WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Làm thế nào để giết một thiên tài?

Thong bao gd Pham Duy

Ngày 23 tháng 3 năm 2013 vừa qua gia đình nhạc sĩ Phạm Duy ra  một thông báo cấm xử dụng tất cả những sáng tác, hình ảnh, nhạc, tên, thông tin cá nhân, tiếng hát, lời phát biểu, của cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố ca sĩ Duy Quang sẽ không được sử dụng trên mọi phưong diện, trình diễn cộng cộng (show ca vũ nhạc, có thu hình hay không thu hình), phát thanh (radio), phát tuyến trền hình (teklevision), internet, sách báo, quảng cáo và tất cả các hình thức sử dụng thưong mại.  Bản thông báo nầy đi kèm với lời đe doạ:  “Mọi sử dụng không được chấp thuận trên văn bản bởi gia đình Phạm Duy hay luật sư đại diện là vi phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ của gia đình Phạm Duy, và sẽ bị truy tố tối đa dưới luật pháp. Luật Pháp Hoa Kỳ (US Copyright Law) có hình phạt chính là $250,000 cho mỗi vi phạm, và mức án tù.”  Bản thông báo được ký tên bởi gia đình nhạc sĩ Phạm Duy và luật sư Trương Phú Hoà.

Phạm Duy không phải là một nghệ sĩ duy nhất qua đời để lại một gia sản văn hoá đồ sộ.  Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Hiền, Hoàng Trọng, Phạm Đình Chương, Y Vân,  Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Trầm Tử Thiêng và nhiều nghệ sĩ khác, có người đã ra đi trong trong nước, có người qua đời ở nước ngoài.  Những ngưòi đó khi ra đi để lại một gia tài tuy không lớn bằng, nhưng cũng phải nói ngang ngửa không về chất cũng về lượng.  Tuy nhiên chưa có gia đình nào của các nghệ sĩ nầy ra một thông báo đầy tính đe doạ đồng bào như gia đình Phạm Duy.

Luật Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ là phương cách để bảo vệ quyền lợi của tác giả nhưng không phải là phương cách duy nhất.  Ngưòi nghệ sĩ sống được, nhờ sự bảo vệ của luật pháp và nhờ sự yêu mến của những ngưòi hâm mộ sáng tạo của mình. Tình cảm của người hâm mộ mới là nguồn mãi lực cho các sản phẩm trí tuệ.  Do đó vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ những sáng tác của Phạm Duy là vấn đề vừa tình và vừa lý.

Thứ nhất, nói về “tình” thì dân tộc và đất nước Việt Nam cưu mạng Phạm Duy và vì nhạc Phạm Duy được một bô phận  thính giả Việt Nam yêu mến.  Nói như thế,  Phạm Duy, dù có đóng góp lớn cho bộ môn âm nhạc, thì vẫn còn nợ đất nước Việt Nam một món nợ ân tình. Không có đất nước Việt Nam thì không có Phạm Duy.  Sự thể gia đình Phạm Duy ra một thông báo đầy tính đe doạ đối với việc sử dụng âm nhạc Phạm Duy được ngưòi đọc nhận định như là một tuyên ngôn quịt nợ, hay  một bản tuyên chiến của một thiên tài đối với người Việt Nam yêu mến nhạc của ông.

Thứ hai nói về “lý” thì luật về bản quyền của Hoa Kỳ bảo vệ những sáng tác của Phạm Duy là một vấn đề không đơn giản và có nhiều … vấn đề.

Nếu luật copyright của Hoa Kỳ có bảo vệ cho…tất cả những sáng tác, hình ảnh, nhạc, tên, thông tin cá nhân, tiếng hát, lời phát biểu, của cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố ca sĩ Duy Quang, thì trên thực tế rất khó thực hiện được việc kiểm soát sự sử dụng những sáng tác và tên tuổi Phạm Duy ở thời đại thông tin internet. Do đó, lời đe doạ của bản thông báo nhưng lại thiếu khả năng thực hiện… nói lên một hành động “rung cây nhát khỉ” chỉ tăng thêm mối phản cảm của người yêu âm nhạc Phạm Duy đối với tác giả, mặc dù bản thông báo chỉ  là hành động của những người thừa kế di sản của Phạm Duy.

Nếu gia đình Phạm Duy có khả năng đưa tất cả tổ chức, cá nhân vi phạm bản quyền của Phạm Duy thì một vấn đề quan trong hơn nảy sinh. Đó là … liệu gia đình Phạm Duy có bản quyền (copyright) các sáng tác của ông hay không.

Luật về bản quyền Hoa Kỳ xác định như sau: quí vị có chủ quyền về các tác phẩm, sáng tác nhưng chưa chắc có bản quyền về những sáng tác, tác phẩm đó!  (Mere ownership of a book,manuscript, painting, or any other copy or phonorecord does not give the possessor the copyright. The law provides that transfer of ownership  of any material object that embodies a protected work does not of itself convey any rights in the copyright).  Đây cũng là lời nhắn nhủ đầu tiên của luật bản quyền gởi đến gia đình Phạm Duy.

Luật về bản quyền (copyright) của Hoa Kỳ minh định rằng: các tác phẩm đã xuất bản có nguồn gốc nước ngoài có thể được bảo vệ bởi luật bản quyền Hoa Kỳ nếu hội đủ một trong những điều kiện sau đây: Ở thời điểm công bố đầu tiên, một hay nhiều tác giả là national (gồm công dân và những người sinh ra ở các lãnh thổ thuộc quyền bảo hộ của Hoa Kỳ, hay những người là con cháu của công dân Hoa Kỳ nhung không có quốc tịch Hoa Kỳ), và những ngưòi đang cư trú tại hay là thưòng trú tại Hoa Kỳ, hay các quốc gia có tham gia hiệp ước (về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ), hay một ngưòi không có quốc gia (stateless person) bất kỳ ngưòi đó ở đâu; hay sáng tác được công bố đầu tiên ở Hoa Kỳ hay quốc gia có hiệp ước với Hoa Kỳ (Xem http://www.copyright.gov/circs/circ01.pdf).

Tài liệu của copyrightdata.com xác định rõ hơn: nếu ở thời điểm sáng tác và công bố đầu tiên của một tác phẩm mà tác giả là công dân nước ngoài thì luật bản quyền của quốc gia mà tác giả là công dân sẽ bảo vệ cho tác giả. Nếu một công trình sáng tác được thành hình, được đăng ký bản quyền và lần đầu tiên công bố – hay là công trình của công dân một quốc gia khác với Hoa Kỳ, công trình đó được coi như là công trình của nước ngoài theo luật về bản quyền của Hoa Kỳ. (http://chart.copyrightdata.com/ch08.html)

Trường hợp của Phạm Duy, cũng như đa số các tác giả và nghệ sĩ vốn ở Việt Nam trước 1975, do đó, rơi vào 2 khung thời gian quan trọng của luật bản quyền.

Thứ nhất đại đa số các bản nhạc của ông được sáng tác và xuất hiện đầu tiên tại Viêt Nam Cộng Hoà trước năm 1975 khi ông còn là công dân nưóc Việt Nam Cộng Hòa và chưa phải là thường trú nhân hay công dân Hoa Kỳ. Do đó luật về bản quyền của VNCH được áp dụng cho tất cả sáng tác trước năm 1975. Cũng vì thế luật bảo vệ sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ không áp dụng cho các sáng tác nằm dưới thẩm quyền của VNCH.

Tất cả các sản phẩm trí tuệ không được luật bảo vệ tác quyền bảo vệ thì được coi như thuộc public domain. Do dó, các tác phẩm xuất hiện trước 1975 của tất cả các nghệ sĩ Việt Nam kể cả Phạm Duy sẽ trở thành “của chùa” (tạm dịch chữ public domain).

Thứ hai là các tác phẩm được sáng tác trong thời gian ông sống ở Hoa Kỳ, tức là khi ông trở thành thường trú nhân và công dân Hoa Kỳ sau năm 1975, mới được luật Bảo Vệ Sản Phẩm Trí Tuệ Hoa Kỳ bảo vệ. Đó là khoảng thời gian Phạm Duy sáng tác rất ít và theo tôi những sáng tác trong thời gian nầy không quan trọng so với các sáng tác trước năm 1975.

Theo thông tin của cơ quan Copyright Hoa Kỳ thì trong thời gian nầy Phạm Duy chỉ đăng ký có hai sản phẩm: Hen ho: tinh khuc Pham Duy (1994) vài Ky niem / Pham Duy 2nd. (1993). Như vậy thì Phạm Duy chỉ có 2 sáng tác có đăng ký copyright so với 256 sản phẩm có đăng ký bản quyền của Marie To, chủ nhân của Thuy Nga Paris.

Ngoài ra, luật pháp có những biệt lệ cho phép sử dụng các sáng tác có bản quyền trong một số trưòng hợp. Luật về “fair use” là những biệt lệ của luật về bản quyền.  Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn bởi một số trưòng hợp như sử dụng các tác phẩm được bảo vệ để phê bình, đánh giá tác giả và một số các sử dụng khác. Gia đình Phạm Duy nếu có bản quyền (copyright) các tác phẩm của Phạm Duy (sau năm 1975) thì gia đình Phạm Duy cũng đã không cân nhắc luật  ”fair use” – sử dụng cách vừa phải –  trong thông báo người Việt tại hải ngoại.

Nói  tóm lại, gia đình Phạm Duy đã bị “việt vị” khi ra thông báo đầy ngôn ngữ cấm đoán và đe doạ nói trên. Họ đã vi phạm cả tình lẫn lý.

Đối với tôi, Phạm Duy là một thiên tài âm nhạc của Việt Nam và tựa đề của bài viết nầy là “Làm thế nào để giết một thiên tài?”

Những tuyên bố của Phạm Duy với báo chí trong nước đã làm nhiều người Việt ở hải ngoại mặc dù yêu nhạc Phạm Duy vẫn không thích con người của Phạm Duy.  Nhưng sự bộp chộp của gia đình Phạm Duy khi ra một thông báo hù doạ, dựa vào sự bảo vệ chưa được khẳng định của luật pháp Hoa Kỳ, như một nhát dao cuối cùng, đã đâm chết tình cảm … còn sót lại dành cho thiên tài Phạm Duy trong lòng người Việt tại hải ngoại.

Vĩnh biệt Phạm Duy!  Và tôi sẽ tiếp tục nghe nhạc Phạm Duy và … sẽ không còn nhớ và quan tâm đến tên tác giả.

Dallas, Texas April 1, 2013

© Luật sư Nguyễn Xuân Phước

© Đàn Chim Việt

29 Phản hồi cho “Làm thế nào để giết một thiên tài?”

  1. Thanh Vinh says:

    Nghe những lời đe doạ thấy mà chán với gia đình Phạm Duy. Tôi nhớ miền nam, nhớ sài gòn ngày xưa,
    vì thế mới mến nhạc Phạm Duy, Bây giờ gia đình Phạm Duy có cấm nghe nhạc, thú thật tôi cũng chẳng thích nghe nhạc ông ta nữa, đổng tiền làm bẩn hết tâm hồn người nhạc sĩ…cảm ơn Phạm Duy và vĩnh biệt nhạc Phạm Duy.

  2. LeBinh says:

    Luật sư Phước qua bài viết nầy đã giúp chúng tôi hiểu rỏ hơn về luật bản quyền, bài viết rất hay. Có lẽ sau khi về Việt Nam thân nhân của Phạm Duy đã bị ảnh hưởng lối phát biểu của bọn cs (thích dùng danh từ đe dọa lớn lối với dân đen), nhưng hải ngoại không phải là Việt Nam. Tôi đồng ý với quí vị sau nầy Phạm Duy đặt tục ca,…, nhạc ông đã chết rồi. Khi ông về Việt Nam và sáng tạc nhạc, tôi không nghe ai nói nhạc mới của ông tuyệt vời, thì những lời đe dọa của gia đình ông cũng chả có ảnh hưởng gì.

  3. Cuong says:

    Thật xót xa khi đọc bài viết của Ls Nguyễn Xuân Phú. Không thể chấp nhận được. Làm thế nào để giết một thiên tài hay làm sao để giết Việt Nam Cộng Hòa? Tâm lý bầy đàn đã giết chết những con người chân chính cô độc cũng như giết chết chính nghĩa VNCH. Hỡi những con người kia, những kẻ hải ngoại thiếu sáng suốt trong mấy mươi năm nay, những quân nhân hề, tự làm cánh tay nối dài cho cộng sản.

  4. dujimmy says:

    Cảm ơn LS Nguyễn Xuân Phước về sự phân tích rõ ràng, dễ hiểu và chuyên nghiệp.

  5. Mao Tôn Cương says:

    Phải kể thêm là Phạm Duy đã từng ngang nhiên cầm nhầm (dĩ nhiên không có sự ưng thuận của nhiều tác giả) rất nhiều sản phẩn trí tuệ của Nguyễn tất Nhiên, Linh Phương, Vũ hữu Định, Bùi Giáng… Bây giờ gia đình lại lên tiếng hù dọa công chúng… Xác chết đủ thối rồi… Người sông chẳng nên thả thêm bom thối (stink boms) ? What a joke. Thật xấu hổ làng nước …

  6. Trầm Luân says:

    Luật sư Nguyễn Xuân Phước đã làm homework giùm cho Luật sư Trương Phú Hòa. Có thể ông Hòa cũng biết như ông Phước, nhưng vì gia đình PD chịu trả tiền thì cứ làm thôi. Thật ra, chưa biết ai xúi ai nữa chứ.

    Ê này ông Phước ơi, nếu các hội đoàn, đoàn thể, hoặc cá nhân nào đó, vì nghe theo ông sau khi đọc bài này mà bị gia đình PD kiện tụng thì nhờ ông bào chữa cho họ nhá. Các dẫn trích của ông rất hùng hồn và thuyết phục đấy.

    Thế còn những buổi phỏng vấn, hoặc đoạn video ngắn thì sao hả, thưa Luật sư? Mình dùng trong giới hạn “fair use” thì được chứ hả?

  7. DâM TiêN says:

    Cứ xem thái độ của ngành thông tin , văn nghệ Cộng sản trước sự
    ra đi của Phạm Duy, thì dần dần hiều ra lý do vì sao PD trở về VN.

    Đành rằng lý do sinh sống cá nhân của PD đứng hàng đầu; nhưng
    theo đó là ảnh hưởng âm nhạc có tính dân tộc, quê hương Phạm Duy,
    sau khi PD đẽ về nước, bắt đầu làm tan loãng tính cách cộng sản
    nơi ca nhạc VN. , nhứt là tại miền Bắc.

    Xem lý do ” thứ nhì” của chuyến trở về VN thì công trạng của
    PD rất lớn, không kém tác động của văn nghệ miền Nam xưa đối với
    xã hội CS ngoài vĩ tuyến từ một thời xưa, trước 1975.

    Cho nên, văn công CS lạnh nhạt với PD, làm ta hiểu về Phạm Duy hơn.

  8. Quynh says:

    Gọi Phạm Duy là một người viết nhạc nổi tiếng của miền Nam Việt Nam thì còn nghe lọt tai, chứ bảo là thiên tài thì thật chói lỗ tai quá.

  9. chủ quan và sai lầm says:

    Tôi thì nghĩ về gia đình Phạm Duy thế này: Ông Phạm Duy và gia đình rất chủ quan và sai lầm, ông ấy cứ nghĩ rằng nhạc của mình hay quá xá, ai cũng thích nghe và người ta nghe đông lắm, đó là một ngộ nhận lớn
    Theo tôi biết Paris by night có ra thử những băng nhạc tiền chiến, trong đó có một băng Phạm Duy (Người Tình, thập niên 80), bán không được nên người ta phải ra những băng nhạc bình dân. Thật vậy, số đông người ta thích những bản nhạc phổ thông, nhạc lính… như Lam phương (anh ơi nếu mộng không thành thì sao…) Trần thiện Thanh, Hương lan, Thanh Tuyền, Chế linh …còn nhạc xưa như Con thuyền không Bến, Cây cầu Biên giới, Buồn tàn thu… người ta ít nghe lắm
    Ngay như ca sĩ trong nước ra Hải ngoại cũng thích hát nhạc lính, nhạc bình dân… một điều rất lạ, nhiều ca sĩ rất trẻ (lứa tuổi 30) , thế mà hát nhạc lính rất điêu luyện y như ca sĩ hồi xưa, họ không sống thời đó mà hát có rất hồn, nhạc bình dân, nhạc lính … van vượt không gian thời gian
    Trở lại nhạc Phạm Duy, ông ta sai lầm khi nói một câu xanh rờn (năm 1994?) : “Đứa nào thích nghe nhạc của tôi là ngu, nhạc của tôi làm ở trong cầu tiêu” , hoàn toàn sai, nhạc của ông ấy ở hải ngoại bán không được vì nguòi ta không thích nghe, nó xưa quá rồi, nên bố con kéo nhau về VN năn nỉ Việt Cộng để kiếm ăn, tưởng là hốt bạc nhưng không khấm khá gì cho lắm, Hải ngoại đã không thích thì người trong nước làm sao thích được , lớp trẻ bây giờ (chiếm đa số) nó đâu có nghe, còn lớp già thì cũng chán nhạc xưa rồi
    Báo Cali nói ông Phạm duy ở VN nằm nhà thương thí (mậu xìn..), mấy ngưởi con ông ấy cũng không khá lắm, Duy Quang bị ung thư về Mỹ phải nhờ thân hữu giúp đỡ, khổ đến thế,
    Ông Phạm Duy càng quậy thì nhạc của ông càng dở hồi kháng chiến ông làm được nhiều bản hay nhưng sau này ông ra đủ thứ Tâm ca, đạo ca, du ca.. rồi còn ra cả Tục ca rất hạ cấp mà chẳng được chú ý mấy. Ông ghen tị với Văn Cao, quậy tùm lum mà người ta vẫn đánh giá nhạc Văn Cao hay hơn Phạm Duy
    Sự thực nhạc Phạm duy chỉ có tí giá trị ở VN thôi, so với nhạc cổ điển Tây phương thì nhạc Phạm Duy chỉ là con số không
    Gọi Pham Duy là thiên tài cho vui thôi chứ cỡ Mozart, Handel, Beethoven, Vivaldi..mới đáng gọi là thiên tài…

    • nguenha says:

      Rất đồng tình với LS NXP. Không biết quý vị còn nhớ hay không.Trước đây khi tạp chí Thế-kỷ 21 (Cali) còn “sống”,cách đây cũng trên 10 năm,có một cô gái người Mỷ gốc Việt,tuổi trên dưới 20,vừa tốt nghiệp Nhạc- viện Nửu Ước,đả có bài phê phán về khả năng Nhạc-lý của Phạm-Duy,sau khi Cô đả để PD lên bàn cân” cân đo” với các nhạc sĩ nổi tiếng của nhiều nước.Cuối cùng Cô kết luận: cháu rất buồn khi Dất nước ta có một người được xem là trụ cột của nền âm nhạc quốc gia,mà khả năng quá tầm thường. Qua bài đó, Tạp chí Thế kỷ đả có” lời bạt”với cô gái (đại ý): Em hảy thông cảm,trong hoàn cảnh VN thì PD phải như vậy. Tạp chí TK cũng có “lời nhắn” đến NS PD : “nên từ-tốn”bớt. Tất cả điều nầy gia đình PD chắc biết rỏ. Không riêng gì PD,mà cả nền âm nhạc VN chưa đi ra ngoài biên giới quốc gia.

  10. noileo says:

    Cám ơn nhiều, cám ơn bài viết, cám ơn tác giả Nguyễn Xuân Phước!

    “Làm thế nào để giết một thiên tài?”
    Cám ơn tác giả NXP và bài viết đã nêu ra cái chết của Phạm Duy và những thủ phạm đã sát hại Phạm Duy.

    Cũng cám ơn gia đình Phạm Duy đã tiêp tay Phạm Duy giết Phạm Duy manh tay hơn, sau khi Phạm Duy đã hơn một lần tự tay giết mình.

    Đôi khi cần phải “giết Phạm Duy” để có thể nghe nhạc Phạm Duy hay hơn một chút..

Leave a Reply to nguenha