WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chinh Phụ Ngâm Khúc từ Hán-Nôm đến Quốc Ngữ

cpn1Dù lịch sử Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm trong thời kỳ nô lệ Pháp – Tàu, nhưng tiếng nói không bị đồng hóa, văn khẩu trường tồn có giá trị lớn lao lưu truyền trong dân gian. Một ngàn năm Bắc thuộc (111 trước CN và 938 sau CN) muốn là đồng hóa  dân Việt bằng cách dùng chữ Hán trong văn tự, nhưng may mắn thay không được truyền bá sâu rộng. Nhờ chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 giành lại chủ quyền, dân tộc Việt Nam thoát khỏi vòng nô lệ, bước sang thời kỳ tự chủ, chữ Nôm bắt đầu được hoàn chỉnh dần và mãi đến thế kỷ thứ 13 khi quan Hình Bộ thượng thư Nguyễn Thuyên dưới triều Trần Nhân Tông (1279-1293) làm bài văn „Tế cá sấu“ bằng chữ Nôm, chữ Nôm được xem như chữ Quốc ngữ bên cạnh chữ Hán. Tập thơ Nôm của Chu Văn An (1229-1370) là „Tiểu ẩn quốc ngữ thi tập“, là 8 tập thơ Quốc ngữ. Hồ Quý Ly và sau nầy Nguyễn Huệ cũng  rất chú trọng đến chữ Nôm. Hồ Quý Ly chỉ thị các quan phải bắt đầu viết sắc, viết biểu tấu bằng chữ Nôm và cho dịch Kinh Thi ra chữ Nôm.

Chữ Nôm 字喃·

1 Phản hồi cho “Chinh Phụ Ngâm Khúc từ Hán-Nôm đến Quốc Ngữ”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    TINH HOA TIẾNG VIỆT

    Ngôn ngữ tiếng Việt thực chất là ngôn ngữ của âm nhạc và thi ca. Đó là do tính biến âm và tính tượng hình của âm sắc và âm thể tiếng Việt. Tiếng nước ta có năm dấu giọng, đó là điều không phải tiếng nói nào trên thế giới cũng có. Chính năm dấu giọng đó là yếu tố tính tiết tấu của tiếng Việt trong âm nhạc. Tính tiết tấu và tính tượng hình như nói trên, đó cũng là yếu tố thi ca trong tiếng Việt, tạo nên nhiều ca từ có chất thơ trong các bài hát hay ca khúc hay bằng tiếng Việt. Đó cũng có thể nói là ý nghĩa tinh hoa của tiếng Việt, mà trong thi ca, trong các ca khúc trữ tình lãng mạn tiền chiến hay nhiều bản nhạc vàng tại miền Nam trước năm 1975 đã thể hiện rõ nét nhất. Thi, nhạc, họa đó quả là các thuộc tính mà tiếng Việt mà tiếng Việt có thể chuyển tải được nhiều nhất. Tính đơn âm của tiếng Việt, đó không phải là nhược điểm mà chính là lợi điểm cho mọi sự thể hiện hay diễn đạt phong phú nhất trong thi ca và ca khúc hay mà tiếng Việt luôn luôn có. Đơn âm nhưng lại giàu thanh âm, đó là mặt mạnh của tiếng Việt ngoài đặc điểm tượng thanh, tượng hình phong phú trong tiếng Việt như đã nói.
    Bởi vậy nói về thi ca cổ điển trong tiếng Việt, trước tiên không thể không nói đến ca dao, thơ lục bát và song thất lục bát. Thơ Đường luật dù sao cũng là thơ du nhập từ Trung Quốc, vốn thể thơ này có nhiều mặt hạn chế, nghèo nàn của nó. Thơ thất ngôn trường thiên, tức thơ bảy chữ, dung lượng của nó quả rộng rãi hơn rất nhiều, linh hoạt, tự do, phóng khoáng, thoải mái, phong phú, uyển chuyển và giàu tính diễn tả hơn, đó chính là lợi điểm của loại này. Cũng từ đó nó được chuyển thành thơ mới, một lối thơ khá phù hợp và giàu tính chất Việt Nam.
    Nhưng ca dao, trên nền của thể thơ lục bát hay chính thể thơ lục bát mới là nét đặc trưng chính thống của thơ thuần Việt. Từ đó song thất lục bát cũng là một biến thể tự nhiên, phù hợp và cũng đầy tính phong phú. Ca dao hoàn toàn khác vè, y hệt như thơ lục bát hoàn toàn khác vè. Sự khác biệt đây là do tính chất âm hưởng của thơ trong lục bát không thể lẫn lộn được với vè. Do vậy nói đến thơ lục bát là nói đến thơ thuần Việt phong phú nhất. Hồn của thơ lục bát và hồn của ca dao như hoàn toàn thấm đượm lẫn nhau, và nhà thơ Việt giỏi thì cũng làm thơ lục bát cũng thật sự hoàn toàn tự nhiên như đi chân trên đất. Thơ lục bát nhuần nhị, đặc sắc và phong phú nhất của suốt cả lịch sử xưa nay ở Việt Nam chắc không thể ai qua mặt được thi hào Nguyễn Du nơi tác phẩm Truyện Kiều. Cái hay ở đây không phải ở toàn bộ câu chuyện. Cái hay ở đây chính là các đoạn thơ lục bát hoàn chỉnh tuyệt đối, chỉ có thưởng thức đắm say mà không thể chê vào đâu được. Chính cái tài tuyệt luân hay thiên tài của Nguyễn Du qua thơ lục bát đúng là như vậy. Cũng từ cái nền của lục bát mà có thể thơ song thất lục bát cũng là thể chỉ có riêng của Việt Nam. Và các tác phẩm bất hủ như Chinh Phụ Ngâm Khúc của nữ sĩ tài danh Đoàn Thị Điểm cùng Cung Oán Ngâm Khúc của nhà thơ lỗi lạc Ôn Như Hầu quả là những viên ngọc sáng chói muôn đời trong chính ngôi vườn thi ca dân tộc.
    Còn nói về nhạc tiền tiến, sự hòa điệu của thơ nhạc giao duyên qua các ca từ, các hình ảnh của lời thơ trong các lời ca khúc ở đây quả là như thế. Nhưng bài hát của Hoàng Quý, Hoàng Trọng, Hoàng Nguyên, Hoàng Thi Thơ, Lê Trọng Nguyễn, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Ngọc Bích v.v… không thể nào kể hết. Hầu như lời ca từ trong các tác phẩm ca khúc của họ đều là những tứ thơ, những lời thơ, kể cả những bài thơ đầy đủ và đúng nghĩa nhất. Vô số các tác phẩm nhạc vàng của miền Nam trước. năm 75 cũng đều cùng màu sắc như vậy. Nên nói về nhạc tiền chiến, lãng mạn, trữ tình VN theo nghĩa bao quát nhất, phần lớn đó là những tác phẩm thi nhạc hết sức tuyệt diệu, có giá trị vượt thời gian và ý nghĩa nghệ thuật muôn đời. Thậm chí rất nhiều trường hợp, có những nhạc sĩ chỉ cần sáng tác để đưa ra công chúng duy chỉ một hay hai bản nhạc của mình, cũng đã có thể làm cho họ trở thành muôn đời bất tử. Không thể nào kể hết các tiêu biểu xuất sắc ở đây. Chỉ cần đơn giản nói đến các ca khúc đơn sơ như “Gợi giấc mơ xưa” của Lê Hoàng Long, “Lối về xóm nhỏ” của Trịnh Hưng, “Đường xưa lối cũ” của Hoàng Thi Thơ, “Khúc tình ca xứ Huế” của Trần Đình Quân, “Giòng An Giang” của Anh Việt Thu … chính là những trường hợp như thế.
    Đấy cái tinh hoa của tiếng Việt tôi muốn nói đến chính là ở đấy. Và nổi trội, xuất sắc nhất trong tiếng Việt vẫn là âm nhạc và thi ca. Hình như nhạc tính và thơ tính vốn chính là bản sắc tự nhiên ngàn đời trong tiếng Việt. Các tính từ trong tiếng Việt rất tượng hình, các động từ trong tiếng Việt lại nhiều khi rất tượng thanh chính là như vậy. Nhưng ngày xưa ông cha ta đã chế ra tiếng Nôm để thay cho tiếng Hán, thoát ly văn hóa Hán, đã là một nổ lực vô cùng quý giá, hết sức cần thiết, thì ngày nay chúng ta dùng Quốc ngữ trong ký tự bằng mẫu tự La tinh quả thật là một cuộc cách mạng hết sức trọng đại trong phát triển của lịch sử và ngôn ngữ tiếng Việt. Chính trong kết quả đó mà ngày nay tiếng Việt về mặt hình thức lẫn nội dung không thua kém bất cứ phương diện nào so với phần lớn các ngôn ngữ tiên tiến nhất, hiện đại nhất trên thế giới. Cũng chính nhờ đó mà tinh hoa của tiếng Việt ngày càng được phát huy rực rỡ hơn trong nhiều phương diện, đó là một sự tự hào chính đáng cũng như là điều khiến chúng ta luôn luôn phải biết ơn những người nào đã từng gầy dựng nên lối chữ Quốc ngữ hoàn toàn hiện đại cho mãi tới ngày nay và cũng có thể nói tiếng Việt còn, tinh hoa của tiếng Việt còn, thì nước ta, dân tộc ta luôn luôn còn chính là như thế.

    GIÓ NGÀN (Võ Hưng Thanh)
    12/5/13

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN