp Rösler
Scharnhorststr. 34-37
10115 Berlin
Sehr geehrter Herr Minister,
mit großem Interesse haben wir die Nachricht von Ihrer Reise nach Vietnam in der Zeit vom 17.bis 21. September aufgenommen.
Wir denken mit Wehmut an unsere alte Heimat, wo derzeit das Volk kein Mitspracherecht in Sachen Demokratie, Gerechtigkeit, Freiheit, Sicherheit und Entwicklung des Landes hat.
Das Regime in Hanoi verspricht dem Volk seit 37 Jahren „Unabhängigkeit, Freiheit und Glück“. Doch nichts davon ist wahr geworden. Statt Unabhängigkeit zu erhalten, begibt sich die Regierung immer mehr in die Abhängigkeit Chinas, in dem sie Beijing ohne Widerstand vietnamesische Territorien, wie die Paracel- und Spratly Inseln, überlässt. Den Wunsch des Volkes nach Freiheit unterdrückt HaNoi durch Verhaftung von friedlichen Dissidenten wie Dr. Cu HuyHaVu, Dr, Nguyen DanQue, Pater Nguyen VanLy, dem Mönch Thich QuangDo, dem Anwalt Le CongDinh, Blogger Dieu Cay…sowie durch Verbot von Demonstrationen. Statt Glück leidet hinter der Fassade einer vermeintlich blühenden Wirtschaft die breite Masse des Volkes unter Armut, Rückständigkeit und Korruption. Funktionäre plündern die öffentlichen Kassen, darunter auch Gelder der Entwicklungshilfe. Auch in puncto Umwelt betreibt HaNoi eine menschen- und naturfeindliche Politik. Während in Deutschland die Atommeiler stillgelegt werden, importiert HaNoi die Reaktoren aus Japan, Russland und baut Atomkraftwerke in sensiblen Regionen Vietnams.
Angesichts der genannten Missstände begrüßen wir es sehr, wenn Sie in Vietnam mit den vietnamesischen Regierungsmitgliedern nicht nur Gespräche über Wirtschaft und Politik führen, sondern auch Zeit finden, mit Vertretern der Zivilgesellschaft und der Religionsgemeinschaften zu sprechen. Wir hoffen sehr, dass Sie dabei auch das Schicksal der gewaltlosen politischen Gefangenen in Vietnam offen zur Sprache bringen und sich für deren Freilassung einsetzen.
Wir wissen die Förderung der Wirtschaftsbeziehung zwischen Deutschland und Vietnam zu schätzen. Eine enge politische und wirtschaftliche Beziehung zwischen unserer alten und unserer neuen Heimat wird den Geist der Freiheit, der Gerechtigkeit und den Mut zur Veränderung bei allen Menschen in Vietnam fördern,
Wir haben viel Vertrauen in die Aussage der Bundeskanzlerin: „Wir werden im täglichen politischen Leben in Europa und in der Welt wie auch zu Hause sicherlich immer wieder Kompromisse schließen – auch mühsame Kompromisse, bei denen aber zum Schluss die Vorteile gegenüber den Nachteilen überwiegen. Aber keine Kompromisse kann es geben, wenn die Grundlagen des Demokratieverständnisses, wie es durch das Demokratieprinzip im Grundgesetz vorgegeben ist, infrage gestellt werden.“ (Rede zum Festakt „60 Jahre Bundesverfassungsgericht“). Wir wünschen uns, dass dieser Aussage von Frau Merkel in Ihren Gesprächen in Vietnam Rechnung getragen wird.
Wir wünschen Ihnen und Ihrer Delegation eine angenehme und erfolgreiche Reise.
Mit freundlichen Grüßen
Dr. Hong-An Duong
Forum Vietnam 21
www.vietnam21.info
forumvietnam21@googlemail.com
Sent: Saturday, September 15, 2012 10:37 PM
Subject: Philipp Rösler Trả Lời Spiegel Online Trước Khi Đi Thăm VN
Spiegel Online : Thưa ông Rösler , ông sẽ đi thăm Việt Nam , đất nước nơi ông sinh ra , ông chờ đợi gì ở chuyến đi này ?
Rösler : Tôi mong rằng nền kinh tế Đức sẽ hưởng lợi được từ chuyến đi này . Việt Nam là một nước đang trỗi dậy và dĩ nhiên là một thị trường cho các doanh nghiệp của chúng ta . Tại đây trong những năm qua đã có khá nhiều biến động , ngay cả trong việc mở rộng cánh cửa cho tự do kinh doanh . Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều thử thách , ví dụ như trong các vấn đề về nhà nước pháp quyền .
Spiegel Online : Chuyến đi thăm của ông đang được theo dõi chăm chú . Dù sao tiểu sử của ông cũng liên quan đến lịch sử hiện đại của đất nước này . Ông là đứa trẻ bị bỏ rơi trong thời gian chiến tranh Việt Nam . Ông có biết gì về thời gian đó không ?
Rösler : Những tháng đầu tiên của cuộc đời , tôi sống tại Khánh Hưng , hiện nay thuộc tỉnh Sóc Trăng trong một cô nhi viện thiên chúa giáo . Đó là năm 1973 . Bản thân tôi chẳng nhớ gì hết cả . Sau này , cách đây vài năm tôi có đọc một bài báo của Cordt Schnibben trên Spiegel viết về cô nhi viện đó . Có khoảng 3000 trẻ em đã từng được các Bà Xơ thiên chúa nuôi nấng trong suốt thời gian đó . Các bà đã đặt tên và quy định ngày sinh của bọn trẻ để quá trình nhận con nuôi có thể tiến hành dễ dàng .
Spiegel Online : Hai Bà Xơ Mary Marthe và Sylvie Marthe đã chăm sóc ông những tháng đầu tiên ở Khánh Hưng . Tháng 11/1973 ông được nhận làm con nuôi sang Đức . Nhà báo Michael Bröcker có nêu trong bài viết về ông là Bà Xơ Mary Marthe vẫn còn sống tại Việt Nam . Ông có liên hệ với bà ấy ?
Rösler : Chúng tôi có liên lạc với nhau , sau khi tôi trở thành bộ trưởng kinh tế liên bang năm 2009 . Một phóng viên đi về Việt Nam gặp bà Mary Marthe và chụp hình bà ấy cầm ảnh của tôi trên tay . Về sau , bà ấy có gửi email cho tôi qua một Bà Xơ khác có địa chỉ email . Tôi rất cảm động về việc này
Spiegel Online : Bà ấy viết gì cho ông ?
Rösler : Bà ấy tự hào vô cùng về những gì tôi đã đạt được .
Spiegel Online : Ông có biết rõ về hoàn cảnh , lý do tại sao cô nhi viện chuyển ông đi làm con nuôi ?
Rösler : Không , tôi cũng chẳng bao giờ tìm hiểu điều đó .
Spiegel Online : Tại sao ?
Rösler : Ai đi tìm cái gì , thì chứng tỏ anh đang thiếu cái đó . Nhưng tôi không cảm thấy thiếu cái đó .
Spiegel Online : Ông chưa bao giờ có nỗ lực , muốn biết thêm mọi chi tiết ?
Rösler : Không , chưa có lúc nào hết . Nước Đức là tổ quốc của tôi . Việt Nam là một
phần của cuộc đời tôi , phần mà tôi không hề có chút ký ức nào hết . Tôi sinh trưởng ở Đức , ở đây tôi có gia đình tôi , có ba tôi và các bạn tôi .
Spiegel Online : Cách đây 6 năm , trong chuyến đi thăm Việt Nam đầu tiên của ông , cùng với phu nhân , ông đã không trở về thăm lại địa phương nơi có cô nhi viện đó . Phải chăng đó là một quyết định có chủ ý ?
Rösler : Năm 2006 chúng tôi không hề biết nơi đó ở đâu . Thực ra tôi luôn tìm địa danh Khánh Hưng trên bản đồ , nhưng không tìm ra . Mãi khi đến Sài Gòn , vào phủ Tổng Thống cũ thì mới có giải đáp . Trong tầng dưới của nhà bảo tàng vẫn còn trung tâm tham mưu hành quân của Mỹ ( das alte US-Lagezentrum ) . Trên tấm bản đồ của Mỹ với các địa danh cũ tôi đã tìm thấy tên nó . Điều tôi không biết mà chính anh phiên dịch giải thích : Khánh Hưng , cũng như bao địa danh khác ở miền Nam , đã bị nhà cầm quyền mới đổi tên sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc .
Spiegel Online : Sao ông lại không đến thăm chỗ đó ?
Rösler : Khi đó tôi chỉ là du khách bình thường . Vợ chồng tôi cũng đi thăm đồng bằng sông Mê-Kông . Chỉ có điều chúng tôi kết luận là Sóc Trăng , như tên gọi hôm nay , chắc chắn sẽ không khác gì những vùng mà chúng tôi đã đi qua
Spiegel Online : Ông có kế hoạch , trong chuyến thăm tới sẽ tạt qua nơi đó một chứt không ?
Rösler : Tôi đi Việt Nam lần này với tư cách Bộ Trưởng Kinh Tế Đức , là người đại diện quyền lợi cho nền kinh tế Đức , chứ đâu có phải đi tìm cội nguồn của riêng mình .
Spiegel Online : Ông có sự đinh , sau này sẽ tìm về chỗ đó không ?
Rösler : Không , chúng tôi không có kế hoạch . Nơi đó không có ý nghĩa sâu lắm đối với tôi ( Er hat für mich einfach keine tiefere Bedeutung ) .
Spiegel Online : Có những trẻ em con nuôi lại suy nghĩ khác hẳn , họ tìm hiểu rất sâu về quá khứ của họ . Ông có chia sẻ với những người này không ?
Rösler : Tôi hoàn toàn có thể chia sẻ với họ , nhưng tuỳ theo trường hợp có sự khác nhau . Trong gia đình tôi , tôi không hề cảm thấy thiếu thốn chút gì hết , do vậy vấn đề đó chưa bao giờ được tôi đặt ra .
Spiegel Online : Ông có hay nói chuyện với ba ông , người đã một mình nuôi ông sau khi li hôn , từ khi ông mới bốn tuổi , về Việt Nam ?
Rösler : Không , Việt Nam ít khi được nhắc đến trong câu chuyện giữa hai chúng tôi . Khi tôi đã lớn , ba tôi có đặt tôi đứng trước gương và giải thích , tại sao tôi lại khác các trẻ khác .
Spiegel Online : Ông Cụ có giải thích , tại sao các cụ hồi ấy lại quyết định nhận anh làm con nuôi ?
Rösler : Ba tôi là quân nhân và trong thời gian học lái máy bay trực thăng tại Mỹ đầu những năm bảy mươi , ổng có quen một số đồng nghiệp Nam Việt Nam . Qua những người này , ổng được biết về sự bất hạnh do cuộc chiến gây ra , nhất là về trẻ mồ côi . Do vậy hai ông bà đã quyết định nhận con nuôi .
Spiegel Online : Ông có nhận thấy mặt nào Á Châu của mình ?
Rösler : Diện mạo của tôi là một minh chứng rõ ràng . Nhưng tôi không biết võ Á Châu cũng như không thường ăn đồ Á Châu .
Spiegel Online : Khi ông đi ra nước ngoài , có ai nhắc đến nguồn gốc của ông không ?
Rösler : Thỉnh thoảng . Năm ngoái khi tôi đi với Angela Merkel sang Mỹ , có hai Bộ Trưởng gốc Á cũng hỏi thăm về nguồn gốc của tôi , kể cả Tổng Thống Obama . Ông ta tỏ ra ít ngạc nhiên hơn là những chính trị gia ở các nước khác . Chẳng gì thì nước Mỹ cũng là nước mang dấu ấn nhập cư .
Spiegel Online : Cuộc đi thăm của ông cũng được phía Việt Nam quan tâm lắm . Khi ông tham gia chính phủ , một tờ báo bên đó đã viết : « Ông ta là quân nhà mình » . Ông sẽ xử lý ra sao ?
Rösler : Ông thử tưởng tượng ngược lại xem , một trẻ em Đức được một nước khác nhận làm con nuôi rồi lên làm chức to trong chính phủ . Mối quan tâm ở bên này chắc chắn cũng lớn không kém .
Spiegel Online : Ông sẽ không để họ tác động ? ( Sie wollen sich nicht vereinnahmen lassen ? )
Rösler : Nước Đức là quê hương của tôi . Điều đáng ca ngợi ở nước chúng ta là kể cả những con người với các lý lịch không bình thường vẫn có cơ hội thăng tiến . Điều kiện tiên quyết cho việc này là sự khoan dung của xã hội . Chế độ dân chủ của chúng ta và thành công của chúng ta không chỉ được tạo dựng trên cơ chế thị trường xã hội , mà trước hết là nhờ một xã hội tự do . Ở Việt Nam tôi sẽ nhấn mạnh điều này . Về lâu về dài , một nền kinh tế thị trường sẽ không thể phát triển được nếu không có tự do .
Spiegel Online : Một đề tài cho các trẻ em con nuôi gốc á ở Đức là chủ nghĩa chủng tộc ngấm ngầm hay lộ diện . Ông có đối diện với vấn đề đó không ?
Rösler : Không , trong cuộc sống hàng ngày thì không thấy .
Spiegel Online : Ở Việt Nam , những người Cộng Sản vẫn nắm quyền với chế độ độc đảng . Trong cuộc đi thăm này ông có nêu vấn đề tôn trọng nhân quyền ?
Rösler : Tôi hoạt động trong Uỳ Ban Trung Ương Những người Công Giáo ( Đức ) , do vậy đối với tôi sẽ rất quan trọng , khi mời các đại diện giáo dân tham gia buổi tiếp tân tại đại sứ quán Đức sẽ tổ chức ở Hà Nội . Giáo dân ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn . Do đó vấn đề này là một nhận thức rất quan trọng của tôi .
Spiegel Online : Trong năm 2000 ông mới làm lễ đặt tên thánh . Quyết định này có liên quan đến việc các Bà Xơ thiên chúa đã cứu ông ?
Rösler : Điều đó không phải là quyết định . Nhưng những ai đã biết là các Bà Xơ phải chịu đựng nguy hiểm và vất vả như thế nào trong chiến tranh VN để cứu trẻ em mồ côi thì người đó sẽ không bao giờ quên .
Spiegel Online : Ông không nói tiếng Việt . Ông có tập vài từ để chuẩn bị cho chuyến đi này ?
Rösler : Làm cái đó thì có vẻ hơi cường điệu quá . Nhưng xin nói cho rõ nghĩa – lẽ tất nhiên một phần của cuộc đời tôi đã gắn bó tôi với đất nuớc đó , nhưng tôi đi Việt Nam với tư cách là bộ trưởng kinh tế Đức !
Nguồn : Spiegel Online
Nguyễn Việt ( Chuyễn Ngữ ) 2012/09/15
ông Bộ trưởng này người Đức gốc Việt, trước đây ông ta là con của một người nào đó trong chế độ “chánh nghĩa QG VNCH” , bị bỏ rơi được một người Đức nhận làm con nuôi. Là công dân Đức, ông ta phải phục vụ cho nước Đức. nay ông về VN với tư cách Bộ trưởng của Đức làm việc trên cơ sở nhiệm vụ chính phủ Đức giao cho chứ không phải để “đấu tranh nhân quyền cho VN” như mấy người Mỹ “mất gốc Việt” thường hay kêu gọi nước ngoài vào xâm lược VN.
đúng vậy, mấy người CCCĐ chuyến này sẽ tẽn tò, nhục nhục nhục cho mấy người!
ăn mày CS không biết nhục, lại bảo ai nhục? Bây giờ cứ khom lưng bò ra mà nịnh bợ bộ trưởng Đức. Nhục nhục nhục cho cái phận ăn mày theo tư bản.
Cả cái nước VN mừng hớn hở đón người con VNCH, trở về trong vinh quang. Ôi, nhục ơi là nhục.
Lại còn cái trò đánh tráo cờ qụat nữa. Nhục ơi là nhục:
http://old.danchimviet.info/archives/65671
Lại còn tạc tượng HCM cho hao hao giống mặt Rösler. Nhục!
“không phải để “đấu tranh nhân quyền cho VN” như mấy người Mỹ “mất gốc Việt” thường hay kêu gọi nước ngoài vào xâm lược VN”
Ông ngườivieet (?) lầm rồi.
Đây là đoạn cuối của bài phỏng vấn bộ trưởng kinh tế trước chuyến công du ở VN, do Spiegel Online xuất bản hôm 14.09.2012 dưới tiêu đề: “Việt Nam là một phần cuộc đời tôi”. Nguyễn Việt chuyển ngữ.
http://nguoiviet.de/modules.php?name=News&op=viewst&sid=23855
SPIEGEL ONLINE: Cuộc đi thăm của ông cũng được phía Việt nam quan tâm lắm. Khi ông tham gia chính phủ, một tờ báo bên đó đã viết: „Ông ta là quân nhà mình“. Ông sẽ xử lý ra sao?
Rösler: Ông thử tưởng tượng ngược lại xem, một trẻ em Đức được một nước khác nhận làm con nuôi rồi lên làm chức to trong chính phủ. Mối quan tâm ở bên này chắc chắn cũng lớn không kém.
SPIEGEL ONLINE: Ông sẽ không để họ tác động ? (Sie wollen sich nicht vereinnahmen lassen?)
Rösler: Nước Đức là quê hương của tôi. Điều đáng ca ngợi ở nước chúng ta là kể cả những con người với các lý lịch không bình thường vẫn có cơ hội thăng tiến. Điều kiện tiên quyết cho việc này là sự khoan dung của xã hội. Chế độ dân chủ của chúng ta và thành công của chúng ta không chỉ được tạo dựng trên cơ chế thị trường xã hội, mà trước hết là nhờ một xã hội tự do. Ở Việt Nam tôi sẽ nhấn mạnh điều này. Về lâu về dài, một nền kinh tế thị trường sẽ không thể phát triển được nếu không có tự do.
(…)
SPIEGEL ONLINE: Ở Việt Nam, những người cộng sản vẫn nắm quyền với chế độ độc đảng. Trong cuộc đi thăm này ông có nêu vấn đề tôn trọng nhân quyền?
Rösler: Tôi hoạt động trong Ủy ban Trung ương Những người Công giáo (Đức), do vậy đối với tôi sẽ rất quan trọng, khi mời các đại diện giáo dân tham gia buổi tiếp tân tại đại sứ quán Đức sẽ tổ chức ở Hà Nội. Giáo dân ở Việt nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó vấn đề này là một nhận thức rất quan trọng của tôi.
SPIEGEL ONLINE: Trong năm 2000 ông mới làm lễ đặt tên thánh. Quyết định này có liên quan đến việc các bà xơ thiên chúa đã cứu ông?
Rösler: Điều đó không phải là quyết định. Nhưng những ai đã biết là các bà xơ phải chịu đựng nguy hiểm và vất vả như thế nào trong chiến tranh Việt Nam để cứu trẻ em mồ côi thì người đó sẽ không bao giờ quên.
SPIEGEL ONLINE: Ông không nói tiếng Việt. Ông có tập vài từ để chuẩn bị cho chuyến đi này?
Rösler: Làm cái đó thì có vẻ hơi cường điệu quá. Nhưng xin nói cho rõ nghĩa – lẽ tất nhiên một phần của cuộc đời tôi đã gắn bó tôi với đất nuớc đó, nhưng tôi đi Việt Nam với tư cách là Bộ trưởng Kinh tế Đức!
Đeo kính râm, bịt khẩu trang về VN chơi rồi về Mỹ chống C tiếp, thu tiền của bá tánh thập phương rồi lại ăn chơi tiếp. CS “sợ” không thì chưa biết nhưng mà Cali bây giờ tràn ngập CS và người Việt “mới”, còn mấy cái group chống C thì đánh nhau lỗ đầu giành miếng cơm, nhục thấy cđm!
Cứ nhìn vào nền báo chí của cộng đồng người Việt hải ngoại suốt 37 năm qua sẽ có nhận định và đánh giá mà ít bị sai lầm: Báo chí thế nào, người dân thế ấy.
Cộng đồng người Việt còn non trẻ, phức tạp, ồn ào, có nhiều hội đoàn, ủy ban, đảng phái, có nhiều cuộc biểu tình chuyên đánh phá lẫn nhau và chia rẽ nhất so với các cộng đồng thiểu số khác đang sinh sống ở Mỹ.
Mới nhìn vào, với số lượng vài trăm tờ báo, vài chục đài truyền thanh, truyền hình, sẽ dễ lầm tưởng tự do ngôn luận, tự do báo chí đã bén rễ và sinh sôi nẩy nở trong cộng đồng vừa mới hội nhập vào đất nước văn minh và tự do nhất hoàn cầu này. Trông vậy mà không phải vậy. Nói một đàng làm một nẻo. Làm báo theo kiểu lề phải, tự kiểm duyệt, độc tài, phản tự do ngôn luận, phản tự do dân chủ và sẵn sàng quỳ lạy đám chống cộng cuồng tín, cực đoan mặc dù hiến pháp Mỹ đã cho một thứ quyền lực tối cao ngang hàng với ba ngành lập pháp khác.
Tiêu biểu cho lối làm báo hèn nhát theo lề phải là những tờ báo được xem có trọng lượng nhất trong làng báo hải ngoại, đứng đầu là tờ Người Việt, Việt Tide, Viễn Đông, Việt Báo và Sàigòn Nhỏ.
Thái độ hèn nhát làm báo theo lề phải dẫn dắt quần chúng sai lạc của những tờ báo nêu trên đã đẻ ra đám cuồng tín Vi Anh, Phan Kỳ Nhơn, Nguyễn Tấn Lạc, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Quang Dật, Trần Thanh Hiền, Trần Sơn Hà, Trần Trọng An Sơn, Trần Phong Vũ và Nguyễn Chí Thiện.-JAMES DU
Thiệt là buồn cười ! Đang không có con chó nào tự nhận là Báo chí hải ngoại chạy ra sủa càn
Nên nhớ : ” Báo chí ,Tạp chí ở Hải ngoại đều là Tư Nhân” , họ làm việc và đi tin đều dưới luật
thông tin của từng quốc gia ! Họ đi tin sai hay vu khống người khác , họ sẽ bị pháp luật trừng
trị ! Chứ không như báo chí trong nước ! Tất cả đều dưới sự chỉ đạo của Đảng Công Sản ‘
Đảng ra chỉ thị đăng tin gì thì đăng tin đó ! Đúng là CHÓ ! Chủ sai Cắn ai là CẮN !
Non ngàn sửa lại bài thơ như sau:
Ông Bộ Trường mặt mày rạng rỡ
Nay có dịp về thăm xứ sở
Toát lên đầy tươi trẻ ở Việt nam
Ôi quả thực Freiheit là vậy
Cũng bù trừ xốn xang thủa nào
Fuer den Herrn Philipp Roesler
Vậy cũng chưa hay, phải sửa lại như vầy mới hay nè:
Ông bộ trưỡng mặt mày rạng rở
Toát lên đầy…tươi trẽ Việt Nam
Số ông hên nên thoát cảnh lầm than
Lơn lên khỏi phải kiếp…cò mồi nói láo
Ôi! Kể từ khi đời ta có…cáo
Từ hạng người, xuống hạng thú, như nhau
Nghe chúng bơm nà…trí tuệ đỉnh cao
Mà muốn…bịnh, chán đời vì lũ…xạo
Bộ trựởng ơi, xin tặng ngài…trái táo…
Tiếp
“Bộ trựởng ơi, xin tặng ngài…trái táo…”
-”Lấy cái mã cha mầy đút vào MÕM KỤ HÙ đi !”
(Lời ông PHÊ dạy thằng con trai tên NHỚN) Khakhakha
nói thơ với t. Ngu , thì thà vạch c…ra đá…i , cho nhẹ người !
Nhân dịp 67 năm ngày thành lập nước CHXHCN Việt Nam (2-9-2012) Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thành phố San Francisco, bang California, Hoa Kỳ và đại diện chính quyền Thành phố San Francisco đã phối hợp tổ chức lễ thượng cờ nước CHXHCN Việt Nam trước trụ sở Toà Thị chính Thành phố. Ông Tổng lãnh sự Nguyễn Bá Hùng và bà Vụ trưởng Lễ tân Charlotte Mailliard Schultz đã cùng kéo lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam lên trước mặt tiền của Toà Thị chính.
Đại diện tòa thị chính và Tổng lãnh sự Việt Nam cùng những người tham dự đã mở rượu chúc mừng ngày Quốc khánh Việt Nam. Bà Charlotte Mailliard Shultz đã trao cho ông Nguyễn Bá Hùng bản tuyên bố của Thành phố và địa hạt San Francisco do Thị trưởng Edwin Lee ký với nội dung tuyên bố ngày 2-9-2012 là ngày Di sản-Hữu nghị Mỹ-Việt tại Thành phố và Địa hạt San Francisco.
Trời ơi, cả một ngày trọng đại kỷ niệm ngày thành lập cái gọi là ngày thành lập nước chxhcnvn mà chỉ có 1 đại diện tòa thị chính thành phố “Trăm Quan sáu cô” San Francisco đến chúc mừng thôi hay sao !!!
Thế mới biết Thị Trưởng của thành phố nầy giỏi thật, ông đã biết rõ “đá, vàng” biết rõ thế nào là chủ nghĩa Sọt Rác cộng sản nên chỉ cho một đại diện (tôi xin nhắc lại 1 đại diện) mà chẳng phải là ông đến chúc mừng !!! Thật hổ thẹn cho nhà nước và cái gọi là chxhcn !
Thưa,
Bạn nên giãi thích cho cái anh lãnh sự quán đó biết rằng 67 năm có cái nước trời ơi đất hỡi cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN là hết 40 năm dân VN ăn…cám xú, bị khũng bố tới bến. Còn 27 năm sau nữa là phải sống với…lừa, gái VN phải..tuột quần, trai VN thì lao nô, chửi tục tới bến bởi cái giáo dục láo của cái…xã nghĩa VN …
Anh lãnh sự đó nên lấy cái gì che mặt mỗi khi ra đường vì cái sự đại diện cho cái nhà nước…láo đó. Phải biết xấu hổ tí tí, mới còn là con người.
Thiên hạ ai cũng biết tõng, tỉnh rụi khoe láo hoài nghe tội nghiệp cho cái thân cò mồi quá.
Ông Rosler từ cõi vắng xa, làm gì được cho ta?
Hãy tạm nhận lấy người gần: Nguyệt Ánh – Lương Xuân
Việt – Lê Bá Hùng, Đinh Việt… Tố Uyên…và 7-Hiền…
Nước Đức là của ông Rosler. Rosler là của nước Đức.
Theo tôi nghĩ trong bình an và công bằng:
Hãy để ông Rosler làm người Đức, tự nhiên thôi.
. VN và …đồng hương đã làm được gìcho ông
Rosker? Vậy, xin đừng vớ vẩn xía vô chuyện
v inh quang từ đau buốn cá nhân của Rosler.
Bất kỳ tên Việt Cộng hay cò mồi nào cũng…mong muốn y hệt như thế cả…
Lịch sử của người Việt, một lần VC chiếm miền Bắc, hàng triệu người ra đi. Một lần chiếm miền Nam, 3 triệu người chạy chết. Cộng bảo rằng thì là, đó chỉ là các thành phần cặn bả của xã hội…
Giới trẽ gốc Việt nào có tài vang dội trên thế giới, VC không muốn chúng biết đến vì sao mà có cả mấy triệu người Việt phải đào vong khỏi bàn tay VC sau khi chúng chiếm được toàn bộ miền Nam tự do.
Tiếc thay, vãi thưa sao che được mắt thánh?
Dĩ nhiên ông ta là người Đức, và là một người có chức quyến nên những người còn biết gốc gác của mình là Việt Nam mới dâng thỉng nguyện lên ông ta. Chỉ có những kẻ bán nước hại dân mới rụt rè lo sợ ông ta nhắc đến những điểm yếu của mình.
MỪNG ÔNG BỘ TRƯỞNG
Ông Bộ Trường mặt mày rạng rỡ
Toát lên đầy tươi trẻ Việt Nam
Quý thay giọt máu nước nhà
Tinh hoa đã nở hướng ra xứ ngoài
Nơi nước mạnh ông thành Bộ Trưởng
Nắm trong tay kinh tế điều hành
Đúng là tài cán tinh anh
Hầu bao cả nước càng thành hay hơn
Nay có dịp về thăm xứ sở
Nào khác chi áo gấm về làng
Những ngày vinh dự vẽ vang
Cũng bù trừ lại xốn xan thuở nào
Ôi quả thực Freiheit là vậy
Für den Herrn Philipp Rösler
Nay về đàm phán Việt Nam
Giống về bên nội lo toan việc nhà
Nên Ông chắc không lơ là mấy
Diễn Đàn kia 21 Việt Nam
Đưa ra nhiều việc tỏ tường
Qua lời Thơ ngỏ Hong-An Duong Doctor !
NGÀN KHƠI
(06/9/12)