Nhận xét về hai phương cách đấu tranh chống cộng
Công cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản để xây dựng một đất nước tự do dân chủ pháp trị đang tiến triển tốt đẹp, nhất là trong nước với sự tham gia ngày càng đông của giới trẻ. Tuy nhiên, trong số những người hay tổ chức đấu tranh đòi dân chủ hay chống độc tài cộng sản, người ta dễ dàng nhận ra hai kiểu đấu tranh khác nhau: đấu tranh kiểu dân chủ tự do và đấu tranh kiểu độc tài cộng sản.
Đấu tranh kiểu dân chủ là đấu tranh với tinh thần dân chủ, nghĩa là biết ứng xử phù hợp với thực tế xã hội là “bá nhân bá tánh”: với 100 cái đầu thì có 100 lối suy nghĩ khác nhau. Tinh thần dân chủ đòi buộc người đấu tranh dân chủ phải tôn trọng sự khác biệt trong lề lối suy tư hay phương thức đấu tranh của nhau. Nếu thấy phương thức đấu tranh của ai đó không hợp lý thì nên đối thoại với họ, thuyết phục họ; nhưng cũng nên chăm chú nghe họ trình bày lập trường của họ. Khi thật sự lắng nghe nhau trong tinh thần hòa nhã, phục thiện, không có ý tranh giành hơn thua thì hai bên dễ khách quan nhận ra lập trường nào đúng và phương thức nào hữu hiệu hơn… Nếu hai bên cùng lý tưởng dân chủ vẫn không thống nhất được với nhau về đường lối hay lập trường thì đành chấp nhận “đường ai nấy đi”, và để cho nhau được tự do làm theo cách riêng của mình, không chỉ trích đánh phá lẫn nhau.
Còn đấu tranh theo kiểu cộng sản là tuy chống cộng một cách triệt để, nhưng lại áp dụng chính phương pháp hay thủ đoạn của cộng sản, nghĩa là đấu tranh với tinh thần độc tài, không chấp nhận những đường lối đấu tranh khác với mình. Ai khác với mình thì phải triệt hạ uy tín người đó, sẵn sàng dùng những thủ đoạn bẩn thỉu, đê hèn để tiêu diệt họ, y hệt cộng sản chủ trương tiêu diệt những đảng phái cùng chống Pháp với mình trước đây… Mục đích của những người đấu tranh kiểu này là lật đổ chế độ cộng sản với bất cứ giá nào. Nhưng với tinh thần độc đoán, độc tài và những thủ đoạn bẩn thỉu, họ không ngờ được rằng những thủ đoạn bẩn thỉu đó có hại cho cộng sản thì ít, mà có hại cho những người đồng lý tưởng, cùng chiến tuyến, cùng tổ chức với họ thì nhiều. Vì thế việc đấu tranh của họ vô tình tiếp tay cho cộng sản trong việc chia rẽ, làm tan nát các lực lượng đấu tranh và đâm sau lưng những chiến sĩ dân chủ đang mạnh mẽ cùng họ đấu tranh nhưng khác đường lối với họ.
Vì thế cách đấu tranh của những người chống cộng kiểu cộng sản và cách hoạt động của bọn cộng sản nằm vùng giống nhau khá nhiều điểm. Bọn cộng sản nằm vùng trong hàng ngũ đấu tranh chống cộng không bao giờ dám tự xưng mình là cộng sản, mà chúng đội lốt người đấu tranh chống cộng để dễ bề xâm nhập vào hàng ngũ này. Có thể chúng còn tỏ ra chống cộng và căm thù cộng sản hơn cả những người chống cộng đích thực. Nhưng nhiệm vụ của chúng là phải làm sao để người chống cộng nghi ngờ nhau, chia rẽ nhau, không liên kết với nhau được, vì cộng sản biết rằng ngày nào những người chống cộng liên kết chặt chẽ với nhau thì ngày đó chúng sẽ đại bại.
Mục đích của bọn cộng sản nằm vùng và hậu quả việc chống cộng của những người đấu tranh kiểu cộng sản vô tình trùng hợp nhau. Vì thế bọn cộng sản nằm vùng được huấn luyện để khôn khéo và kín đáo lèo lái những hoạt động chống cộng của họ thành những hoạt động đánh phá ngược lại những người đấu tranh dân chủ. Và cộng sản cười đắc thắng khi biến được những người chống cộng kiểu Cộng sản thành những người tiếp tay chúng làm suy yếu các lực lượng dân chủ là những nhân tố đang gây nhiều bất lợi cho chúng.
Trong mớ ”vàng thau lẫn lộn” ấy, khó mà phân biệt được ai đấu tranh dân chủ kiểu cộng sản và ai là cộng sản nằm vùng trà trộn trong hàng ngũ những người đấu tranh. Rất may là chúng ta có lời nhắn nhủ của cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe… Hãy nhìn…” Nghĩa là đừng dựa vào những tuyên bố chống cộng nảy lửa của ai đó để quyết đoán người đó là quốc gia hay cộng sản, mà hãy nhìn vào những việc làm hay cách hành động của họ. Nếu họ hành động một cách tàn bạo, vô lương tâm, vô đạo đức; nếu họ đang gây chia rẽ trong cộng đồng; nếu họ đang đâm sau lưng những người đấu tranh dân chủ bằng cách chụp mũ, vu oan, nói xấu vô căn cứ; nếu họ đang “đâm bị thóc chọc bị gạo” để tạo nghi ngờ giữa những người đấu tranh, v.v. thì có nhiều xác xuất người đó là cộng sản nằm vùng đội lốt chống cộng, hay ít ra là người chống cộng kiểu cộng sản. Cứ dấu ấy chúng ta dễ dàng nhận ra bản chất của những người đang chống cộng thuộc hạng nào, “thứ thiệt” hay “cuội”, quốc gia hay cộng sản?
Khi nghi ngờ một ai đó là cộng sản, người có tinh thần quốc gia sẽ rất thận trọng trong việc kết án người ấy, vì tinh thần của người quốc gia là “thà tha lầm hơn giết lầm”, trái với tinh thần của người chống cộng kiểu cộng sản là “thà giết lầm hơn bỏ sót”, thà kết án lầm, chụp mũ oan còn hơn bỏ sót những kẻ cần kết án hay chụp mũ.
Đối với những người cộng sản đã phản tỉnh, đã có những hành động rõ rệt nghiêng về phía đấu tranh dân chủ, người có tinh thần quốc gia sẵn sàng đón nhận những “con chim lạc đàn” ấy trở về trong tinh thần “chiêu hồi” của chế độ VNCH. Không những thế, họ còn tìm cách vận động để càng có nhiều người cộng sản trở về với hàng ngũ quốc gia dân chủ thì càng tốt. Nếu cần, họ sẽ kín đáo và tế nhị tìm hiểu xem những người phản tỉnh ấy có thật lòng về với quốc gia dân tộc hay không. Còn những người chống cộng kiểu cộng sản thì quyết tâm giữ thái độ “thà giết lầm hơn bỏ sót”, thà kết án lầm hơn tha lầm!
Tinh thần “thà giết lầm hơn bỏ sót” đã tạo nên nhiều hậu quả tai hại cho cuộc đấu tranh dân chủ. Chẳng hạn có những người làm được rất nhiều việc tốt, đấu tranh dân chủ rất năng nổ, hữu hiệu, nhưng chỉ cần người ấy nói hay làm sai một điều gì, hoặc bị một số người nào đó kết án là sai, thì lập tức nhiều người trên mạng hùa nhau theo kiểu “bề hội đồng”, mạt sát người đó một cách “cạn tàu ráo máng”, chửi rủa người đó một cách dai dẳng, chụp lên đầu người đó đủ mọi thứ mũ xấu xa. Nhiều người khác, không biết cố tình hay hữu ý, tiếp tay phổ biến rộng rãi những lời mạt sát đó. Thế là nạn nhân, dù có cả một quá khứ tốt đẹp, liền bị liệt vào hàng thân cộng, việt gian hoặc tay sai của cộng sản, nên bị “cháy”, bị loại khỏi vòng chiến, sinh chán nản tự bỏ cuộc, vì sau đó họ lên tiếng bất cứ điều gì cũng bị đám đông kia bắt bẻ, xuyên tạc hay đánh phá thậm tệ.
Trước tình trạng các lực lượng đấu tranh bị chia rẽ, suy yếu, hậu quả của bọn cộng sản nằm vùng và của những người chống cộng kiểu cộng sản, đã có biết bao nỗ lực liên kết, những giải pháp tạo đoàn kết nhưng đều thất bại. Thiết tưởng chúng ta không cần phải đưa ra một giải pháp tích cực tạo đoàn kết nào khác, chỉ cần một giải pháp tiêu cực là: những người cùng chung mục đích lật đổ chế độ cộng sản để xây dựng một thể chế dân chủ đừng chỉ trích đánh phá lẫn nhau nữa, đồng thời ngăn chặn những chỉ trích đánh phá ấy. Việc tiêu cực đó mà làm không được thì việc đoàn kết là điều vô vọng, và con đường đấu tranh dân chủ hóa đất nước, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ còn rất xa vời.
© Người Việt Thầm Lặng
© Đàn Chim Việt
“…Chúng ta thấy các gương mặt chính quyền cộng sản như Lê Thanh Hải ở
thành phố Sài Gòn dẫn bộ sậu thắp hương tại chùa với gương mặt hết sức
đạo đức giả, đồng thời các báo chí lại đăng tin ôn lại năm mươi năm Ngài
Thích Quảng Đức tự thiêu nhằm mục đích phản đối chính quyền Ngô Đình
Diệm….. Việc nhắc lại sự kiện lịch sử này để làm gì trong thời điểm này?…”
Theo quảng cáo nguyên trang trên báo Dân Việt & Việt Luận tại Úc. GHPGVNTN cũng đang nhắc nhở lại sự kiện:”
Đại lễ Tri Ân Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức…. và Chiêu Niệm 50 năm (chú thích 1963) Quốc Nạn Pháp Nạn Việt Nam”.
Pháp nạn Việt Nam 50 năm – 1963 được long trọng tổ chức. Nhưng Quốc nạn, Pháp nạn 1975 không hề được nhắc đến. Có lẽ 1975 chỉ là chuyện nhỏ không đáng được nhắc đến? Thử hỏi GHPGVNTN đang đi theo con đường nào?
Cứ chống Cộng kiểu này chỉ tổ gây thêm chia rẽ tôn giáo và tiếp tay cho CSVN, có đúng vậy không tác giả Người Việt Thầm Lặng?
Một cách nhìn sâu sắc của số thầm lặng không còn thầm lặng.
Bài viết phân tích rất chính xác,Những tên chống cộng cưc đoan cũng chẳng khác gì Cộng sản,
ĐẠO ĐỨC VÀ CHÍNH TRỊ
Chính trị tốt phải trong vòng đạo đức
Chính trị tồi thường ranh mãnh tà ma
Chính trị tốt vì dân vì đất nước
Chính trị tồi vì lợi ích riêng ta
Chính trị tốt chẳng cần gì thủ đoạn
Bởi bao giờ chính nghĩa vẫn về ta
Chính trị xấu hay thích dùng thủ đoạn
Lừa đối phương nhằm có lợi cho mình
Nếu đã nói giết lầm hơn bỏ sót
Đó quả là chính trị kiểu tà ma
Nếu đã nói độc tài thì có lợi
Dĩ nhiên thôi chỉ là kiểu gian tà
Nên dân chủ tự do thì vương đạo
Tôn trọng người yêu giá trị nhân văn
Còn độc đoán và chuyên dùng thủ đoạn
Chỉ phi nhân và thấp kém thối tha
Chính trị tốt luôn nêu cao vương đạo
Chính trị tồi thường bá đạo điêu ngoa
Chính trị tốt như con đường đại đạo
Chính trị tồi thường ích kỷ gian manh
Nên hoặc giả đừng nên làm chính trị
Còn nếu không phải chính trị nhân văn
Nếu chính trị chỉ nhằm giương cái ác
Tội lỗi kia thiên cổ chẳng ai bằng
Bởi vương đạo có cần gì thủ đoạn
Bởi nhân văn nào chọn ác làm gì
Chỉ bá đạo mới luôn cần thủ đoạn
Chỉ lọc lừa mới sẳn thói gian manh
Nên chính trị không tách rời đạo đức
Đạo đức luôn là mục đích ở đời
Phục vụ tốt con người và xã hội
Có gì cao hơn ý nghĩa nhân văn
Chính trị tồi nhằm công danh địa vị
Nhưng miệng mồm toàn nói chuyện cao xa
Sự giả dối đã nằm trong xương tủy
Áo mặc ngoài che đậy gốc quỷ ma
Nhưng dễ có vải thưa che mắt thánh
Vì lâu ngày lịch sử cũng lòi ra
Bởi khôn lõi chắc gì qua khôn thật
Đâu gạt ai mãi được chốn ta bà
Vậy chính trị phải hòa cùng đạo đức
Đạo đức cao chính trị cũng cao theo
Đạo đức thấp làm triệt tiêu chính trị
Chính trị tồi làm đạo đức tiêu vong
Con người sống cái tâm là chính yếu
Tâm mà tồi có sống để mà chi
Chỉ tứ khoái giống như loài động vật
Thế hỏi xem chính trị để làm gì
Con người sống chí cao là chính yếu
Chí tầm thường nào khác kiểu bèo trôi
Chí thấp kém mà lao vào chính trị
Cũng khác gì kiểu cố đấm ăn xôi
Ấy vài dòng nói chơi là chính yếu
Nghe cùng không cũng bản chất người đời
Nếu chính trị vẫn đi cùng đạo đức
Có cần gì ai nói để ai nghe !
THƯỢNG NGÀN
(25/5/13)
Có bài viết rất hay & đầy xúc tích, BN xin giới thiệu cùng các bạn.
‘Đảng chưa ra khỏi cái bóng của mình’: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/05/130524_vn_constitution_your_own_shadow.shtml