WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Con gái nhà độc tài

LND: Wojciech Jaruzelski, con người nhiều quyền lực nhất của Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan (ĐCNTNBL-Đảng cộng sản) từ  năm 1981 đến 1989. Ông đã giữ các chức vụ : bí thư thứ nhất ban chấp hành trung ương , đại tướng, bộ trưởng bộ quốc phòng, chủ tịch hội đồng bộ tưởng, chủ tịch hội đồng nhà nước (chủ tịch nước)…..

Monika Jaruzelska

Chính W. Jaruzelski, với tư cách là Chủ Tịch Hội Đồng Quân  Sự Cứu Nguy Dân Tộc, Ngày 13-12-1981 đã ban bố tình trạng chiến tranh để đàn áp Công Đoàn Đoàn Kết (C Đ Đ K – SOLIDARNOSC). Cũng chính ông đã quyết định để ĐCNTNBL ngồi quanh chiếc Bàn Tròn lịch sử, cùng với C Đ Đ K , thỏa thuận các giải pháp, chuyển đổi Ba Lan từ thể chế độc tài cộng sản, sang thể chế  tự do dân chủ.

Wojciech Jaruzelski sinh năm 1923 trong một gia đình gốc quý tộc, ngoan đạo và giầu lòng yêu nước.  Ông nội tham gia khởi nghĩa tháng 02-1863, chống lại sự chiếm đóng của Nga Hoàng, bị đầy đi Seberi 8 năm. Bố ông tham gia chiến đấu trong trận chiến chống Hồng Quân Liên Xô xâm lược Ba Lan năm 1920.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, năm 1939 quân Đức tấn công Ba Lan, gia đình W. Jaruzelski phải chạy sang lãnh thổ thuộc Liên Xô, rồi chạy qua Litva. Gia đình định trở về phần đất Ba Lan do Đức đang kiểm soát thì Hồng Quân xâm chiếm Litva, cả gia đình bị trục xuất sang Seberi tháng 06 – 1941, sống tại vùng rừng Turczuk. Bố ông đã bị bắt vào trại Gulag ở Krasnoja, hàng ngày phải lao động khổ sai, khai thác gỗ trong rừng già của Seberi. W. Jaruzelski sống với mẹ và em gái, làm nghề chặt gỗ rừng , ông đã bị bệnh mắt trong thời gian này, hậu quả là suốt đời phải mang kính râm.

Mùa thu năm 1941, bố W. Jaruzelski được ra khỏi trại Gulag,  trở về Bisk thuộc Nga, nơi có đại diện của chính quyền lâm thời Ba Lan. Ông được làm công việc vận chuyển trong một xí nghiệp chế biến cá.

Mãi đến tháng 02-1942 W. Jaruzelski, mẹ và em gái mới trở về Bisk, gia đình được đoàn tụ, W. Jaruzelski được nhận vào làm việc  trong kho của một cửa hàng. Bố ông mất tháng 06-1942, được chôn cất tại nghĩa trang địa phương. Năm 1990, sau 48 năm, W. Jaruzelski mới trở lại Bisk thăm mộ bố.

Tháng 07-1943, Hội Đồng Tuyển Quân Xô Viết địa phương gọi W. Jaruzelski nhập ngũ, ông được biên chế về một tiểu đoàn bộ binh.

Tháng 12-1943, quân đội Ba Lan được thành lập trên lãnh thổ Liên Xô, W. Jaruzelski được phong chuẩn úy, chỉ huy trung đội thuộc sư đoàn bộ binh mang tên Henryk Dabrowski, do vị tướng  Ba Lan Zygmun Berling chỉ huy. Đơn vị của W. Jaruzelski đã cùng các đơn vị Hồng Quân tiến đánh quân Đức trên lãnh thổ Ba Lan, ông đã tham gia các trận đánh trên sông Visla, vùng bờ biển Baltik, giải phóng Warszawa …Hai lần ông được thưởng huân chương do thành tích chiến đấu.

Sau chiến tranh, ông được phong cấp đại úy và thăng tiến đều đặn: thiếu tá (1948), trung tá (1949), đại tá (1953), thiếu tướng (1956), trung tứơng (1960), thượng tướng (1968), đại tướng (1973).

Về chính trị, ông đã đảm nhiệm các chức vụ tổng cục chính trị quân đội, tổng tham mưu trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng quốc phòng, ủy viên bộ chính trị (1971), bí thư thứ nhất ban chấp hành trung ương đảng kiêm chủ tịch hội đồng bộ trưởng(1981), chủ tịch hội đổng nhà nước (1983). Theo sự thỏa thuận trong „Hội Nghị Bàn Tròn”, W. Jaruzelski tiếp tục giữ chức tổng thống đến tháng 12-1990, ngày mà Lech Walesa, tổng thống do các cử tri bầu trực tiếp sau hơn 40 năm dưới chế độ độc tài cộng sản, tuyên thệ nhậm chức.

W. Jaruzelski là nhân vật gây  nhiều tranh cãi và chia rẽ trong xã hội Ba Lan, đặc biệt là sự đánh giá về sự kiện ông  ban bố tình trạng chiến tranh từ 1981 đến 1983. Những người theo cánh hữu kết tội ông vi phạm chính hiến pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan, đó là tội ác đối với nhân dân của một kẻ độc tài, phải bị luật pháp trùng trị. Hàng năm cứ đến ngày ban bố tình tình trạng chiến tranh (13-12-1981), các cuộc mít tinh phản đối được tổ chức tại bên ngoài số nhà 5 phố Ikara, quận Mokotow Waszawa, nơi W. Jaruzelski đang cư ngụ. Những người theo cánh tả thì bảo vệ ông. Họ cho rằng, nếu W. Jaruzelski không cam kết với các nhà lãnh đạo của các quốc gia trong Khối Quân Sự Warszawa, rằng Ba Lan sẽ tự đối  phó với C Đ Đ K, rằng nếu ông không ban bố tính trạng chiến tranh, thì chắc chắn sự kiện Tiệp khắc 1968 sẽ được lặp lại tại Ba Lan. Quân đội Liên Xô cùng quân đội của các quốc gia trong Khối Quân Sự Warszawa sẽ tiến vào Ba Lan,  sẽ không có Hội Nghị Bàn Tròn, khi đó chắc chắn máu của nhân dân sẽ đổ, lịch sử dân tộc Ba Lan sẽ rẽ vào một khúc quanh đen tối…

Để hiểu thêm về nhân vật đầy quyền lực trong những năm tồn tại cuối cùng của ĐCNTNBL, chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn Monika Jaruzelska, con gái của tướng Wojciech Jaruzelski do phóng viên của tuần báo Newsweek xuất bản bằng tiếng Ba Lan thực hiện.

Monika Jaruzelska sinh năm 1963, tốt nghiệp ngành ngữ văn Ba Lan, chị cũng theo học khoa tâm lý . M. Jaruzelska là giả của chương trình internet „ Không dùng mặt nạ, chuyện trò với Monika Jaruzelska”, www.bezmaski.pl Chị là nhà báo, bloger. Chị có một con trai.                                        &

Newsweek : Chị có cảm thấy bực mình, khi có ai đó gọi chị là con gái của tên độc tài?

Monika Jaruzelska (R. M.): Không, bởi đó là sự thật. Tất nhiên đây có đôi chút của cách nói khoa trương. Tôi chấp nhận điều này, bởi tôi luôn mang theo mình cội nguồn, Tôi không như Pavel Morozov (1), tôi không muốn từ bỏ cha tôi. Tôi không chống lại cha tôi, không có nghĩa là tôi không có đủ nghị lực cần thiết để trở thành một người riêng biệt, độc lập. Tên họ của tôi là của tôi, không phải là của cha tôi.

Newsweek : Chị đã không nghĩ đến thay đổi ?

M. J. : Không, vì đó là sự chạy trốn khỏi bản thân mình, cuộc sống của tôi là những tháng năm liên tiếp, không đứt quãng. Những quan hệ thân thiết, những liên lạc hiện hữu mà tôi đã xây dựng nên. Bây giờ sẽ ra sao? Cắt đứt? Bỏ đi? Lẩn trốn?

Newsweek : Chị đã đi vào thế giới mốt …

M. J. : Bởi đó là những khoảng nhỏ an toàn để trưng bầy. Khoảng không gian mà không ai có thể nói rằng, tôi nhờ vào ơn bố  tôi. Như vậy bố tôi cũng không thể can thiệp.

Newsweek :  Trong quyển sách mới xuất bản gần đây của chị, chị đã kể lại người con gái của kẻ độc tài đã cố để trở thành con người độc lập như thế nào.

M, J. : Tôi rất thú vị với nhận định này.

Newsweek : Đó là quyển sách nhỏ mờ nhạt.

M. J. : Anh đừng chọc tức tôi, đó không phải là sự lao động vô ích. Đó là một quyển sách thận trọng, đúng như cá tính thận trọng của tôi. Nhưng những độc giả nghiêm túc có thể tìm thấy ở đó rẩt nhiều điều chưa biết.

Newsweek : Sự kiện ban bố tình trạng chiến tranh….

M. J. : Có thật sự bắt buộc chúng ta phải bàn về sự kiện này không?

Newsweek : Chị không thích nói về sự kiện này?

M. J. : Tôi căm ghét, Thứ nhất, trong suốt sự tồn tại của mình, tôi đã và đang xây dựng cho mình tính độc lập, dựa trên những nguyên tắc rất xa lạ với sự kiện tháng 12 năm 1981. Thứ hai, đó như là một loại bệnh hoạn.

Newsweek : Bệnh hoạn?

M. J. : Chắc chắn là tôi không cảm thấy bị đe dọa tính mạng như con em của những người bị bắt giam và nhà ở bị khám xét. Nhưng đối với tôi, đó là một thời gian kinh khủng. Trước cổng nhà một trạm gác được thiết lập, bố tôi trên truyền hình nói những gì nghe rất lạ, tôi không hiểu. Mẹ tôi như người mất hồn, bà không biết phải làm gì. Tôi thật sự không biết việc gì đã xẩy ra. Tôi cũng cảm thấy mối liên kết với gia đình chặt chẽ hơn.

Newsweek : Nhưng tại sao chị lại không biết?

M. J. : Vì bố tôi không nói cho chúng tôi biết. Ngày 16-12 ông gọi về qua đường dây điện thoại của chính phủ, vì các đường dây điện thoại khác đều bị cắt. Tôi nhấc ông nghe, giọng nói của bố tôi nghe khác lạ, tôi nhận ra ông khi ông nói: „Con gái nhỏ của bố, điều khủng khiếp đã xẩy ra. Đã có người chết”. Đầu gối tôi như muốn khỵu xuống, từ giọng nói của ông, tôi hiểu rằng bố tôi phải chịu trách nhiệm về sự kiện nghiêm trọng này và nó sẽ liên quan đến suốt cuộc đời tôi. Bởi vì những đứa trẻ cũng thừa hưởng lòng căm thù của người khác đối với bố mẹ chúng.

Newsweek : Nhưng tại sao bố chị lại nói với chị việc có người chết?

M. J. : Bởi chuyện xẩy ra như thế.

Newsweek : Nhưng chắc chắn nhiều chuyện ông không nói cho chị biết, nay bỗng dưng lại thông báo việc này. Chị và bố chị đã không nói chuyện gì khác nữa?

M. J. : Thường ngày tôi ít gặp bố tôi, những ngày này thì đêm ông không trở về nhà. Sau này qua Mietek Rakowski (2), người mà tôi rất quý trọng , tôi được biết, bố tôi đã cho gọi M. Rakowski đến và nói, nếu người Nga tiến vào ông sẽ tự sát, và bảo M. Rakowski cũng phải hành động như vậy. Tôi không biết dự kiến kế hoạch của bố tôi đối với tôi như thế nào.

Newsweek : Có ai đã giải thích cho chị ?

M. J. : Không. Nói chung chúng tôi đã không phải là những người hay chuyện trò cởi mở. Bố tôi rất ít khi chia sẻ với tôi những xúc cảm của ông, cũng như tôi ít khi chia sẻ với ông. Khi tôi học cấp 1, tôi liên tục phải tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ trong trường. Tôi đã là cô bé không xinh đẹp, gầy gò, vụng về , nhưng luôn được chỉ định đóng vai chính. Tôi đã rất căm ghét việc này.

Newsweek : Chắc ban giám hiệu nghĩ rằng , đó là con gái vị tướng…

M. J. : Bây giờ thì tôi hiểu, nhưng khi đó tôi cảm thấy mình ở trong trạng thái lúng túng. Đặc biệt khi tôi nhìn những bạn gái trên sân khấu, trái ngược với tôi, họ vui tươi xinh đẹp. Họ đã ghen tỵ với tôi, vì họ cũng muốn đóng vai chính. Tôi đã như người ốm yếu. Tôi đã kể những chuyện này vời bố mẹ tôi? Không. Bố mẹ tôi đã hỏi tôi về chuyện này? Không. Bây giờ thì đó là những sự xao lãng đáng trách đối với con cái. Con trai tôi bây giờ khác , nó đến bên giường tôi thổ lộ với mẹ là không thích tham gia biểu diễn văn nghệ, tôi đã chuyện trò với nó, hướng dẫn, luyện tập cho nó thành thục, hết nhút nhát. Trước đây , trẻ con không được có tiếng nói.

Newsweek : Tại sao lúc đó chị lại không nói?

M. J. : Lúc đó không có thói quen như vậy…Có thể là tôi không muốn để cha mẹ tôi biết là họ đã bị lừa dối. Có thể tôi đã nghĩ rằng, mình là con gái của vị tướng thì phải nổi trội hơn người khác. Bố là người lính dũng cảm, một vị tướng, một bộ trưởng, mẹ đẹp như vậy, tôi mang trong mình bầu máu nóng như thế. Lúc đó tôi có những suy nghĩ thật khích lệ : Đất nước ta, vùng đất của sắc lá, của hoa cối xay, của than đá, của sắt, của cây thông, cây đinh hương.

Newsweek  : Rồi kết cục ra sao?

M. J. : Kết thúc lớp 7, lại một lần nữa tôi tham gia trình diễn. Tôi vào vai diễn trải qua những buồn tủi, thất bại. Đó có lẽ là vai diễn thành công nhất của tôi, làm mọi người để ý đến. Kết thúc năm học, tôi có thời gian yên tĩnh để suy nghĩ hai điều.Thứ nhất tôi có thể tin vào những tri thức của mình, thứ hai sự nhút nhát và thành công của nó cũng có thể trở thành vũ khí.

Newsweek : Chị có nhớ lại những khoảnh khắc, khi mà chị đã có quyền lực?

M. J. : Bố mẹ tôi đã có quyền lực, họ đã là một cặp của hoàng cung. Còn tôi chỉ ở bên cạnh.

Newsweek: Có đúng các cán bộ của cục an ninh chính phủ hàng ngày đưa đón chị đến trường?

M. J. : Không, những cán bộ bảo vệ quân đội. Họ là những người rất gần gũi , họ như những người cha thay thế. Tôi quý mến họ, họ thường tâm sự với tôi.

Newsweek : Còn chị?

M. J. : Tôi cũng vậy.

Newsweek : Cô đơn ?

M.J. : Đúng như vậy. Nhưng đôi lúc tôi thấy khó chịu, cảm giác mình như không được chú ý. Nhưng mặt khác , sự thật là tôi được chăm sóc rất đầy đủ về sức khỏe. Mẹ tôi rất quan tâm chữa bệnh cho tôi. Cột sống của tôi không tốt, được tập luyện để sửa chữa. Tôi được quan tâm về học hành, nghỉ hè…

Newsweek : Về mẹ chị?

M. J. : Cha mẹ tôi đa làm quen nhau khi mẹ tôi là diễn viên múa. Sau khi cưới, mẹ tôi học đại học ngành lịch sử nghệ thuật, rồi văn học Đức. Bà đã bảo vệ tiến sỹ và đã làm việc trong trường tổng hợp, sau đó trong viện ngôn ngữ ứng dụng và về hưu tại đây. Tôi rất tự hào về mẹ tôi, có thể nói là tôi đã có nhiều điểm giống mẹ tôi. Mọi người đều nói với tôi :”Chị có người mẹ đẹp đến thế”, nhưng bà không phải là người mẹ nội chợ kiên nhẫn , nhiệt tình.

Newsweek: Chúng ta trở về những năm 80.

M. J. : Một lần nữa?

Newsweek : Thời gian này có ai đó đã nói với chị về Công Đoàn Đoàn Kết?

M. J. : Trong nhà gần như không ai nói. Lúc đó tôi như sống trong một thế giới khác, tôi đang ở năm cuối cùng của trung học, chuẩn bị thi tốt nghiêp, bận rộn với cuộc sống bạn bè, với tình yêu đầu tiên.

Newsweek : Các bạn trong lớp không nói gì với chị?

M. J. : Trong những người bạn của tôi, cha mẹ họ là những người thuộc hệ thống chính quyền của chế độ hiện hành, họ cảm thấy không hào hứng khi nói về Công Đoàn Đoàn Kết. Bản thân tôi cũng vậy.

Newsweek : Chị đã không muốn biết những người dân suy nghĩ gì, chị đã không muốn có những ý kiến riêng của mình?

M. J. : Tôi đã muốn, nhưng thật là khó khăn. Bởi vì  ở tuổi 17, 18, ngay cả ở tuổi ngoài 20, thật khó thay đổi để có cách nhìn phân cực. Cái gì là đen, cái gì là trắng. Tôi đã có người cha và các tướng tá mà tôi thừơng gọi thân mật là „cậu”. Mặt khác, tôi cũng có những người quen biết khác, họ có những quan điểm hoàn toàn khác. Tôi ở giữa hai thế giới, càng ngày càng trở thành kẻ thù của nhau. Tôi đã cố gắng để quan hệ tốt với cả hai phía và tôi đã học cách  đồng hóa giữa mâu thuẫn.

Newsweek : Đồng hóa giữa mâu thuẩn?

M. J. : Tôi đã sống với một tình cảm, rằng không biết bên nào có lý. Ý nghĩ này đã tồn tại với tôi cho đến ngày nay. Nói một cách chung, tôi không chú ý ai là người có lý. Tôi không có quan điểm, như tôi đã quan sát và nhận thức được, quan điểm là những thử nghiệm của những xúc cảm hợp lý dùng để biện luận. Những xúc cảm càng mạnh, thì sự tồn tại để biện luận càng vững chắc, quan điểm trở nên cứng rắn hơn.

Newsweek : Đúng là chị đã có những người quen biết…

M. J. : Người bạn trai của tôi lúc bấy giờ thường để râu, là người phản kháng , thành viên của hội sinh viên đấu tranh cho tự do dân chủ (NZS).

Newsweek: Người phản kháng chế độ như vậy đã đến nhà ông bà Jaruzelski?

M. J. : Tất nhiên rồi. Đó là hai thế giới, chúng đã không ngấm vào nhau. Nó tồn tại đến ngày nay mà không nhập lại với nhau.

Một vài tháng sau tai nạn máy bay ở Smolensk (3) bố tôi phải nằm viện, khi tôi vào bệnh viện thăm bố tôi, ông nói :”Con có biết cách đây ít phút ai đã đến thăm bố không”. „Ai-tôi hỏi”, „Anh bà Maria Kaczynska, ông vào thăm bà Jadwiga Kaczynska, mẹ của Kaczynski cũng nằm viện, nhân dịp ông ghé thăm bố”.  Anh của Maria Kaczynska tức là anh vợ của tổng thống quá cố Lech Kaczynski, ông đã là đại tá quân đội Ba Lan trước đây. Đó, thế giới là như vậy đối với tôi.

Newsweek : Có thể chị cho phép mình có những quan điểm riêng và khi mà chị giới thiệu nó, có thể nhân dân thôi không nghĩ đến mối liên hệ giữa chị và bố chị?

M. J. : Rất có thể như thế , nhưng mối quan hệ không cho phép tôi chống lại bố tôi.

Newsweek : Chị đã 50 tuổi.

M. J. : Còn bố tôi đã 90 tuổi.

Newsweek : Chị thật sự không có ý kiến riêng về việc ban bố tình trạng chiến tranh?

M. J. : Đối với tôi vấn đề là ở chỗ, chuyện gì sẽ xẩy ra nếu thay vì tuyên bố tình trạng chiến tranh, bố tôi từ chức? Người ta sẽ cho đấy là hành động anh hùng hay kẽ nhát gan?

Newsweek : Thế theo chị?

M. J. : Kẻ đảo ngũ.

Newsweek : Vì cả cuộc đời như vậy, nay đột nhiên sợ hãi?

M. J. : Đúng.

Newsweek : Chị đã nói những điều này với bố chị?

M. J. : Không.

Newseek : Nói chung chị không muốn  nói những điều này với bố chị?

M. J. : Tôi không biết nữa, có thể là không.

Newsweek : Trong thời gian của chế độ cộng sản, có ai đó đã nói với chị về tình hình của Ba Lan, về tự do, về vai trò của bố chị?

M. J. : Có ai đó đã hỏi tôi, bao giờ thì bãi bỏ chế độ tem phiếu.

Newsweek : Tôi muốn hỏi cái khác.

M. J. : Tất nhiên là đã xẩy ra những trường hợp, người ta đã nói những lời lẽ gay gắt, giận dữ về bố tôi.

Newsweek : Chị có bực mình khi nghe họ nói không?

M. J. : Tôi đã tìm cách quan hệ với những người phê phán bố tôi, tôi đã cho rằng, mối quan hệ như vậy mới thật hơn trong cuộc sống. Tôi làm việc này đơn giản chỉ vì cá nhân tôi, không phải tôi xây dựng sự nghiệp của mình trong đoàn thanh niên XHCN.

Newsweek : Chị đã qua mặt bố chị?

M. J. : Không bao giờ. Suốt đời tôi giữ một nguyên tắc, tôi thương cảm bố tôi, tôi không thể phê phán bố tôi.

Newseek : Tại sao?

M. J. : Tôi cũng không biết, nhưng tôi luôn chú ý rằng, bố tôi là con người hay buồn, suy yếu, xa vắng. Anh có biết ông thường nói đùa với tôi :”Nào, chờ đợi gì ở người bố già , ốm yếu của con”. Ngay khi bố tôi 50 tuổi, ông cũng đùa như vậy. Nó đã tạo cho tôi cảm giác, rằng đó là câu nói đùa, nhưng hình như nó phản ảnh thực tế ông là con người không muốn bị xúc phạm.

Newsweek : Lòng thương xót?

M. J. : Đúng hơn là sự thương cảm.  Khi tôi nhìn bố tôi bây giờ, tôi lại hình dung về cậu thiếu niên Wojtek, cậu không thể ra khỏi nhà nếu chưa được ăn sáng. Sau đó đến trường tiểu học do các cha xứ cai quản. Trở thành thợ đốn cây rừng ở Seberi, kéo lê quan tài với xác của bố. Cuối cùng đã bỏ lại đằng sau tất cả, đi vào đường binh nghiệp.

Newsweek : Rồi sao nữa?

M. J. : Trở thành sĩ quan, thăng tiến và tạo dựng sự nghiệp…Khi tôi nghĩ về câụ thiếu niên Wojtek, đối với tôi, quan trọng đó là một con người, không phải chính trị.

Newsweek : Tức là chị đã không nổi loạn?

M. J. : Anh biết không, tôi đã không phê phán bố tôi còn vì một nguyên nhân khác nữa. Khi mỗi lần tôi đi nghỉ hè ở Krym, ở Kaukaz, và tôi nhìn thấy tất cả các nguyên soái của Khối Quân Sự Warszawa, tôi như đã nhìn thấy sức mạnh ghê gớm. Không phải tôi chỉ thấy bố tôi, tôi nhìn thấy tất cả những nhân vật có rất nhiều quyền lực hơn bố tôi, tôi đã ở trong tâm trạng như trước mắt mình là một cơn lốc xoáy, làm thế nào để đảm bảo an toàn. Tôi ý thức rằng, khả năng để nổi loạn của tôi là số không. Có lẽ, tôi không có vận may nào khi đối đầu với Khối Quân Sự Warszawa.

Newsweek : Chị nghĩ gì về những người con của những nhà độc tài, thí dụ như Kim con?

M. J. : Chúng ta đã đi quá xa, nhưng cũng được. Tôi nghĩ rằng những người con của Kim hay Kaddafi lớn lên như một quái thai, nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác. Khi mà họ giác ngộ, họ chỉ có một lối thoát là tự sát, nhưng có thể cũng khó thực hiện.

Newsweek: Khi họ tự giác ngộ?

M. J. : Rằng họ không như những lên án của mọi người. Người cháu của Kim Nhật Thành phải làm gì? Nổi loạn.? Từ chối chức quyền?

Newsweek : Tiếp tục

M. J. : Nhưng nó không thể làm gì được.

Newsweek : Tại sao?

M. J. : Anh đã đến Bắc Triều Tiên?

Newsweek : Chị đã đến đó?

M. J. : Bởi vậy tôi biết là không thể từ chối, đặc biệt là vị trí đỉnh cao quyền lực. Con gái của Ratko Mladic (4), khi biết tội ác diệt chủng ở Bosnia được thực hiện theo lệnh của bố mình, đã tự tử.

Newsweek : Chị đọc báo, xem truyền hình, chị không sợ được thấy các sự việc kinh khủng mà trước đây chị không biết?

M. J. : Bây giờ tôi đã quen với báo chí và truyền hình. Có lần tôi đi nghỉ hè ở vùng biển, vừa dạo chơi xong trở về khách sạn, bật vô tuyến lên, tin mới nhất : Viện Tưởng Nhớ Quốc Gia (IPN) đã khám phá gián điệp Wolski …Bây giờ trong bữa ăn sáng, tôi biết  mọi người nhìn tôi. Thật sự  tôi không nghĩ về những gì không  vui đối với tôi, nhưng tôi chỉ muốn nói một điều là tôi đã tạo ra những vần đề cho những người khác. Bởi họ buộc phải tìm ra cái gì mới trong sự việc này.

Newsweek : Có phải chị muốn nói, tốt nhất là biến khỏi thế giới này?

M. J. : Đã có một người quen của tôi nói rằng, giá như họ bắn bố tôi, đó có thể là tốt nhất đối với  tôi. Bởi vì lúc ấy những người dân sẽ biểu lộ lòng thương cảm đối với tôi.

Newsweek : Buồn quá.

M. J. : Bi hài còn xảy ra đối với mọi người. Thời kỳ mà bố tôi thường xuyên bị gọi ra tòa án, tôi đang xem truyền hình, lúc đó con trai tôi đang chơi ở bên cạnh. Sau tôi đi vào bếp, bỗng nghe nó gọi :” Ông kìa! Ông kìa!”. Tôi đi ra và nhìn thấy trên TV đưa cảnh tòa án. Con trai tôi nó nhìn cảnh tòa án và ngay lập tức, nó nghĩ sẽ có liên quan đến ông của nó.

Newsweek : Hiện nay tình hình đã đổi khác, chị có thấy hài lòng không?

M. J. : Tôi rất hài lòng. Sau nhiều năm phát triển, thế giới đi vào khủng khoảng, giờ đây chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những khó khăn đáng kể, tôi nghĩ về con trai tôi, về thất nghiệp, về tương lai hưu bổng của mình, không phải chỉ riêng mình tôi, không loại trừ tôi là con gái của ai. Điều này khiến tôi nghĩ rằng, dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nước Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan trước đây an toàn hơn.

Newsweek : Vì?

M. J. : Vì mọi vấn đề dều có thể dự đoán được.

Warszawa tháng 05-2013

Ghi chú :
(1) Pavel Morozov , môt nhân vật đươc tạo dựng lên để cho các thiếu niên Liên Xô học tập. Câu truyện như sau : P. M. sinh năm 1918, mất năm 1932, người đầu tiên đứng ra thành lập đội thiếu niên cách mạng tại làng Gierasimowka vùng Ural. P. M. đã giúp đỡ những người cộng sản hoạt động trong các tổ chức Kozak và giúp dân thu hoạch lúa mì.
Tình cờ P. M. phát hiện ra âm mưu bạo loạn của các kulak ( địa chủ), trong đó có bố và ông của P. M., cậu đã tố cáo với chính quyền Xô Viết. Do sự việc này, cậu và người em trai đã bị ông của mình diết chết.
(2) Mieczyslaw  Rakowski, phó chủ tịch hôi đồng bộ trưởng trong chính phủ do W. Jaruzelski làm chủ tịch. Sau trỏ thành bí thư thứ nhất ĐCNTNBL từ tháng 07-1989 cho đén khi đảng tự giải tán 02-1990.
(3) Tai nạn máy bay của Ba Lan tại Smolensk ( Nga ) ngày 10-04-2010, 96 người chết, trong đó có vợ chồng tổng thông Ba Lan Lech Kaczynski.
(4) Ratko Mladic, Tướng của quân đội Serbia, đã tham gia cuộc chiến tranh Bosnia 1992-1995, bị tòa án quốc tế kết tội diệt chủng.

© Tomasz Kwasniewski – Đinh Minh Đạo dịch

2 Phản hồi cho “Con gái nhà độc tài”

  1. Nhìn Chung says:

    Bài viết về vấn đáp thời đã qua dưới chế độ CS Balan theo nhận định của người con gái người có quyền lực nhất. Quan đểm cá nhân bà M. Jaruzelski chỉ phản ảnh tương đối của qúa khứ và hiện tại, không nêu lên đúng những tàn ác của quá khứ và cũng chẳng liên hệ tới hiện tại. Nếu dựa theo ” TỐT KHOE, XẤU CHE ” thì hẳn nhiên đúng. Điều đáng để ý là tới giờ này bà vẫn giữ lập trường yêu thương gia đình nhất là người cha của bà. Điều đó thể hiện cốt lõi người CS khó tẩy não chớ không phải theo văn hóa UỐNG NƯỚC, NHỚ NGUỒN. Bà là dân BaLan, nước bị Liên Xô đàn áp nhiều lần và cũng là nước thuộc Liên Xô đã dũng càm đấu tranh chống độc tài. Thế mà người như bà M. J tới giờ này vẫn không có thay đổi thì phải hiểu rằng bọn độc tài CS VN khó tẩy não. Vì thế đấu tranh cho dân chủ còn nhiều cam go. Tuy nhiên ngày CS tàn lụi thì ngày đó bắt buộc phải tới

  2. ĐẠI NGÀN says:

    ĐỘC TÀI VÀ DÂN CHỦ

    Vẫn có người ngây thơ
    Nghĩ độc tài là tốt
    Độc tài thì bảo đảm
    Đời sống được an ninh

    Giống những nước Cộng sản
    Đời sống bảo đảm nhiều
    Khỏi phải lo thất nghiệp
    Khỏi phải lo đói ăn

    Bởi Nhà nước đã lo
    Chu toàn cả mọi việc
    Dân chẳng có gì lo
    Dân chỉ có việc sống

    Còn những nước tư bản
    Người người được cạnh tranh
    Không phải trong khuôn khổ
    Ai cũng được tự do

    Tất nhiên dễ thất nghiệp
    Nên sống phải lo nhiều
    Lo mọi điều kinh tế
    Có vậy mới an thân

    Thử hỏi hai điều ấy
    Phải nên chọn điều nào
    Cộng sản hay tư bản
    Độc tài hay tự do

    Độc tài thì cứng nhắc
    Quyền thuộc nhóm cầm quyền
    Đã nắm rồi không bỏ
    Chỉ chuyền tay cho nhau

    Dân chủ nhờ bầu cử
    Quyền không thuộc riêng đâu
    Cứ ai thắng nhiều phiếu
    Quyền là do dân bầu

    Dân chủ không ý hệ
    Không học thuyết độc tài
    Mọi người đều bình đẳng
    Tư tưởng đều tự do

    Độc tài phải núp bóng
    Vào lý thuyết giáo điều
    Dẫu ngu đần bậy bạ
    Vẫn chiếc vòng kim cô

    Dân chủ thì độc lập
    Quyền đồng đẳng mọi người
    Không tôn thờ lãnh tụ
    Không thành dân ngu si

    Kinh tế có tự do
    Cạnh tranh mới phát triển
    Sáng kiến được phát huy
    Không phải thành điếu đóm

    Dân chủ thì khai phóng
    Không bị ai tuyên truyền
    Độc tài thì ngu tối
    Chỉ độc điều ngu dân

    Thế mới biết dại khôn
    Trong cuộc đời là vậy
    Những người trình độ thấp
    Nhiều khi khoái độc tài

    Nhưng những người khôn ngoan
    Hiểu nhiều về khoa học
    Hiểu rành về nguyên tắc
    Thấy độc tài ngu đần

    Thế nên thời hiện đại
    Xã hội phải tiến lên
    Phải biết rành khoa học
    Thấy nguyên tắc trước tiên

    Không thể kiểu cảm tính
    Mà hiểu biết rạch ròi
    Phải sống bằng lý tính
    Luật pháp mới nêu cao !

    THƯỢNG NGÀN
    (26/5/13)

Phản hồi