WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bão nổi lên rồi

Lúc tám giờ chiều tối, mở hát bóng thùng theo dõi cuộc đổi đời. Hát bóng thùng là cái tên mới toanh do các anh bộ đội cụ Hồ đặt cho Ti Vi truyền hình Sàigòn. Đứng giữa sân khấu, một anh bộ đội dáng gầy gầy, quân phục màu cứt ngựa, có ý chờ. Bỗng dưng, anh ta tạo dáng, ưỡn ngực ngước lên trần, vành nón cối trông nghiêng, cất giọng: Bão nổi lên dzồi…bão nổi chứ lên dzồi…cờ mặt trận giải phóng phất phới bay tung trời…Anh ta hát như hét, la lớn quá, làm đám đông cười ầm lên. Mới thuở ban đầu, người Sàigòn vốn tính hồn nhiên, chưa đủ làm quen với các anh bộ đội miền Bắc chân quê xa lạ, bóng dáng ngồ ngộ như đồng bào thiểu số, dân tộc ít người. Mới đó mà đã bốn, năm ngày…

Buồi sáng 30 tháng Tư 1975, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh qua đài Sài gòn, cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng tại chỗ, ngưng chiến, để ông bàn giao chánh quyền cho chánh phủ Cộng Hòa Miền Nam, tức MTGPMN. Như vậy, phía Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn tuân thủ điều khoản hòa hợp, hòa giải của Hiệp định Ba Lê 1973. Nhưng bên phía Bắc Việt làm như không hay biết, vẫn giữ nguyên tình trạng chiến tranh, xe tăng và lính trên xe tiếp tục bắn phá vô các đoàn xe và quân sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã buông súng, dọc theo xa lộ Biên Hòa-Sàigòn.

Chi đội xe tăng Bắc Việt đến trước cổng chánh dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ mười lăm cùng ngày. Theo phóng viên tờ L’Anai tường thuật, một người lính nhày xuống khỏi xe, lấy dây xích sắt có sẵn tại chỗ, vòng khóa cổng, để hai chiếc xe tăng thay nhau ủi sập cổng dinh. ( Nv: L’Anai: Association nationale des anciens Amis de L’Indochine, nội san hội Cựu chiến binh Đông Dương của Pháp, bản in năm 1997). Cựu Đại úy Phạm Văn T., tiểu đoàn phó thuộc Lữ đoàn liên binh phòng vệ phủ Tổng thống, cũng có ý kiến tương tự, nhưng thêm vô một chi tiết về người bộ đội trên xe, đã bắn hạ anh lính gác dinh, bởi anh ta nghe lệnh từ trên xe tăng, nhưng chần chờ chưa kịp khóa cổng.

Xe tăng và lính Bắc Việt ào vô sân dinh, đồng loạt nổ súng dữ dội như mở cuộc công phá một thành trì tử thủ, chống trả mãnh liệt, lý do buộc ông Dương Văn Minh phải đầu hàng. Đối diện với những người lính nón cối dép râu, ông Minh đọc „Lời đầu hàng” với cái chánh phủ vô hình MTGPMN có tiếng mà không có miếng. Lời đầu hàng do một cán bộ Miền Bắc viết sẵn trên trang vở học trò, có gạch xóa vài chữ do ý kiến của ông Minh. Theo mấy bài hồi ký, anh bộ đội Bắc Việt này có tên là Bùi văn Tùng, gốc Nam kỳ tập kết, không tiếc những lời „mày, tao” với ông Tổng thống Dương Văn Minh của chánh quyền Sàigòn.

Ông Minh xin thay hai chữ “tổng thống” bằng hai chữ “đại tướng”, nhưng Bùi văn Tùng không chịu, bắt giữ nguyên chức vụ tổng thống để đầu hàng. Ông Minh dư biết, ông không hội đủ tư cách pháp lý để kế nhiệm một tổng thống từ chức; nói rõ ra, ông chỉ là một tổng thống giả định, chưa chính thức. Nhưng phe Bắc Việt đã trao tặng cho ông cái chức thơm tho đó bằng một tối hậu thư, „Nếu không là Tướng Dương Văn Minh trong thương thuyết hòa bình, thì Sàigòn sẽ chìm ngập trong biển lửa.” Lời hù dọa của bên xâm lăng không ngờ thành công vượt chỉ tiêu trước kế hoạch. Vừa tựu chức, việc đầu tiên của Tổng thống Minh là đi yết kiến vị lãnh tụ Ấn Quang. Theo lời một sĩ quan tháp tùng, ông Minh qùy một gối bên cạnh vị chức sắc tôn giáo như một sinh viên sĩ quan trong tối gắn Alpha, nghe huấn thị, „Ván bài Mặt trận giải phóng Miền Nam không còn tồn tại nữa, Đại tướng chỉ có lựa chọn duy nhứt là đầu hàng với phe Bắc Việt.” Ông Minh cũng không có lựa chọn nào khác hơn là thốt lên mấy tiếng kêu thương,”Thế là thầy giết con rồi!”

Có một ông sĩ quan tự xưng là đại tá Sàigòn từng bỏ đi trước 30 tháng Tư, đem ví von „niên trưởng” Minh với Thống chế Pétain đã cộng tác vói Đức quốc xã nhằm bảo tồn những công trình xây dựng lịch sử và văn hóa Pháp. Ví von như thế là khập khiễng, bởi Đức và Pháp ngang nhau về tầm văn hóa và kinh tế; trái lại, Bắc Việt và Nam Việt Nam thì không. Hai ông Phạm văn Đồng và Nguyễn văn Linh đã mấy lần đưa ra nhận định rằng, trong thực tế, có hai miền Nam và Bắc Việt Nam, do sự khác biệt về văn hóa và kinh tế. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rõ hơn: Ngày 30 tháng Tư làm cho hàng triệu người vui, và hàng triệu người buồn. Tức là có sự vui trên nỗi khổ người khác.

Sau tháng Tư 1975, lá cờ MTGPMN âm thầm biến mất. Những nhân vật đầu não của MTGPMN nay bắt đầu lộ diện trong những chức vụ phụ thuộc cho cánh Bắc Việt. Bà Nguyễn Thị Bình tiếc rẻ thời xuân xanh, họp báo tại Đà nẵng, thở than,”Chi bằng cuộc thống nhứt hai miền nên dời lại sau năm năm nữa.” Thưa bà Bình, do một sự tình cờ rất là khó tin, cánh Bắc Việt đã nhanh tay cướp công của Mặt Trận, nếu không, một biển máu chắc chắn đã tràn ngập toàn miền Nam, gấp trăm ngàn lần so với vụ thảm sát Mậu Thân ngoài Huế do Mặt Trận của bà chủ động. Tụi Khmer Đỏ đồng chí của Mặt Trận, đã thảm sát hai triệu người Campuchia như một đòn thù vô cớ. Ngay sau tháng Tư 1975, Mặt Trận của bà cũng lăng xăng lập ra những Tòa án nhân dân lấy lòng cánh Bắc Việt. Bọn Nón Tai Bèo của phe bà, của Thọ, Phát, Thị Định, Quỳnh Hoa, Trần Văn Trà, Bảy Trấn, Nguyễn Hộ, Trần Bạch Đằng…đã sát hại biết bao viên chức hành chánh, quân sĩ, các nghĩa quân VNCH. Vị tỉnh trưởng Chương Thiện, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, là một trong hàng ngàn những nạn nhân của Mặt Trận khi bão đã nổi lên rồi.

***

Nhiều người lầm tưởng CS Bắc Việt và MTGPMN cùng chung một đơn vị, chung ý hướng. Nhận xét này không đúng, nếu nhìn vô màn kịch tại dinh Độc Lập. Có con cua cái kia, con bọ ngựa cái kia, sau phút chịu đực, quay lại cắn cổ và ăn đứt thịt con đực, y chang như tấn tuống giữa Bắc Việt và MTGPMN.

Còn lại Công sản Bắc Việt một mình một chiếu trên toàn cõi Đông Dương, như lời báo trước của Kissinger với Chu Ấn Lai năm 1972, đại ý: chúng tôi có thể để Cộng Sản cai trị khắp Đông Dương. Và việc đã xảy ra y như thế sau 1975. Nhưng một cuộc chiến không tên từ đó bắt đầu nổ ra trong Khối CS: Đỏ làm thịt Đỏ tưng bừng chưa từng thấy. Khối CS đánh lộn nhau một lần đầu cũng như một lần cuối, là Cộng Sản toàn cầu rã tan.

Trước hết là sự chia rẽ không thể hàn gắn giữa Liên Sô và Trung Cộng, bởi lý do Trung Cộng đã mất đàn em CS BắcViệt vào tay Liên Sô. Cộng Sản Bắc Việt giải thể MTGPMN, sang truy diệt Khmer Đỏ Pol Pot. Trung Cộng gây chiến dọc biên giới Trung Việt, rửa hận cho hai đàn em MTGPMN và Khmer Đỏ. Liên Sô bênh đàn em Bắc Việt, đem hàng triệu quân áp sát biên giới Nga Trung. Mối hận thù Liên Sô và Trung Cộng càng thêm nghẹt thở. Khi Liên Sô và khối Đông Âu sụp đổ năm 1991,thì Trung Cộng giữ thế trung dung, thản nhiên đứng nhìn, làm người ta nghĩ tới thế Tam quốc chí, đông hòa Tôn Quyền, bắc diệt Tào Tháo của Khổng Minh xưa kia.

Cái thua hay cái thắng, được hay mất tại miền Nam – từ dinh Độc Lập trong ngày 30 tháng Tư — là vô cùng quan trọng đối với sách lược Hoa Kỳ.
Ngay từ cuối tháng Tư 1975, đặc biệt từ ngày 28 tháng Tư 1975, Tổng thống Ford và ban tham mưu quân chánh có mặt tại Phòng Bầu dục, Tòa Bạch Ốc, theo dõi tình hình Saigon thất thủ,– Bài và hình trong The Palace File. Nguyễn Tiến Hưng. 1989.

Lần theo đường dây thời cuộc ngày ấy, người ta hiểu ra lý do vì sao Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho rút bỏ vùng Cao nguyên và Giới tuyến lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Không có cuộc lui binh mau lẹ của các đơn vị VNCH thì bên phía quân CS Bắc Việt chẳng thể nào hưởng được cái „thừa thắng xông lên.” Nếu Tổng thống Dương Văn Minh không ra lệnh cho Quân lực VNCH buông súng ngưng chiến, thì phía CS Bắc Việt có ba đầu sáu tay, củng chẳng tiến về Saigon…ta tiến về Sài gòn ngon lành được.

Bên phía CS, cũng có người phải hiểu ra những sự kiện nêu trên; phải có ai đó nắm giữ những điều chưa nói ra từ Mật Ước kèm theo Hiệp định Ba lê 1973. Thế mà quân lính Bắc Việt vẫn tiếp tục bắn phá gây biết bao tang thương cho quân dân Miền Nam trên đường triệt thoái Cao nguyên, và Giới tuyến. Từ sau 1975, CS Bắc Việt đã tạo ra cho miền Nam VN một „mô thức” y boong như tình thế, tình trạng Bắc Việt những mùa đấu tố bao năm xưa. Hai miền Nam Bắc bằng đầu bằng đuôi trong cái mô thức CS, miền Nam năm 1975 lại cùng miền Bắc trở về cái thời gian 1955, 1956 ảm đạm ngày nào. Nếu Hoa Kỳ chưa bỏ cấm vận, không cho bang giao, thì thử hỏi xã hội xã hội chủ nghĩa miền Bắc sẽ đi về đâu.

Thượng Nghị sỉ McCain trong chuyến thăm Sài gòn năm 2000, nói huỵch tẹt ra, Cộng Sản VN là những kẽ gian đã thắng, the wrong guys won. Vậy thì cái thống nhứt VN theo đường lối CS cũng là một hành động ăn gian, chưa do ý chí toàn dân, chưa qua một trưng cầu dân ý, hay tuyển cử. Tướng Nguyễn Cao Kỳ về giữa Sài gòn, đã nói: “Việt Nam đã thống nhứt về mặt lãnh thổ, nhưng chưa thống nhứt về mặt Dân Tộc.” Vào năm 1975, nếu một cuộc tuyển cử diễn ra, thì thế chông chênh đôi bên chưa thể đoán ra được. Nhưng năm nay, 2013, nếu tiến hành tuyển cử, thì người ta ắt đoán biết ra kết quả như thế nào.

Để tạm kết thúc bài viết Bão Nổi Lên Rồi giản dị này, xin kể câu chuyện về Thiếu tướng Vernon Walters, vị tùy viên quân lực tại hòa đàm Ba Lê, đã từng với Kissinger bàn thảo về những cuộc „đi đêm” với bên Cộng Sản. Cho tới nay, ông vẫn giữ lá cờ của miền Nam VN trên bàn giấy. Được hỏi lý do, ông giải thích, rằng Lá cờ này biểu hiện cho một „chính sách chưa hoàn tất, unfinished business.” ( No Peace no Honor. Larry Berman. trg. 273). #

38 Phản hồi cho “Bão nổi lên rồi”

  1. Thơ thẩn says:

    Số kiếp di cư đến hai lần
    Hai lần nhưng vạn nỗi gian truân.
    Lần sau còn nhục hơn lần trước,
    Vứt cả ba lô cởi cả quần.
    Cũng tại ta xui mới thế này
    Thầy ta đừng chạy chúng biết tay
    Phải chi thầy thí vài trăm triệu
    Đâu phải chạy te vứt cả giày.
    Dù bỏ chạy te vứt cả giày.
    Nhưng ta nào có sợ chúng bay.
    Chẳng qua cũng chỉ vì thời vận
    Tại số nên ta mới như vầy.

    • Hùng AK 47 says:

      Thưa quan bác, em thấy nếu mình cười nhạo trên sự thống khổ nhọc nhằn của đồng loại do ĐCSVN gây ra thì đó là biểu hiện của bản chất khốn nạn & nhẫn tâm đấy quan bác ạ.

    • Tien Ngu says:

      Cũng cò mồi mĩa mai, tự sướng…
      Như ăn mày được…xôi gấc, nó hả hê
      Y hệt như…hề
      Hồ chí Minh lớp…bảy

      Thứ ngu dốt lên đời, cùng nhau…gáy
      Vô địch, tự do, thống nhất, hạnh phúc, đến…muôn đời

      Tin theo chúng mà thiên hạ…hỡi ơi
      Đói, dốt, láo, đời nay sang đời khác

      Bắt chước VNCH, nhưng cò mồi vẫn…khoét lác
      Nhờ ơn bác đảng được….nên người

      (thật ra chúng vẫn nà…đười ươi…)

  2. tonydo says:

    Xin mượn thơ đàn anh Lê Tuấn Bình, thay vài chữ làm câu đối tết:
    {Một kiếp thi nhân, nửa đời trận mạc, cõi trần ai ai dễ hơn ai}

    Kính mời qúi Còm Sĩ đàn anh đối ẩm đầu xuân để Quan Sáu Dâm Tiên mỉm cười nơi Chín Suối.
    “Lúc sinh tiền, Ngài thích tếu”

    Ý Yên là một huyện của tỉnh Nam Định, Việt Nam, huyện lại giáp thành phố Ninh Bình. Vì thế người Ý Yên mang cái văn hóa thâm sâu của Vụ Bản, Hành Thiện, thành Nam, nhưng lại tích tụ cái yêng hùng của núi rừng Non Nước.

    Cả nghìn năm có lẻ, người anh em phương Bắc chưa một lần vượt qua được Ý Yên. Họ đành nuốt hận quay về.
    (Ngày xưa trên bến Ý Yến.
    Bẻ đôi thanh kiếm lời nguyền trên sông.
    Ra đi tráng sỹ kiêu hùng.
    Thuyền ai neo đợi bên dòng Ý Yên.) Thơ Trần Mạnh Hùng!

    Trước khi vô Nam đánh Mỹ giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước, gọi ngắn gọn là, đi sinh bắc tử nam, đồng chí phó chỉnh ủy đại đoàn về động viên lính tráng.

    Thủ trưởng phán ngắn gọn; Lính Cụ Hồ không bao giờ buông súng trước kẻ thù!
    Ngài kể:
    Trong trận càn Mouette (Hải Âu) và Pélican (Bồ nông 1953-1954, một đại đội thuộc đại đoàn 320 được phân công bảo vệ chùa Non Nước và Ý Yên.

    Giặc Pháp vây kín nhiều ngày, kêu gọi đầu hàng. Đồng chí chính trị viên đại đội hy sinh, đại đội trưởng thấy găng quá, ra lệnh cất giấu vũ khí và nhảy xuống sông Đáy rút lui.

    Một trung đội trưởng (có lẽ anh hùng Giáp Văn Khương) nhất định không buông súng, chiến đấu đến cùng.
    Sau nhiều ngày tử chiến, kìm chân địch, đạn hết, trung đội hy sinh chỉ còn dăm người. Đồng chí trung đội trưởng quê Ý Yên mới chịu khoác súng lên vai chờ đêm tối, nhảy xuống sông.

    Lợi dụng đám bèo tây, đồng chí trung đội trưởng sống sót trở về.
    Người Ý Yên là thế!
    Xin Thiên Chúa dẫn đưa Linh Hồn nhà thơ Ý Yên về Nước của Ngài!
    Em Tony cầu nguyện cho Thầy!

  3. Nguyễn Hưng says:

    Tác giả Nhan Hữu Hậu- cận vệ Vũ văn Mẫu :…Chuông reo một lúc nhưng đầu giây bên kia không có người trả lời. Bên cạnh, một máy điện thoại khác reo, tôi nhắc ống nghe. Từ đầu giây bên kia có giọng nói:

    -Tôi là thiếu tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ còn lại tại Tổng Tham Mưu, cho tôi nói chuyện với đại tướng Minh.

    Tôi bảo thiếu tá Tài chờ tôi trình tổng thống. Áp ống liên hợp vào tai, tổng thống Dương Văn Minh nói:
    “Qua nghe đây em”.

    -Thưa đại tướng, tôi còn quân mà sao đại tướng đầu hàng?

    -Đã trễ rồi em. Tôi muốn tránh cho dân khỏi chết chóc và Saigon khỏi thành bình địa. Mình phải cứu dân trước đã!

    Nghe đến đây, tôi bước ra ngoài trong lúc tổng thống Dương Văn Minh đang còn tranh luận với thiếu tá Tài vì sao mà ông phải trao chính quyền cho Cộng Sản.

    Bước dọc hành lang trên lầu nhìn ra tiền đình Dinh Độc Lập, nhìn thấy hai cánh cổng sắt phía trước đã rộng mở, vũ khí đủ loại và chiến xa của lực lượng phòng thủ Dinh đã được chất thành đống trước bồn nước theo lệnh của vị tổng tư lệnh sau cùng của VNCH. Độ một giờ sau, chiếc GMC chở đầy quân trong các bộ quân phục ngụy trang lẫn lộn, bên thành xe có treo một miếng vải trắng được cột trên cao chạy vào đậu bên trong cánh phải của Dinh, trong tay họ vẫn còn vũ khí cá nhân. Họ chỉa súng vào khoảng không vừa bắn vừa la khóc trong uất hận, rồi xuống xe cởi bỏ áo trận, vất súng ngổn ngang sau đó tự động tan hàng.

    Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Độc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ trước. (Chú thích : Sau giờ phút này, Cộng Sản đã lợi dụng đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cổng này lại, ủi sập rồi tuyên truyền đây là hang ổ cuối cùng của ngụy quyền đã bị thanh toán). ( Trích )

  4. Nguyễn Hưng says:

    Phim ảnh cảnh ủi sập cửa Dinh Độc Lập ?

    3/5/2004- Bùi Văn Phú : Những phim tài liệu trong nước ghi cảnh xe tăng ủi sập cổng Dinh Ðộc Lập, cảnh kéo cờ trên nóc dinh là những cảnh được dàn dựng lại vì khi sự việc xảy ra không có phóng viên từ Hà Nội vào kịp để quay phim.

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    Ý YÊN

    “Tiếng Vọng Ngàn Thương,” tấc lòng này
    Cõi Ý nào YÊN, sóng cuộn đầy!
    Hồn ai hóa bướm tìm thi sĩ,
    Lòng nào tạc nghĩa đập đàn ngay?
    Đã ráng nhờ trăng soi tìm bóng
    Lại cố cậy gà gáy hỏi mây
    Tiếc tài nên dạ càng ray rứt
    Trời Nam nhân sĩ được mấy tay!

    NTrD

    • Thắc-Mắc says:

      Bạn NTD – Đăng lại bài ” Bão Nỗi Lên Rồi ” của Ý Yên, rồi tiếp theo là một bài thơ ‘ Ý Yên ‘ của bạn, như thế : (1) Nhớ và nhắc lại Y/Y ; (2) Có vấn-đề với bài viết đó của Y/Y ?
      (3) Suy-nghĩ hay ý-tưởng, hay speculation của Y/Y có gì với hiện-tình thế-giới, hay VN nói riêng ?
      Tôi rất ít viết comments của mình, tuy mỗi ngày đều thăm ĐCV, theo dõi các bài viết và những comments nói chung. Bây giờ thì tôi cũng đạt đến tuổi của Y/Y lúc bỏ cuộc chơi, nhưng tôi chưa vội chạy theo niên-trưởng của tôi, vì tôi còn muốn tiếp-tục nhìn đời, nhất là hiện-tình – hình như không khác mấy theo viễn-kiến của Y/Y. Chào bạn.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Khều được Thắc-Mắc viết phản hồi lộ diện là mừng rồi. Đầu năm, xin cầu mọi sự vui vẻ đến với người hùng. Kính.

  6. Thắc-Mắc says:

    Các bạn Minh, Khổng Khuyết, Lê Tuấn Bình là những người đọc được bài ” Khóc Ý-Yên ” của NTD, và bạn Nguyễn Trọng Dân, khóc ” Ý-Yên ” bằng một bài thơ, là những người sớm muộn có mối thân tình với Ý-Yên !
    Tôi đọc từng chữ của những comments của các bạn, không văn-vẻ nhưng thấm-thía trong tôi. Mới hơn 2 tuần trước, khi trò chuyện với NTD nhân bài Hoàng Hạc Lâu do VHC dịch, và có đề-cập đến Ý-Yên. Rồi 1 comment nào đó, bảo Ý-Yên vừa bỏ cuộc chơi khiến tôi lo-lắng, và đã vội email cho Ý-Yên, gọi phone, nhờ người dò tìm xem thực-hư ra sao. Ý-Yên ở San José, CA, cực Tây của nước Mỹ, còn tôi ở Atlanta, GA, cực Đông, quá xa cho một cuộc thăm-viếng. Phụ-họa với tấm lòng mến tiếc của các bạn đối với Ý-Yên, tôi lại mượn ý Đường-thi mà 2 năm trước tôi đã có comment cho bài ” Bão nổi lên rồi ” này của Ý-Yên
    ” Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt – Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh ”
    Tôi không có nến, tôi không thắp nến suốt đêm, để xem nến ” thùy lệ ” , nhưng gần như hơn 2 tuần nay, tôi thường nghĩ đến Ý-Yên. Chúng tôi có mối giao-tình : cùng trường mẹ – Ý-Yên là Niên-trưởng của tôi, trên tôi 3 khóa. Trước kia thì chưa hề biết nhau. Cảm ơn ĐCV, diễn đàn khiến chúng tôi nhận ra nhau. Hai năm trước, có người bạn tôi từ San José, CA qua thăm tôi, và nhân-tiện Ý-Yên gởi tặng tôi tập thơ của ông.
    Rest in Peace – Niên-Trưởng Ý-Yên, PTM. Chào anh. Vĩnh-biệt !

    • Mây lang thang says:

      Thật bàng hoàng!!

      Mlt thỉnh cầu những vị anh hào ở diễn đàn ĐCV gần gũi với ổng, viết đôi hàng làm tin với bạn đọc bốn phương về nhà thơ quân đội Ý Yên!!

      Kính mong,

      Mây lang thang

  7. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Ông Ý Yên này nằm mơ giữa ban ngày?

    Cả một bài viết với những sự kiện rũ rích cách nay mấy chục năm, chẳng thấy hơi hướm gió máy gì ráo trọi, vậy mà ông phán câu xanh dờn, “Bão nổi lên rồi” là thế nào?

    • Minh says:

      Anh không hiểu thì để tôi giải thích cho anh nghe

      Ở trong toán học , có một cách “giải trình” ( Bắc Kỳ bảo thế ) giả sử a sẽ là như thế, mà nếu a là như thế thì b sẽ là như thế, b sẽ là như thế thì hóa ra c sẽ không đúng …Từ đó suy nghiệm ra a không thể nào có.

      Đó là lối viết của tác giả. ( reverse )

      Trích từ t/g

      “Thưa, bài Bão Nổi Lên Rồi rất khó đăng, khó đọc, bởi nó thu hẹp lại tất cả những dối trá bạn thù từ toàn cuộc chiến lạ lùng tại miến Nam VN. Nó là một kết luận sai trái, false conclusion; sai trái, thì có thế làm lại, nếu người ta muốn như thế” YY

      Ý của tác giả là chung cuộc của chiến tranh Việt Nam là một chung cuộc sai trái và bởi vì vậy, thế cuộc Đông Dương sẽ được dàn xếp lại. (và ngày nay, tình hình biển Đông căng thẳng giữa Trung Cộng và Mẽo là một phần trong ý định dàn xếp lại .)

      (Ý Yên chắc phải là người có căn bản về Triết )

      Rest In Peace Ý Yên

  8. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Trích: “Buồi sáng 30 tháng Tư 1975, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh qua đài Sài gòn, cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng tại chỗ, ngưng chiến, để ông bàn giao chánh quyền cho chánh phủ Cộng Hòa Miền Nam, tức MTGPMN. Như vậy, phía Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn tuân thủ điều khoản hòa hợp, hòa giải của Hiệp định Ba Lê 1973. Nhưng bên phía Bắc Việt làm như không hay biết, vẫn giữ nguyên tình trạng chiến tranh, xe tăng và lính trên xe tiếp tục bắn phá vô các đoàn xe và quân sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã buông súng, dọc theo xa lộ Biên Hòa-Sàigòn”.

    Không phải là phía “phía Bắc Việt làm như không hay biết, vẫn giữ nguyên tình trạng chiến tranh”, mà họ cố tình làm như thế!

    Khi cổng dinh Độc lập đã mở toang thì một tên cán ngố nhảy xuống đóng cổng lại rồi cho xe tăng húc sập, nói lên “chiến thắng” theo bản chất hung hăng của giặc cộng.

    Điều này dễ nhận ra, vì nhiều đảng viên xin ra khỏi đảng nhưng CSVN không nhận đơn, mà phải để cho đảng “khai trừ”.

  9. Minh says:

    Mềnh tình cờ có được bài thơ “Khóc Ý Yên ” của T.H- Nguyễn Trọng Dân, nhưng không hiểu sao tác giả chỉ muốn “nưu hành nội bộ,” trong đó có hai câu mềnh khoái quá nên trích ra đây để tưởng nhớ đến một anh tài. ( Oops …sorry NTrD )

    DẪU SUỐI KHÔ CŨNG RÁNG DÂNG ĐÁ SỎI.
    HUỐNG HỒ GÌ TÀI TRÍ TỰA TRƯƠNG LƯƠNG!

    Rest In Peace Ý Yên

    Minh

    • Khổng Khuyết says:

      DẪU SUỐI KHÔ CŨNG RÁNG DÂNG ĐÁ SỎI.
      HUỐNG HỒ GÌ TÀI TRÍ TỰA TRƯƠNG LƯƠNG!

      Rest In Peace Ý Yên

      • Lê Tuấn Bình says:

        Bình tôi cũng xin lấy mấy câu đầu của bài “Khóc Ý Yên” mà khấn lễ cùng chung với hai huynh vậy.

        “Hởi ơi,
        Nghĩa tri âm chưa kịp gieo vần
        Đường sinh tử vội chia hai lối
        Một kiếp thi nhân
        Nữa đời trận mạc
        Cỏi trần ai dễ được mấy tay?”

        Rest in Peace Ý Yên

  10. Thắc-Mắc says:

    Tôi thấy cũng nên có một phản-hồi để góp ý cho bài này, kẻo PHC lại bảo tôi vô-tình. Vô- tình thì cũng là có tình-ý chứ chẳng phải chơi ‘ Đa-tình khước-tự tổng vô-tình , Duy giác tôn tiền tiếu bất thành, Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt, Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh ‘ hình như của Lý Thương Ẩn đời Đường thì phải, lâu quá tôi không nhớ rõ. Nôi-dung bài viết có chứng-cứ dữ-liệu, có sự-kiện-tính hay không thì tôi không quan-tâm. Tôi không có thì-giờ tham-khảo để bàn thiên-hạ-sự là bài viết nói đúng hay sai. Ừ nhỉ, tại sao ta lại chẳng ‘ Cô vọng ngôn chi cô thính chi ? ‘ có phải không Ý-Yên ?
    Tôi có hai điều muốn nói :
    (1) – Cách viết cũng thanh-thoát giống như thơ của Ý-Yên, dù lý-luận đôi khi cũng ‘ mới lạ ‘ như ý-kiến của một phản-hồi nào đó – nếu không nói là theo bước bò của cua.- nhưng mà hề gì như tôi đã nói ở trên ? Đọc cũng thú-vị. Tại sao người ta cứ phải buộc những tác-giả bài viết những đề-tài như bài viết này, có những tài-liệu, chứng cớ ? Gần 40 năm qua rồi, điều gì thật, giả thì cũng hầu hết được phơi-bày. Tính chủ-thể của người đọc mới quan-trọng. Bài viết chỉ là những giòng chữ chết nếu không có ma nào đọc tới (dù có đầy ắp những giá-trị lịch-sử, chứng-liệu, v.v…).
    (2) – Tôi nhớ có một bài viết nào đó mà tôi có phản-hồi và cũng nhân-tiện nói chuyện (qua phản-hồi đó) với PHC. Thơ anh có hồn. Nay bài viết của anh, tuy chưa đủ dài, nhưng cũng có thể cất bước theo thơ anh. Sao anh không phát-huy sở-trường của mình, cho it nhất có một người như tôi đây thưởng-thức ?
    (3) – Mong PHC có một bài viết + thêm những bài thơ của riêng anh, bỏ qua đi những thời-sự, nhấn-mạnh them tính văn-chương, thi-ca . Chào.

    • Phạm Hà Châu says:

      Thưa Thắc-Mắc: Cảm ơn bạn. Tôi như đang ‘ còn ‘ đứng trên đỉnh Langbian, nhìn
      ra bốn phương. Cũng như tôi đang ngồi bên song cửa trại giam kia, nhìn ra ngày
      mai :

      Từ cửa nhà giam ” Hiện tại ” nhìn
      Ngoài kia trời lặng nắng hoàng kim
      Tâm tư ào sóng lan vòng rộng:
      Bắt gặp ” Tương lai” chính lúc tìm.

      Thưa, bài Bão Nổi Lên Rồi rất khó đăng, khó đọc, bởi nó thu hẹp lại tất cả những
      dối trá bạn thù từ toàn cuộc chiến lạ lùng tại miến Nam VN. Nó là một kết luận
      sai trái, false conclusion; sai trái, thì có thế làm lại, nếu người ta muốn như thế.

      Thân kính cùng XVI ĐL,

Phản hồi