WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

‘Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ’

“Trước đây những ai có ý kiến đổi tên nước thường bị quy kết là suy thoái tư tưởng. Theo tôi, cái tên không phải là chỉ dấu cho một sự đổi hướng”, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trao đổi với VnExpress về đề xuất đổi tên nước.

gs N Hung- 30 năm qua, nhiều lần các nhân sĩ, trí thức góp ý về tên nước và bày tỏ mong muốn trở lại với tên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt năm 1945. Ông nghĩ gì trước đề xuất đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

- Theo tôi, chúng ta nên trở lại với tên đầu tiên đã đặt khi mới giành được độc lập. Tên gọi này thể hiện đúng bản chất của chế độ là Cộng hòa Dân chủ. Thể chế Xã hội chủ nghĩa cũng là một kiểu nhà nước dân chủ, tuy nhiên tên Cộng hòa Dân chủ khái quát và phổ biến hơn. Lúc khối Xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh nhất, trên thế giới cũng chỉ có 5 nước có tên Xã hội chủ nghĩa là Liên Xô, Anbani, Nam Tư, Rumani và Tiệp Khắc; còn các nước Xã hội chủ nghĩa khác lấy tên là Cộng hòa Nhân dân, Cộng hòa Dân chủ hoặc Cộng hòa Dân chủ nhân dân.

Ngoài ra, lúc đó có 2 nước không thuộc khối Xã hội chủ nghĩa cũng có cụm từ Xã hội chủ nghĩa trong tên nước là Myanma (từ năm 1974 đến 1988) và Lybia. Hiện, trên thế giới chỉ còn Việt Nam và Sri Lanka có cụm từ Xã hội chủ nghĩa trong tên nước, nhưng ta biết rằng quan niệm về Xã hội chủ nghĩa của Sri Lanka không giống Việt Nam.

Trở lại với tên gọi đầu tiên, giống như nhiều nền dân chủ khác trên thế giới, Việt Nam sẽ tranh thủ được sự đồng tình, thiện cảm của bạn bè quốc tế hơn. Những ai muốn đến với Việt Nam nhưng cảm thấy xa lạ vì cái tên thì nay sẽ không e dè nữa.

Đối với đông đảo kiều bào nước ngoài, kể cả những người đã ra đi trước năm 1945 thì cái tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn là một tên gọi quen thuộc, gần gũi. Nó cũng sẽ tạo điều kiện để nhiều kiều bào xích lại gần hơn với đất nước.

- Song, có ý kiến cho rằng nếu lấy tên đó thì có nghĩa Việt Nam đang xa rời mục tiêu lên chủ nghĩa xã hội và việc thay đổi cũng sẽ gây phức tạp, tốn kém tiền của?

- Một số người lo ngại sự đổi hướng nhưng tôi cho rằng điều đó không chính đáng. Bởi từ khi giành được chính quyền năm 1945, Việt Nam vẫn xác định con đường xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Điều đó không hề phụ thuộc vào việc tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Cái tên cũng giống như bức tượng Phật trong nhà. Có tượng hay không có tượng, tượng gỗ hay tượng đồng thì thế gian vẫn có Phật. Cái tên không phải là chỉ dấu cho một sự đổi hướng nào. Lấy tên nào thì mục tiêu của chúng ta vẫn là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Đương nhiên, đổi tên nước sẽ dẫn đến việc chi tiêu một khoản tiền nhất định để đổi con dấu, biển hiệu của cơ quan nhà nước, giấy tờ giao dịch… Tốn kém là có, nhưng cũng không lớn đến nỗi không nên làm. Nếu so sánh thì lợi ích đem lại lớn hơn nhiều. Và cũng phải cân nhắc, những gì không nhất thiết phải đổi như đồng tiền chẳng hạn thì không nên đổi.

- Cùng với nhiều đề xuất, việc đưa ra 2 phương án lựa chọn tên nước cho thấy điều gì qua 3 tháng lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp?

- Trước khi có chủ trương sửa đổi Hiến pháp, nhiều đại biểu Quốc hội đã bàn đến việc trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Song, lúc đó những ai nói ra ý kiến ấy thường bị quy kết là suy thoái về mặt tư tưởng. Điều đó làm tôi rất ngạc nhiên vì tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra.

So sánh với những gì chỉ mới diễn ra trong 1 – 2 tuần trước, đã có thể thấy việc đề xuất đổi tên nước đánh dấu bước chuyển trong nhận thức của những người chủ trì sửa đổi Hiến pháp. Điều đó cũng cho thấy Ủy ban Dự thảo Hiến pháp sửa đổi bước đầu đã tiếp thu nghiêm túc ý kiến của người dân và đấy là tín hiệu tốt.

Mấy hôm nay, đọc kiến nghị của Chính phủ về sửa đổi Hiến pháp, tôi cũng thấy rất mừng và rất ủng hộ những kiến nghị này. Ví dụ, Chính phủ kiến nghị những quy định giới hạn quyền công dân thì phải do “luật định” chứ không phải do “pháp luật” (hiểu theo nghĩa rất rộng) quy định. Thứ hai, Chính phủ kiến nghị việc thu hồi, trưng mua đất của dân phải trả ngang với giá thị trường.

Những quan điểm này không mới nhưng khi được cơ quan hành chính cao nhất của đất nước nêu ra thì rất đáng mừng vì nó phù hợp với mong muốn của người dân. Tôi mong những suy nghĩ này được đẩy xa hơn, ví dụ như công nhận chế độ đa sở hữu về đất đai, đặc biệt là đất ở – vốn không phải tư liệu sản xuất nên không thể công hữu hóa. Đất đai chiếm trên 75% các vụ khiếu kiện, nếu giải quyết tốt vấn đề này sẽ tháo gỡ được những khó khăn lớn và góp phần quan trọng ổn định xã hội.

- Tán thành với đề xuất đổi tên nước, ông có góp ý gì thêm?

- Tôi ủng hộ việc trở lại tên nước lúc mới giành độc lập. Song, tên này cần sửa lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt, là “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”. Năm 1945, chúng ta còn chịu nhiều ảnh hưởng tiếng Hán (Trung Quốc) nên cấu trúc của tên nước đặt năm ấy là theo ngữ pháp tiếng Hán. Bây giờ, nên gọi cho đúng hơn.

Tên nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện để những ai còn lấn cấn trong việc xích lại gần với chúng ta sẽ cảm thấy không còn rào cản nữa.

Nguyễn Hưng thực hiện

Nguồn: VnExpress

 

33 Phản hồi cho “‘Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ’”

  1. bùi lễ says:

    Sorry! Cho tôi hỏi VietNam bây giờ tên gọi là gì vậy ?
    (Tôi chỉ biết là do việt cộng lãnh đạo nên thường gọi là nước Việt cộng,
    nhưng không biết đã gọi là gì)

    • Chế độ là gì
      Chế có nghĩa là can thiệp không có sự cho phép của tác giả
      độ có nghĩa là làm mới xe của mình theo phong cách
      vậy chế độ là can thiệp và làm mới theo phong cách
      Bản chất là gì: bản có nghĩa là phần mặt phảng tương đối phẳng nhưng hơi lồi
      CHất là thành phần cấu tạo nên vật gọi là chất
      Vậy bản chất chế độ có nghĩa là can thiệp theo phong cách riêng vào mặt tương đối phảng của chất
      Lại hỏi bản chất chế độ việt nam là gì
      Trả lời là là can thiệp theo phong cách riêng vào mặt tương đối phảng của chất việt nam
      Tại sao lại như vậy
      Trả lời vì thích
      Lại hỏi tại sao thích
      Trả lời vì thích là một xu hướng mode có từ trước lúc tiến hóa thích không thể tách rời khởi con người
      Lại hỏi ai thích
      Trả lời chế độ thích
      Lại hỏi tại sao chế độ thích
      trả lời vì bản chất
      Lại hỏi tại sao lại vì bản chất
      Trả lời vì đó là chế độ
      Lại hỏi có chế độ làm ngoài giờ, chế độ nghỉ thai sản, chế độ bồi dưỡng, chế độ vùng sâu vùng xa vậy thì chế độ nào là đúng
      trả lời hiểu bản chất túc là đúng
      lại hỏi bản chất có bản chất của nó, bản chất thằng bờm, bản chất thằng cuội, bản chất anh hùng…
      Vậy bản chất nào là đúng
      Trả lời: Bản chất gian hùng
      Lại hỏi thế nào là gian hùng.
      Trả lời gian có nghĩa là luôn nói cuội, hùng có nghĩa là nhờ nói cuội mà trở nên mạnh giống con gấu
      Lại hỏi vậy gian hùng đúng là thú vật rồi còn gì
      Đúng nhưng chưa đủ: Thú vật có gian có hùng tuy nhiên chỉ có một loài vừa gian vừa hùng
      Lại hỏi đó là loài gì
      Trả lời Loài cáo
      Lại hỏi tại sao không phải là chồn
      Trả lời tại vì cáo là chồn
      Lại hỏi khi nào cáo không phải là chồn
      Trả lời khi thiến cáo thì gọi là cáo thiến không gọi là chồn thiến.
      Lại hỏi tại sao lại đăng bình luận và bài viết trên
      Trả lời vì đó là bài của cáo thiến
      Lại hỏi ai thiến
      Trả lời chồn thiến
      Lại hỏi Chồn thiến có phải là chồn bị thiến không
      Trả lời chồn thiến là chồn biết thiến không thể tự thiến
      Lại hỏi vậy thì loài này giống người rồi
      Trả lời : đúng nhưng chưa đủ, loài này giống con người chứ không phải giống người
      Lại hỏi làm sao để phân bietj loài này và người.
      Trả lời cách tốt nhất là đọc kim dung
      Tại sao lại đọc kim dung
      Trả lời vì người giỏi thì bị thiến còn người không giỏi thì không bị thiến
      Lại hỏi vậy bọn nó giỏi
      Trả lời đúng
      Lại hỏi vì sao giỏi
      Trả lời Vì gian hùng

  2. Bờm says:

    Trích từ giáo sư Nguyễn Minh Thuyết:
    “Tôi ủng hộ việc trở lại tên nước lúc mới giành độc lập. Song, tên này cần sửa lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt, là “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”. Năm 1945, chúng ta còn chịu nhiều ảnh hưởng tiếng Hán (Trung Quốc) nên cấu trúc của tên nước đặt năm ấy là theo ngữ pháp tiếng Hán. Bây giờ, nên gọi cho đúng hơn.

    Tên nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện để những ai còn lấn cấn trong việc xích lại gần với chúng ta sẽ cảm thấy không còn rào cản nữa.”

    Tên nước VNDCCH dịch sang tiếng anh là Democratic Republic of Vietnam.
    Tên nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam dịch sang tiếng anh cũng là Democratic Republic of Vietnam…

    Thay ngôn hoán chử cũng chỉ là “rượu mới bình cũ” – có bao giờ người dân thực sự được trưng cầu dân ý? từ hiến pháp, quốc kỳ, quốc ca đến thể chế… hay chỉ là đem tờ góp ý đến tận nhà bắt ký với 2 chử “đồng ý” in sẵn!

  3. Curious says:

    Lịch sử đã có thời nước “An lam” ta có quốc hiệu Đại Ngu,
    nay thới đại nhà hồ đệ nhị cũng nên treo quốc hiệu “cộng hòa xã hội chủ nghĩa đại ngu” cho nó “hoành tráng”.
    *
    Rồng vàng tắm nước ao tù
    Người khôn nói với lũ + ngu bưc mình

  4. Lâm Vũ says:

    …Bởi từ khi giành được chính quyền năm 1945, Việt Nam vẫn xác định con đường xây dựng Xã hội chủ nghĩa…

    Cái này là Việt cộng nói cho Việt cộng nghe! Từ cái gọi là Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đọc năm 1945, cho đến những khẩu hiệu kháng chiến chống Pháp, chỉ có những khẩu hiệu “Độc lập”, “Dân chủ”, “Tự do”, “Hạnh phúc”… sau này thêm “Thống nhất”.

    Chủ trương “xây dựng Xã hội chủ nghĩa” có lẽ chỉ được CSVN công khai tuyên bố từ sau 1975. Chính xác là từ 1976, sau khi Mặt Trận Giải Phóng miền Nam chính thức bị khai tử và đảng Lao Động đổi tên thành đảng cộng sản Việt Nam.

Phản hồi