WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghĩa hay lợi?

Cần chấm dứt đức trị và thay thế bằng nền pháp trị. Ảnh mang tính minh họa

“Phàm người ta làm mọi việc ở đời cũng chỉ vì nghĩa hay vì lợi… Người quân tử chỉ nghĩ đến điều nghĩa mà dốc lòng vào việc thiện. Dù việc thiện nhỏ thế nào cũng không bỏ qua. Kẻ tiểu nhân thì chỉ nghĩ đến điều lợi, hễ thấy lợi thì dù ác thế nào cũng thực hiện”.

Đó là một câu ghi trên đài tưởng niệm liệt sĩ chống pháp Phước Ninh, Đà Nẵng. Đọc câu nói mang nặng màu sắc Nho giáo này trong một bài viết, tôi đã suy nghĩ rất mông lung về những giá trị cổ xưa mà ông cha ta đã suy tôn trong hành trình “tự Hán hóa” của mình. Đối với nhiều người, có lẽ câu nói rất ấn tượng, mang tầm vóc một phương châm sống đầy giá trị và đậm chất luân lý. Nhưng theo tôi, không thể nhận thức đơn sơ về “nghĩa” hay “lợi” như thế.

1/Quân tử và nền đức trị

“Quân tử” trong cách hiểu cơ bản nhất của người Trung Hoa xưa, là người cai trị. Do đó, từ này nguyên khởi được dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội quân chủ Trung Hoa và một số quốc gia du nhập Hán học khác. Với quan điểm đức trị mà Khổng giáo ra sức truyền bá hay thậm chí là áp đặt, những người cai trị là những kẻ tài đức vẹn toàn, là những ông vua anh minh mang tầm vóc thánh nhân, là những ông quan phụ mẫu chi dân. Theo cách dùng ấy, chúng ta hiểu rằng, quân tử là những người tài đức xuất chúng và có khả năng thống soái thiên hạ. Sau này, “quân tử” còn được dùng để chỉ những người có trí tuệ, đức độ, chính trực và hay làm việc nghĩa.

Quả tình, tôi không thích Nho giáo, không thích cả những khái niệm của nó. Các giá trị Khổng Nho xa lạ và không gây ấn tượng tốt với tôi. Bởi trong nền văn hóa ấy, người ta luôn miệng nói về đạo đức nhưng không có bất cứ một định chế khả dĩ nào để bảo vệ những giá trị luân lý ấy. Cũng chính trong nền văn hóa ấy, nơi mà kẻ cai trị được mặc định là những người vừa có tài thao lược, vừa có đức hạnh, chúng ta chỉ thấy đầy dẫy những kẻ bất chấp thủ đoạn để thoán đoạt thiên hạ hoặc ích kỷ hại nhân. Nào là Lưu Bang giết Hàn Tín sau khi đã thâu tóm thiên hạ về một mối, Lý Thế Dân giết anh em để lên ngôi hoàng đế…

Thật vậy,đạo đức xã hội không bao giờ được giữ gìn bằng cách hô hào, mà chỉ bằng thể chế chính trị, bằng luật pháp và phần còn lại được giao phó cho những định chế xã hội khác như: tôn giáo, giáo dục…Ngày hôm nay chúng ta biết rằng, động cơ hành động của con người là tự lợi. Bởi nhận chân ra điều ấy, nhân loại mới tạo lập thể chế dân chủ pháp trị. Kẻ lãnh đạo không thể trở nên tài đức chỉ vì mang cái danh quân tử. Ngược lại, ngay từ đầu họ phải được giả định là kẻ xấu, có khả năng lạm quyền, tư lợi, và phải được kìm chế bởi một cơ chế chính trị nghiêm khắc. Ở đó, họ bị đặt vào tình huống: nếu họ vi phạm những cam kết với người dân, hậu quả mà họ lãnh nhận sẽ lớn hơn nhiều so với mối lợi mà họ có được khi vi phạm. Nhân loại ngày hôm nay không tin tưởng vào những phẩm giá tốt đẹp được gán (một cách hão huyền) cho kẻ cầm quyền theo kiểu đức trị. Với thể chế chính trị tự do, người dân dõng dạc tuyên bố với kẻ cai trị rằng: “Các ông cứ tỏ ra tốt đẹp bề ngoài, còn chúng tôi không biết thâm tâm các ông mưu tính chuyện gì. Nhưng nếu các ông làm bậy, các ông sẽ nhận hậu quả nhãn tiền”.

2/Nghĩa hay lợi

Trở lại với câu nói đã được đề cập ở đầu bài viết, nó hoàn toàn đặt trên bình diện đức trị của Nho giáo, phản thực tế và phản khoa học. Theo đó, người ta chia con người thành hai loại: một, hành động vì nghĩa; hai, hành động vì lợi. Phân loại con người thô thiển như thế sẽ dẫn tới những ngộ nhận tai hại. Trong mỗi một con người, có cả bản năng vị kỷ và bản năng cộng đồng. Động cơ, hoài bão và hành động của con người là tổng thể những mối tương tác của các bản năng này chứ không thể phân biệt nhị nguyên như trên.

Như đã nói ở trên, trong thực tế, nhân loại có xu hướng hành động vì lợi ích. Bản thân việc hành động vì lợi không phải là việc xấu xa về luân lý. Việc xem lợi ích là một giá trị tiêu cực về đạo đức là đi ngược lại quy luật tự nhiên, và thậm chí là cản trở sự tiến bộ. Đối với nền văn hóa Khổng Nho, chỉ có những kẻ thấp kém về tư cách và tài năng mới hành động vì lợi, còn thánh nhân thì hành động vì nghĩa. Nhưng mặc cho những giáo điều mà họ rêu rao, con người là con người. Mặc cho những truyền giảng đạo đức to lớn của họ, những kẻ đứng đầu thiên hạ, những quân vương được lưu danh sử sách, luôn là những người hành động vì lợi. Ai nói những quân vương độc tài như Tào Tháo, Lưu Bị, Chu Nguyên Chương…hành động vì nghĩa? Thật trớ trêu, trong một nền văn hóa luôn xiển dương đạo đức, chính ở đó, đạo đức bị chà đạp thô bạo nhất, và hơn nữa bị lợi dụng để mang lại lợi ích cho kẻ cầm quyền độc tài.

Người ta quên mất rằng, điều quan trọng là cần phải xác định: “nghĩa” là nghĩa như thế nào, nghĩa đối với ai; còn “lợi” là lợi gì, lợi ích cho ai; chứ không phải chỉ nói “nghĩa” và “lợi” chung chung. Và việc đồng hóa “nghĩa” với “thiện”, “lợi” với “ác” như câu nói trên thật không thỏa đáng. Rất nhiều khi, cái “nghĩa” dành cho thiếu số sẽ là họa cho đa số còn lại (ví như: việc vì ơn mưa móc chúng ta từng có được từ Đảng cộng sản làm cho chúng ta không thể lên tiếng chí trích Đảng hoặc chỉ trích không tới nơi chỉ có thể là “nghĩa” với Đảng thiểu số chứ chẳng thể là nghĩa đối với đa số còn lại); và cũng như thế, “lợi”(dù là tư lợi) cũng không bao giờ là đồng nghĩa với “ác” nếu cái lợi ấy đạt được bằng những phương tiện hợp pháp, hợp luân lý.
Ấy vậy mà, chữ “nghĩa” lòe loẹt ấy trong suốt thời quân chủ ở Trung Hoa và Việt Nam đã là cái gông đeo cổ cho toàn xã hội, đã là giá trị “sáng lòe” để nô lệ hóa cá nhân, để phục vụ cho những cá nhân cai trị mang danh tập thể. Đến thời kỳ Cộng Sản, chữ “nghĩa” lại bị lợi dụng để kéo hàng triệu thanh niên ngây thơ vào “cuộc chiến chống đế quốc” mà thực ra là cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Thế mới biết “nghĩa” không đứng trơ trọi một mình để bắt người ta phải hành động, phải hy sinh; cái “nghĩa” đó phải đi cùng với lợi ích to lớn và lâu dài của cộng đồng thì mới có giá trị, xứng đáng là “nghĩa” thật. “Nghĩa” mà không mang lại lợi ích thiết thực cho cá nhân hay cộng đồng thì việc chạy theo nó là điều vô ích. Cái “nghĩa” mà không đi kèm với sự suy xét chín chắn có khi lại gây họa cho bản thân và nghiêm trọng hơn là cho cộng đồng.
Xét đến chữ “lợi”, mỗi cá nhân là phần tử của xã hội, lợi ích dành cho mỗi cá nhân là góp phần vào lợi ích chung của xã hội. Bởi vậy, sự mưu cầu lợi ích cá nhân, mà không xâm hại đến lợi ích của các cá nhân khác và của xã hội là điều tốt đẹp và cần được phát triển. Còn đối với những trường hợp mang lại lợi ích cho xã hội, thì “lợi” này mới chính là “nghĩa” thật. Cái “lợi” ấy, bây giờ không chỉ mang ý nghĩa luân lý tích cực, mà còn là sự thể hiện của trí tuệ.

3/Sự cáo chung cần thiết của nền đức trị

Việc cổ xúy đức trị thừa kế từ nền văn hóa Khổng Nho đã mở đường cho sự thâm nhập dễ dàng của nền “đức trị Cộng sản”. Văn hóa “đức trị” ấy đã “trao tặng” cho Việt Nam một Hồ Chí Minh thủ đoạn hơn người nhưng được tôn vinh thành “vị cha già dân tộc đại trí đại tâm”. Nền đức trị không bao giờ ngăn nổi người ta trở thành những kẻ độc tài tàn bạo; mà ngược lại còn “thánh hóa” kẻ độc tài ấy, và đưa đến khả năng chính danh hóa sự cai trị chuyên chế qua nạn sùng bái cá nhân bệnh hoạn.

Trong cuộc đấu tranh hôm nay, chúng ta đấu tranh vì “nghĩa” sao? Điều đó không sai, nhưng chưa đủ, chúng ta đấu tranh vì “lợi” nữa chứ. Nền dân chủ tự do sẽ mang lại cho toàn thể quốc gia này cũng như mỗi một cá nhân trong xã hội những lợi ích to lớn. Chúng ta đấu tranh cho dân chủ không phải vì nó tốt chung chung theo kiểu mị dân, mà vì nó mang lại lợi ích thực tế đã được kiểm chứng trên thế giới cho cá nhân và xã hội, mang lại sự thăng tiến tất cả các mặt của đời sống chính trị xã hội. Chính cái lợi ích to lớn ấy đã mang lại cho cuộc đấu tranh cái danh diện chính nghĩa chứ không phải là những giáo điều xơ cứng, màu mè. Nói cách khác, cái danh “chính nghĩa” là “bộ áo” bên ngoài ,còn lợi ích thật bên trong (hướng về thiểu số hay đa số) mới quyết định bản chất của “nghĩa”. Cộng sản đã khoác bộ áo “chính nghĩa” để tàn phá đất nước này đó thôi. Bởi thế khi đánh giá sự việc, ta không đánh giá qua “bộ áo chính nghĩa” ấy mà xét tận gốc rễ cái lợi ích mà nó mang lại sẽ thuộc về ai. Chúng ta mang lại lợi ích cho ai, điều đó sẽ cho thấy chúng ta là bậc đai phu hay kẻ tiểu nhân, chứ không phải chỉ nhìn nhận phân biệt đơn sơ giữa “nghĩa” và “lợi”.

Ngày hôm nay, chúng ta không hướng đến một xã hội có những cá nhân tỏa hào quang của thánh nhân mà là một xã hội với những định chế vững vàng và có khả năng kiềm tỏa quyền lực chính trị, bảo vệ tự do cá nhân. Sự hô hào đạo đức, nhân văn chẳng thể mang lại nhân văn, đạo đức thật; chỉ khi nào người ta bị buộc phải hành động như thế nếu không họ sẽ bị loại bỏ, trừng phạt thì lúc đó xã hội mới tiến bộ được. Vì vậy, xin hãy để tâm thức Khổng Nho cùng những giá trị mà nó xiển dương lùi vào quá khứ, nhường đường cho những giá trị mới.

Tam Kỳ ngày 10 tháng 10 năm 2012

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

119 Phản hồi cho “Nghĩa hay lợi?”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    LUẬN THÊM VỀ NHÂN TRỊ, PHÁP TRỊ, ĐỨC TRỊ

    Nói cách đơn gian, dễ hiểu, vắn tắt, nhân trị là dùng con người để chỉ huy. Cũng có thể hiểu theo nghĩa khác, chỉ huy bằng phẩm chất đạo đức, lòng nhân.

    Pháp trị là dùng pháp luật hay thậm chí dùng hình pháp khắc nghiệt để cai trị.
    Đức trị là dùng đức để chăn dân. Nó cùng nghĩa với nhân trị nếu hiểu chữ nhân theo nghĩa nhân đức, không phải chữ nhân theo nghĩa con người có hai chân đứng.

    Trong các cách chính trị hay cầm quyền như trên. Nhân trị là con người thi thố là chính, dễ dẫn tới chủ quan, lệch lạc, tùy tiện, lạm dụng.

    Còn nếu nhân trị theo nghĩa lấy đức mà cai trị, lại lý tưởng quá, có khi không thực tế, không hiệu quả, dễ buông lõng, mất tác dụng.

    Như vậy chỉ có pháp trị là điều nhiều người quan tâm nhất. Bởi pháp trị thì có quy tắc, quy củ, tránh được những thái quá hay bất cập, tránh được mọi chủ quan, tùy tiện, mềm yếu hay buông thả của nhân trị.

    Nhưng nếu pháp trị hiểu theo nghĩa pháp gia, như Thương Ưởng, Tuân tử, Hàn Phi tử, Lý Tư, có nghĩa dùng hình pháp khắc nghiệt để trị kiểu tàn ác như Tần Thỉ Hoàng thì quả thật quá bất tiện, quá tàn ác với dân.

    Nên pháp trị cần được hiểu theo nghĩa dùng pháp luật làm quy chuẩn cho chính trị, định ra quy tắc hữu lý để mọi người tuân theo, có thế thì mới hiệu quả, khách quan và thống nhất.

    Thực chất, mọi nền dân chủ tiên tiến hiện đại đều theo mô thức tam quyền phân lập, theo hiến pháp dân chủ, theo bầu cử đúng đắn với nhiệm kỳ, đó chính là pháp trị đúng đắn, khách quan, khoa học, tiên tiến thật sự.

    Trái lại pháp trị theo kiểu tự định ra pháp luật chủ quan để khống chế xã hội phải làm theo mình, đó chỉ là pháp trị hình thức, không phải pháp trị nội dung.

    Chẳng hạn dùng hiến pháp độc tài, quy định gôm quyền về một mối, bầu cử chỉ hình thức, thì tiếng cũng dùng luật pháp để trị, nhưng đó là luật pháp theo cách chủ quan, không phải luật pháp khách quan hay khoa học của toàn xã hội mong muốn và tạo nên. Đây chỉ là nhân danh pháp trị, lập lờ khái niệm pháp trị, không phải pháp trị ngay thẳng, đúng nghĩa hay tôn trọng pháp lý khách quan thật sự. Kết quả như thế cuối cùng nó chỉ thành “nhân trị” tức là con người thống trị tùy tiện, áp đặt, áp chế lẫn nhau vậy thôi. Pháp trị theo kiểu độc tài, độc đoán trong các chính thể toàn trị chỉ là như thế. Pháp trị này thực chất là hoàn toàn vô nghĩa. Vì nó chỉ là hình thức “nhân” trị nói trại đi, tức sự cai trị toàn quyền của người nắm quyền nhờ đoạt quyền được theo một hình thức nào đó một cách độc đoán và tùy tiện.

    THƯỢNG NGÀN
    (23/7/14)

    • Tập Làm Văn says:

      Có ‘NHÂN’ thời ‘PHÁP’ mới hành
      Vô ‘NHÂN’ thì ‘PHÁP’ cũng đành bó tay
      Đẹp thay ‘NHÂN – NGHĨA’ đẹp thay
      Cộng thêm ‘TRÍ – ĐỨC’ mới tày an dân.

  2. Người già says:

    Gửi tác giả Thục Vy và một số bạn trẻ: “CÁI HĂNG SAY CỦA TUỔI TRẺ LÀ TỐT, NHƯNG CÒN CẦN THÊM SỰ HIỂU BIẾT VÀ KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI GIÀ!”.

    Thục vi là một người trẻ VN yêu nước, can đảm, nhiệt thành, điều đó đúng. Nhưng cháu còn quá nhỏ, chưa có cơ hội để học và hiểu về Khổng Giáo và Đức Khổng Tử, nên khuyên cháu đừng vội vã và chủ quan đánh giá về Nho Giáo, vì nhiều điều cháu phê phán nói lên sự chưa hiểu biết của cháu về một nền triết học uyên thâm và đầy nhân bản là Khổng học! Thông cảm với cháu vì cháu không có cơ để tìm hiểu, vả lại không thể đọc vài tài liệu mà hiểu hết được một nền triết học thâm sâu đâu cháu ạ!
    Đọc những lời cháu phê phán về Khổng, người lớn có cảm tưởng cháu đang phê phán Đức Khổng Tử dưới lốt một tên Tàu cộng mà mọi người đều ghét! Đáng tiếc!
    Cháu nên nghe lời khuyên của nhiều ý kiến (comments) ở đây để dừng lại, kẻo sau này sẽ hối hận vì mình đã cường điệu với những điều mình… không biết, và nó sẽ làm cho những người hiểu biết hơn phải lắc đầu!
    Chỉ nói đơn giản với cháu: những tên Tàu cộng và Việt cộng đều là những tên ngu dốt, không hiểu biết gì về Khổng học, chứ nếu chúng đem áp dụng tinh thần, tư tưởng Khổng Mạnh chân chính (đừng là xuyên tạc) vào xã hội Tàu và Việt thì CS tự khắc tiêu tan! Chỉ vì chúng ngu nên mới toan tính sai lầm là dùng Khổng học để núp vào đó mà đi bành trướng kiếm lợi! Chỉ cần 5 chữ NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN’ trong tư tưởng của Khổng Tử mà được triệt để áp dụng trong gia đình và xã hội, thì đất nước đã hưng thịnh, trật tự lắm rồi, KHÔNG CÒN CHỖ CHO CS đâu! Tiếc rằng không có dịp giúp cháu nhiều hơn trong việc này! Xin Thượng Đế soi dẫn đường cho cháu vì tấm lòng của cháu.

    • tonydo says:

      Người già nói phải đấy cháu Vy ạ!
      Tụi Tư bản Đỏ ngày nay cướp đất của dân không thương tiếc. Quan chức thì ăn mãi lộ bất cứ nơi nào, không cần phải ra cửa rừng như ngày xưa. Công an thì ăn bẩn dân đen trên mọi nẻo đường Tổ Quốc. Ngay cả trong bệnh viện mà người ta còn ăn tiền của những người chờ chết.v.v.
      Không thiếu đề tài và môi trường để viết và hành động cháu ạ.
      Hơn nữa những việc như vậy, thế giới người ta mới bênh mình được.
      Chúc cháu thành công.

    • Hoài An says:

      Góp ý của Người già mang đầy tính xây dựng, một lời khuyên rất chân tình.

      Huỳnh Thục Vy viết; “Các giá trị Khổng Nho xa lạ và không gây ấn tượng tốt với tôi. Bởi trong nền văn hóa ấy, người ta luôn miệng nói về đạo đức nhưng không có bất cứ một định chế khả dĩ nào để bảo vệ những giá trị luân lý ấy. Cũng chính trong nền văn hóa ấy, nơi mà kẻ cai trị được mặc định là những người vừa có tài thao lược, vừa có đức hạnh, chúng ta chỉ thấy đầy dẫy những kẻ bất chấp thủ đoạn để thoán đoạt thiên hạ hoặc ích kỷ hại nhân. Nào là Lưu Bang giết Hàn Tín sau khi đã thâu tóm thiên hạ về một mối, Lý Thế Dân giết anh em để lên ngôi hoàng đế…“.

      Cô Thục Vy đã với tay quá trán, lấy hành động bất chính của Lưu Bang, Lý Thế Dân để phê phán Khổng Nho là điều không nên.

      Tôi đồng ý với Người già; “Chỉ cần 5 chữ NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN’ trong tư tưởng của Khổng Tử mà được triệt để áp dụng trong gia đình và xã hội, thì đất nước đã hưng thịnh, trật tự lắm rồi.“.

      Cái “Tình, nghĩa” luôn luôn cần thiết trong đời sống. Luật pháp chỉ được dùng đến khi cái “Tình, nghĩa” đã bị cạn kiệt!

      Vì thế, trong mọi tình huống va chạm giữa người đời với nhau, người ta thường tìm cách giải hoà trong tình nghiã (đạo làm người) trước đã. Nếu cuộc điều đình, hay hoà giải bất thành thì mới đưa ra chính quyền để nhờ can thiệp bằng luật pháp.

      • Timsuthat says:

        Thưa ông Hoài An,

        Tôi không đồng ý với ông với ý tưởng “Luật pháp chỉ được dùng đến khi cái “Tình, nghĩa” đã bị cạn kiệt!”.

        Đức trị là một hệ thống mà người cai trị được coi như kẻ ban ơn, như bố mẹ một gia đình; đó là một khái niệm thô thiển của thời quân chủ về cơ cấu, tổ chức xã hội; nó cho một cảm giác ấm cúng, an toàn, nhưng đó là suy nghĩ ngây thơ rất tai hại và không thể là mô hình cho xã hội dân chủ ngày nay.

        Cai quản một địa thế hay một bộ phận nào của chính quyền – ở mức đủ lớn – sẽ là cai quản tài sản lớn, nhiều công chức dưới quyền; không thể tin cậy rằng người nắm chức đó sẽ có đức cao (hơn mọi người dưới), sẽ không vi phạm đạo đức với những gì người đó có trách nhiệm. Vả lại, phạm vi cai quản sẽ là các vấn đề chuyên môn (kỹ thuật, kinh tế, y khoa, v.v.) mà hoạt động bình thường của nó phải là những điều không ngoài luân lý rồi; Đức vì thế không phải là yếu tố chính cần thiết của chức vụ cai quản ngoài mức đạo đức cá nhân bình thường. (Đây là phương diện hành pháp của tam pháp phân lập.)

        Ở vấn đề xử lý các mâu thuẫn tranh chấp, các cá nhân (hay tập thể doanh nhân) đều có thể tự giải quyết với nhau theo “tình, nghĩa” nếu muốn. Nhưng nếu đó là căn bản xử thế cho mọi việc, có 3 vấn đề sẽ thấy ở đây:

        1/ cả là một sự mơ tưởng để mong rằng đa số dân chúng đều có tình nghĩa với nhau (không chỉ riêng hàng xóm) và luôn có thể giải quyết qua cách này với người lạ,

        2/ ở những trường hợp tự giải quyết không có “tình, nghĩa” thật, không có ‘người thứ ba’ phân xử sẽ tạo cho cho con người xã hội đó nhiều cơ hội để lừa dối nhau hoặc che đậy cho nhau, mua chuộc ảnh hưởng để làm chuyện bất chính trong tương lai với kẻ ngoài lề sự việc,

        3/ lấy cách xử thế đó làm căn bản là cho mọi mâu thuẫn của xã hội sẽ đòi người ban công lý (quan tòa) là những người đạo đức nhất (là điều khó nhưng tương đối còn khả thi) và là người khôn ngoan trong mọi việc, mọi khía cạnh đời sống để luôn luôn có phán xét công bằng; đây là điều không tưởng, dù số việc kiện tụng có ít đi chăng nữa.

        Có lý do gì để cho một văn hóa không có tự tin để truy tìm, học hỏi và bàn luận để viết ra những luật lệ căn bản làm khuôn cho tòa án xử xét? Xác định tội và định phạt vạ, tiền, tù – nếu không có khuôn khổ suy luận giúp hệ thống luật pháp hành xử mà lại mong vào “đức” của quan tòa nhất thời và bản chất dễ lung lạc của con người làm chính sách – thì dân chúng có thể thực sự tin vào sự công minh, kiên định của hệ thống? Luật thành văn có phải là cách truyền lại kinh nghiệm và khôn ngoan tốt nhất cho thế hệ sau?

        Không có lý do gì để duy trì hệ thống của Nho giáo trong chính trị (tổ chức xã hội) và luật pháp.

  3. Nguyễn Trọng Dân says:

    DIỆT “THAM” (hay còn gọi là DIỆT THUƠNG- business class , tư thuơng )
    *******************************

    Trước hết , hoan hô Huỳnh nữ sĩ đoạn tuyệt với Khổng Giáo , Mác giáo

    Khổng Giáo đề ra TỨ DIỆT làm nền tảng cho mọi lý luận của mình về đức trị cho đức hạnh cá nhân. Phản hồi này chỉ tạm đề ra một cái…DIỆT …bậy của Khổng giáo cho bà con đọc chơi

    DIỆT “THAM” (hay còn gọi là DIỆT THUƠNG- business class , tư thuơng )

    Khổng Tử & những người đi theo Ngài cho rằng tham lam vật chất là nguồn gốc của mọi tội ác , tranh dành , là một thói xấu mà đức trị cần phải DIỆT

    ( Ghi Chú : hết sức bậy bạ , tham lam vật chất , khát vọng làm giàu không hề là nguồn gốc của bất cứ tội ác nào cả ! “Case by case ” , không thể tuyên bố chung vơ đũa cả nắm mà mấy “thằng” Triết Gia vẫn thuờng hay mắc cái tật )

    Quan niệm này là GỐC CỘI tại sao giới con buôn – business class , bị khinh rẽ miệt thị tới cùng trong xã hội đức trị Khổng Giáo bởi bọn Nho sĩ

    (Tư Thuơng- business class còn bị coi là loài vô học rác rưỡi thấp hèn , không “sách Thánh Hiền ” , chỉ biết có tiền chẳng thua gì chó lợn ham mê cám xú )

    Với nổ lực DIỆT THAM , Khổng Tử cùng những triết gia đi theo Ngài chủ trương triệt tiêu địa vị vô cùng quan trọng của giới con buôn- business class , cho rằng giới Tư Thuơng là nền tảng của mọi băng hoại về đức hạnh

    Giới hạn & triệt tiêu quyền lực cần có , tiếng nói cần có của bọn tư thuơng-business class trong xã hội , Nho Sĩ dùng quan niệm Diệt Tham để cũng cố địa vị xã hội của mình & tìm đủ mọi cách khống chế sát hại tư thuơng , dẫn đến kinh tế thuờng xuyên bị tê liệt , rối loạn.

    Trở thành Nho Sĩ là con đường DUY NHẤT để tiến thân trong xã hội , từ đó dẫn đến việc chênh lệch phân bố nhân sự nhân tài , tạo ra một tình trạng lũng đoạn suy đồi tranh dành trong chốn quan trường trong khi kinh tế của nền đức trị Khổng Giáo thuờng xuyên bị rối loạn vì Tư Thuơng – business class bị khinh rẽ , chà đạp miệt thị bởi bọn (Nho Sĩ) cầm quyền

    Với những hiễu biết về kinh tế học, triết học ngày nay , Tham lam vật chất , muốn giàu có là bản chất tự nhiên cần có của con người cho sự phát triển xã hội

    Theo Adam Smith , Khát Vọng Làm Giàu là khởi căn , là động lực của mọi động lực, là nguyên nhân của mọi sự phát triển trù phú của một nền kinh tế hàng hóa mà ta đang thu huởng ngày nay

    Lần hồi , giống như sự xụp đổ của Liên Xô vì nền kinh tế quá khốn đốn , nền đức trị ( dõm ) Khổng Giáo cáo chung , nhường quyền lực lại cho giới Tư Thuơng- business class trong xã hội kinh tế hàng hóa ngày nay

    Lý luận về Đức Trị của Khổng Tử có thế thích hợp với một vài nhóm người muốn luyện đức tu tâm chớ không thể đem ra để mà áp dụng đại trà cho toàn xã hội được

    • DẶM NGÀN says:

      VỪA DỐT VỪA LẾU LÁO

      Tên Nguyễn Trọng Dân này thật vừa dốt vừa lếu láo. Đọc giọng văn và cách viết này ai cũng thấy rõ. Cái gì mình biết thì lên mạng chia sẻ với người khác nhằm ích lợi cho đời. Đằng này đã quá dốt về Khổng giáo mà hiếu thắng gồng mình nói bậy.
      Ông bà ta xưa có nói : Sĩ Nông Công Thương. Là nhằm chỉ 4 giai cấp hay thành phần xã hội khi xưa. Sĩ là lớp người có học, Nho sĩ, trí thức.
      Nông là nông dân, thành phần cơ bản. Công là thủ công mỹ nghệ, làm ra các vật dụng cần thiết. Tới chót là thương, giới buôn bán. Buôn bán tuy làm giàu dễ, nhưng địa vị thấp nhất, vì chỉ là trung gian lưu chuyển hàng hóa, nó không làm ra sản phẩm gì cho xã hội, tuy vai trò có cần thiết, nên mới xếp sau nhất. Như vậy người xưa không phải không thực tế hay sáng suốt. Cái thang xã hội là cái thang chung, chẳng phải nhằm nâng ai hay hạ ai.
      Khổng học đề cao đạo đức, nhân lễ nghĩa trí tín, đạo nhân, là nhằm chung cho mọi giới, giới nào cũng phải cần áp dụng, không phải chỉ là lớp trí thức, kẻ sĩ. Vả chẳng hề nói diệt thương.
      Nguyễn Trong Dân quả là kẻ ngu dốt mà làm ra vẻ như ta đây có kiến thức, chỉ trở thành trò cười cho thiên hạ khi lên diễn đàn công cộng, và không biết mà nói càn, nói bậy, lại chỉ làm hại thêm cho xã hội và làm người khác ghê tởm, chẳng hay ho gì cả.

      NON NGÀN
      (23/7/14)

      • NHẠC CỦA DÂN VIỆT says:

        Ông đã thừa nhận thực tế trong xã hội Khổng giáo ,Thuơng không những không phải là Sĩ (tức là trí thức) mà còn bị miệt thị xếp hạng chót trong xã hội ; vậy thì nhận định của ông Nguyễn Trọng Dân lại càng chí lý.

    • tonydo says:

      Phải chăng khi dùng cặp từ: (Tư Thuơng- business class) đàn anh muốn nhấn mạnh tới (sản xuất và phân phối) của kinh tế Tư Bản ngày nay?
      Xin lưu ý đàn anh là những sắc dân nhạy bén, tạm gọi là “thông minh hơn người một chút” như người Do Thái, các đấng con trời Đại Hán vá An Nam ta thì lại thìch cái phần phân phối hơn sản xuất.
      Các bố Mít ta vừa đặt chân đến Mỹ là: Phi thương bất phú liền. Rồi là tưng bừng khai trương, âm thầm đóng cửa…v..v.
      Đến nỗi khoảng những năm đầu của thập niên 70, Tổng Thống Ford đã phải lên TV nói với người Do Thái và( những người có máu ..”sàng sẩy”:
      Nếu chúng ta chỉ buôn bán, trao đổi với nhau thì ai sẽ sản xuất ra hàng hoá cho chúng ta làm việc đó?
      Còm của đàn anh là Công Phu, ngắn gọn và hay.
      Kính.

      • Ngàn Dốt says:

        Tonydo và Nguyễn Trọng Dân nên đọc còm của ngài NON NGÀN để mở mang trí tuệ!

    • Trực Ngôn says:

      Bớ đàn anh Nguyễn Trọng Dân hãy “phanh” gấp cho em nhờ!

      DIỆT “THAM” là đúng! Còn “THUƠNG- business class , tư thuơng” thì còn phải ngâm cứu lại. Đành rằng “phi thương bất phú”. Nhưng “Tư thương” hay “buôn bán quốc doanh” cũng là vì lợi nhuận. Tuy nhiên, ở đây thì chữ “THAM” (do làm ăn buôn bán) thì có nhiều đẳng cấp, do vậy từ từ bàn sau, OK?

      “THAM” như đám tham quan CSVN bắt người (tống vào tù) để cướp của, cưỡng chế đất đai của người dân hà rầm ở VN thì cần phải DIỆT ngay lập tức!

      Như vậy; “Khổng Tử & những người đi theo Ngài cho rằng tham lam vật chất là nguồn gốc của mọi tội ác , tranh dành , là một thói xấu mà đức trị cần phải DIỆT” là quá đúng, cớ sao đàn anh lại;

      Ghi Chú (bố láo) rằng thì là: “hết sức bậy bạ , tham lam vật chất , khát vọng làm giàu không hề là nguồn gốc của bất cứ tội ác nào cả ! “Case by case ” , không thể tuyên bố chung vơ đũa cả nắm mà mấy “thằng” Triết Gia vẫn thuờng hay mắc cái tật ” ???

  4. ĐẠI NGÀN says:

    NGHĨA VÀ LỢI

    Lợi ở đây được hiểu là cái ích riêng cho bản thân mình, không cần biết gì đến người khác. Nghĩa ngược lại chỉ nhằm cái ý nghĩa, cái tốt đẹp, cái lợi ích chung cho mọi người, cho xã hội. Nghĩa tức là cái đạo lý. Lợi chỉ là cái quyền lợi mù quáng.
    Ngày xưa có một nhà vua hỏi Mạnh tử nên theo lợi hay theo nghĩa. Mạnh tử bảo nếu vua theo lợi, mọi người cùng đua nhau theo lợi, xã hội có còn gì. Nhưng nếu nhà vua theo nghĩa, mọi người sẽ đua nhau theo nghĩa, có vậy xã hội mới càng ngày càng tốt đẹp. Tất nhiên nhà vua đó ngậm ngùi từ biệt Mạnh tử.
    Mạnh tử là học trò cả trăm năm sau của Khổng tử. Điều đó cho thấy năm đức tính hàng đầu mà Khổng tử đã vạch ra cho xã hội con người “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” chính là như vậy.
    Nhân là lòng biết thương yêu người khác.
    Lễ là lòng biết kính nhường người khác.
    Nghĩa là lòng biết nghĩ đến người khác.
    Trí là lòng biết xét đoán người khác.
    Tín là là lòng biết tạo niềm tin chính đáng, cần thiết của người khác đối với chính mình.
    Như vậy lợi cho cá nhân mình mà hại cho người khác, lợi cho phe nhóm mình mà hại chung cho mọi người, lợi cho giai cấp mình hay phe đảng mà hại chung cho cả nước, lợi cho đất nước mình mà lại hại cho nước khác hay cho cả thế giới, đó đều là những hành động phi nghĩa.
    Học thuyết Mác chủ trương đấu tranh giai cấp để làm lợi chung cho xã hội. Nếu thực chất điều này đúng thì không nói làm gì. Nhưng điều này khách quan là sai, nên nó chỉ làm hại cho xã hội, cho con người, làm con người và xã hội đều xuống cấp, hạ giá, làm băng hoại xã hội vì nó trái với điều nghĩa. Nó nhằm mang đến điều lợi cho giai cấp, tưởng đó là điều lợi cho xã hội, nên cuối cùng chỉ là điều bất nghĩa đối với xã hội và đối với chính con người.
    Mác cho rằng người cùng khổ là người bị bóc lột, nên phải chống lại giai cấp bóc lột mình, đó là đấu tranh giai cấp. Mác không hiểu cơ chế cụ thể, khách quan của xã hội. Nghĩ rằng có thể thay thế cơ chế thực tế đó bằng cơ chế hoàn toàn máy móc, trừu tượng, giả tạo do cách mạng tạo ra, để không còn tư hữu thì không còn bóc lột, đó hoàn toàn là bé cái lầm. Ý nghĩa bao giờ cũng phải cải thiện xã hội, nâng cấp xã hội, phát triển xã hội về mọi mặt, tạo công bằng xã hội bằng đầu óc thông minh. Không thể dùng cảm tính, dùng bạo lực, dùng dối gạt, dùng tuyên truyền lừa phỉnh để phỉnh xã hội như phỉnh một đứa con nít hầu nhằm làm tốt xã hội. Đó chỉ là sự lém lĩnh một cách đần độn của Mác. Cuối cùng sự thất bại của chủ thuyết Mác cho dầu nó có tồn tại được lâu bao nhiêu, cho dầu nó có gây tốn phí cho xã hội mọi mặt bao nhiêu, chỉ đơn giản là thế đó.
    Hình ảnh thực hiện đấu tố địa bằng những cách thức nhục mạ phi nhân và giả dối nhất, chôn sống chừa đầu ra rồi cho xe trâu ủi tới, tịch thu hết mọi tài sản của họ, gọi là đấu tranh giai cấp thì thật sự trong lịch sử nhân loại chưa có chủ trương nào độc ác cho bằng. Và nguyên nhân chính của nó chỉ là học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác mà chẳng là gì khác. Các Mác đã trở thành tội đồ ghê rợn ngàn năm của lịch sử loài người chính là như thế.
    Nhưng học thuyết Mác không phải chỉ khuyết điểm ở chỗ bất nhân, bất lễ, bất nghĩa, bất trí, và bất tín theo cách thông thường, mặc dầu Khổng tử từng nói “nhân vô tín bất lập”, tức con người mà không có chữ tín không làm nên được kết quả nào cả. Mà cái sai trái tệ hại nhất chính là chỗ mê tín, mù quáng vào lý thuyết “biện chứng” của Hegel một cách kém thong minh và ngu ngốc. Mác nghĩ rằng cứ làm đúng quy luật biện chứng của Hegel tức phủ định của phủ định thì mới xây dựng được chủ nghĩa cộng sản khoa học. Thật là bé cái lầm, bởi đó chỉ là điều tin nhảm mà chưa từng có khoa học thật sự nào chứng minh điều đó là mang ý nghĩa hay giá trị khách quan, xác thực hoặc đúng đắn cả.
    Thế thì ngày nay TQ dựng lại hình tượng Khổng tử và Nho giáo lại làm gì để khiến cho nhiều người phải hoảng hồn kinh mà la ơi ới ? Đó vì đã lợi dụng học thuyết Mác đã rồi, nay còn muốn lợi dụng cả học thuyết Khổng vào đó nữa. Đây không phải hành động nghĩa mà là hành động phi nghĩa, nói chung chỉ là hành động vụ lợi. Vì lợi mà bỏ nghĩa, ngày xưa đám vua quan phong kiến của Trung Quốc đã từng ngoảnh mặt lại với Mạnh tử như đã biết, thì ngày nay chẳng trách gì đám vua quan mới của họ lại lần nữa ngoảnh mặt lại với chữ nghĩa mà chỉ mong chữ lợi. Vấn đề họ chiếm biển đảo Hoàng Sa của việt Nam và chính sách lưỡi bò của họ ở Biển Đông hiện nay đối với toàn thế giới thật sự chỉ phô bày ra chính thực chất như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (23/7/14)

  5. Ước mong says:

    Văn hay, chữ tốt, ý tưởng nhân bản! Ước mong sẽ có ngày cô Huỳnh Thục Vy có dịp đứng trên bục giảng và đám học trò sẽ là bọn lãnh đạo Việt cộng để cô dạy dỗ cho chúng nó trở nên những người công dân tốt .

  6. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Trích; “Với quan điểm đức trị mà Khổng giáo ra sức truyền bá hay thậm chí là áp đặt, những người cai trị là những kẻ tài đức vẹn toàn, là những ông vua anh minh mang tầm vóc thánh nhân, là những ông quan phụ mẫu chi dân. Theo cách dùng ấy, chúng ta hiểu rằng, quân tử là những người tài đức xuất chúng và có khả năng thống soái thiên hạ. Sau này, “quân tử” còn được dùng để chỉ những người có trí tuệ, đức độ, chính trực và hay làm việc nghĩa“.

    Chào cô Huỳnh Thục Vy

    Thực tình, tôi cũng không thích nho giáo, nhưng nếu, “quân tử” còn được dùng để chỉ những người có trí tuệ, đức độ, chính trực và hay làm việc nghĩa” thì,

    Đức trị” vẫn tốt đẹp hơn gấp ngàn lần “Cộng đảng trị (CSVN)” đấy cô Thục Vy ạ.

    “Pháp trị” là dân chủ, nhưng nếu không có “đức” thì pháp trị vẫn xơ cứng, nó sẽ không có “tối thiểu – tối đa” (phạm vi uyển chuyển), vì với “đức” thì nặng về cảnh cáo răn dạy, còn “pháp” thì trừng trị thẳng tay!

    Thời ma vương dối trá CSVN mà đem ra bàn về nho giáo đạo đức chỉ hoá thừa. Chó chỉ thích gặm xương, cô đừng vứt vàng ngọc hay bạch kim cho nó!

  7. tonydo says:

    Gửi cháu Huỳnh Thục Vi!
    Để giải thể chế độ độc tài Công An trị, với tinh thần, nghị lực và đặc biệt tuổi đời còn rất trẻ của cháu, bác xin mượn một đoạn Comment của nick VietAmer để chia sẻ với cháu:

    (Có lẽ cô Vy nên đổi đề tài viết lách thì hơn. Tôi bảo đảm, 10 năm sau nhìn lại cô sẽ hối hận những gì mình đã viết về Nho Giáo đấy. Cô suy nghĩ đi, Nho Giáo ở Nhật Bản, Đại Hàn và Sigapore vẫn còn được trân trọng trong phạm vi học thuật, mà họ đâu thể gọi là các quốc gia man rợ. Ít ra, họ không thể kém hơn VN mọi mặt, đúng không?)
    (Hết trích).
    Lần trước cháu có viết về Cải cách ruộng đất, rồi Nhân văn giai phẩm, cháu còn bàn cả về ông Giáp, ông Tường .v.v.
    bác đã cản cháu.
    Nay cháu lại “bàn” về Nho Giáo thì bác không hiểu là cháu muốn làm gì đây? Một nhà tranh đấu, một triết gia, một nhà sử học?
    Nếu “ai đó” viết sẵn rồi dúi vào tay cháu thì không kể, đành chịu!
    Cuộc tranh đấu với Việt Cộn còn dài, những người già cả “Lão thành cách mạng, Lão thành chống cộng” cũng đã mệt mỏi và xí quách càng ngày càng kiệt.
    Trông vào thế hệ trẻ năng động như các cháu thì…..Lại cũng toàn Triết Gia…
    Chào cháu và cám ơn bác VietAmer.

    • UncleFox says:

      Muốn “khuyên” các cháu thì hãy nhìn xem lại mình có … đủ khả năng, trình độ nhận thức không đã . Sống đạo đức là việc tốt, nhưng quản lý chính quyền thì phải bằng pháp trị . Các “bác” thử xem kỹ các nước Đại Hàn, Nhật Bản, Singapore hiện đại … họ tôn trọng nho học, nhưng vẫn dùng “pháp trị” để cai quản quốc gia chứ chẳng phải dùng đức trị .
      Chỉ có ông cố Nội Chúng Cọoc và thằng cháu Việt Cộng là đang quảng bá cái thứ Khổng -Nho … theo định hướng XHCN để bắt nhân dân tùng phục . Thấy các “Bác” “khuyên” cô Thục Vy mà tớ muốn chết khiếp vì xấu hổ cho cái lớp già hơi lớn giọng quá !

      • tonydo says:

        Xin đàn anh coi trên You Tube cái Clip của cháu Đỗ Thị Minh Hạnh vừa được trả về nhà sau nhiều năm tù tội vì tranh đấu hết mình cho giai cấp khốn khổ, những người bị bọn Tư Bản Đỏ bóc lột đến tận xương, tận tuỷ.
        Hãy lắng nghe mẩu đối thoại giữa những người tới chào mừng Hạnh đã về và những lời cám ơn, tâm sự, hết sức chân thành, mộc mạc của cháu Hạnh, đàn anh sẽ hiểu ý của chúng em.
        Những giọt nước mắt đã lăn trên má của cháu khi nhìn Ba Má, những người đã chịu bao khổ đau nhưng vẫn đồng hành và chấp nhận hy sinh cùng con gái mình cho thế hệ mai sau.
        Thưa đàn anh UncleFox!
        Khi đồng chí Trần Văn Giàu, trước khi bị Hồ Chí Minh kéo ra bắc, mỗi khi có ai hỏi về Nguyễn Ái Quốc (Giàu có qua Mạc Tư Khoa học trường Đông Phương) đều nói Nguyễn Ái Quốc lý luận kém, viết lách đon giản, không sâu.v.v. Sau này may mắn thoát chết về tay Hoàng Quốc Việt, được Hồ Chí Minh cho dạy đại học thì đưa lý luận cụ Hồ lên chín tầng mây.
        Người Mỹ hay nói: Talk doesn’t cook rice. Không có chuyện mới ngủ dậy là có thể làm thủ lãnh, dù tài giỏi tới mấy.
        A journey of a thousand miles begins with a single step.
        Đường tranh đấu còn dài!
        Quan bác nghĩ sao?
        Kính.

      • Thích Nói Thật says:

        Bác UncleFox đừng làm kỳ đà cản mũi, hãy để cho những chiếc xe cũ kỹ cọc cạch lăn bánh của nó chứ!

        Đây nè, ngài tonydo đã phán;

        Lần trước cháu có viết về Cải cách ruộng đất, rồi Nhân văn giai phẩm, cháu còn bàn cả về ông Giáp, ông Tường .v.v.
        bác đã cản cháu. Nay cháu lại “bàn” về Nho Giáo thì bác không hiểu là cháu muốn làm gì đây? Một nhà tranh đấu, một triết gia, một nhà sử học?
        Nếu “ai đó” viết sẵn rồi dúi vào tay cháu thì không kể, đành chịu! Cuộc tranh đấu với Việt Cộn còn dài, những người già cả “Lão thành cách mạng, Lão thành chống cộng” cũng đã mệt mỏi và xí quách càng ngày càng kiệt. Trông vào thế hệ trẻ năng động như các cháu thì…..Lại cũng toàn Triết Gia…

        Đấy, ngài tonydo tha thiết và tử tế đến như thế, không phải là mỉa mai hay chủ trương làm thui chột ý chí của cháu Thục Vy đâu nhá!

        Ngài tonydo tiếp: “Người Mỹ hay nói: Talk doesn’t cook rice. Không có chuyện mới ngủ dậy là có thể làm thủ lãnh, dù tài giỏi tới mấy. A journey of a thousand miles begins with a single step.“.

        Người Mỹ nói cái gì thì người VN phải nghe theo để học hỏi nhá! Ngài tonydo đang vận dụng trí não để học hỏi, thu thập?

        Ông Diệm vì không nghe theo Mỹ nên bị toi mạng! Ông Thiệu miễn cưỡng nghe lời Mỹ ký HĐ Paris nên chỉ phải chạy chứ không chết!

  8. THƯỢNG NGÀN says:

    CỘNG SẢN VÀ NHO GIÁO

    Nói đến khái niệm Cộng sản và khái niệm đạo Nho thì ngày nay mọi người VN ai cũng biết. Nhưng hiểu sâu xa đến mức độ nào lại chuyện khác.
    Cô Huynh Thục Vi cách đây hai năm có viết bài “Nghĩa hay Lợi” đăng trên ĐCV. Vừa rồi thấy ĐCV có post lên lại.
    Đọc qua bài này thấy tác giả không nắm vững về Nho giáo lắm. Có lẽ HTV nên tiếp tục đọc sâu hơn về đạo Nho và viết thêm bài nữa thì có lý hơn.
    Cô Vi chắc hẳn là người Thiên chúa giáo nên nhìn về Nho giáo có vẻ có nhiều méo mó hay thiên lệch, định kiến.
    Nên nhớ ông Ngô Đình Diệm là người Thiên chúa giáo rất mộ đạo nhưng ông ta cũng là người Nho giáo hết mực. Điều đó có nghĩa ông Diệm là người hiểu rất sâu về Nho giáo.
    Các nhà cách mạng lớn của VN như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh … đều là các bậc túc Nho cả.
    Nho giáo sở dĩ được nhiều người VN quý trọng, không phải nó phát sinh từ bên Tàu, mà nó nói lên điều gì có giá trị của xã hội, của con người, của nhân loại. Cũng không phải Khổng tử là người Tàu mà ta tôn sùng ông ta hay đả kích ông ta. Nhưng ông ra là bậc chí thánh, nên phải tôn trọng ông ta là như thế.
    Ngày nay nhiều người thấy TQ đang dựng lại Khổng tử thì phát hoảng lên. Bởi quá sợ TQ, sợ CS, muốn thoát Trung, nên có người thành ra đi bêu rếu Nho giáo, đả kích đạo Nho, bởi sợ bóng sợ gió là như thế. Thái độ như vậy là nông cạn, không đúng đắn, tai hại, ấu trĩ.
    Trên ĐCV các ý kiến của Minh Đức tỏ ra có hiểu Nho giáo sâu sắc hơn Huỳnh Thục Vy.
    Thật ra TQ dựng hình lại Khổng tử chỉ là giả dối, mưu mẹo, lợi dụng mà không hề thực chất.
    Bởi Khổng giáo với Mác xít khác nhau như nước với lửa làm sao mà dung hợp được.
    Trừ trường hợp TQ làm thế là thực bụng đã thấy CNM là sai và muốn quay lại cội nguồn của chính mình. Mao Trạch Đông là từng hô hào hạ bệ Khổng tử một cách rất nhiệt tình. Vậy không hà cớ gì TQ ngày nay muốn dựng lại Khổng tử, từ phi muốn hạ bệ Mao để tôn Khổng trở lại.

    Ngày nay nhiều người VN cứ nói đến Khổng tử là nghĩ đến chế độ phong kiến, quân chủ, bởi cho cốt lõi của đạo Nho là tôn quân. Nghĩ thế là hoàn toàn nông cạn và sai lầm. Nên chắc TQ cũng cho như thế mới lợi dụng lại Nho giáo để tôn Đảng, tôn lãnh tụ. Nếu thế thì bé cái lầm, và có ngày gậy ông đập lại lung ông là cái chắc.

    Đạo Nho sở dĩ bề ngoài có vẻ như tôn vua, bởi vì đó là giai đoạn lịch sử xã hội phong kiến, Khổng giáo không thể đi ra khỏi được. Nhưng trong bản chất nhân văn của học thuyết, không bao giờ đạo Khổng lại chịu tôn vua môt cách mù quáng, ngu dốt như trong xã hội CS.

    Nên học Khổng, học Nho là học cái tinh hoa, cái chiều sâu, cái ý thức nhân văn của nó. Không phải học cái bề ngoài, cái hình thức, hay cái ngôn ngữ thời cổ của nó. Đạo Nho nếu áp dung cho xã hội phong kiến, dĩ nhiên nó không thoát ly phong kiến. Nhưng đem áp dụng vào xã hội dân chủ, tự do, nó phát huy tác dụng rất to lớn trong xã hội dân chủ tự do.

    Bởi công thức xã hội dân chủ tự do (democracy, republic, liberalism) đó chỉ là những công thức tổ chức cơ chế hoạt động bên ngoài, nó hoàn toàn không có ruột. Nên phải có cái ruột nhân văn nào đó thì nó mới thật sự có mục đích, có ý nghĩa. Cái ruột nhân văn đó không gì hơn chính là tính nhân bản, tính nhân văn trong đạo Nho. Cũng chẳng khác Nho giáo trong thời phong kiến, nó phải chịu cái vỏ của quân chủ phong kiến, làm sao khác được.

    Nên nếu hiểu chế độ xã hội tự do dân chủ thời hiện đại chỉ hoàn toàn theo cách bề ngoài, hình thức, là hiểu một cách thô lậu, máy móc, nghèo nàn, giả tạo. Và nếu hiểu Nho giáo cũng chỉ hiểu theo cái hình thức quân chủ phong kiến thời xa xưa của nó cũng hoàn toàn nông cạn, ấu trĩ, nhầm lẫn. Đông hay Tây, xưa hay mới, nếu mọi cái đều chỉ được hiểu kiểu nửa mùa thì đều như thế cả.

    Đạo Nho là đạo lấy con người nhân văn làm gốc, đó là ý nghĩa nhân bản nền tảng nhất của đạo Nho. Bởi vậy đó cũng gọi là đạo của người quân tử. Người quân tử không phải là người có địa vị xã hội, người cai trị. Ngược lại, người quân tử là người có đức quân tử, nghĩa là người đạo lý, người cao cả, người nhân đức, người có lòng từ thiện tốt đẹp và người hiểu biết đạo lý trong xã hội.

    Như thế, ngược lại với người quân tử là kẻ tiểu nhân. Tiểu nhân không phải dân đen, dân không có địa vị, dân lao động. Tiểu nhân chỉ có nghĩa là loại trái lại với các đức tính quân tử. Tức là loại có ý thức và tâm hồn xấu xa, ti tiện, đố kỵ, mưu mẹo, lừa lỏi, gian trá, ác đức, chuyên hại người theo cách phi đạo lý để cốt làm lợi cho bản thân mình. Nên quân tử thì hướng theo cái đưc, tiểu nhân thì hướng theo cái lợi.

    Bởi thế Khổng tử mơ đến xã hội đại đồng cổ xưa thời Chu công, tức xã hội hoàn thiện cái đức, xã hội hầu hết đều là người quân tử. Dĩ nhiên đây là lý tưởng mơ mộng mà chính Khổng tử cũng cho là không thể nào đạt tới được. Nói chung đạo Nho là học thuyết về triết học, về đạo đức, về nhân văn, không phải thuyết chính trị kinh tế xã hội kỹ thuật như thời hiện đại nên không thể rập khuôn nó vào xã hội hiện đại được. Nó là cái chất, không phải cái hình. Lộn giữa cái chất và cái hình để áp dụng bậy bạ cho nhau chỉ là ngu ngốc, ngờ nghệch, phản tác dụng và dốt nát.

    Nên đạo Nho là đạo để rèn luyện giá trị tinh thần, ý thức đạo đức và xã hội của con người, không phải là cái công thức áp dụng giả tạo bề ngoài. Nên điều lý tưởng nhất là xã hội có cơ chế tự do dân chủ hiện đại kiểu Tây phương, có nền kinh tế khoa học kỹ thuật kiểu hiện đại, nhưng tinh thần của nó là tinh thần nhân văn, nhân bản của đạo Nho, con người của nó là con người quân tử đúng nghĩa phát triển và tiến bộ theo đạo Nho.

    Trái lại chủ yếu của học thuyết mác xít CS là phủ nhận hết mọi giá trị và con người cũ. Mác cho rằng đó là xã hội tư sản, tư tưởng tư sản. Ý của Mác là phải tiến lên thành lập xã hội vô sản, chỉ có một giai cấp duy nhất là công nhân, chỉ có một tư tưởng duy nhất là tư tưởng vô sản, công nhân, chỉ có một khẩu hiệu duy nhất là chuyên chính để đi lên xã hội không giai cấp, không thị trường, không tiền tệ, không theo bất kỳ thói quen cổ truyền nào nữa. Đó là xã hội được Mác cho là tuyệt đối giải phóng, hoàn toàn tự do, bình đẳng. Bởi vì mọi trật tự cũ Mác đều cho là trật tự kiểu tư sản. Còn trật tự kiểu vô sản là con người hoàn toàn tự giác, lao động tự nguyện và phân chia sản phẩm trực tiếp với nhau, thủ tiêu nhà nước, thủ tiêu chính quyền, thủ tiêu mọi quyền lực cá nhân cũng như xã hội. Nói chung con người và xã hội cần phải được thiết chế lại, cài đặt một chương trình máy móc tự động lại, chỉ hoạt động giống như như con chip điện tử được sản xuất hàng loạt, cài đặt chương trình hoàn toàn như nhau, có như thế thì mới đạt tới sự đại đồng tuyệt đối được.

    Rõ ràng quan điểm đại đồng của Phật giáo, đại đồng của Khổng giáo, và đại đồng kiểu Mác xít là hoàn toàn khác nhau, có khi trái ngược nhau. Nhưng cứ nghe tới từ đại động là nhiều người khoái, đánh đồng đại đồng mác xít với từ bi Phật giáo, với bác ái Thiên chúa giáo, với nhân văn Khổng giáo nên ông Huỳnh Thúc Kháng đi theo ông Hồ Chí Minh, ông Thích Trí Quang đi theo ông Nguyễn Hữu Thọ, ông Phan Khắc Từ là đảng viên CS v.v… thì điều đó đâu có gì lạ.

    Đấy tính cách khác nhau cơ bản giữa Nho giáo và Cộng sản mác xít là vậy. Biết thì phải biết đến nơi đến chốn nếu không thì bé cái lầm. Cộng sản mà không biết đến nơi, Nho giáo mà không biết đến nơi. Kiểu nửa mùa, ù ù cạc cạc mà cứ tưởng mình biết thì thật tai hại. Trần Đức Thảo lúc ban đầu chính là như thế. Nếu ông Thảo có rành Nho giáo như Hà Sĩ Phu thì đâu có thể như thế.

    Nói như vậy để thấy rằng hệ tư tưởng của Nho giáo hoàn toàn khác hay hoàn toàn trái ngược lại với hệ tư tưởng mác xít. Cho nên ngày nay TQ dựng lại các Viện Khổng học trên toàn thế giới chỉ là trò hề, là lập lờ đánh lận con đen mà không là gì khác. Còn nếu không thì chắc là hệ mác xít đã thật sự thoái trào và quay lại cả nhiều ngàn năm trước với đạo Nho hay chăng ? Chuyện này cũng khó tin được.

    Bởi thế tại sao ông Diệm là người chống Cộng kịch llệt ? Có ba lý do hay bản chất : thứ nhất ông là người công giáo thứ thiệt. Thứ hai ông là người Nho giáo thứ thiệt. Thứ ba ông là người theo chủ nghĩa dân tộc thứ thiệt. Bởi thế ông Hồ Chí Minh không thể chiêu dụ ông Diệm bao giờ mà được. Bởi vì ý thức hệ hai đàng hoàn toàn trái lại nhau. Lý tưởng của ông Hồ là lý tưởng xã hội vô sản quốc tế và vô thần theo chủ thuyết Mác. Lý tưởng ông Diệm là lý tưởng xã hội hữu sản, hữu thần, tinh thần nhân bản Nho giáo, thì làm sao mà hai bên không triệt hạ nhau, không uýnh nhau được.
    Thế nên những người mạt sát ông Diệm chẳng qua là họ theo ông Hồ, theo thầy Thích Trí Quang, và tâm lý phần lớn của họ là theo tính cách cùng ngôn ngữ của tiểu nhân. Còn ông Hồ dầu chống ông Diệm, nhưng không bao giờ chười ông Diệm theo kiểu hạ cấp, vẫn trọng ông Diệm, vì ông Hồ là người lãnh đạo chính trị, không phải chỉ là bọn tép riu đi theo ông kiểu quần chúng nhân dân trên răng dưới mã tấu.

    ĐẠI NGÀN
    (22/7/14)

  9. Socrates says:

    Tác giả có vẻ đả LỘNG NGÔN khi nói rằng ông cha ta tự Hán hóa mình.Tác giả nên đọc lại lịch sử để biết rằng trong 1.000 Bắc thuộc .Các triều đại phương Bắc CƯỞNG BỨC dân Bách Việt phải từ bỏ tất cả ngôn ngử, văn hóa và tôn giáo bản địa ,và dân Bách Việt bắt buộc phải ăn ,nói và sống theo phong tục,tập quán của giai cấp thống trị.
    Khổng Tử đưa ra Khổng thuyết là để kiếm cơm vì rỏ ràng Khổng thuyết chỉ để củng cố, bảo vệ quyền lực của giai cấp thống trị.Do đó có người đả nói rằng nền văn hóa mà cha ông ta từng ca ngợi là”khuôn vàng thước ngọc’ thực chất chỉ là thứ “văn hóa nô dịch’.

  10. surfingonline says:

    Ở khía cạnh nào đó, tôi nhận định tư tưởng của HTV rất sét bén về mặt chữ nghĩa. Là một nước việt đã bị đô hộ và thấm nhuầm những giáo lý mang tính cách nghĩa và lợi đã đưa nước việt vào sự bế tắc suốt dòng lịch sử, nghìa là khi nước việt bị lung lây trước mọi tình huống hiểm họa thì có người mới vỡ lẽ, khi đứng lên hy sinh vì chính nghĩa, lấy đức phục dân, và bảo tồn văn minh nước việt sau cùng thì không còn bao nhiêu người được đếm trên đầu ngón tay. Đa số người vì lợi ít riêng, vô tình gây họa trên phương diện luân lý tiêu cực.

    Lý luận của bạn rất phong phú có ý nghĩ thâm sâu nhận rõ đâu là giá trị chung của một đất nước cần có tự do dân chủ chính đáng, vì lợi ít chung trên mọi mặt về đời sống xã hội thăng tiến cho tất cả không một ai bị bỏ rơi trên mọi lãnh vực tôn giáo, và giáo dục chính thiết. Một đất nước được thịnh lành thì cần phải có đa số người huyết tâm chính yếu không vì lợi ít riêng, luôn luôn nhìn xa hơn để đưa nước việt tiến gần tới nền dân chủ thực sự vững vàng.

Leave a Reply to Người già