WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thiên An Môn hay Dresden?

Thien_An_mon_1989Bài trước trong mục này đã đặt một câu hỏi về sự tan rã nhanh chóng của các chế độ cộng sản Ðông Âu: “Chế độ vững như bàn thạch, cho đến ngày nó sụp đổ. Tại sao người ta không thấy được những nhược điểm nằm bên dưới các chế độ tưởng như muôn năm trường trị như vậy?”

Một người đã nghiên cứu về trường hợp Ðông Ðức, còn gọi là Cộng Hòa Dân Chủ Ðức, là Daniel V. Friedheim, đã thấy rằng nguyên nhân chính khiến chế độ sụp đổ không phải chỉ vì áp lực của người dân từ bên dưới; cũng không phải vì giới lãnh đạo cao cấp đã chấp nhận chịu thua. Theo ông, nguyên nhân chủ yếu là vì chính hàng ngũ cán bộ cấp trung đã chán ngán hệ thống xã hội và chính trị mà họ đang góp công duy trì.

Trong một bài đăng trên tạp chí Chính Trị Ðức (German Politics) vào Tháng Tư năm 1993, Friedheim trình bày trình tự sụp đổ của Cộng sản Ðông Ðức. Ông ghi nhận ý kiến của nhà xã hội học nổi danh Max Weber, thấy rằng bất cứ một chế độ nào cũng phải dùng một “hệ thống thuộc lại.” Một chế độ sụp đổ từ bên trên nếu nhóm người lãnh đạo hết tin vào khả năng kềm hãm dân chúng, như chúng ta thấy ở Tiệp Khắc, Bulgaria, Nga. Nhưng ở Ðông Ðức, sự sụp đổ diễn ra ngay ở trong hệ thống cai trị, tức là những người cán bộ trung cấp không còn thấy mình có thể tuân lệnh đảng Cộng sản mà đàn áp người dân nữa.

Bài luận văn trên dựa trên luận án tiến sĩ của Daniel Friedheim tại Ðại Học Yale, sau khi tác giả đã thực hiện một cuộc phỏng vấn 119 quan chức và cán bộ thuộc chế độ cộng sản Ðông Ðức ngay sau khi nước Ðức thống nhất.

Những người được chọn để phỏng vấn đều thuộc thành phần bộ máy bí mật có nhiệm vụ trấn áp khủng hoảng (Eisatzleitungen), ở trung ương và địa phương. Họ đứng đầu những ban bí thư đảng bộ, chỉ huy mật vụ, chính quyền, cảnh sát và quân đội; chính họ phải quyết định có sử dụng vũ lực đàn áp dân biểu tình hay không; khi dân Ðông Ðức biểu tình đòi dân chủ vào mùa Thu năm 1989. Chúng ta cần nhớ lại là vào Tháng Sáu năm đó, Cộng sản Trung Quốc đã dùng quân đội tàn sát các công nhân và sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn. Tổng bí thư đảng Cộng sản Ðông Ðức Erich Honecker cũng dọa sẽ dạy bài học Thiên An Môn cho dân chúng. Từ Tháng Ba năm 1989 cảnh sát công an đã dùng lựu đạn cay và dùi cui đàn áp biểu tình. Ðến Tháng Chín, người đứng đầu mật vụ (Stasi) là Erich Mielke đã báo động “tình hình vô cùng nghiêm trọng” và giải pháp duy nhất là phải “dùng bạo lực, chỉ có bạo lực thôi.” Trong Tháng Mười, dân đi biểu tình ngày càng đông ở Leipzig, Dresden, rồi Berlin.

Cuối cùng, chính một người trong hàng ngũ công an mật vụ đã mở cửa cho ngọn gió tự do dân chủ trỗi lên, trong một hành động bất ngờ, “đột hứng.” Ngày 8 Tháng Mười năm 1989, dân chúng tại thành phố Dresden đi biểu tình cùng với giới trí thức, nghệ sĩ, sinh viên, công nhân. Ðoàn người biểu tình đứng đối diện với đoàn công an võ trang hằm hè. Bỗng đoàn công an ngạc nhiên khi thấy một người dân tách ra, đi từ từ tiến dần về phía họ; rồi hỏi có ai ra để nói chuyện hay không. Một viên sĩ quan công an đã tiến tới. Hai người nói chuyện “giữa trận tiền” một hồi; và đi tới hai quyết định: Ðoàn biểu tình sẽ giải tán, và cử ra ngay 20 người đại diện. Họ sẽ họp bàn với phía công an; tối hôm đó sẽ công bố kết quả buổi họp tại bốn nhà thờ. Thế là 20 người bất ngờ được đề cử làm “đại biểu” của đoàn biểu tình. Trong đó có đủ thành phần: sinh viên, công nhân, thầy giáo, thợ mộc, thợ máy, y tá, vân vân, có cả một đảng viên cộng sản. Người nhỏ nhất là một thợ máy tập sự 17 tuổi, già nhất là một giáo sư về tôn giáo, 58 tuổi; đa số trong lứa tuổi 20, 30.

Biến cố được gọi là “Mô hình Dresden” sau đó đã được đem ra làm mẫu ở các thành phố khác khi công an mật vụ đứng trước đoàn biểu tình. Nhưng tại sao chính quyền Dresden sau đó lại chịu nhượng bộ, phải chấp nhận 20 công dân tình cờ thành những người đối thoại với họ? Friedheim đã tìm thấy chính các quan chức trung cấp trong guồng máy an ninh đã chán ngán vai trò đàn áp dân mà họ phải đóng. Người chỉ huy công an bỗng nghĩ ra đề nghị phái đoàn 20 người để thương thuyết, mặc dù không cấp trên nào cho phép anh ta làm như vậy. Lệnh trên là dùng vũ lực, chỉ dùng vũ lực! Sau này được phỏng vấn, anh nói rằng thực ra anh đã không đồng ý với lệnh trên bảo phải dùng vũ lực. Anh vẫn được lệnh đàn áp, nhưng bỗng nhiên nghĩ ra một cách trì hoãn lệnh. Khi anh ra lệnh các công an mật vụ buông cái khiên sắt họ ôm trước ngực, đặt tất cả xuống đất để bày tỏ thiện chí, tiếng vỗ tay hoan hô reo ầm lên trong đoàn biểu tình. Anh ta kể: Vai tôi bỗng nhẹ hẳn đi, trút được một gánh nặng! Tối hôm đó tôi về báo cáo, ông sếp tôi bảo: Bây giờ tao báo cáo lên trên chắc họ không tin có chuyện này!

Tại sao viên chỉ huy công an ở Dresden lại hành động như vậy; rồi các nơi khác cũng làm theo? Lý do chính là họ đã bớt tin vào chế độ cộng sản. Friedheim phỏng vấn các viên chức trung cấp trong guồng máy đàn áp cho thấy điều này. Một câu hỏi về chủ nghĩa cộng sản nói chung, viết: “Không có chế độ nào có thể đạt được những thành tựu về xã hội như chế độ cộng sản.” Với câu này, có 97% nói khi gia nhập đảng Cộng sản họ đã tin vào điều đó. Nhưng, tới mùa Thu năm 1989 thì chỉ có 65% nói họ còn nghĩ chế độ Cộng sản Ðông Ðức là tốt nhất thôi. Thật ra, tỷ lệ giảm từ 97% xuống 65% cũng không mất mát nhiều lắm, vì vẫn còn gần 2 phần 3 các quan chức trung cấp tin tưởng chế độ Cộng sản là con đường tốt nhất cho xã hội của họ.

Nhưng mặc dù đa số 65% vẫn tin ở chủ nghĩa cộng sản, đối với biện pháp đàn áp dân bằng bạo lực thì thái độ của các viên chức công an trung cấp lại thay đổi rất nhiều. Trong cuộc phỏng vấn trên, Friedheim hỏi họ: “Khi mới bước vào đảng, anh có tin rằng chính phủ có quyền dùng công an đàn áp các đám dân biểu tình hay không? Có 78% nói họ đã tin chính phủ có quyền đó. Tiếp theo là câu hỏi: “Sau khi đã chứng kiến các biến cố vào mùa Thu năm 1989, lúc đó anh còn tin chính phủ có quyền đàn áp hay không?” Số người vẫn tin tụt xuống, chỉ còn 8%. Chính các người công an trung cấp đã trưởng thành nên thay đổi thái độ.

Chúng ta càng thấy rõ điều này, khi họ được hỏi về vụ đàn áp kiểu Thiên An Môn. Yêu cầu họ chọn một câu đúng nhất để mô tả vụ đổ máu ở Thiên An Môn, Friedheim thấy: Chỉ có 1% các quan chức công an trung cấp nghĩ rằng vụ này “có thể diễn ra ở nước Ðức” của họ. Có 26% số người được phỏng vấn thấy “bảo vệ chủ nghĩa xã hội mà phải đổ máu như vậy là không đáng.” Trong khi đó có 42% phần trăm đồng ý với nhận định rằng “một vụ đổ máu như thế chỉ có thể diễn ra tại Trung Quốc hay một nước Á Châu thôi.” Trong nhận định này, chúng ta thấy ẩn tàng một thái độ khinh miệt, cho là người Châu Á thì khát máu, dễ giết nhau, hơn người Ðức.

Trong lịch sử vụ sụp đổ của chế độ Cộng sản ở Ðông Âu, chúng ta biết có nhiều nguyên nhân cùng họp lại gây ra; nhưng riêng tại Ðông Ðức thì có lẽ yếu tố quan trọng nhất là sự sụp đổ của cây cột trụ chống đỡ cho đảng Cộng sản: Giới chỉ huy trung cấp trong guồng máy đàn áp. Tại thành phố Dresden, chính viên sĩ quan chỉ huy mật vụ Stasi và cấp trên của anh ta đứng đầu về nội an, cả hai đã bí mật liên lạc với vị giám mục địa phương để cùng tìm cách tránh đổ máu.

Chúng ta không thể đoán hiện nay tâm trạng những người trong guồng máy công an mật vụ của cộng sản Việt Nam có còn tin tưởng ở chủ nghĩa cộng sản và chế độ đến mức nào. Nhưng họ cũng là người, là người Việt cả. Họ cũng biết chuyện gì đang diễn ra trong xã hội, họ còn biết nhiều hơn về sự thật đằng sau cuộc tranh chấp giữa các người lãnh đạo đảng. Khi phải chọn lựa, liệu họ sẽ theo “Mô hình Thiên An Môn” hay “Mô hình Dresden?”

Có một cách để giới chỉ huy công an ở Việt Nam tránh không phải lựa chọn giữa Thiên An Môn hay Dresden. Là họ từ chối không tham dự vào bất cứ một hành động đàn áp nào, nếu những người đi biểu tình có lý do chính đáng. Nông dân biểu tình đòi bồi thường đất, chống cướp đất là chính đáng. Dân chúng biểu tình chống ngoại bang xâm chiếm biển đảo, đất đai và cướp phá thuyền của ngư dân Việt Nam, đó cũng là một lý do chính đáng. Các người chỉ huy công an ở Việt Nam phải từ chối không tham dự các cuộc đàn áp biểu tình chính đáng, chắc chắn họ sẽ thành công.

Công an cũng có quyền từ chối không tham dự vào những vụ trục xuất người dân để chiếm đất trao lại cho các nhà thầu xây dựng. Họ có thể đến hiện trường, có mặt đúng giờ, với đồng phục tề chỉnh; họ cứ đứng đó chứng kiến cảnh các quan chức đưa giấy tờ trục xuất dân ra khỏi ngôi nhà họ ở, hay thửa ruộng họ đang cày. Cứ đứng yên chứng kiến hai bên cãi cọ nhưng nhất quyết không can thiệp vào các cuộc tranh chấp đó. Cam đoan đồng bào sẽ vỗ tay hoan hô! Mà sẽ không phải thắc mắc chọn giữa Thiên An Môn hay Dresden nữa!

© Ngô Nhân Dụng

Nguồn: NV

4 Phản hồi cho “Thiên An Môn hay Dresden?”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    VINH QUANG

    Chừng nào đất nước vinh quang
    Người dân được sống hoàn toàn tự do
    Không ai ngồi ở trên đầu
    Mọi người bình đẳng rõ hầu quang vinh

    Tự do dân chỉ tin mình
    Dễ ai gạc gẫm bảo mình điều chi
    Tự do mình chọn người tài
    Đặng ra giúp nước chẳng ai buộc mình

    Tự do ai cũng ngang nhau
    Đều người hiểu biết dễ đâu tuyên truyền
    Ở đời sao lắm kẻ điên
    Mình thời dốt nát tuyên truyền người ta

    Ấy vì quen thói ranh ma
    Coi dân cỏ rác để ta nắm đầu
    Vậy nên dân chủ trên đời
    Coi nhau bình đẳng thì đời mới nên

    Vì dân phải có dân quyền
    Vì người phải có quyền riêng con người
    Làm người độc lập tự do
    Đó là hạnh phúc nhắm cho nhân quyền

    Quyền riêng suy nghĩ tự mình
    Không cần nịnh nọt chẳng hùa theo ai
    Chẳng ai phải lụy vì ai
    Đó là phẩm giá mỗi người công dân

    Chẳng ai lãnh đạo mọi phần
    Mỗi người lá phiếu bởi mình tự do
    Ủy quyền dân chủ giữa nhau
    Qua người tài đức nhằm lo việc đời

    Hay chi những thói độc tài
    Cha truyền con nối đời đời làm vua
    Nước đâu phải nước của chùa
    Dân đâu riêng phải của vua bao giờ

    Thế nên dân chủ công khai
    Tự do bình đẳng chẳng sai khi nào
    Vinh quang đơn giản làm sao
    Điều gì thực chất mới là vinh quang

    Những gì giả dối hào quang
    Vinh quang chẳng có mà toàn danh hư
    Danh hư chỉ khiến người cười
    Phải cần thực chất thì người mới khen !

    Võ Hưng Thanh
    (21/4/13)

  2. Thông báo về những buổi Dã ngoại để trao đổi về Quyền Con Người

    Các bạn thân mến!

    Trong ước muốn vừa có những sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, vừa tạo được cơ hội để trao đổi với nhau về những điều hữu ích cho việc góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ hưởng ứng buổi dã ngoại này.

    Chương trình cụ thể:

    Các Công Dân Tự Do thân mời quý phụ huynh và các bạn trẻ cùng tham dự những buổi dã ngoại lành mạnh, sinh hoạt cùng bạn bè.

    Hình thức tham gia:

    Mỗi người chúng ta sẽ tự đem theo đồ ăn nhẹ cho mình và gia đình. Đây là dịp để chúng ta gặp nhau, giải trí, làm quen và cùng nhau trao đổi về vấn đề Quyền Làm Người trong đời sống của chúng ta.

    Thời gian và địa điểm: 8h30 sáng ngày 5 tháng 5 năm 2013

    - Tại Sài Gòn:
    Công viên 30 tháng 4, Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1.
    Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Hoàng Vi – ĐT: 01287 123 126

    - Tại Nha Trang:
    Công viên Bạch Đằng, Đường Trần Phú – đối diện Học Viện Hải Quân.
    Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – ĐT: 0905 140 835

    - Tại Hà Nội:
    Công viên Nghĩa Đô, Đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Văn Dũng – ĐT: 0974 468 775

    Chân thành cám ơn các bạn.

    Có thể xem chi tiết bản tin tại Dân Làm Báo:

    http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/thong-bao-ve-nhung-buoi-da-ngoai-e-trao.html#.UXI9VFJi9U4

  3. DÂN ĐEN says:

    BÌNH LOẠN CỦA DÂN ĐEN : “…. -Một người đã nghiên cứu về trường hợp Ðông Ðức, còn gọi là Cộng Hòa Dân Chủ Ðức, là Daniel V. Friedheim, đã thấy rằng nguyên nhân chính khiến chế độ sụp đổ không phải chỉ vì áp lực của người dân từ bên dưới : ” SAI ” ( Ý dân là ý Trời, dận muốn là Trời muốn : L’homme propose, Dieu dispose ” mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên ) ; cũng không phải vì giới lãnh đạo cao cấp đã chấp nhận chịu thua, Theo ông, nguyên nhân chủ yếu là vì chính hàng ngũ cán bộ cấp trung đã chán ngán hệ thống xã hội và chính trị mà họ đang góp công duy trì…-” : SAI ! Lại sai nữa ! Sự hình thành các nước cộng sản này là do chính tự các ” hàng ngũ cán bộ ” tưởng bở đua nhau ” mua về sài ” sài ít lâu thấy chán, ” PHẢN TỈNH mới đem vứt bỏ !? Còn các nước cộng sản ( lau nhau ) như Việt Nam, Cu-Ba, Bắc Triều Tiên …thì hàng ngũ cán bộ đều bị mua chuộc dúi vào tay bắt sài, bắt phải tuân thủ, bằng không là bỏ mạng, nên với darwinism hàng ngũ cán bộ tay sai này phải chống chọi bằng đủ mọi giá để sống còn !?

    • Dân Thanh says:

      ” mua về sài ” sài ít lâu thấy chán, ” . Bạn muốn mọi người hiểu mình muốn nói gì thì trước hết phải viết cho đúng chính tả đã.

Leave a Reply to Dân Thanh