WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghĩa hay lợi?

Cần chấm dứt đức trị và thay thế bằng nền pháp trị. Ảnh mang tính minh họa

“Phàm người ta làm mọi việc ở đời cũng chỉ vì nghĩa hay vì lợi… Người quân tử chỉ nghĩ đến điều nghĩa mà dốc lòng vào việc thiện. Dù việc thiện nhỏ thế nào cũng không bỏ qua. Kẻ tiểu nhân thì chỉ nghĩ đến điều lợi, hễ thấy lợi thì dù ác thế nào cũng thực hiện”.

Đó là một câu ghi trên đài tưởng niệm liệt sĩ chống pháp Phước Ninh, Đà Nẵng. Đọc câu nói mang nặng màu sắc Nho giáo này trong một bài viết, tôi đã suy nghĩ rất mông lung về những giá trị cổ xưa mà ông cha ta đã suy tôn trong hành trình “tự Hán hóa” của mình. Đối với nhiều người, có lẽ câu nói rất ấn tượng, mang tầm vóc một phương châm sống đầy giá trị và đậm chất luân lý. Nhưng theo tôi, không thể nhận thức đơn sơ về “nghĩa” hay “lợi” như thế.

1/Quân tử và nền đức trị

“Quân tử” trong cách hiểu cơ bản nhất của người Trung Hoa xưa, là người cai trị. Do đó, từ này nguyên khởi được dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội quân chủ Trung Hoa và một số quốc gia du nhập Hán học khác. Với quan điểm đức trị mà Khổng giáo ra sức truyền bá hay thậm chí là áp đặt, những người cai trị là những kẻ tài đức vẹn toàn, là những ông vua anh minh mang tầm vóc thánh nhân, là những ông quan phụ mẫu chi dân. Theo cách dùng ấy, chúng ta hiểu rằng, quân tử là những người tài đức xuất chúng và có khả năng thống soái thiên hạ. Sau này, “quân tử” còn được dùng để chỉ những người có trí tuệ, đức độ, chính trực và hay làm việc nghĩa.

Quả tình, tôi không thích Nho giáo, không thích cả những khái niệm của nó. Các giá trị Khổng Nho xa lạ và không gây ấn tượng tốt với tôi. Bởi trong nền văn hóa ấy, người ta luôn miệng nói về đạo đức nhưng không có bất cứ một định chế khả dĩ nào để bảo vệ những giá trị luân lý ấy. Cũng chính trong nền văn hóa ấy, nơi mà kẻ cai trị được mặc định là những người vừa có tài thao lược, vừa có đức hạnh, chúng ta chỉ thấy đầy dẫy những kẻ bất chấp thủ đoạn để thoán đoạt thiên hạ hoặc ích kỷ hại nhân. Nào là Lưu Bang giết Hàn Tín sau khi đã thâu tóm thiên hạ về một mối, Lý Thế Dân giết anh em để lên ngôi hoàng đế…

Thật vậy,đạo đức xã hội không bao giờ được giữ gìn bằng cách hô hào, mà chỉ bằng thể chế chính trị, bằng luật pháp và phần còn lại được giao phó cho những định chế xã hội khác như: tôn giáo, giáo dục…Ngày hôm nay chúng ta biết rằng, động cơ hành động của con người là tự lợi. Bởi nhận chân ra điều ấy, nhân loại mới tạo lập thể chế dân chủ pháp trị. Kẻ lãnh đạo không thể trở nên tài đức chỉ vì mang cái danh quân tử. Ngược lại, ngay từ đầu họ phải được giả định là kẻ xấu, có khả năng lạm quyền, tư lợi, và phải được kìm chế bởi một cơ chế chính trị nghiêm khắc. Ở đó, họ bị đặt vào tình huống: nếu họ vi phạm những cam kết với người dân, hậu quả mà họ lãnh nhận sẽ lớn hơn nhiều so với mối lợi mà họ có được khi vi phạm. Nhân loại ngày hôm nay không tin tưởng vào những phẩm giá tốt đẹp được gán (một cách hão huyền) cho kẻ cầm quyền theo kiểu đức trị. Với thể chế chính trị tự do, người dân dõng dạc tuyên bố với kẻ cai trị rằng: “Các ông cứ tỏ ra tốt đẹp bề ngoài, còn chúng tôi không biết thâm tâm các ông mưu tính chuyện gì. Nhưng nếu các ông làm bậy, các ông sẽ nhận hậu quả nhãn tiền”.

2/Nghĩa hay lợi

Trở lại với câu nói đã được đề cập ở đầu bài viết, nó hoàn toàn đặt trên bình diện đức trị của Nho giáo, phản thực tế và phản khoa học. Theo đó, người ta chia con người thành hai loại: một, hành động vì nghĩa; hai, hành động vì lợi. Phân loại con người thô thiển như thế sẽ dẫn tới những ngộ nhận tai hại. Trong mỗi một con người, có cả bản năng vị kỷ và bản năng cộng đồng. Động cơ, hoài bão và hành động của con người là tổng thể những mối tương tác của các bản năng này chứ không thể phân biệt nhị nguyên như trên.

Như đã nói ở trên, trong thực tế, nhân loại có xu hướng hành động vì lợi ích. Bản thân việc hành động vì lợi không phải là việc xấu xa về luân lý. Việc xem lợi ích là một giá trị tiêu cực về đạo đức là đi ngược lại quy luật tự nhiên, và thậm chí là cản trở sự tiến bộ. Đối với nền văn hóa Khổng Nho, chỉ có những kẻ thấp kém về tư cách và tài năng mới hành động vì lợi, còn thánh nhân thì hành động vì nghĩa. Nhưng mặc cho những giáo điều mà họ rêu rao, con người là con người. Mặc cho những truyền giảng đạo đức to lớn của họ, những kẻ đứng đầu thiên hạ, những quân vương được lưu danh sử sách, luôn là những người hành động vì lợi. Ai nói những quân vương độc tài như Tào Tháo, Lưu Bị, Chu Nguyên Chương…hành động vì nghĩa? Thật trớ trêu, trong một nền văn hóa luôn xiển dương đạo đức, chính ở đó, đạo đức bị chà đạp thô bạo nhất, và hơn nữa bị lợi dụng để mang lại lợi ích cho kẻ cầm quyền độc tài.

Người ta quên mất rằng, điều quan trọng là cần phải xác định: “nghĩa” là nghĩa như thế nào, nghĩa đối với ai; còn “lợi” là lợi gì, lợi ích cho ai; chứ không phải chỉ nói “nghĩa” và “lợi” chung chung. Và việc đồng hóa “nghĩa” với “thiện”, “lợi” với “ác” như câu nói trên thật không thỏa đáng. Rất nhiều khi, cái “nghĩa” dành cho thiếu số sẽ là họa cho đa số còn lại (ví như: việc vì ơn mưa móc chúng ta từng có được từ Đảng cộng sản làm cho chúng ta không thể lên tiếng chí trích Đảng hoặc chỉ trích không tới nơi chỉ có thể là “nghĩa” với Đảng thiểu số chứ chẳng thể là nghĩa đối với đa số còn lại); và cũng như thế, “lợi”(dù là tư lợi) cũng không bao giờ là đồng nghĩa với “ác” nếu cái lợi ấy đạt được bằng những phương tiện hợp pháp, hợp luân lý.
Ấy vậy mà, chữ “nghĩa” lòe loẹt ấy trong suốt thời quân chủ ở Trung Hoa và Việt Nam đã là cái gông đeo cổ cho toàn xã hội, đã là giá trị “sáng lòe” để nô lệ hóa cá nhân, để phục vụ cho những cá nhân cai trị mang danh tập thể. Đến thời kỳ Cộng Sản, chữ “nghĩa” lại bị lợi dụng để kéo hàng triệu thanh niên ngây thơ vào “cuộc chiến chống đế quốc” mà thực ra là cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Thế mới biết “nghĩa” không đứng trơ trọi một mình để bắt người ta phải hành động, phải hy sinh; cái “nghĩa” đó phải đi cùng với lợi ích to lớn và lâu dài của cộng đồng thì mới có giá trị, xứng đáng là “nghĩa” thật. “Nghĩa” mà không mang lại lợi ích thiết thực cho cá nhân hay cộng đồng thì việc chạy theo nó là điều vô ích. Cái “nghĩa” mà không đi kèm với sự suy xét chín chắn có khi lại gây họa cho bản thân và nghiêm trọng hơn là cho cộng đồng.
Xét đến chữ “lợi”, mỗi cá nhân là phần tử của xã hội, lợi ích dành cho mỗi cá nhân là góp phần vào lợi ích chung của xã hội. Bởi vậy, sự mưu cầu lợi ích cá nhân, mà không xâm hại đến lợi ích của các cá nhân khác và của xã hội là điều tốt đẹp và cần được phát triển. Còn đối với những trường hợp mang lại lợi ích cho xã hội, thì “lợi” này mới chính là “nghĩa” thật. Cái “lợi” ấy, bây giờ không chỉ mang ý nghĩa luân lý tích cực, mà còn là sự thể hiện của trí tuệ.

3/Sự cáo chung cần thiết của nền đức trị

Việc cổ xúy đức trị thừa kế từ nền văn hóa Khổng Nho đã mở đường cho sự thâm nhập dễ dàng của nền “đức trị Cộng sản”. Văn hóa “đức trị” ấy đã “trao tặng” cho Việt Nam một Hồ Chí Minh thủ đoạn hơn người nhưng được tôn vinh thành “vị cha già dân tộc đại trí đại tâm”. Nền đức trị không bao giờ ngăn nổi người ta trở thành những kẻ độc tài tàn bạo; mà ngược lại còn “thánh hóa” kẻ độc tài ấy, và đưa đến khả năng chính danh hóa sự cai trị chuyên chế qua nạn sùng bái cá nhân bệnh hoạn.

Trong cuộc đấu tranh hôm nay, chúng ta đấu tranh vì “nghĩa” sao? Điều đó không sai, nhưng chưa đủ, chúng ta đấu tranh vì “lợi” nữa chứ. Nền dân chủ tự do sẽ mang lại cho toàn thể quốc gia này cũng như mỗi một cá nhân trong xã hội những lợi ích to lớn. Chúng ta đấu tranh cho dân chủ không phải vì nó tốt chung chung theo kiểu mị dân, mà vì nó mang lại lợi ích thực tế đã được kiểm chứng trên thế giới cho cá nhân và xã hội, mang lại sự thăng tiến tất cả các mặt của đời sống chính trị xã hội. Chính cái lợi ích to lớn ấy đã mang lại cho cuộc đấu tranh cái danh diện chính nghĩa chứ không phải là những giáo điều xơ cứng, màu mè. Nói cách khác, cái danh “chính nghĩa” là “bộ áo” bên ngoài ,còn lợi ích thật bên trong (hướng về thiểu số hay đa số) mới quyết định bản chất của “nghĩa”. Cộng sản đã khoác bộ áo “chính nghĩa” để tàn phá đất nước này đó thôi. Bởi thế khi đánh giá sự việc, ta không đánh giá qua “bộ áo chính nghĩa” ấy mà xét tận gốc rễ cái lợi ích mà nó mang lại sẽ thuộc về ai. Chúng ta mang lại lợi ích cho ai, điều đó sẽ cho thấy chúng ta là bậc đai phu hay kẻ tiểu nhân, chứ không phải chỉ nhìn nhận phân biệt đơn sơ giữa “nghĩa” và “lợi”.

Ngày hôm nay, chúng ta không hướng đến một xã hội có những cá nhân tỏa hào quang của thánh nhân mà là một xã hội với những định chế vững vàng và có khả năng kiềm tỏa quyền lực chính trị, bảo vệ tự do cá nhân. Sự hô hào đạo đức, nhân văn chẳng thể mang lại nhân văn, đạo đức thật; chỉ khi nào người ta bị buộc phải hành động như thế nếu không họ sẽ bị loại bỏ, trừng phạt thì lúc đó xã hội mới tiến bộ được. Vì vậy, xin hãy để tâm thức Khổng Nho cùng những giá trị mà nó xiển dương lùi vào quá khứ, nhường đường cho những giá trị mới.

Tam Kỳ ngày 10 tháng 10 năm 2012

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

119 Phản hồi cho “Nghĩa hay lợi?”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Xin Ban biên tập cho biết về tác giả sách (có tính minh họa) trong bài người nước nào,có phải là người
    Lào,người Thái hay Miên,thậm chí là tên giả hay thật ? Trong lịch sử tuyên truyền của CsVN.thường có
    nhiều thủ đoạn khiến người dân thường dễ tưởng như thật.Tên bồi bút “nằm vùng” Vũ Hạnh trước 1975
    từng đội tên một người Ý để lừa bịp người dân miền Nam VN.mà nhiều người đã bị sụp bẫy !
    Sở dĩ tôi mạo muội hỏi thế là vì cần phải làm rõ tung tích tác giả là ai mà lại “thần thánh hoá” họ Hồ như
    vậy.Nếu đúng là nguời nước ngoài Lào-Thái-Miên thì đó là một thủ đoạn tuyên truyền ngược,nghĩa là từ
    nước ngoài dội về VN.,khác hẳn lối tuyên truyền…tự sướng “mẹ hát con vỗ tay” xưa nay.
    Tại sao lại tuyên truyền kiểu mới ? Nguyên nhân là kiểu cũ đã hết thiêng,không dễ bịp,nên cần đổi mới !
    Nếu đội tên giả người nước ngoài như bồi bút mạt hạng Vũ Hạnh thì chỉ là “bổn cũ soạn lại” !
    Nói ‘mạt hạng’ là có lý do của nó.Khi Vũ Hạnh được lệnh phải viết một tuyên ngôn cho cái gọi là “Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc” nhưng mang tiếng nhà văn mà Trần Bạch Đằng cán bộ chính trị phải đích thân sửa lời văn của Vũ Hạnh.(Theo tôi TBĐ.chỉ là THỢ viết hay thợ tuyên truyền chứ không phải nhà văn,
    dù TBĐ. viết truyện gián điệp nhằm đề cao Phạm Ngọc Thảo).

    • Minh Đức says:

      Ban Tuyên Huấn của đảng CS là cái lò bố láo, chuyên xuyên tạc, giả mạo. Ngồi nghĩ ra cái tên lăng nhăng có vẻ như người Ấn Độ thì dễ lắm. Kẻ dốt nát cũng làm trò đó được. Nào là Nhật Ký Trong Tù, nào là tác giả Trần Dân Tiên, nào là Lê Văn Tám, ngày nay thì thằng cha Suprida Phanomuong .

  2. Vu Trung says:

    Khổng Tử nói: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Tuân Tử thì dạy: “Nhân chi sơ, tính bổn ác”. Mổi thứ điều có cái chổ dùng của nó. Tùy thời, tùy lúc, tùy duyên.

    Đương nhiên là Thánh Nhân thì sẽ làm việc vì nghĩa. Nhưng ai mới được gọi là thánh nhân? Đức Phật nói cho dù là người thông minh xuất chúng, hạng chúa tể thiên hạ, người thánh thiện vô biên, hiền lành đạo đức, quân tử chi nhân mà chưa đạt đến giác ngộ thì vẫn là người mông muội, chứ chẵng thể liệt vào thánh nhân.

    • ĐẠI NGÀN says:

      PHẬT

      Phật cho mình nhất trên đời
      Thiên thượng địa hạ chỉ mình là hay
      Chúa cho mình đích thật cao
      Tạo ra thế giới lẫn người thế gian
      Mác cho mình mới đàng hoàng
      Dẹp đi Phật, Chúa, địa đàng là ta
      Riêng đây giữa cõi ta bà
      Ta coi Phật, Chúa, giống ta khác gì
      Nhất nguyên dễ lại khác chi
      Chỉ hiềm anh Mác ngu si trên đời
      Hiểu sai biện chứng của người
      Hegel đã nói đếch người hiểu ta
      Ngẫm đời sao thật xót xa
      Mác ơi là Mác đúng là tào lao
      Thượng ngàn ở tít trên cao
      Ngàn khơi xa mút lẽ nào gần nhau
      Nên chi thế giới vạn màu
      Đại đồng là kiểu của hầu anh ngu
      Nói năng chễnh mảng lu bù
      Khiến cho trần thế chổng khu kêu trời
      Thôi đi nghĩ lại Mác ơi
      Cần nên sống lại để đời dạy cho
      Nhãn tiền mới thật hay ho
      Đừng mơ ảo giác con đò trên không
      Tưởng hay mà hóa lại khùng
      Bởi đời thực tế mông lung ích gì !

      NGÀN MÂY
      (20/10/12)

      • TrucTruong says:

        Phật chưa từng nói mình là nhất trên đời, đừng nói bậy! Phật nói ”vô ngã” mà!
        Người nói câu: ” Thiênthượng, thiênhạ, duy ngã độc tôn!” là Tháitử TấtĐạtĐa còn nhỏ, chưa xuấtgia, chưa giácngộ, chỉ là nói lên cái tâmtính của tấtcả mọi con người là: ai cũng cho mình là ”đôctôn”, là nhất, và ”yêu” ai hay làm bấtcứ cái gì: đúng hay sai, thiện hay ác… đều là chỉ vì mình! Đúng ko? ( vô sự bất đăng tam bảo điện, mà!) Đ.Ngàn cũng nên nhớ ở đây là ”thiênthượng thiênhạ… chứ ko phải là ”địahạ” địahạ là chun dưới đất sao? Người Việt nói dưới đất, nhưng nếu dịch(tả) ra tiếng tàu là ”địa hạ” tức hơi bị dốt! Nhân tiện, xin tặng kụ Ngàn bài thơ VÔNGà là TẤT CẢ:

        DêXu bảo: Ta sanh tất cả,
        ĐạtĐa rằng: Duy ngã độc tôn!
        Mới nghe, kwả thật lộng ngôn,
        Nhưng mà nghĩ lại thì rõ mồn một thôi!
        Này bạn nhé, cànkhôn vũtrụ
        Có hay không, là bởi tại ta,
        Tại vì ta có ở đây
        Cho nên có hết, vây kwanh mịt mùng…
        Nếu như từ trước tới nay
        Chưa từng có ”tớ”, hỏi ”đất”, ”trời” có (có) không???!!!
        Vì lẻ đó, ta là tất cả,
        Cũng rõ ràng: ”Tất cả ta sanh!”
        Không ”ta” thì chẳng có chi
        Có ”ta” thì có hết, và chi ly đủ mọi đièu!
        Cũng giống như: ”Thương” ”Ghét” ”Thù” ”Yêu”…
        Nếu ”vứt” đi cái ”tớ”, thì trăm điều sạch trơn!!!
        Và vì thế mà Phật tu vô ngã
        Để trở về với cõi ”zero”,
        ”Zero” tuy nghĩa là không
        Nhưng mà không có cái ”không”(thì) có gì???!!!

      • GIÓ NGÀN says:

        SỰ ĐỜI

        Sự đời nói Phật cho nhiều
        Hiểu chi về Phật nói liều vậy thôi
        Những anh nói Chúa trên đời
        Hiểu chi về Chúa chỉ toàn ngoài da
        Cho nên Phật ở tâm ta
        Còn như Chúa ở trí ta mọi điều
        Phật nêu hai chữ từ bi
        Chúa nêu bác ái còn gì nữa đâu
        Chỉ anh Các Mác chìm tàu
        Kéo luôn tất cả trên đời còn chi
        Chỉ ngoài biển sóng còn gì
        Chìm luôn Phật, Chúa còn chi để bàn
        Nói ra thôi cũng không oan
        Còn như không nói lại càng cô đơn.

        NGÀN SAO
        (24/10/12)

      • ThườngTrongVôThường says:

        Liều mà nói, bởi vì yêu nhânloại,
        Với đườiươi, tai hại lớn vô cùng !
        Ta xin lỗi và ta xin chịu tội
        Đành ra, vào ”địangục” mãi mà thôi !!!

  3. chyly24772 says:

    Tư tưởng góc cạnh có phần cực đoan. Một gia đình nề nếp chứng tỏ một truyền thóng . . Văn hóa vô cùng quan trọng.

  4. le van luc says:

    Huynh thuc Vi oi Chau Nho tuoi ma Viet rat Chuan Gia tri Khong Nho That Ra no da nhao nan ra mot lop Nho si Phuc Vu Cho Nen Tang Trung quan Ai quoc ,Nhu Cu Phan Dinh Phung ,Phan Boi Chau ,Tang bac Ho va Phan Chau Trinh,Chung Ta hau sinh Khg phu nhan nhung dong gop Cua nhung Nho si nay.Thay The Khg Nho Bang nhung Gia Tri Khac ? Gia tri khac Co Con nam trong khuon Kho Le,nghia ,liem si,Cua Khong nho hay khg?Neu Co thi khong Nho khg bi Tan phai Phai khg Huynh thuc Vi?

  5. Trúc Bạch says:

    Cái tựa đề cuốn sách “minh họa” nên được sửa lại :

    Hồ Chí Minh – Ông Tiền Sống Mãi mới đúng, vì ngày nay đảng cs phải bu vào cái xác Hồ thì mới giữ được quyền, mà có quyền thì mới có tiền gởi …Thụy Sĩ .

  6. Sigma says:

    “Việc cổ xúy đức trị thừa kế từ nền văn hóa Khổng Nho đã mở đường cho sự thâm nhập dễ dàng của nền “đức trị Cộng sản”. Văn hóa “đức trị” ấy đã “trao tặng” cho Việt Nam một Hồ Chí Minh thủ đoạn hơn người nhưng được tôn vinh thành “vị cha già dân tộc đại trí đại tâm”. ”

    Thục Vy !!! cẩn trọng nên viết cách khác , lo cho sự an toàn của Cô và gia đình…
    Khâm phục…chúc Cô chân cứng đá mềm…
    Bảo trọng.

  7. DâM Tiên says:

    Việt Nam hôm nay không còn là VN thời Hồng Bàng.

    Việt Nam thời nay là thời của computer, satellite.

    Vậy nếu có bàn về VN, thì haỹ đặt VN vô cái vòng
    tròn chung thế giới. Thì sẽ hết bâng quơ, lạc lõng.

  8. NGÀN KHƠI says:

    DÂN CHỦ VÀ ĐỨC TRỊ

    Dân làm chủ gọi là dân chủ
    Đức “vì người” là đức “vì dân”
    Thế nên “thống trị” người dân
    Là phường phong kiến, lưu manh khác gì
    Dân làm chủ, chẳng ai thống trị
    Thống trị dân, dân chủ nỗi gì
    Chỉ loài phát xít côn đồ
    Mới ta đây “trị”, chính quyền là ta
    Nên Nho giáo quả là “đức” trị
    Đức trị đây, là “đức làm đầu”
    Nếu như hiểu “trị” tào lao
    Trị là “cai trị” thì còn “đức” chi
    Ấy hiểu tốt, phải khi hiểu đúng
    Còn hiểu sai, chỉ kiểu mập mờ
    Như là “nhân trị” hiểu sai
    Thay vì “nhân đức”, thành “người” trị nhau
    Người trị nhau, kiểu như Các Mác
    Phịa ra điều “giai cấp đấu tranh”
    Chỉ vì ăn bã Hegel
    Lấy điều “biện chứng” lồng cho cuộc đời
    Ấy bởi Mác nhìn đời chưa thạo
    Còn ngựa non, háu đá chuyện thường
    Mê màu “biện chứng” buông tuồng
    Dốt lòi trôn đít, như tuồng kẻ điên
    Khiến nhân loại ưu phiền bao nỗi
    Bởi tiêu hao trăm triệu con người
    Tưởng nhằm lập chốn đại đồng
    Ai ngờ như kiểu trôi sông lục bình
    Người tốt xấu, tại vì bản tính
    Cao thấp nhau, giáo dục làm đầu
    Cớ chi chỉ kiểu cầu âu
    Vinh danh vô sản, rõ hầu ngu dân
    Nay đã tới lúc dần tỉnh lại
    Cả thế gian liệng Mác ra hè
    Mới hay kiểu dạng tò he
    Một thời chí chóe, im re vạn thời
    Ấy mới biết cuộc đời là vậy
    Sự thật luôn vẫn cái khách quan
    Làm chi có kiểu địa đàng
    Chỉ điều nhân ái, mới sang ở đời
    Nhân ái thật, cuộc đời nhân bản
    Nhân ái lừa, huếch hoác tào lao
    Cho nên dân chủ làm đầu
    Rồi thêm đức trị, con người mới hay
    Đức mà trị cốt là đối đãi
    Đâu kiểu chi “cai trị” con người
    Như hô chuyên chính một thời
    Quả là Các Mác loại người khùng điên
    Khùng đến độ nói điều nhảm nhí
    Vậy mà nghe toàn đám nhí nhô
    Trên đời rõ một không hai
    Một lần không thể có thêm ai vào
    Dầu quá khứ tào lao là vậy
    Nhân loại ngày cũng một khá lên
    Con đường khoa học rộng thênh
    Còn đường ý hệ tênh hênh trễ tràng
    Đời thực tế phải càng thực tế
    Vứt hết đi ý hệ mơ màng
    Phải vì cuộc sống đàng hoàng
    Dẹp đi anh Mác, với chàng Lê Nin !

    NON NGÀN
    (18/10/12)

  9. Thằng Bờm. says:

    Quả thật tôi chưa hề sùng bái ông Khổng Phu Tử bởi lẽ ông này nói thì hay mà vỗ tay thì dở “ẹt”. Chu du nơi này nơi kia dạy dổ điều hay lẻ phải cho học trò rất nhiều, nhưng được mời làm thừa tướng chỉ mới 3 tháng đã vội từ chức; để lại nước Lỗ quê hương của ông “vũ như cẩn”.

    CSTQ cũng như CSVN đang hụt hẫng bởi giáo điều Mác-Lê được cuộc sống chứng minh là “ba xàm”. Họ vơ lấy cái học thuyết Khổng Tử mà một thời chính họ lên án, phỉ nhổ làm chiêu bài phủ dụ nhân dân mà họ đang kiểm soát. TQ còn có tham vọng “xuất khẩu” Khổng Tử như là giá trị của “Trung Hoa”. Khổng Tử có sống lại cũng không ngờ con cháu nhà ông vô liêm sĩ đến mức đã nhổ nước bọt vào mặt ông rồi đem ông đi khoe với thiên hạ.

    Khổng Tử ngày nay ở VN và TQ lục địa được dựng lại bởi những kẻ “bất nhân, vô lễ, bất nghĩa, vô trí, bất tín”; phải chăng vì thế mà Thục Vy viết lên bài này !? Dẫu với động cơ trong sáng như vậy tôi cũng góp ý với Vy rằng cha ông chúng ta biết chắc lọc những hay dở của nhân loại để làm hành trang cho dân tộc chứ không phải ê a “nhân bất học, bất tri lý” là đang ở trên hành trình “tự Hán hoá”.

    Chủ nghĩa CS luôn đề cao vai trò lãnh tụ, quần chúng là dãy số không kế nhau, lãnh tụ là con số 1 đứng trước dảy số không đó. CS cho rằng nếu không có lãnh tụ, dẫu 18 con số không liền nhau thì giá trị nó vẫn là không; nếu thêm con số một ( lãnh tụ ) đứng trước 18 con số không kia thì nó mang lấy giá trị là một tỷ tỷ. Để lừa dân vừa mới thoát khỏi ách phong kiến, CS đồng hóa lãnh tụ với thần thánh, như vua là con trời. Khi chủ nghĩa CS bị rơi vào sọt rác như hiện nay, họ lại đạo đức hoá lãnh tụ với khái niệm “đức trị”. Nếu chịu khó đọc kỷ “đức trị” của người xưa thì từ Lê-nin cho đến các hậu duệ CS trên 5 châu, không có “anh” nào xứng đáng với 2 chử “đức trị”.

    Chỉ một bài đơn giản như thế này mà “xin hãy để tâm thức Khổng Nho cùng những giá trị mà nó xiển dương lùi vào quá khứ, nhường đường cho những giá trị mới” thì e rằng khó thuyết phục.

  10. quandannambo says:

    giá trị mới

    tự do
    dân chủ

    nhân quyền
    *
    khổng tử

    anh thầy đồ nhà quê
    đả bị
    mao trạch đông
    bạt tai
    đá đít
    *
    học thuyết của khổng tử
    chỉ có giá trị
    trong
    nhửng việc nhỏ nhặt hàng ngày
    *
    khi
    đề câp đến
    vấn đề chính
    của
    nhân loại

    tự do
    dân chủ
    nhân quyền
    thì
    học thuyết của khổng tử
    trở thành
    cực kỳ phản động*

Leave a Reply to Sigma