Tín hiệu mới từ thành phần nhân sự Bộ Chính Trị?
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản VN khóa XI bế mạc hôm 11/5 vừa qua, với kết quả có 2 tân ủy viên Bộ Chính Trị. Hòa Ái phỏng vấn Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà hoạt động chính trị, đấu tranh cho tự do-dân chủ- nhân quyền VN về sự kiện này.
Hai nhân vật mới
Hòa Ái: Xin chào Giáo sư (GS) Đoàn Viết Hoạt. Trước tiên, xin GS cho biết nhận xét chung của GS về Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng Cộng Sản vừa được tổ chức trong tháng 5 này?
GS. Đoàn Viết Hoạt: Nhận xét chung của chúng tôi là chắc chắn sẽ có nhiều cái mới. Tuy nhiên chúng ta không thể thấy rõ được cho đến khi có những cụ thể. Đặc biệt những nhân vật mới vào Bộ Chính Trị xem họ sẽ đóng vai trò gì trong chính quyền sau hội nghị. Và thứ hai nữa là chúng ta phải chờ cho đến khi Quốc Hội chính thức họp lại và bản Hiến pháp mới đã được sửa đổi sẽ được thông qua với nội dung như thế nào thì chúng ta mới biết rõ được. Tôi nghĩ rằng là giai đoạn tới đây phải là giai đoạn cải cách về chính trị.
Hòa Ái: Hội nghị bế mạc với kết quả có 2 tân ủy viên Bộ Chính Trị là Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc Hội- bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Về ông Nguyễn Thiện Nhân được cho là đặc biệt vì ông ấy là người đã từng du học và tốt nghiệp ở Hoa Kỳ. Dư luận cho rằng việc ông Nguyễn Thiện Nhân được đưa vào danh sách ủy viên Bộ Chính Trị là nằm trong kế hoạch sắp xếp cho vị trí thủ tướng VN, sẽ thay thế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhận xét của GS như thế nào ạ?
GS. Đoàn Viết Hoạt: Chúng tôi có theo dõi nhân vật Nguyễn Thiện Nhân thì là người theo xu hướng cải cách và tất nhiên có lẽ dễ thân với Mỹ hơn những nhân vật khác trong Bộ Chính Trị cũng đã từng học ở Mỹ. Có thể đây là một nhân vật học ở Mỹ cao nhất và được lên cao nhất trong hệ thống chính trị hiện nay. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới đây, tôi không thấy ông Nguyễn Thiện Nhân có thể làm Thủ tướng được. Theo nhận xét của tôi thì giai đoạn tới là giai đoạn chuyển tiếp mà ông Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn còn phải làm một số việc để dọn đường cho những nhân vật mới trong thời kỳ đại hội tới đây.
Tôi nghĩ phải tới đại hội lần tới thì chúng ta mới thấy thật sự có những cải cách rõ ràng và mới, thì lúc đó những người mới có thể lên làm Thủ tướng được. Từ đây đến đó ông Nguyễn Thiện Nhân có lẽ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng để giúp cho tiến trình cải cách chính trị được suông sẻ và phải đi theo hướng mới, mà theo tôi nghĩ là phải nhích gần với Mỹ và dân chủ hóa, chấp nhận tự do trong xã hội. Xu hướng này thì chúng ta sẽ thấy các nhân vật mới đóng góp rất nhiều vào chuyện đó.
Hòa Ái: Còn về nhân vật thứ hai là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, theo GS vai trò của bà Ngân như thế nào trong guồng máy lãnh đạo của Đảng Cộng Sản VN hiện nay với tư cách là ủy viên Bộ Chính Trị?
GS. Đoàn Viết Hoạt: Chúng tôi cũng theo dõi lịch sử của bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy đưa 1 người miền Nam mà [là giới] nữ vào Bộ Chính Trị. Tất nhiên bà Nguyễn Thị Kim Ngân như chúng tôi theo dõi thì đõ là người của ông Võ Văn Kiệt khi ông ta còn uy tín trong chính quyền, đã cố gắng đưa bà ấy lên dần. Và mới nhất, gần nhất, trước khi bà ấy làm việc ở Quốc Hội thì bà ấy là Bộ trưởng [Bộ] Thương binh-Xã hội. Và với cương vị này, chắc chắn bà ấy tiếp xúc, tiếp cận với rất nhiều các cựu chiến binh cũng như những người về hưu.
Tôi nghĩ rằng là ông Nguyễn Tấn Dũng muốn 1 người có thể đi gần với những thành phần đó. Bởi thành phần này hiện nay rất là bất mãn, bực bội về ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản hiện nay cũng như trong chính quyền. Họ bực bội vì họ cho rằng là Ban lãnh đạo đã đi ngược lại với những nguyện vọng của họ khi họ còn tham gia vào Đảng Cộng Sản.
Thứ hai nữa là chúng ta thấy hiện nay các nữ Thủ tướng ở Thái Lan rồi Hàn Quốc, bây giờ VN muốn thân cận với Mỹ thì chắc chắn phải thân cận với những nước này và phải tìm cách liên kết 1 cách dễ dàng hơn và mạnh mẽ hơn. Có lẽ vai trò của bà Ngân có thể giúp cho vấn đề tiếp cận những vị lãnh đạo của các nước đó. Và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta nhìn thì [hãy chờ để] xem sự sắp xếp vai trò của bà trong chính phủ mới như thế nào, nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ đó là hướng mà ban cải cách trong Bộ Chính Trị muốn đi tới.
Sẽ cải cách tới đâu?
Hòa Ái: Thưa GS, câu hỏi sau cùng là theo như nhận định của GS chia sẻ lúc nãy đến giờ thì trong kỳ họp lần tới, bản dự thảo Hiến pháp sẽ được công bố thay đổi và giai đoạn chuyển tiếp như GS nhận định thì sẽ được diễn ra nhanh chóng hay không, cũng như có mang lại kết quả làm hài lòng hơn cho người dân hay không?
GS. Đoàn Viết Hoạt: Vâng, nói về giai đoạn chuyển tiếp thì chúng ta còn khoảng 3 năm cho đến đại hội tới. Tôi nghĩ rằng đại hội tới mà Đảng Cộng Sản muốn có bứt phá, còn có được vai trò và còn sự lãnh đạo đất nước có uy tín thì đại hội tới chắc chắn họ phải chấp nhận dân chủ thôi, một cách chính thức, đó là suy nghĩ của tôi.
Thứ hai, do đó nhóm cải cách trong Bộ Chính trị hay trong Ban lãnh đạo hiện nay, kể cả trong Trung ương Đảng, muốn tạo ra một giai đoạn, có thể 2-3 năm đó để mở rộng hơn cho tự do của xã hội và của những người bất đồng ý kiến với ban lãnh đạo hiện nay, trong dân chúng cũng như trong trí thức, đặc biệt là trong thanh niên, trong giới trẻ.
Tôi nghĩ họ phải cởi mở qua 1 bản Hiến pháp tạm thời. Tôi cho đây là 1 bản Hiến pháp trung chuyển thôi. Bản Hiến pháp sửa đổi này đúng ra đã có 1 bản Hiến pháp mới rồi vì bản Hiến pháp 1992 đã sửa đến lần thứ ba cho đến nay rồi.
Nhưng vì họ chưa thể chuẩn bị tất cả các điều kiện, kể cả điều kiện nhân sự trong nội bộ cho đến điều kiện ngoài xã hội để chuyển 1 cách ôn hòa mà không gây rối loạn, có lẽ tất cả những sửa chửa hiện nay là để đóng vai trò đó thôi. Do đó chúng ta sẽ thấy có 1 số phần mà chúng ta chưa đồng ý được. Những nhà dân chủ thực sự thì chưa đồng ý được như điều 4-Hiến pháp chẳng hạn. Nó không thể tồn tại trong 1 bản Hiến pháp dân chủ được.
Nó vẫn tồn tại nhưng có thể sẽ có 1 số điều chỉnh nào đó để nó mở đường. Rồi việc lập Tòa án Hiến pháp chẳng hạn. Điều này rất tốt. Nó sẽ mở đường mạnh mẽ. Và cuối cùng là những nhân sự mới, nếu những nhân sự đó và phe cải cách mạnh lên thì mới có thể đẩy tới trong 3 năm tới được. Tôi nghĩ rằng là chúng ta phải nhìn việc sửa đổi Hiến pháp trong bối cảnh như thế. Đó vẫn là trung chuyển mà thôi. Và phong trào đòi dân chủ trong xã hội phải đẩy mạnh lên. Và phải lợi dụng tình hình này để thúc đẩy đại hội tới, Đảng Cộng Sản phải chấp nhận dân chủ, pháp trị.
Hòa Ái: Cảm ơn thời gian của GS dành cho đài ACTD.
Thành phần mới, bà Ngân có thể được coi là đóa hoa trong rừng gai dại cộng sản. Hoa đẹp, quý cốt ở hương thơm. Bà Ngân cần biết mình là một con dân nước Việt. Bà cần biết ai là kẻ bán biển, bán nước, ai đã bán ải Nam Quan.
Kẻ bán Ải Nam Quan là ai?
Các bạn hãy copy trọn địa chỉ và để vào khung http, click mủi tên go…sẽ có ngay câu trả lời.
http://bienxua.over-blog.com/article-k-ban-i-nam-quan-la-ai–40649797.html
Ngày nào những thành phần yêu nước và yêu dân chũ ̣( Cù huy Hà Vũ, Cha Lý, các sv Uyên, Khang…còn chưa được tự do thì chưa thễ tin được phe đỗi mới có thực tâm hay không.
Câu nói ” Đừing tin…” vẫn còn nguyên giá trị.
Nếu để phe bảo thủ của ông Trọng thắng thì VN khó cơ hội vùng dậy vì phe này rất bảo thủ và sẽ lành mạnh hóa chế độ theo kiểu ông Thanh, sẽ đưa đất nước đi vào hoàn cảnh khó xử, như muốn tiến hành một cuộc cách mạng để dân chủ đất nước. Nếu nhóm lợi ích thắng như hiện nay thì chúng ta cơ hội lên tiếng, vì bản chất của nhóm cơ hội là cướp đất dân nghèo, gây ra tình trạng phản ứng rất cao của người dân, lại thêm nạn tham nhũng tràn làn, sẽ tạo ra tiếng nói táo bạo trong hàng ngũ đảng VC.
Một người vừa tham quan VN về, tôi hỏi ý kiến ông, ông cũng công nhận, nhờ VC tham nhũng mà chúng ta mới có cơ hội làm cách mạng. Chúng mà chơi trò hốt liền như ông Thanh thì sẽ làm trong sạch hóa nhà máy công quyền, chúng ta khó tiến hành làm cách mạng. GS Hoạt khi phân tích đại hội 7, ông không có tầm nhìn bình dân như chúng ta mà ông chỉ phân tích theo tầm nhìn trí thức. Theo tôi, tập cho cán bộ sống đời giàu sang, ăn quen, nhịn không quen là con đường tất thắng cho những ai muốn làm cách mạng. Khi bọn chúng ăn không đồng đều, tất nhiên sẽ có diễn biến hoà bình trong nội bộ. Nếu ai đó có khả năng tập cho cán bộ tham nhũng từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, tất yếu VC sẽ sụp đổ. Những tập đoàn nhà nước mà chúng tranh nhau tham nhũng như hiện nay, tất nhiên chế độ phải sụp đổ. Kinh tế suy sụp sẽ dẫn theo thể chế tồi tệ và khi chúng hết tiền để xoay xở thì chế độ tự nhiên sụp.
Đại hội 7, sự thất bại của ông Trọng là một điều đáng mừng. Thật ra ông Trọng quá yếu kém chính trị so với đồng chí X. Đồng chí X không nói mà làm, đem tiềm mua chuộc uỷ viên trung ương để cho ông Nhân và bà Ngân đắc cử. Khi nhận tiền ai cũng hoa mắt và khi bỏ phiếu, ông Trọng nằm trong thê yếu. Hai cột trụ mà ông trông mong, Thanh, Huệ bị đồng chí X dùng tay đàn em bứng gốc.
Những bước kế tiếp, đồng chí X sẽ thanh toán tay chân ông Trọng, mãnh đời ông Trọng sẽ nằm gai nếm mật như tướng Trần Độ, trung tá Trần Anh Kim. Ông Trọng sẽ có chỗ đứng vững chắc trong vườn hoa cải tạo
Đúng như phản hồi của”don thanh”:góp ý của ông Hoạt nó chung chung quá”,vì ĐVH vẫn ở vị trí của”thanh phần thứ 3″(cũng rất chung chung!)
Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP VÀ NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ
Việt Nam lâu nay luôn cổ vũ, đề cao, nhấn mạnh ý nghĩa của nền dân chủ pháp trị. Nhưng mặt khác, điều 4 hiến pháp vẫn được luôn xem là thành trì bất khả xâm phạm. Giữa hai việc này mang ý nghĩa nhất quán như thế nào và nó có điều gì tự nghịch lý trong đó hay không, là điều tôi đang muốn bàn tới.
Nguyên văn điều 4 hiến pháp hiện nay nói “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”.
Ở đây cần lưu ý trước nhất đến câu chót “Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật”. Điều này hàm ý luật pháp là cao hơn và mọi hoạt động của đảng chỉ có thể ở trong khuôn khổ của pháp luật đó. Nhưng trước câu chót này thì lại có câu “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Có nghĩa đảng phải lãnh đạo cả pháp luật. Nhưng trong khi đó pháp luật lại được quan niệm là cao hơn đảng. Đây có phải chăng là một sự trống đánh xuôi kèn thổi ngược, một sự nghịch lý và mâu thuẫn trong nhận thức và lý luận. Điều này xin để tất cả mọi người cùng thảo luận. Bởi đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, có nghĩa đảng đã tự đồng hóa vai trò của mình với vai trò của pháp luật, vì nhà nước là phải thực hiện theo pháp luật, nhưng xã hội là chủ thể tối hậu làm ra luật (thông qua Quốc hội), nên lãnh đạo xã hội cũng có nghĩa là lãnh đạo cả pháp luật.
Còn điều 4 định nghĩa đảng như thế nào ? Là “đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Rõ ràng ở đây chỉ có mệnh đề xuôi mà không có mệnh đề ngược. Có nghĩa nó như một tiên đề được khẳng định để mọi người đều phải chấp nhận mà không cần phải chứng minh hay phải lý giải. Như thế sự khẳng định này do đâu mà có, từ đâu mà ra, lý do và nền tảng khách quan của nó có hay không và như thế nào là điều cần được làm sáng tỏ.
Bởi ý nghĩa hiến pháp phải là sự tập trung trí tuệ của toàn dân. Hiến pháp cần phải có nền tảng lý tính, không phải thuần túy cảm tính hay ý chí. Nói khác nó cần phải có ý nghĩa hoặc giá trị khoa học khách quan để nhằm áp dụng và thực hiện một cách thật sự có kết quả, hiệu quả nhất trong xã hội. Thế nhưng nếu đảng lãnh đạo cả xã hội, tức lãnh đạo cả quốc hội, liệu tính khoa học khách quan của nội dung trên có thật sự ý nghĩa hay không hay nó lại chỉ thuần túy ý chí khẳng định và cảm tính chủ quan nhận thức.
Tất cả những tính cách đều là những điều mang tính cấm kỵ, không được ai đụng đến, kể cả quốc hội, mỗi đại biểu quốc hội, vì nói đến là động chạm tới đảng, tới niềm tin và ý thức khẳng định của đảng, nói tới có thể bị cho là phản động hay chống đảng. Nhưng nếu như vậy thì ý nghĩa và tính cách của nền dân chủ pháp trị là gì ? Bởi dân chủ pháp trị có nghĩa là mọi người, tức mọi người dân, mọi đảng viên, kể cả đảng, đại biểu quốc hội, toàn quốc hội đều nhất thiết phải tuân thủ pháp luật và có quyền buộc mọi người khác phải tuân thủ pháp luật. Nếu như thế thì mọi người đều có quyền phản biện đúng đắn về bất kỳ điều gì mình thấy cần thiết và có ích lợi chung nhất. Bởi chính trị không thể như toán học chỉ biết chấp nhận một tiên đề nào đó đã có, chính trị cũng không thể chỉ là tình cảm hay cảm tính chỉ dựa vào ý chí, sở thích, kinh nghiệm đặc thù, riêng biệt của các cá nhân, mà chính trị tốt đúng đắn, khách quan nhất thiết phải có nền tảng chính là khoa học xã hội.
Tôi chỉ muốn nói đôi điều vậy thôi để tất cả mọi người cùng suy nghĩ về điều 4 hiến pháp Việt Nam hiện nay một cách trung thực, mạnh dạn, thiện chí, thiết thực, cụ thể, kể cả bao quát nhất, cũng như mang ý nghĩa, giá trị, tầm vóc, kết quả cùng triển vọng nhất.
ĐẠI NGÀN
(17/5/13)
Theo thỉên ý cuả tôi thì baì góp ý của ông Hoạt nó hời hợt, nó chung chung quá. Một vài thay đổi nho nhỏ chỉ là mưu ma chước quỷ hòng lừa gạt những người nhe ̣dạ,nhữg kẻ đứng giửa,không hết lòng với quê hương.
Trứơc sau gì phe cải cách cấp tiến củng ủng hộ đ/c đại diện để kiểm soát và nắm quyền quyết định cao nhất trong Bộ chính trị , phải có người cá tính mạnh như ông Lê Duẩn trước đây để thuyết phục số đông theo ông ta , đáng ra việc cải tổ nội bộ này nên xảy ra vào kỳ đại hội trước 2011 !
Sự bất mãn và không hài lòng lộ rỏ trên khuôn mặt của đ/c X ngày sau bầu nhân sự đại hội đảng 2011 . Đây là sự dọn đường cho tiếp tục đổi mới tiếp theo cho lần sau 2016 , lúc đó đ/c X sẻ là nhân vật cao nhất trong chính quyền mà tên gọi không phải là tổng Bí thư .
Cải tổ đổi mới thể chế chính trị dân chủ tự do cho vn là điều kiện cần thiết quan trọng và cấp bách theo lộ trình an toàn và bảo đảm không có xáo trộn nguy biến về an ninh cho vn , cho nên nhửng tiếng nói đối lập đi trước dự đoán và tiên đoán sẻ bị trù dập và bắt giử , đó là ở trong nước còn ngoài hải ngoại thì sao , mọi người vẩn vô tư phát biểu theo cãm nhận quan sát riêng mình hay tập thể !
Đây là dấu hiệu tốt cho thấy nhà cầm quyền vn hiện nay có chủ ý thay đổi theo hướng nào thì chưa rỏ , mà có thay đổi thì sẻ thuyết phục và lấy lòng tin của dân chúng muốn thay đổi để đưa đất nước đi lên không , còn Cộng đồng Việt Hải ngoại với biểu tượng cờ vàng là một sự thách thức và nhức nhối cho nhà cầm quyền vn .
Đả bao nhiêu năm nay khoong biết co bao nhiêu đầu óc mà không sao cách nào chiến thuật chiến lược tiền bạc có thể đánh đổ cờ vàng vì sao ?
Nếu không có sự đồng thuận của cờ vàng thì cho dù thay đổi cải cách đổi mới dân chủ tự do cho vn thì nó củng không có ý nghĩa gì nhiều làm tăng sức mạnh cho dân tộc được
Ngày nào phái đoàn vn ra nước ngoài mà còn bị cờ vàng biểu tình chống đối chứng tỏ là sự thay đổi của vn làm việc không có hiệu quả không thật lòng còn nghi kị thù hằn !
Đừng coi thấp và nhẹ lá cờ vàng vì nó không còn bay trên nước Việt hay dân chúng ủng hộ nó không sống trong nước nên không quan tâm !
Thay đổi để hội nhập với thế giới , mà thế giới hầu hết là thế giới tự do cho nên ở đâu có dân chủ tự do là ở đó có cờ vàng của người Việt yêu tự do dân chủ !