WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Làm thế nào để giết một thiên tài?

Thong bao gd Pham Duy

Ngày 23 tháng 3 năm 2013 vừa qua gia đình nhạc sĩ Phạm Duy ra  một thông báo cấm xử dụng tất cả những sáng tác, hình ảnh, nhạc, tên, thông tin cá nhân, tiếng hát, lời phát biểu, của cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố ca sĩ Duy Quang sẽ không được sử dụng trên mọi phưong diện, trình diễn cộng cộng (show ca vũ nhạc, có thu hình hay không thu hình), phát thanh (radio), phát tuyến trền hình (teklevision), internet, sách báo, quảng cáo và tất cả các hình thức sử dụng thưong mại.  Bản thông báo nầy đi kèm với lời đe doạ:  “Mọi sử dụng không được chấp thuận trên văn bản bởi gia đình Phạm Duy hay luật sư đại diện là vi phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ của gia đình Phạm Duy, và sẽ bị truy tố tối đa dưới luật pháp. Luật Pháp Hoa Kỳ (US Copyright Law) có hình phạt chính là $250,000 cho mỗi vi phạm, và mức án tù.”  Bản thông báo được ký tên bởi gia đình nhạc sĩ Phạm Duy và luật sư Trương Phú Hoà.

Phạm Duy không phải là một nghệ sĩ duy nhất qua đời để lại một gia sản văn hoá đồ sộ.  Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Hiền, Hoàng Trọng, Phạm Đình Chương, Y Vân,  Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Trầm Tử Thiêng và nhiều nghệ sĩ khác, có người đã ra đi trong trong nước, có người qua đời ở nước ngoài.  Những ngưòi đó khi ra đi để lại một gia tài tuy không lớn bằng, nhưng cũng phải nói ngang ngửa không về chất cũng về lượng.  Tuy nhiên chưa có gia đình nào của các nghệ sĩ nầy ra một thông báo đầy tính đe doạ đồng bào như gia đình Phạm Duy.

Luật Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ là phương cách để bảo vệ quyền lợi của tác giả nhưng không phải là phương cách duy nhất.  Ngưòi nghệ sĩ sống được, nhờ sự bảo vệ của luật pháp và nhờ sự yêu mến của những ngưòi hâm mộ sáng tạo của mình. Tình cảm của người hâm mộ mới là nguồn mãi lực cho các sản phẩm trí tuệ.  Do đó vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ những sáng tác của Phạm Duy là vấn đề vừa tình và vừa lý.

Thứ nhất, nói về “tình” thì dân tộc và đất nước Việt Nam cưu mạng Phạm Duy và vì nhạc Phạm Duy được một bô phận  thính giả Việt Nam yêu mến.  Nói như thế,  Phạm Duy, dù có đóng góp lớn cho bộ môn âm nhạc, thì vẫn còn nợ đất nước Việt Nam một món nợ ân tình. Không có đất nước Việt Nam thì không có Phạm Duy.  Sự thể gia đình Phạm Duy ra một thông báo đầy tính đe doạ đối với việc sử dụng âm nhạc Phạm Duy được ngưòi đọc nhận định như là một tuyên ngôn quịt nợ, hay  một bản tuyên chiến của một thiên tài đối với người Việt Nam yêu mến nhạc của ông.

Thứ hai nói về “lý” thì luật về bản quyền của Hoa Kỳ bảo vệ những sáng tác của Phạm Duy là một vấn đề không đơn giản và có nhiều … vấn đề.

Nếu luật copyright của Hoa Kỳ có bảo vệ cho…tất cả những sáng tác, hình ảnh, nhạc, tên, thông tin cá nhân, tiếng hát, lời phát biểu, của cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố ca sĩ Duy Quang, thì trên thực tế rất khó thực hiện được việc kiểm soát sự sử dụng những sáng tác và tên tuổi Phạm Duy ở thời đại thông tin internet. Do đó, lời đe doạ của bản thông báo nhưng lại thiếu khả năng thực hiện… nói lên một hành động “rung cây nhát khỉ” chỉ tăng thêm mối phản cảm của người yêu âm nhạc Phạm Duy đối với tác giả, mặc dù bản thông báo chỉ  là hành động của những người thừa kế di sản của Phạm Duy.

Nếu gia đình Phạm Duy có khả năng đưa tất cả tổ chức, cá nhân vi phạm bản quyền của Phạm Duy thì một vấn đề quan trong hơn nảy sinh. Đó là … liệu gia đình Phạm Duy có bản quyền (copyright) các sáng tác của ông hay không.

Luật về bản quyền Hoa Kỳ xác định như sau: quí vị có chủ quyền về các tác phẩm, sáng tác nhưng chưa chắc có bản quyền về những sáng tác, tác phẩm đó!  (Mere ownership of a book,manuscript, painting, or any other copy or phonorecord does not give the possessor the copyright. The law provides that transfer of ownership  of any material object that embodies a protected work does not of itself convey any rights in the copyright).  Đây cũng là lời nhắn nhủ đầu tiên của luật bản quyền gởi đến gia đình Phạm Duy.

Luật về bản quyền (copyright) của Hoa Kỳ minh định rằng: các tác phẩm đã xuất bản có nguồn gốc nước ngoài có thể được bảo vệ bởi luật bản quyền Hoa Kỳ nếu hội đủ một trong những điều kiện sau đây: Ở thời điểm công bố đầu tiên, một hay nhiều tác giả là national (gồm công dân và những người sinh ra ở các lãnh thổ thuộc quyền bảo hộ của Hoa Kỳ, hay những người là con cháu của công dân Hoa Kỳ nhung không có quốc tịch Hoa Kỳ), và những ngưòi đang cư trú tại hay là thưòng trú tại Hoa Kỳ, hay các quốc gia có tham gia hiệp ước (về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ), hay một ngưòi không có quốc gia (stateless person) bất kỳ ngưòi đó ở đâu; hay sáng tác được công bố đầu tiên ở Hoa Kỳ hay quốc gia có hiệp ước với Hoa Kỳ (Xem http://www.copyright.gov/circs/circ01.pdf).

Tài liệu của copyrightdata.com xác định rõ hơn: nếu ở thời điểm sáng tác và công bố đầu tiên của một tác phẩm mà tác giả là công dân nước ngoài thì luật bản quyền của quốc gia mà tác giả là công dân sẽ bảo vệ cho tác giả. Nếu một công trình sáng tác được thành hình, được đăng ký bản quyền và lần đầu tiên công bố – hay là công trình của công dân một quốc gia khác với Hoa Kỳ, công trình đó được coi như là công trình của nước ngoài theo luật về bản quyền của Hoa Kỳ. (http://chart.copyrightdata.com/ch08.html)

Trường hợp của Phạm Duy, cũng như đa số các tác giả và nghệ sĩ vốn ở Việt Nam trước 1975, do đó, rơi vào 2 khung thời gian quan trọng của luật bản quyền.

Thứ nhất đại đa số các bản nhạc của ông được sáng tác và xuất hiện đầu tiên tại Viêt Nam Cộng Hoà trước năm 1975 khi ông còn là công dân nưóc Việt Nam Cộng Hòa và chưa phải là thường trú nhân hay công dân Hoa Kỳ. Do đó luật về bản quyền của VNCH được áp dụng cho tất cả sáng tác trước năm 1975. Cũng vì thế luật bảo vệ sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ không áp dụng cho các sáng tác nằm dưới thẩm quyền của VNCH.

Tất cả các sản phẩm trí tuệ không được luật bảo vệ tác quyền bảo vệ thì được coi như thuộc public domain. Do dó, các tác phẩm xuất hiện trước 1975 của tất cả các nghệ sĩ Việt Nam kể cả Phạm Duy sẽ trở thành “của chùa” (tạm dịch chữ public domain).

Thứ hai là các tác phẩm được sáng tác trong thời gian ông sống ở Hoa Kỳ, tức là khi ông trở thành thường trú nhân và công dân Hoa Kỳ sau năm 1975, mới được luật Bảo Vệ Sản Phẩm Trí Tuệ Hoa Kỳ bảo vệ. Đó là khoảng thời gian Phạm Duy sáng tác rất ít và theo tôi những sáng tác trong thời gian nầy không quan trọng so với các sáng tác trước năm 1975.

Theo thông tin của cơ quan Copyright Hoa Kỳ thì trong thời gian nầy Phạm Duy chỉ đăng ký có hai sản phẩm: Hen ho: tinh khuc Pham Duy (1994) vài Ky niem / Pham Duy 2nd. (1993). Như vậy thì Phạm Duy chỉ có 2 sáng tác có đăng ký copyright so với 256 sản phẩm có đăng ký bản quyền của Marie To, chủ nhân của Thuy Nga Paris.

Ngoài ra, luật pháp có những biệt lệ cho phép sử dụng các sáng tác có bản quyền trong một số trưòng hợp. Luật về “fair use” là những biệt lệ của luật về bản quyền.  Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn bởi một số trưòng hợp như sử dụng các tác phẩm được bảo vệ để phê bình, đánh giá tác giả và một số các sử dụng khác. Gia đình Phạm Duy nếu có bản quyền (copyright) các tác phẩm của Phạm Duy (sau năm 1975) thì gia đình Phạm Duy cũng đã không cân nhắc luật  ”fair use” – sử dụng cách vừa phải –  trong thông báo người Việt tại hải ngoại.

Nói  tóm lại, gia đình Phạm Duy đã bị “việt vị” khi ra thông báo đầy ngôn ngữ cấm đoán và đe doạ nói trên. Họ đã vi phạm cả tình lẫn lý.

Đối với tôi, Phạm Duy là một thiên tài âm nhạc của Việt Nam và tựa đề của bài viết nầy là “Làm thế nào để giết một thiên tài?”

Những tuyên bố của Phạm Duy với báo chí trong nước đã làm nhiều người Việt ở hải ngoại mặc dù yêu nhạc Phạm Duy vẫn không thích con người của Phạm Duy.  Nhưng sự bộp chộp của gia đình Phạm Duy khi ra một thông báo hù doạ, dựa vào sự bảo vệ chưa được khẳng định của luật pháp Hoa Kỳ, như một nhát dao cuối cùng, đã đâm chết tình cảm … còn sót lại dành cho thiên tài Phạm Duy trong lòng người Việt tại hải ngoại.

Vĩnh biệt Phạm Duy!  Và tôi sẽ tiếp tục nghe nhạc Phạm Duy và … sẽ không còn nhớ và quan tâm đến tên tác giả.

Dallas, Texas April 1, 2013

© Luật sư Nguyễn Xuân Phước

© Đàn Chim Việt

29 Phản hồi cho “Làm thế nào để giết một thiên tài?”

  1. Ý kiến của một người yêu văn nghệ says:

    Ý kiến của một người yêu văn nghệ

    Vấn đề khá phức tạp vì (a) phạm trù của luật bản quyền về nhạc phẩm (copyright law for musical compositions) bao gồm nhiều thứ với nhiều biến đổi/ngoại lệ; (b) vấn đề trước bạ nhạc (registration); (c) nhiều nhạc Phạm Duy phổ từ thơ, dựa vào dân ca cổ truyền, viết lời từ nhạc ngoại quốc (nhất là những bản nhạc chưa nằm trong public domain, tức là nhạc vẫn còn bản quyền) đa số nhạc Phạm Duy xuất bản ở Việt Nam, phổ biến nhiều trên mạng Internet, và một số đã gần 70 năm…(d) thể lệ tố tụng về bản quyền kéo dài và rất tốn kém.
    Tại Mỹ, trước đây tất cả nhạc phẩm phải trước bạ với sở Copyright Office của chính phủ liên bang để bảo vệ bản quyền của tác giả (và trên tác phẩm phải ghi rõ copyright notice, nghĩa là sáng tác được bảo vệ bản quyền). Nhưng từ năm 1989, khi Mỹ thành hội viên của tổ chức Berne Convention, tất cả các nhạc phẩm, khi hoàn thành, đều được bảo vệ bản quyền mà không cần phải trước bạ với sở Copyright Office. Đó có lẽ là một trong vài là lý do gia đình Phạm Duy mưu toan bảo vệ quyền sáng tác của Phạm Duy để kiếm thêm chút tiền.
    Nhưng việc đó không dễ dàng và có thể chỉ là một ước mơ không bào giờ thực hiện nỗi:

    Thứ nhất, tuy không cần phải trước bạ, nhưng muốn kiện một ca sĩ hay công ty nào đó xử dụng bản nhạc “Tình Ca” chẳng hạn, gia đình Phạm Duy phải trước bạ bản nhạc đó. Việc trước bạ rất phiền phức (phải nộp bản nhạc với ngày xuất bản rõ ràng, nộp lệ phí…) và chờ tới 15 tháng. Nay với sự phổ thông của mạng Internet, việc trước bạ mau hơn, nhưng vẫn cực nhọc và kéo dài đến nửa năm.

    Thứ hai, Phạm Duy có cả ba bốn trăm bản nhạc, việc trước bạ và kiện tụng sự vi phạm bản quyền của từng bản một không phải không tốn kém và dễ dàng. Một giải pháp là gia đình Phạm Duy có thể in hết nhạc PD thành một số tuyển tập (collections). Nhưng việc đó cũng rắc rối vì nhạc PD không hoàn toàn là sự sáng tạo (original) của ông ta như dân ca, lời Việt cho nhạc ngoại quốc, thơ phổ nhạc… Chứng minh tính cách hoàn toàn sáng tạo (completely original) của bài “Qua Cầu Gió Bay”, “Về Miền Trung” hay “Vắng Bóng Người Yêu” (lời Việt của bài Après Toi của Vichy Leandros)… Bài này chưa nằm trong public domain — như bài hai bài Serenade của Franz Schubert và của Enrico Toselli — nghĩa là chưa được tự do xử dụng và PD chỉ thầm lặng mượn tạm… luật sư đại diện gia đình Phạm Duy ở vào một thế rất yếu. Còn những bản nhạc khác, cũng rất khó kiện, như sẽ nói dưới đây.
    Thứ ba, trên tất cả nhạc PD không có ghi copyright notice. Dù gia đình Phạm Duy có thắng kiện (vì bỏ ra nhiều tiền để thuê luật sư) thì người thua kiện vẫn không phải trả gì hết hay chỉ trả tượng trưng vì đó chỉ là một vi phạm vô tội (innocent infringement on copyright), và lý do của sự vi phạm đó là do nhạc PD không có ghi copyright notice của Mỹ hoặc vì người đó mua bản nhạc đó ở Sài Gòn ngày xưa, hay lấy trên mạng Internet…Đó là luật xử dụng công bằng (fair use) tại Mỹ và các nước Tây Âu. Và nếu gia đình Phạm Duy đã cho in nhiều collections, thì lý do fair use này vẫn rất mạnh.
    Thư tư, muốn thắng kiện gia đình Phạm Duy phải chứng minh họ chịu thiệt hại về tài chánh vì ca sĩ đó hát bài “Tình Ca”. Nhưng đó là việc khó khăn vì khó định lượng. Một ca sĩ trình bày bản “Tình Ca” trong một đêm ca nhạc với nhiều nhạc bản khác của nhiều tác giả khác, ba vấn đề là (a) đâu là số thu do bản nhạc “Tình Ca” đem đến cho ca sĩ đó (b) đâu là số thiệt hại về tài chánh cho gia đình PD vì sự trình bày bản nhạc đó (c) và đâu là cơ hội để gia đình PD thu lợi về bản Tình Ca nếu ca sĩ đó không trình bày bản nhạc đó (opportunity cost). Ngoài ra, Nếu trung tâm Asia hay Paris by Night dùng một bản nhạc đó của PD và nếu bị lôi ra tòa, hai trung tâm này sẽ nại lý do là, sự vi phạm này xảy ra trước khi gia đình Phạm Duy trước bạ bản nhạc với sở Copyright Office. Vì lý do đó, hai trung tâm đó dù thua kiện, họ trả lệ phí cho gia đình Phạm Duy rất thấp; và lệ phí tố tụng rất lớn cho cả hai bên. Và việc này là một cản trở lớn lao cho gia đình Phạm Duy.
    Thứ năm, lại còn thêm vụ gia đình PD đã bán bản quyền cho công ty Phương Nam nào đó ở VN. Không biết khế ước chuyển nhượng này như thế nào, nhưng đó chắc chắn sẽ là một lý do ca sĩ nào bị kiện (vì hát nhạc PD) sẽ nêu ra: tôi mua nhạc đó bên VN và trên tác phẩm không có ghi copyright notice của Mỹ…
    Sau cùng, gia đình Phạm Duy, không giàu có và chẳng mấy thăng tiến trong việc học hành hay xã hội. Duy Cường thì bận bịu với mấy ca sĩ (nhí) ở Sài Gòn; gia đình Phạm Duy phải nhờ vào vài luật sư Việt Nam, vì tiền đâu mà đến tổ hợp luật sư Mỹ nỗi tiếng ($2,500/hour). Mấy luật sư Việt Nam (thất nghiệp) này chạy lăng xăng cho có chuyện và viết tuyên cáo với lời hoa mỹ luật pháp (flowery legalese) để hù thiên hạ.
    Thành ra, việc này là một trò cười. DVD của Asia và Paris by Night và luật hiện hành Copyright Law for Recordings của Mỹ là một thí dụ tuyệt vời: Ấn bản nguyên thủy của hai trung tâm đó chưa được chuyên chở đến quày hàng chính thức của trung tâm để rao bán, ấn bản lậu đã tràn đầy trên mạng Internet và nhiều người cứ download và xem thoải mái.

    Rồi đây, nhiều người sẽ đến với nhạc Văn Cao, Phạm Đình Chương, Dương Thiệu Tước…và nhiều người sẽ chán chường nhạc PD (như họ đã coi thường tác giả của chúng) nếu gia đình Phạm Duy cứ tiếp tục trò hù dọa này.

    May cho PD là Duy Cường đã khôn ngoan và nhanh miệng lên tiếng về sự hù dọa này… Và đây là một dấu hiệu về sự rạn nứt trong đại gia đình Phạm Duy.

  2. Ông già chống Vc says:

    Cao Kỳ đã từng đem tấm thân xác già nua của mình để lót đường cho vợ con, cháu chắt của y được phép làm ăn với Vc…

    Phạm Duy đã hèn mạt quỳ dưới chân Vc xin thẻ “chứng minh nhân dân”, ấy thế mà Vc vẫn khinh bỉ – Vc cho hát bài nào thì mới được mở mồm hát bài đó!

    Con cháu PD đang làm ăn lớn chăng?

    TB: Dũng Đen (Taylor) đang tức tưởi, khi đọc “thông cáo” này?

  3. DâM TiêN says:

    Phạm Duy là dân ca, là tình quê hương, nhứt là …CHỐNg PHÁP thực dân,

    nên mới được lọt mắt xanh, trở về VN đánh tan loãng nền nhạc ê a CS.

    Bà con mềnh chẳng biết gì sất ! Phạm Duy đóng tuồng Chính trị-Văn Hóa.

    (Cho nên CS đón PD là chuyện cực chẵng đã, mà có khoái gì PD đâu!)

  4. chíphèo says:

    Hình như nghe tin PD chết ,có một đài THVN ở SJ có nói về PD và nhửng bài hát đi kèm lời ca ngơi ông ta.Nhưng chẳng ai để ý ,có lẻ có thông cáo này nên chỉ thấy chiếu một lần rồi thôi.
    Hai Ông L?S thì chắc Ông nào củng nói đúng .Nhưng nều ÔngHoà trước khi ra thông cáo CẤM hát nhạc Phạm Duy thì chắc có bàn bạc với gia đình và xem lại luật lệ, Nếu Ông ta gom bài hát của họ Phạm đểxin “quyến bảo vệ công trình thuôc trí tuệ” gì đó rồi mới ra thông cáo thì có phải tất cả các bài hát từ ngày PD theo VM cho đến Miền Nam và Hoakỳ không được phổ biến ,nếu không “xin phép (thương lượng ) với gđ PD) thì bị phạt 250,000 dô không?.
    Theo thiển nghỉ ,từ khi PD chết thì chảng có ai “làm sô tưởng nhớ tới một thiên tài đả mất” và thông cáo đe dọa càng làm PD đảchết .cho..”chết luôn.!”
    Củng hay vì không có ai lên tiếng y/cầu đừng hát nhạc phạm duy,dừng nhác tới pd thì củng là y tưởng của nhiều người chống- cộng- chuyện- cần chẳng thích gì Ông khi Ông đem cả nhà về vn ,quay lưng với nhửng người TNCS mà có một thời ông sống với họ và họ kinh nể ông và gọi Ông là Thiêntài,du ông có nghênh ngang kiêu ngạo,phát ngôn quá quắt đối với họ.
    Cho nên có người nói PD có tài nhưng nhân cách, đạo đức
    không có. Với nhiêu nhạc sỉ cùng thời hay sau này ,ông còn kém xa. (văncao,thẩmoánh,dươngthiệutước,phamđ.chương)
    (cp)

  5. Van Cao, Pham Duy says:

    Cái cay cú nhất của Phạm Duy là thua Văn Cao, ông muốn mình phải nổi hơn Văn Cao nhưng nhiều ngưới nói nhac Pham Duy thua xa Văn Cao, thậm chí có người còn nói Văn Cao đáng thầy Pham Duy, người ta vẫn ngưỡng mộ Văn Cao nhiều
    Đó mới là nỗi cay đăng nhất của Phạm Duy, của cả gia đình Phạm Duy

    • Dâm TiêN says:

      Văn Cao sắt máu: (Tiến quân ca). Văn Cao khổ một đời.

      Phạm Duy hiền hoa: (Tình Ca ).Phạm Duy sướng một đời.

      Phạm Duy trên Văn Cao một bực.

  6. Sigma says:

    Ối rời ơi , Tớ ị vào
    Đúng là rởm, thần kinh ,rở hơi.

  7. Trọc Phú Thời Gian says:

    Có lẽ thân nhân Phạm Duy muốn gửi thông điệp đến Paris by Night, nơi các ca sĩ thường hát các nhạc phẩm của Pham Duy, còn đối với phó thường dân họ “muốn phạ vạ cũng chẳng được” vì trên “răng dưới 2 hạt cà hay bướm đen” thì làm gì được nhau nếu như họ “vi phạm”???

  8. bần dân says:

    sao khg để ca sĩ ca nhạc của PD,nếu cấm thì sẽ bị quên lãng chứ có được gì đâu,lại còn được
    tiền 123 tam tứ tiện mà làm eo,chán chết

  9. Curious says:

    Khi TCS vừa nằm xuống, người em gái ra môt thông cáo cũng “sắt máu” không kém chi thông cáo này, nay lại thấy….
    ==> Những con kên kên mong thân nhân chúng chúng chết sớm để chung nhau rỉa xác!

  10. DâM TiêN says:

    Muốn giết cũng chẳng giết được Phạm Duy.

    Bản Tình Ca là linh hồn ông nặng nợ với non sông
    Bài Việt Nam ! Việt Nam! của ông là tâm trí PD đã
    dành trọn cho đât nước.

    Tình Ca còn đó. Chẳng ai giết được Phạm Duy.

    • Lamson72 says:

      Đâu có ai muốn hay giết Phạm Duy. Chỉ có Phạm Duy tự cầm dao cắt cổ. Tình ca hay Việt Nam Việt Nam nên cho vào bôn cầu rồi bấm nút cho nó ra khơi. Nhạc làm trong cầu xí thì nên cho trở về cầu xí.

      Chỉ vì tiền mà đánh mất tư cách thì còn nói năng gì nữa. Con người PD đã không ra gì thì nhạc của PD ra gì à ? làm như không nghe nhạc PD là không còn nhạc nào khác để nghe à?

      • WA says:

        LAMSON72 says nói rất hay, thiếu gì nhạc để nghe, đâu vần gì phải nghe nhạc của PHẠM DUY.. HA…HA….

Leave a Reply to Dâm TiêN