WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cờ đỏ, cờ vàng và hòa giải

HHHGTháng 8-2001, tôi ghé thăm một phóng viên báo Tuổi Trẻ đang học báo chí ở đại học Fullerton, California. Cô khoe, nhóm sinh viên đến từ Việt Nam vừa đấu tranh thành công để cờ đỏ sao vàng được treo ở trại hè do trường tổ chức.

Cuộc tranh giành màu cờ tại Fullerton trở nên kịch tính trong năm 2004 khi nhóm sinh viên gốc Việt tuyên bố không tham dự lễ ra trường nếu cờ đỏ sao vàng được sử dụng theo yêu cầu của các sinh viên đến từ Việt Nam. Trường Fullerton phải chọn giải pháp không treo cờ của nước nào trong lễ tốt nghiệp.

Phần lớn người Việt đến Mỹ phải lao động, học tập để vươn lên, họ không có nhiều thời gian để “care” (quan tâm) đến chính trị Việt Nam. Tháng 7-1995, khi Hà Nội và Washington thiết lập bang giao, cờ đỏ sao vàng chính thức được kéo lên trên đất Mỹ. Thật dễ hiểu khi những người Việt vượt biển trên những chiếc thuyền con, những người Việt đã nằm 15 năm, 17 năm trong các trại cải tạo, từ chối đứng dưới cờ đỏ sao vàng.

Nhưng phản ứng chỉ bắt đầu quyết liệt vào năm năm 1999, khi một người đàn ông sống tại Little Sai Gon, tên là Trần Văn Trường, cho treo trước cửa tiệm ảnh Hồ Chí Minh cùng cờ đỏ sao vàng. Cộng đồng người Việt đã biểu tình liên tục trong suốt 53 ngày để phản đối. Từ California, “chiến dịch Cờ Vàng” bắt đầu, dẫn đến việc 14 tiểu bang, gần 100 thành phố công nhận cờ vàng ba sọc đỏ như một biểu tượng của cộng đồng gốc Việt.

Cờ vàng không chỉ xuất hiện ở Mỹ.

Từ giữa thập niên 1990, nhiều nhà lãnh đạo của Hà Nội phản ứng gay gắt khi trong các chuyến công du thấy “quần chúng đón rước” không dùng cờ đỏ sao vàng mà chỉ dùng cờ vàng ba sọc đỏ. Không phải quan chức Việt Nam nào cũng hiểu chính quyền sở tại không (dại gì) đứng sau những nhóm quần chúng tự phát đó. Cho tới năm 2004, các nhà ngoại giao Việt Nam ở Mỹ vẫn mất rất nhiều công sức để ngăn chặn chính quyền các tiểu bang công nhận cờ vàng.

Việc chính quyền tiểu bang công nhận cờ vàng chỉ là một động thái đối nội. Nhà nước Việt Nam Cộng hòa rõ ràng không còn tồn tại, chính quyền Mỹ bang giao với nhà nước CHXHCN Việt Nam và công nhận cờ đỏ sao vàng. Nhưng, chính quyền Mỹ không thể ngăn cản cộng đồng người Mỹ gốc Việt chọn cho mình biểu tượng.

Một quan chức Việt Nam và thậm chí một thường dân đang cầm hộ chiếu nước CHXHCN Việt Nam, trong một nghi lễ chính thức, có quyền chỉ đứng dưới cờ đỏ sao vàng. Nhưng, một quan chức đi làm “kiều vận” mà không dám bước vào một ngôi nhà có treo cờ vàng thì sẽ không thể nào bước vào cộng đồng người Việt. Tất nhiên, bất cứ thành công nào cũng cần nỗ lực từ nhiều phía.

Năm 2006, tôi gặp lại cô bạn phóng viên Tuổi Trẻ từng học ở Fullerton. Nhà cô vào giờ đó thay vì treo cờ đỏ sao vàng, góc nào cũng tràn ngập cờ vàng ba sọc đỏ. Tôi chưa kịp tìm hiểu đó là sự lựa chọn mới của cô hay đó là cách để có thể hòa nhập vào “cộng đồng”.

Năm 2008, “cộng đồng người Việt Cali” đã biểu tình kéo dài khi người phụ trách tòa soạn tờ Người Việt, Vũ Quý Hạo Nhiên, cho in tấm hình chụp một cái bồn ngâm chân có in biểu tượng cờ vàng. Hạo Nhiên, thêm sự cố 2012, đã phải ra đi và biết chắc khó lòng quay trở lại. Biểu tình năm 1999, cho dù là “ôn hòa”, cũng đã khiến cho Trần Văn Trường phải chạy về Việt Nam.

Cờ đỏ sao vàng khó có thể xuất hiện ở California cho dù ở đó có xuất hiện một cộng đồng người Việt đến từ miền Bắc.

Nếu như nhiều người dân miền Nam trước đây tin cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của tự do thì đối với phần lớn người dân miền Bắc và thế hệ trẻ hiện nay ở miền Nam, cờ đỏ sao vàng không hẳn là biểu tượng của chế độ mà là biểu tượng quốc gia. Nhiều người đã đứng dưới lá cờ ấy để đấu tranh cho điều mà họ tin là độc lập, tự do; nhiều người đã theo lá cờ ấy mà không phải là cộng sản.

Nhiều người dân trong nước vẫn dùng cờ đỏ khi bày tỏ lòng yêu nước.

Tất nhiên cũng cần phân biệt hành động của một số kẻ cực đoan (chống lại cờ đỏ sao vàng) với hành vi của những quan chức chính quyền. Ngăn cản những du học sinh đến từ Việt Nam sử dụng cờ đỏ sao vàng cũng là một việc làm phi dân chủ. Những người hiểu được các giá trị của tự do không thể ngăn cản người khác đứng dưới một lá cờ mà mình không thích.

Nhiều người Mỹ vẫn treo cờ miền Nam cho tới ngày nay cho dù nội chiến Bắc – Nam đã kết thúc từ năm 1865. Thật khó để nghĩ tới tình huống người dân miền Nam Việt Nam được phép treo cờ vàng sau ngày 30-4-1975. Cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm không chỉ thống nhất non sông mà còn để áp đặt ý thức hệ cộng sản lên người dân Việt. Một thời, phải “yêu chủ nghĩa xã hội” mới được Đảng công nhận là yêu nước. Ngay lá cờ nửa đỏ nửa xanh của “mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam” một tổ chức do Đảng cộng sản lập ra cũng đã biến mất chỉ sau mấy tháng.

Nhiều người Việt Nam nghĩ, làm biến mất lá cờ vàng ba sọc đỏ là khôn ngoan. Nhiều người cho rằng lá cờ đó thuộc về một chính thể không còn tồn tại và là biểu tượng của một sự thất bại. Nhiều người được dạy, lá cờ đó gắn liền với những xấu xa như là “Việt gian, bán nước”.

Cuối năm 2012, sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha bị bắt khi rải truyền đơn ở Long An có kèm theo biểu tượng cờ vàng.

Chúng ta không có đủ thông tin để khẳng định Phương Uyên và Nguyên Kha chủ động chọn lá cờ này hay được hướng dẫn “bởi các thế lực bên ngoài”. Cho dù lá cờ ấy đến từ bên nào cũng cho thấy cờ vàng đã không biến mất như nhiều người mong muốn. Cho dù không ai biết được lá cờ nào sẽ được chọn trong tương lai, sự trở lại của cờ vàng buộc chúng ta phải thừa nhận, trong nội bộ người Việt với nhau còn bao gồm cả người Việt Nam quốc gia và người Việt Nam cộng sản.

Và, trong không gian nước Việt cũng không chỉ có người Việt.

Chín mươi triệu người dân Việt Nam rõ ràng không phải là “con một cha, nhà một nóc”. Khi “mở cõi” xuống phía Nam, các bậc tiền bối đã từng mang cuốc nhưng cũng đã từng mang gươm.

Người dân thuộc các dân tộc Tây Nguyên và những bộ tộc Chăm chưa hẳn không còn nghĩ tới đế chế Champa. Những chính khách đối lập ở Campuchia vẫn thường khai thác chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi nhắc Sài Gòn và một số tỉnh miền Tây một thời là đất đai của họ…

Sự khác biệt đó trong cộng đồng Việt Nam có thể là những mối đe dọa, đồng thời, cũng là nền móng để xây xựng một Việt Nam thống nhất mà đa dạng. Một quốc gia sẽ trở nên vững mạnh khi sự đa dạng được thừa nhận. Một quốc gia cũng có thể rơi vào sự hỗn loạn hoặc không thể phát triển nếu sự thống nhất bị phá vỡ.

Nhưng, thống nhất quốc gia mà không dựa trên nền tảng hòa giải quốc gia thì sự thống nhất đó chỉ là tạm thời. Thống nhất quốc gia mà bằng cách ém nhẹm lịch sử và dùng vũ lực để dập tắt sự trỗi dậy của những sự khác biệt thì chẳng khác nào gài vào thế hệ tương lai một trái bom.

Nam Tư thời Tito được coi là thịnh trị, các cuộc nổi dậy đều bị dập tắt. Nhưng, ngay những ngày đầu thời hậu Tito, nước Nam Tư bắt đầu rơi vào một thập niên xung đột. Các sắc tộc chém giết lẫn nhau, cơ cấu liên bang sụp đổ. Không chỉ có Nam Tư, Indonesia hồi thập niên 1990 và Myanmar hiện nay cũng đang diễn ra những điều tương tự.

Đừng sợ những người Khmer ở miền Tây sẽ đòi mang đất về Campuchia trừ khi Việt Nam kém phát triển và ít tự do, dân chủ, hơn quá nhiều so với Campuchia. Không có người dân Arizona nào không biết đất ấy từng thuộc về Mexico nhưng không ai đòi đưa Arizona trả về cho “đất mẹ”. Ranh giới quốc gia càng ngày càng trở nên mong manh. Ở đâu có cơm no áo ấm hơn, ở đâu có tự do hơn, thì người dân sẽ chọn.

Sự khác biệt và đa dạng lúc nào cũng có thể bị kích động bởi các thế lực cực đoan. Không phải độc tài, toàn trị mà theo kinh nghiệm của những quốc gia thành công, càng nhiều tự do thì càng tránh cho sự khác biệt đó trở thành xung đột.

Tiến trình tự do cũng phải mất thời gian để thuyết phục không chỉ với những người đang cầm quyền mà cả những người dân bình thường và những thành viên trên facebook này. Trong ngày 30-4, có thể nhiều người không muốn treo cờ đỏ sao vàng (khi bị tổ dân phố yêu cầu) nhưng chính họ, chưa chắc đã hài lòng khi nhà hàng xóm treo cờ vàng ba sọc đỏ. Vấn đề là chính quyền phải làm sao để mọi phản ứng đều phải ở dưới hình thức ôn hòa.

Câu chuyện đốt cờ Mỹ sau đây có thể giúp ta có thêm thời gian suy nghĩ.

Nhiều thập niên sau nội chiến (1861-1865) nhiều người Mỹ lo ngại giá trị quốc kỳ bị giảm khi nó được các thương gia dùng để vẽ logo và đặc biệt khi nhiều người da trắng ở miền Nam thích treo cờ miền Nam (Confederate flag) hơn. Để phản ứng lại điều này, 48 tiểu bang của Hoa Kỳ đã thông qua luật cấm mạo phạm quốc kỳ, các hành động như xé, đốt, dùng cờ để quảng cáo… đều bị cấm.

Năm1905, Halter đã bị tòa tiểu bang buộc tội “khi kỳ” khi bán những chai bia có in cờ Mỹ. Năm 1907, Halter tiếp tục thua kiện ở Tối cao pháp viện.

Cho tới năm 1968, Quốc hội Mỹ vẫn thông qua luật cấm “đụng chạm” tới quốc kỳ sau khi một nhóm người Mỹ chống chiến tranh Việt Nam đốt cờ ở Central Park. Nhưng một năm sau đó, khi nghe tin cảnh sát bắn James Meredith, một nhà hoạt động dân quyền, Sydney Street đã đốt một lá cờ Mỹ ở một ngã tư của New York. Ông bị bắt và bị buộc tội “khi kỳ”.

Sydney Street kháng án vì cho rằng: “Nếu cảnh sát làm điều đó với Maredith chúng ta không cần lá cờ Mỹ”. Tối cao pháp viện đã bác án của tòa New York vì, Hiến pháp bảo vệ quyền bày tỏ chính kiến khác nhau, bao gồm cả quyền thách thức hay khinh thường quốc kỳ.

Cuộc đấu tranh đã không dừng lại.

Năm 1972, một học sinh ở Massachusetts, Goquen, bị bắt, bị xử 6 tháng tù khi may một cờ Mỹ ở đít quần. Nội vụ được chuyển lên Tối cao pháp viện. Tối cao pháp viện tuyên bố luật tiểu bang (dùng để xử Goquen) là vi hiến. Các vị thẩm phán Tối cao cho rằng, trong một quốc gia đa văn hóa, có những hành động mà người này cho là “khinh ” thì người kia lại cho là trân trọng, cho nên, chính phủ không có quyền bảo người dân phải bày tỏ thái độ, ý kiến theo cách nào.

Năm 1984, để phản đối các chính sách của Tổng thống Reagan, Lee Johnson đã nhúng dầu và đốt một lá cờ trước cửa cung đại hội của đảng Cộng hòa. Ông bị bắt, bị xử tù 1 năm và phải nộp phạt 2.000 dollars. Tòa tối cao tiểu bang Texas bảo vệ Johnson và cho rằng tòa án cấp dưới sai khi coi hành vi “gây xáo trộn xã hội” của Johnson là “tội”. Theo Tòa tối cao Texas: Tạo ra sự bất ổn, tạo ra sự xáo trộn, thậm chí tạo ra sự giận dữ của người dân là cần thiết, vì chỉ khi đó chính phủ mới biết rõ nhất chính kiến người dân.

Vụ việc dẫn tới, năm1989, Tối cao pháp viện Mỹ quyết định bãi bỏ các luật cấm đốt cờ ở 48 tiểu bang. Các quan tòa đưa ra phán quyết này giải thích rằng, nếu tự do bày tỏ chính kiến là có thật nó phải bao gồm cả tự do bày tỏ những ý kiến mà người khác không đồng ý, hoặc làm người khác khó chịu. Ngay cả thái độ với quốc kỳ, chính phủ cũng không có quyền bắt người dân chỉ được gửi đi những thông điệp ôn hòa và không làm cho ai khó chịu. Cuộc tranh cãi kéo dài tới nhiều năm sau, Quốc hội Mỹ có thêm 7 lần dự thảo tu chính án để chống lại phán quyết này nhưng đều thất bại.

Việc để cho người dân treo lá cờ cũ của phe bại trận miền Nam, việc để cho người dân quyền được bày tỏ thái độ, kể cả bằng cách đốt cờ, đã không làm cho giá trị quốc kỳ của Hoa Kỳ giảm xuống.

Những điều trên đây rõ ràng chưa thể xảy ra ở Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng không nên coi đấy là độc quyền của Mỹ. Người dân Việt Nam cũng xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Người dân Việt Nam, dù là Việt hay H’mong, dù là Khmer hay Chăm… cũng xứng đáng được gìn giữ và phát triển sự khác biệt của mình. Người Việt Nam, dù là cộng sản hay quốc gia, cũng xứng đáng có quyền bày tỏ những gì mà mình tin tưởng.

Không thể có tự do trong một chế độc tài toàn trị. Nhưng, tự do cũng không thể có nếu như mỗi người dân không tự nhận ra đó là quyền của mình. Bạn không thể hành động như một người tự do nếu không bắt đầu bằng tự do trong chính tư duy của bạn.

Huy Đức

Nguồn: FB Osin HuyDuc

227 Phản hồi cho “Cờ đỏ, cờ vàng và hòa giải”

  1. Ôg chống Vc says:

    “…
    Cứ nhất định sờ vào (lỗ) đít Voi…” CSơn

    Mất dạy vừa phải thôi, G Điếm à!
    Chẳng phải mấy thằng chui ra từ rắ…chó Thích Quảng Đức, Thích Trí Quang…Phải gục mặt ngàn thu vào đít súc vật từ dạo “nướng thịt chúng sanh – TQĐ” đó sao, hả Sơn?

  2. Phó Thường Dân Nam Bộ says:

    Những kẻ bênh VC chửi VNCH có nhiều loại, VC chánh gốc, Nằm vùng hay trở cờ làm tay sai hoặc tiếp sức cho bọn cờ đỏ trong số này mắc phải bệnh tâm lý thời đại mà các khoa học gia gọi là “Stockholm Syndrome” (tạm dịch là “Bệnh Stockholm”). Trước khi hòa giải cờ Vàng cờ đỏ thử bàn thêm ra sao.
    Để giúp quý vị nhận diện được những con “bệnh” của “Bệnh Stockholm” này dễ hơn, tôi xin phép trình bày một chút chi tiết nguồn gốc và bệnh lý học rất đại cương mà tôi còn nhớ lại từ môn “Psychology 101” mà tôi đã lấy tại UCLA năm 1980 trước đây cho đủ tình trạng “sinh viên toàn thời gian (full time student).”
    Tên “Bệnh Stockholm” lần đầu tiên được Bác sĩ Tâm lý học Nils Bejerot dùng để đặt cho một căn bệnh tâm lý phát hiện từ những người bị bắt làm con tin, bị giam giữ trong các hầm chứa tiền của nhà băng “Kreditbanken” ở Stockholm, thủ đô của Thụy điển, bởi một nhóm cướp nhà băng từ ngày 23 đến 28 tháng 8 năm 1973. Sau 6 ngày bị giam giữ, các con tin đã tỏ ra có cảm tình một cách rất bệnh hoạn (“Traumatic bonding”) với những tên cướp mặc dù họ bị các tên cướp đối xử rất dã man… Các con tin còn lên tiếng bênh vực mục đích cướp bóc và sự đối xử, hành hạ các con tin của các tên cướp. Sau đó, họ từ chối hợp tác với chính quyền để truy tố các tên cướp khi các tên cướp bị bắt và con tin được giải thoát an toàn. Tệ hơn nữa, có 2 trong 4 con tin (đều là nữ nhân viên của nhà băng) sau đó đã đính hôn với 2 tên cướp (?) Chữ “Bệnh Stockholm” cũng được dùng lần đầu tiên trong các buổi phát hình tin tức về vụ cướp náy vào năm 1973. (Theo Wikipedia).
    Như vậy, trước khi bị “Bệnh Stockholm” lúc nào không hay, người đang ở trong tình trạng tâm lý khỏe mạnh bỗng nhiên trở bệnh; bệnh nhân đã trải qua tuần tự 3 giai đoạn như sau:
    1- Bị áp lực tâm lý (tinh thần) khá nặng và lâu dài (có thể là sự lo âu, sợ hãi, hoang mang, quẫn trí…)
    2- Bị một người, một nhóm người, hay một cơ chế độc ác nào đó trực tiếp hành hạ tinh thần và thể xác; hay đối xử một cách mất nhân phẩm; bị gán cho những tội tày trời mà người bệnh chưa bao giờ dám nghĩ đến, chưa nói đến chuyện đã phạm phải.
    3- Quan trọng hơn hết, có một giờ phút, một ngày đẹp trời nào đó, vì bận rộn, vì quên, hoặc vì hoàn cảnh thay đổi bất chợt, bỗng nhiên nhóm người ác độc có thể tạm thời ngừng sự đối đối xử tàn tệ trong một giai đoạn ngắn, hay có thể ngừng hẳn vì không còn khả năng hay quyền hạn để tiếp tục hành hạ nữa…
    Nạn (bệnh) nhân, trong giây phút hoang mang này, chợt cảm thấy hình như mình được kẻ ác độc thương tình, tha thứ; rồi tự nhiên có một loại tình cảm, một loại suy nghĩ rất quái gở nẩy nở trong tâm trí của nạn nhân: Thấy người hành hạ mình (hay chế độ gây ra cái cảnh khổ của mình) là một người, một cơ chế đáng yêu, đáng mến, đáng phục… Việc mình bị hành hạ, bị đối xử mất nhân phẩm là chuyện mà nhưng người ác độc phải làm; mình có lẽ xứng đáng bị đối xử tàn tệ để chuộc lại tội (mà mình không bao giờ phạm tội? Cái tâm lý bệnh hoạn mâu thuẫn nhau ở chỗ này!)….
    Các nhà Tâm lý học cũng giải thích, ngày qua ngày, dần dà nạn nhân bị bệnh tâm lý trầm trọng hơn vì sự đối xử dã man liên tục, dài hạn triền miên mà không hề dám tỏ ra một thái độ hay một hành động gì để chống đối lại. Họ sợ. Sợ rằng nếu ra mặt chống đối có thể bị giết mất mạng ngay; hay ít nhất cũng sẽ bị hành hạ dã man hơn… Tâm lý thụ động này phát xuất từ sự tuyệt vọng. Họ đã không thể nào tìm ra, hay không thấy được sự giúp đỡ từ bên ngoài; hoặc đôi khi có sự giúp đỡ nhưng chỉ là sự lường gạt để rồi họ không còn tin cẩn vào sự giúp đỡ nữa; dù là sự giúp đỡ kế tiếp là thực tâm thực tình… Sự thụ động dẫn đến cái tâm lý “tự ti,” có nghĩa là nạn nhân nghĩ chuyện mình bị hành hạ, bị đày đọa, gặp những cái bất hạnh là vì lỗi của chính mình… mình có lỗi, mình phải chịu đựng để đền lại cái lỗi đó (?), người hành hạ mình không có lỗi gì cả, họ chỉ làm công việc của họ phải làm. Chung quanh chúng ta, nhiều hoàn cảnh gia đình có người chồng vũ phu, rượu chè say sưa đánh đập vợ con tàn nhẫn hết ngày này qua tháng nọ mà người vợ vẫn chịu đựng, không tố cáo chống với chính quyền; hay bỏ chồng… Nhiều hoàn cảnh tù nhân “cải tạo” bị cs bỏ đói, hành hạ thể xác chết đi sống lại bây giờ vẫn muốn “hòa hợp hòa giải,” “thi hành sự đại đoàn kết” với vc; Dân vượt biên vượt biển tìm tự do bị mất hết tài sản của cải vì bị đánh cướp trên bộ hay gặp hải tặc trên biển; có nhiều trường vợ con bị hãm hiếp, bị giết, bị chết ngay trước mặt; nhưng họ vẫn muốn trở về Việt Nam hợp tác với cs để “quên quá khứ hướng đến tương lai…”
    Tóm lại, loại người này là bệnh nhân của cái bệnh tâm thần thời đại gọi là “Bệnh Stockholm.”
    Ở hải ngoại, số người lâm phải bệnh tâm thần “Stockholm” rất đông đảo. Họ thuộc đủ loại, hạng người trong cộng đồng tị nạn cs. Từ dân ngu khu đen (như Trần trường, Nguyễn Phương Hùng) cho đến lãnh đạo cao cấp của quân đội, chính phủ (Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu, Trần Thiện Khiêm), lãnh đạo tôn giáo (Thích Giác Nhiên, Thích Mãn Giác (chết), Thích Nguyên Hạnh….), văn thi nhạc ca sĩ (Phạm duy, Từ Công Phụng, Thanh Tuyền, Elvis Phương, Chế Linh, Hoài Linh) cho đến trí thức khoa bảng (Luật sư Nguyễn Hữu Liêm, LS Phùng Tuệ Châu, GS Vũ Đức Vượng)… Có thể nói rằng bệnh (“Stockholm”) là bệnh truyền nhiễm, lan tràn qua mọi tầng lớp của cộng đồng tị nạn cs. Qua truyền thông tiếng Việt toàn cầu, bệnh này được nhìn thấy dưới nhiều hình thức và nhiều tên khác nhau gọi nghe quen thuộc hơn. Phe ta thì gọi là “Trở cờ,” “Đổi màu, “Phản thùng,” “Phản bội,” “Đâm sau lưng chiến sĩ…” Riêng vc với bản chất cố hữu gian manh thì bọn chúng giảo quyệt hơn. Chúng dùng những danh từ hoa mỹ mồi chài rất hấp dẫn như “Quê hương là chùm khế ngọt,” “Khúc ruột ngàn dậm,” “Quên quá khứ hướng đến tương lai,” “Đại đoàn kết dân tộc,” “Hòa hợp hòa giải xây dựng đất nước…” Nhưng mặt khác vc vẫn gọi người của “bên thua cuộc” với các tên với ẩn ý khinh thị như “Mỹ ngụy,” “Ngụy quân, ngụy quyền”, “phản động.” “Thế lực thù địch…”
    Thử nhìn vào một vài bệnh nhân điển hình xem bệnh trạng diễn tiến nặng nhẹ như thế nào qua các lời nói, cử chỉ, hành động của họ… Tất cả các chi tiết đã được ghi lại sống động qua Video clips, hình ảnh và trên điện báo cũng như báo in để tự mình có thể chẩn bệnh của chính mình xem sao!

  3. dân quân bắc bộ says:

    Cờ Vàng cờ đỏ lòm màu máu thấm máu của hàng triệu dân quân miền bắc, chúng tớ vào cướp nước các người làm gì dám mong “hòa giải” , ai hòa giải với kẻ cướp của giết người có mà mất trí ! chúng tớ phỉnh các bác mien Nam ngây thơ đấy . Còn các bác trong đoàn quân ” giải phóng” là loại bán linh hồn cho quỷ
    rồi, các bác mien Nam ơi, cải cày cải cối với nhóm CAM không có thắng họ đâu. Tôi thành thành khuyên các bác mien Nam ngây thơ quăng bút đi, đấu với kẻ cướp có chút chữ trong đầu nhưng hồn thì là quỷ cộng sản lảnh lương để lên trang mạng tuyên huấn đấy. Cho tôi xin và cứ để cờ đỏ tự nó phai mờ thì cờ vàng sẽ . . . trở về. Nam mô A Di sư quốc doanh Ấn Quang Đà Phật.

  4. nvtncs says:

    Khi gọi tất cả người theo đạo Thiên Chúa là “ông chien”, thì bài viết mất hết tính cách khoa học và công bình của một người tử tế.
    Cho nên tôi ghi rằng Chưng Sơn là một tên thiên CS và nêu lên một điều hoàn toàn lạc đề với đề tài của bài chủ, ĐỂ LÀM GÌ ĐÂY, VỚI MỤC ĐÍCH GÌ?
    Trước là để đánh trống lảng, sau là để lấy tôn giáo để chia rẽ đồng bào hải ngoại.

    CIA không phải là thánh sống. Không phải cái gì CIA tuyên bố, cũng là hay, là đúng. Nếu CIA giỏi, sao không biết Phạm Xuân Ẩn là ai????

    TTQuang việt cộng hay không, sẽ tìm ra.
    Một điều ai cũng phải công nhận là: Tại sao một nhà sư lại hoạt động chính tri.
    Và việc hoạt động chính trị của nhà tu hành này rất có hại cho sự sống, chết của miền Nam và rất có lợi cho cộng sản Bắc kỳ trong chiến tranh quân sự và tâm lý do CSBK gây ra để chiếm đoạt miền Nam và dân Nam.

  5. Ôg chống Vc says:

    À, thằng G Điếm C. Son này chui ra đít Thích Trí Quang, Thích Quảng Đức, nhể?

    Đỗ Mậu, sư với sãi cái rắ…chó! Bọn khốn nạn này coi sanh mạng con người chẳng khác chi những con chó được đem đi thui, đúng không?
    Thằng thì tẩm xăng máy bay vào TQĐ, thằng thì bật hộp quẹt …Một đàn súc vật sư sãi khác thì bu lu bù loa…
    Sư với sãi, một lũ khốn nạn, thèm mùi thịt người nướng!!

  6. từ bi, hỉ xả says:

    Tôi xin đề nghịe bạn Chưng sơn thôi bàn về tôn giáo
    Chúa dậy ta yêu thương nhau, Phật lấy từ bi, hỉ xả làm tôn chỉ
    Nếu nhân danh một Phật tử mà có ác ý với đạo khác tôi e chúng ta sai lời dậy của đức Phật, Ngài không dậy chúng ta kỳ thị

  7. Thanh Thanh says:

    Hải quan Phi trường Tân Sơn Nhất

    Các bác ạ, em kể chuyện thật là nhóm hải quan TSN được chỉ thị cướp hang của bọn ngụy hải ngoại đã ra đi rồi còn ngu dại bò về làm gì ? bọn em làm vậy cũng như là cướp của có bao che: Th.TSN
    Cứ mỗi chuyến bay từ các nước về TSN đều có một số vali của hành khách chui thẳng vào kho đặc biệt, hành khách đợi quá lâu không thấy đành phải “đăng ký” hành lý thất lạc, bọn Hài quan sẽ hẹn trở lai 2,3 ngày hôm sau nếu tìm thấy.
    Những người ở Tp khác phải trở lại lâu hơn. Trong thời gian này bọn HQ tha hồ lục lọi trong vali, mặt hàng nào ngon, có giá chúng sẽ lắy bớt, nhiều lọ thuốc tây chúng đổ ra để tìm hột xoàn hay đá quý ?
    Bất ngờ người nhà quay lại lấy vali thấy chúng đang thu gom đống đồ từ các vali khác để trên bàn. Hỏi chúng tại sao, chúng trả lờì: gởỉ nhiều quá tịch thu bớt …

    Đây là một kế hoạch ăn cướp thật hơp pháp của bọn Hải Quan.
    Có như vậy tụi Hải Quan mới kháo nhau là mỗi đứa có cả trăm triệu mỗi tháng.
    Cái vali của gia đình tôi, chúng cắt mất ổ khóa lấy 1 số hàng rồi dán giấy niêm phong. Theo luật của Hải Quan Việt Nam thì mỗi vali bị mất luôn, chúng chỉ đền 250-300 dola không phài 1200-1500 như các hãng hàng không ngoài nước….

    Đây là sự thật vừa xảy ra trong tháng 7/12- khi về vn không nên đóng hàng mắc tiền trong vali .

    Mong mọi người thông báo cho thân nhân trước khi quá trễ.

  8. Bút Thép VN says:

    Muốn nói gì thì nói, cho dù VNCH đã bị bức tử vào ngày 30.04.1975 nhưng linh hồn là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (của VNCH) vẫn bất tử, vẫn tung bay trên khắp thế giới, là một minh chứng hùng hồn về sự bất lực của CSVN trong việc thu phục nhân tâm và thống nhất dân tộc!

    Cờ Vàng vì vậy trở nên khắc tinh của CSVN, và họ (CSVN) đang tìm mọi thủ đoạn dối trá xuyên tạc để bôi xấu Cờ Vàng!

  9. Ôg chống Vc says:

    Trong bài này mấy thằng Vẹm GĐCĐ chui ra từ rắ…chó Thích Quảng Đức, Thích Trí Quang, cùng những con tương cận… sao mà lắm thế?

  10. Tâm says:

    Chuyện đảng csvn Ngày Xưa, Ngày Nay, và lá cờ VNCH
    *
    Ngày xưa HCM và đảng csvn tuyên truyền chống Mỹ để cứu nước, đánh cho Mỹ cút ngụy nhào. Ngày nay đảng csvn bưng bô Mỹ kiếm cơm, hồ hởi mong được Mỹ cho vào WTO, mong Mỹ vào VN làm kinh tế đầu tư giúp đảng phát triển VN.
    Ngày xưa vc xăm lăng giết dân miền Nam vì họ theo tư bản Mỹ, là địa chủ, vì cs cho là địa chủ bốc lột công nhân. Ngày nay đảng csvn tập tành cho cán bộ làm địa chủ, làm kinh tế, có ôsin là dân VN.
    Ngày xưa đảng csvn cho rằng mặc đồ veste là một trọng tội không thể tha vì bắt chước tư bản, đi dép lốp mặc đồ bà ba như bác mới là sáng suốt. Ngày nay đảng hăm hở đánh đôi, vất đôi dép lốp, chạy xe cốp mới cảo của những lão tư bản Mỹ, Đức, Nhật.
    Ngày xưa đảng csvn cho VNCH là chó Mỹ, trong khi che dấu sự thật đảng csvn là chó Nga, chó Tầu, chó Tiệp, chó Ba Lan …. Ngày nay đảng csvn chẳng những vẫn là chó Nga, chó Tầu, mà đảng còn phấn đấu để làm chó cho tư bản đế quốc Mỹ, chó Nhật, chó Nam Hàn, chó Đài Loan …
    Tự hào là kẻ thắng như đảng csvn mà lại “đổi cũ” bám theo phương pháp của kẻ thua VNCH, bắt chước VNCH giao thương với tư bản thế giới vì biết hành động cũ của đảng “bế quan tỏa cảng” với tư bản là đỉnh ngu của thế giới loài người, muốn phát triển kinh tế, tăng sản xuất, nâng cao nền giáo dục thì phải chơi với tư bản. Đảng không còn hợp tác xã, cho tư nhân tự do trồng trọt sản xuất như VNCH thì kẻ thua VNCH có thật sự thua không? hay những điều đảng csvn làm hôm nay đều bắt chước VNCH để xã hội VN được nâng cao?
    Xưa chỉ có nửa nước VN (miền Nam) là mô hình tư bản, nay cả nước VN (Nam và Bắc) chạy theo mô hình tư bản, vất xọt rác mô hình cộng sản mà chạy theo kinh tế thị trường. Vậy là VNCH dù thua trên chiến trường nhưng thắng vẻ vang về ý thức hệ vì phương cách và lý tưởng phát triển VN của VNCH được đảng csvn chạy theo sau bắt chước mô hình đó rồi. Chẳng những thế, có bằng chứng nữa là dân miền Nam không bị cs đồng hóa mà trái lại người csvn từ miền Bắc bị người miền Nam đồng hóa chạy mà theo mô hình xã hội tư bản.
    Nếu sự thật là vậy, thì lá cờ vàng VNCH có chính nghĩa vì đã vạch đúng con đường phát triển cho dân tộc VN mà bọn csvn đã giết mất triệu triệu mạng người, kinh qua một cuộc chiến tranh VN đẩm máu tang thương để cuối cùng đảng csvn phải quì gối trước tư bản Mỹ và tư bản thế giới, để liếm từng gót chân tư bản thế giới, và van lạy xin họ bố thí, cứu giúp, và dạy dỗ đảng csvn phương cách phát triển VN, những người mà chúng đã một thời ngày đêm rỉ rả chửi trên cái loa phường như chửi tư bản Mỹ. Vì bản chất đần độn và ngu lâu của HCM và đảng csvn bị vạch mặt thì không thể nào lá cờ máu là lá cờ cộng nô ôsin có thể hủy được lá cờ vàng được. Vì thế, cho dù VNCH hôm nay chỉ là bóng ma dĩ vãng, thế mà đảng csvn vẫn còn phải lo sợ “cái bóng” của lá cờ vàng và vị trí của nó trong lòng dân tộc VN là lẽ dĩ nhiên, bằng không thì đảng csvn đâu cần phải để tâm mà dìm nó khi chủ nhân nó đã chết từ 1975 và nó không có chỗ cấm dùi, ngoại trừ mượn ké đất ngoại bang để tưởng niệm.

Phản hồi