WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hạng Võ Biệt Ngu Cơ

Cuốn phim nổi tiếng của Trần Khải Ca

FarewellNhân dịp Đại hội điện ảnh quốc tế Cannes tại Pháp  năm nay được tổ chức vào hạ tuần tháng 5 năm 2013, tôi xin giới thiệu cùng quí vị Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, cuốn phim Trung Hoa đầu tiên và duy nhất đoạt giải Nhành dương liễu vàng tại Cannes năm 1993, cách đây 20 năm.

Trước hết tôi xin nói sơ về Đại hội điện ảnh Cannes. Trên thế giới từ trước đến nay có ba Đại Hội điện ảnh quốc tế có uy tín và lâu đời, trước hết Đại hội Venise, Ý, (Le Festival de Venise) có từ 1932, sau đó Đại hội điện ảnh Cannes (le Festival de Cannes) thành lập 1946 và cuối cùng Đại Hội điện ảnh Bá Linh (Le Festival de Berlin) có từ 1951. Trên thế giới ngày càng nhiều Đại hội điện ảnh, nhưng ba Đại hội kể trên được coi là lâu đời, nổi tiếng, nhiều uy tín.

Le Festival de Cannes được thành lập từ 1946, tại miền nam Việt Nam hồi xưa dịch là Đại hội điện ảnh Cannes, tới 2002 tức 56 năm sau được gọi là Le Festival international du film, Đại hội điện ảnh quốc tế. Từ 1946-1955 giải thưởng cao quí nhất được gọi là Grand Prix du Festival International du Film, hồi xưa tại Sài gòn trước 1975 gọi là giải thưởng Ưu hạng, sau đó còn những giải về đạo diễn, về diễn xuất… Từ sau 1955 tới nay giải cao nhất được gọi là Palme d’or mà tại Sài gòn hồi xưa gọi là giải Nhành dương liễu vàng  cũng như tại Đại Hội Venise có giải Sư tử vàng (Lion d’or) và Đại hội Bá Linh có giải Gấu vàng (Ours d’or).

Nói về những giải thưởng cao nhất Grand prix hay Palme d’or (theo yahoo.fr) được tính số lượng như sau: năm 1948, 1950 không tổ chức Đại hội Cannes. Từ năm 1949 trở đi cho tới nay mỗi năm phát một giải Grand prix hay Palnes d’or (chưa kể các giải đạo diễn, diễn xuất..), thỉnh thoảng có năm cũng phát hai giải đồng hạng như năm 1993 Hạng Võ biệt Ngu Cơ của Tầu và Bài Học Dương Cầm (La Leçon de piano) của Tân Tây Lan cùng được Palme d’or. Đa số các giải thưởng hạng nhất này (Grand prix và Palme d’or) được phát cho Mỹ và các nước Tây Âu trong đó Mỹ 21 giải, Pháp 11 giải, Anh 10 giải, Đan mạch 4 giải, Tây Đức 2 giải, Áo 2 giải….các nước khác ở Á châu, Phi châu, Trung đông.. chỉ được một số nhỏ. Tại Á châu  Nhật được bốn giải (1954 Địa ngục môn, 1980 Kagemusha, 1983 Trận Narayama, 1997 Con Lươn), Trung Hoa một giải 1993 Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, 2010 Thái Lan một giải (Bác Boonmee, Người nghĩ về tiền kiếp, Oncle Boonmee, celui qui se souvient de ses vies antérieures).

Việc phát giải thường Nhành dương liễu vàng đã bị báo chí chỉ trích ban giám khảo thường đánh giá các phim Tây phương siêu việt (trong 68 giải Nhành Dương liễu thì 50 giải phát cho những phim từ Âu châu và Mỹ), những người khác lấy làm tiếc về tính chất bấp bênh của các tiêu chuẩn  quyết định  như do ảnh hưởng thời sự chính trị, hoặc do tự ý. Truyền thông cũng nghi ngờ một số Chủ tịch ban giám khảo đã phát giải cho đạo diễn chỉ vì cảm tình cá nhân hay trái lại vì ác cảm đã loại giải của người xứng đáng (theo yahoo.fr) (1)

Báo chí tại Pháp chỉ trích ban giám khảo thiên tư thiên vị không phải là không có lý do. Năm 1999 ban giám khảo đã phát giải Palme d’or cho Rosetta của nước Bỉ, một cuốn phim quá tầm thường nhạt nhẽo, không được ai nhắc tới. Trong khi đó The Emperor and The Assassin (đạo diễn Trần Khải Ca), một cuốn phim vĩ đại, công phu giá trị chỉ được một giải thưởng nhỏ năm 1999.

Trở lại phim Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, đây là cuốn phim Tầu đầu tiên được phát giải Palme d’or cách đây 20 năm và cho tới nay nó vẫn là cuốn phim duy nhất của Trung hoa- kể cả ba nền điện ảnh Lục địa, Hồng Kông, Đài Loan- đã đoạt giải thưởng này. Truyện phim bao trùm hơn nửa thế kỷ lịch sử nước Tầu như một bức họa toàn cảnh trải rộng từ thập niên 1920 thời sứ quân cho tới thập niên 1970 khi Mao đã nằm xuống,  chiến tranh, cách mạng… biết bao biến cố đã dầy vò xâu xé một đất nước rộng lớn bao la.

Tên chính thức của nó là Bá Vương Biệt Cơ 霸王别姬; tức Sở Bá vương Hạng Võ vĩnh biệt nàng Ngu Cơ, tên Pháp là Adieu ma concubine, tiếng Anh là Farewell My Concubine.

Đạo diễn Trần Khải Ca (Chen Kaige), các tài tử chính gồm Leslie Cheung (Trương quốc Vinh), Zhang Fengyi, Gong Li (Củng lợi), phim dài 171 phút gần ba tiếng.

Tên phim dựa theo một vở tuồng chèo cổ diễn lại một đoạn trong truyện dã sử Trung hoa Tây Hán Chí (Hán Sở Tranh Hùng), chắc nhiều quí vị đã đọc qua. Hồi xưa trước 1975 tại miền nam VN các gánh hát chèo cũng thường diễn lại vở này và gọi là Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, ở đây tôi dùng tên vở tuồng của Việt Nam.

Ngoài giải thưởng trên phim này còn được hơn 10 giải thưởng của Mỹ và giải quốc tế khác như.

-Golden Globe Awards (Mỹ) Quả cầu vàng 1993

-Giải phim ngoại quốc hay nhất của Hàn lâm viện Anh năm 1994

-Phim ngoại quốc hay nhất của Hiệp hội phê bình điện ảnh Los Angeles

-Giải của Hội phê bình phim New York 1993

-Giải Cesar của Pháp 1994 phim ngoại quốc hay nhất

-Giải diễn xuất của Hội phê bình điện ảnh Nhật năm 1994….

… vân vân…

Phim đã được hơn 60 nhà phê bình Mỹ cho là một trong mười phim hay nhất (top ten) trong năm. Farewell My Concubine đã được Tây phương phát nhiều giải thưởng, ca ngợi nhưng tại Á đông lại ít được biết tới.

Có bốn phim của Trần Khải Ca đã được chiếu tại Mỹ ngoài phim kể trên có Temptress Moon, Phong Nguyệt (風月) năm 1996, The Emperor and The Assassin năm 1999 và Together năm 2002.

Tây Hán Chí là một trong những cuốn tiểu thuyết dã sử hay và nổi tiếng nhất của Trung Hoa. Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, Sở Bá Vương Ô giang tự vẫn… là một trong những chương, đoạn hay nhất của truyện, diễn tả tấn bi kịch của người anh hùng mạt lộ. Khoảng trên 200 năm trước tây lịch, Lưu Bang nước Hán, Hạng Võ nước Sở cùng dựng nghiệp đánh Tần Thủy Hoàng, diệt nhà Tần xong Lưu Bang, Hạng Võ hòa hoãn nhau một thời gian. Lưu Bang yếu thế, xin hòa để chiêu mộ binh mã chờ ngày chôn vùi triều đình nước Sở. Khi đã mạnh, Lưu Bang nhờ tướng tài Hàn tín đánh Hạng Võ thua nhiều trận lớn phải đào tẩu khi quân Hán đuổi theo. Tiếng sáo Trương Lương và bài hát của quân Hán khiến quân Sở nản chí quăng gươm giáo bỏ trốn gần hết. Hạng Võ ngủ dậy nghe tin vô cùng tuyệt vọng, ông khuyên người tì thiếp yêu quí Ngu Cơ nên trở về.

-Nàng có nhan sắc thế nào chẳng được Lưu bang hậu đãi!

Ngu Cơ nhất quyết đi theo, buổi tiễn biệt kẻ ở người đi cảm động đầy nước mắt, trong cơn tuyệt vọng Ngu cơ đâm cổ tự vẫn. Giai thại cảm động này đã được đưa lên màn bạc.

 

Sơ lược truyện phim

 

“…Cảnh vào phim… Băc kinh năm 1977, hai diễn viên chèo cổ bước vào sân khấu. Đã hai mươi hai năm qua họ không đóng chung với nhau, thuở nhỏ cùng học một trường kịch nghệ.. họ nhớ lại chuyện xưa.

…Năm 1924 thời xứ quân, một thiếu phụ trẻ đẹp, chủ nhà chứa gái ôm đứa con trai lên mười đến xin ông hiệu trưởng trường kịch nghệ cho cậu bé theo học. Bị từ chối vì cậu có sáu ngón tay, bà mẹ bèn đem con về chặt bớt ngón thừa rồi năn nỉ ông thầy nhận.

Cậu bé nhập trường, ông thầy tàn ác đánh đập học trò tơi bời, cậu bé (tên Douzi) bị ăn hiếp nhưng được Shitou một người bạn tốt bênh vực giúp đỡ. Sau bao năm học tập gian khổ đôi bạn trở thành diễn viên chèo cổ nổi tiếng ở Bắc Kinh.

Hai cậu đã trưởng thành, có danh vọng địa vị, Douzi nay gọi là Cheng Dieyi (Trình Đắc Di), Shitou tên mới là Xiao Lou (Đoàn Tiểu Lâm). Họ thường diễn tuồng Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, Đắc Di đóng vai Ngu Cơ giả gái rất hay, Tiểu Lâm vai Hạng Võ uy nghi.

Tiểu Lâm thường la cà chốn lầu xanh, say mê một ả giang hồ rồi lấy làm vợ. Đắc Di phản đối không muốn bạn có gia đình riêng chỉ muốn hai người bên nhau y như Hạng Võ và Ngu Cơ đời xưa vậy. Nghe thế Tiểu Lâm mắng bạn

-Tao chỉ là vua giả, còn mày bị ám ảnh quá nhiều cuộc sống sân khấu, mày không phân biệt được thế nào là tuồng kịch, thế nào là cuộc đời, mày cứ nghĩ mày là Ngu Cơ.

Tình bạn bắt đầu sứt mẻ, Đắc Di kết bạn với nhà hào phú Yuan, chàng sinh ra nghiện ngập, vùi đầu trong khói thuốc ..

Những năm 1939, 1940.. Quân Nhật chiếm Bắc Kinh, Đắc Di không ưa Nhật nhưng vẫn diễn tuồng ca hát cho chúng nghe. Tiểu Lâm thù quân xâm lược, đánh một người Nhật, sắp bị chúng giết thì vợ anh năn nỉ Đắc Di, anh này xin Nhật tha cho Tiểu Lâm.

Năm 1945, quân Nhật đầu hàng, Quốc dân đảng Trung Hoa chiếm Bắc Kinh, Đắc Di bị truy tố hợp tác với quân thù, vợ chồng Tiểu Lâm và Yuan tiên sinh cứu chàng thoát chết.

Năm 1949..Tưởng Giới Thạch thua chạy, Cộng quân chiếm Bắc Kinh , đôi bạn vẫn diễn tuồng cho nhân dân nghe.

Năm 1966.. Vệ binh đỏ lộng hành, hai chàng nghệ sĩ bị đấu tố cùng các diễn viên khác. Bọn vệ binh đàn áp đánh đập Tiểu Lâm khiến chàng quá sợ hãi tố giác Đắc Di đã ca hát cho quân Nhật, cho thương binh Quốc dân đảng, cho bọn cường hào địa chủ nghe… Đắc Di lại tố cáo chàng hèn nhát , lấy gái lẩu xanh làm vợ…

Năm 1977 ..Cảnh cuối phim cũng là cảnh đầu phim . Đôi bạn nay đã già trong bộ quần áo phường chèo vào sân khấu một rạp hát lớn. Họ diễn tuồng Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, cuối cùng Đắc Di rút thanh kiếm bên hông Tiểu lâm, một thanh kiếm thật tự vẫn, Tiểu lâm la lớn

-Đắc Di

Và người bạn đã tự tử thật, chàng đã tự đồng hóa với nhân vật chính”

 

Phim đã được giới phê bình điện ảnh Tây phương khen ngợi nhiều, tên phim quá hay đầy nghệ sĩ tính lãng mạn. Đạo diễn và ngươì viết truyện có nhiều sáng kiến, tạo cho nhân vật cá tính khác thường. Một diễn viên từ nhỏ tới khi trưởng thành, về già chỉ đóng vai giả gái, anh đã bị ám ảnh nhiều về nhân vật mình thủ vai rồi không còn phân biệt đâu là sân khấu, đâu là cuộc đời. Lúc nào chàng cũng tưởng mình là tỳ thiếp Ngu cơ thật và muốn bạn đồng nghiệpTiểu Lâm phải sống bên mình y như Hạng Võ-Ngu Cơ trong tuồng kịch, chàng đã trở thành người nhiều nữ tính.

Đắc Di ghen với cô gái lầu xanh (do Củng lợi đóng) sau này làm vợ Tiểu Lâm rồi từ đó đã chớm nở mối tình đồng tính giữa đôi bạn trai thường đóng chung một vở tuồng. Khi về già, Đắc Di gần như nhập vào nhân vật, đã lấy thanh kiếm thật bên hông Tiểu Lâm tự kết liễu đời mình y như trong vở hát chèo khi ấy chàng tưởng mình là Ngu Cơ.

Cuốn phim đã làm sống lại lịch sử nước Tầu suốt 53 năm bằng những nét tiêu biểu các biến cố đầy máu và nước mắt của Băc Kinh, của Trung hoa suốt nửa thế kỷ qua. Từ thời xứ quân, tới Thế chiến thứ hai, quân Nhật xâm chiếm Bắc kinh, lính Quốc dân đảng càn dỡ đánh đập nhân dân, chính quyền cách mạng đấu tố bắn giết cường hào, Hồng vệ binh reo rắc biết bao tội ác, bao nỗi kinh hoàng cho nhân dân, tàn phá một đất nước đã bị dầy vò sâu xé.

Hay nhất là cảnh đôi bạn phường chèo tri kỷ bị đấu tố lúc gần cuối phim , Tiểu Lâm bị đánh đập tố giác Trình Đắc Di với vệ binh đỏ.

-Tên này coi sân khấu là quan trọng , bọn Nhật đến, nó múa hát cho địch xem, nó là tên phản bội, nó ca hát cho thương binh của Tưởng Giới Thạch, cho bọn cường hào gian ác .. nó phản bội tổ quốc để được ca hát, đóng tuồng …

Nói xong chàng vứt hết mũ cao, áo, dài.. vứt cả thanh bảo kiếm vào đống lửa.. người vợ vội chạy ra lượm vào.

Đắc Di uất hận chỉ mặt Tiểu Lâm

-Mày làm Bá Vương Hạng Võ mà hèn thế, mày xin khoan hồng, mày phản bạn, các người coi nó lấy đĩ làm vợ…

Đôi bạn tri kỷ trong cơn hoảng sợ đã tố giác nhau hết tình hết nghĩa, cảnh chấm dứt trong khi ngọn lửa hừng hực với áo, mão cháy phừng phừng…

Một cuốn phim giá trị được Tây phương hâm mộ nhưng người Á đông không chú ý mấy, nó cũng có nhiều chi tiết rườm rà khó hiểu. Truyện phim khởi đầu từ năm 1924 chấm dứt năm 1977 khi Trình Đắc Di tự sát. Một khoảng thời gian dài kỷ lục, năm mươi ba năm (53), thật chưa từng thấy trong lịch sử điện ảnh, tiểu thuyết. Thời kỳ hai cậu theo học trường kịch nghệ kéo dài khá lâu với những trận roi vọt của ông thầy quá nhiều có phần nhàm chán.

Khi hai người đã trưởng thành, nổi tiếng về thăm thầy cũ cũng diễn lại cảnh thầy đánh trò. Nhiều người cho đây cũng là chuyện đồng tình luyến ái khi Đắc Di đã nhập vào nhân vật, chàng ta đã nảy sinh tình đồng tính và đã ghen với ả giang hồ. Vì cách diễn tả của Trần Khải Ca không được sáng sủa nên khán giả thường hiểu theo chiều hướng khác nhau. Đôi bạn đã khắng khít bên nhau nhưng rồi lại phản nhau giữa cuộc cách mạng văn hóa năm 1966.

Sau khi Mao nằm xuống, Giang Thanh và đồng bọn bị bắt, năm 1977 hai chàng lại gặp nhau, cùng trình diễn vở tuồng sau mười một năm xa cách. Nhưng đây cũng là lần cuối cùng hai người đóng với nhau khi Trình Đắc Di tự kết liễu đời mình bằng thanh kiếm thật y như Ngu Cơ hơn hai ngàn năm trước. Chàng đã tự đồng hóa với nhân vật giả tạo trên sân khấu, đã lấy hư làm thực.

Trần khải Ca diễn tả lịch sử với nhiểu chi tiết khó hiểu, cách thể hiện của ông có khuynh hướng biểu tượng hơn là hiện thực. Hạng Võ Biệt Ngu Cơ trong truyện là một áng văn chương tuyệt tác kể lại buổi tiễn biệt cảm động của người anh hùng mạt vận và nàng tì thiếp thủy chung. Nó giữ địa vị trọng tâm trong cuốn phim nhưng nhà đạo diễn không diễn tả được nhiều, không rung cảm được người thưởng thức, sự thực nó cũng không nằm trong mục tiêu của Trần Khải Ca mà ông chỉ lấy làm nền cho vở kịch.

Năm mươi ba năm lịch sử nước Tầu trải dài  từ thập niên 1920 tới 1970 như một cái nền để xây dựng một truyện tình bộ ba của hai chàng nghệ sĩ, một ả giang hồ. Giá trị lịch sử của tác phẩm, những nét sáng tạo mới, lãng mạn của Trần Khải Ca cùng với diễn xuất điêu luyện của các vai chính, nhất là tài giả gái của Trương Quốc Vinh đã đưa Hạng Võ Biệt Ngu Cơ lên hàng siêu phẩm nổi tiếng.

Cuốn phim đã đóng góp nhiều cho nghệ thuật thứ bẩy, nó cũng đem lại vinh dự cho nền điện ảnh Trung hoa và cho cả Á châu.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

————————————–

(1) Chú thích

(Nguyên văn- Le choix pour la Palme d’or est souvent critiqué par la presse :certains reprochent la précellence accordée par les différents jurés aux films occidentaux (sur 68 palmes, 50 sont allées à des longs métrages venus d’Europe et des États-Unis], d’autres déplorent le caractère aléatoire des critères de décision, impulsés par l’actualité politique immédiate ou par une vision artistique subjective, spontanée et désordonnée[][]. Les médias soupçonnent également certains présidents du jury de faire peser leurs amitiés personnelles dans l’élection d’un cinéaste à la récompense ou au contraire de faire valoir leurs inimitiés dans l’éviction d’un candidat sérieux au titre – Le Festival de Cannes. Yahoo.fr)

 

19 Phản hồi cho “Hạng Võ Biệt Ngu Cơ”

  1. quandannambo says:

    ông
    lại mạnh cường
    *
    thuộc làu sử tàu
    đáng mặt
    làm dân đại hán
    *

    quá thuộc sử tàu
    nên quên mất sử Việt
    *
    ông ta đem câu
    “phá cường địch báo hoàng ân”
    *
    nhét vào mồm
    Thánh Gióng
    *
    hởi ơi
    kiểu này mà không mất nước
    vào tay tàu cộng
    mới là chuyện lạ*

    • Lại Mạnh Cường says:

      Ta còn được biết Việt sử có truyền thuyết “phá cường địch báo hoàng ân” của cậu bé Phù Đổng Thiên Vương, tức Thánh Gióng, đã báo đền vua Hùng đại phá quân nhà Ân ! Ân đây có phải là quân nhà Thương chăng ??? (nguyên văn)

      Xin ban xem lại tôi có viết rõ ra rằng,
      chính Thánh Gióng nói như thế chăng !???
      Đấy chỉ là thành ngử “phá giặc đền ơn vua” mà thôi,
      ko phải là một câu phát biểu từ miệng Thánh Gióng
      Chinh bạn mới là người cắm vô tay tôi tuyên bố như rứa !???
      Vả chăng đó là thời huyền sử, làm gì có thật mà bình với loạn chứ !

      Thuộc lầu sử Tàu đáng mặt làm dân Đại Hán !

      Hay là “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” !

      Kết, BIẾT THÌ THƯA THỐT, KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE !
      Đừng nên ném bùn vào người khác, mà quên rằng bẩn tay mình trước tiên !

      Kính cáo,
      LMC

      • quandannambo says:

        đồng ý là
        Thánh Gióng không nói câu
        *
        ” phá cường địch báo hoàng ân ”
        *
        câu này là do
        ông
        lại mạnh cường
        *
        gán
        cho Thánh Gióng
        *
        tôi
        viết thế này
        có chính xác không*

  2. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa qúi đồng hương,

    Theo binh pháp Tôn Võ Tử “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” ! Rất chính xác phải không ạ :-) !
    Muốn đánh thắng Tàu ta phải biết rõ về họ. Vì thế xin được phép “bàn loạn” đôi điều nơi đây.

    1/
    Nhân Trọng Đạt bàn về phim hay Bá Vương Biệt Cơ, tôi xin bàn rộng ra một số điểm mấu chốt thời đó. Chẳng hạn vì đâu Tần thống nhât đât nước và vua Tần từ xưng là vị hoàng đế đầu tiên Trung sử (Tần Thỉ Hoàng đế) ?
    Sử Tàu trước thời đó ra sao ? Tôi muốn nói từ thời Xuân Thu Chiến Quốc trở về trước như thế nào ? Dả (Giã) sử là chính với nhiều truyền thuyết? hay đích thự là chính sử cớ thể chứng minh bằng những di tích khảo cổ khai quật được ?

    Cho đến nay người ta biết chắc chắn là có nhà Tần thời Tần Thỉ Hoàng, bởi đã tìm ra mộ được ông này từ nhiều chục năm qua, và còn đang được tiếp tục nghiên cứu thêm. Cứ xem những tượng binh tướng nhà Tần thời đó cho thấy, về tổ chức quân đội họ đã có những tiến bộ cao.

    Thời Xuân Thu Chiến quốc người ta thấy có các tư tưởng gia nổi tiếng nhất Trung sử, chẳng hạn Lão Tử và Khổng Tử.
    Tôi nhớ đại khái thì các nhà sử học và khảo cổ học thế giới cho rằng, có sự hiện diện của nhà Chu trước thời Xuân Thu chiến quốc, nhưng các triều đại trước đó như nhà Ân (aka nhà Thương), nhà Hạ còn xét lại. Hiện nay ra sao tôi chưa rõ.

    Còn bé tôi mê mệt xem truyện dã sử Tàu là bộ Phong Thần, bên cạnh các bộ truyện hay khác, điển hình là Tam Quốc chí. Phong Thần tả thời nhà Chu, một nước chư hầu, đã nổi lên đánh hoàng đế cuối cùng của nhà Thương là vua Trụ. Vua Chu có Khương Tử Nha làm quân sư. Khương Tử Nha là ông Lã Vọng, đến về già mới công thành danh toại. Truyền thuyết trong lúc ẩn mình chờ thời họ Khương đã giả làm người đi câu, nhưng lưỡi câu đặc biệt là thẳng chứ không cong. Bởi Khương không chủ có chủ đích câu được cá !

    Ta lại thường nghe thành ngữ “ác như Trụ Kiệt”. Trụ là vị vua cuối cùng đời nhà Thương, vì mê đắm Đắc Kỷ mà mất nước vô tay nhà Chu. Thành Thang là vị vua sáng lập ra nhà Thương.

    Ta còn được biết Việt sử có truyền thuyết “phá cường địch báo hoàng ân” của cậu bé Phù Đổng Thiên Vương, tức Thánh Gióng, đã báo đền vua Hùng đại phá quân nhà Ân ! Ân đây có phải là quân nhà Thương chăng ???
    Kiệt là vị vua cuối cùng của đời nhà Hạ. Vua Thành Thang là người giết vua Kiệt.
    Kiệt cũng vì mê đắm nàng Muội Hỉ mà mất nước.

    wikipedia:

    * Nhà Thương (tiếng Trung Quốc: 商朝, Thương triều) hay nhà Ân (殷代, Ân đại), Ân Thương (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN.
    Sử Trung Hoa bắt đầu được ghi chép thành văn từ thời nhà Thương, và những điều chép đó đúng với kết quả các công trình khai quật. Tới 1964, người ta đã in và công bố 41.000 hình khắc giáp cốt văn, và 3000 chữ khắc thời đó.

    Văn minh đời Thương đã đạt mức cao của thời đại đồ đồng, nhưng nhà Thương thành lập trong hoàn cảnh nào, dân Trung Hoa từ văn minh nhà Hạ chuyển qua văn minh nhà Thương ra sao thì vẫn còn thiếu nhiều tài liệu.

    Các bộ sử đời sau chỉ biết đại khái rằng: vua Thành Thang khi diệt vua Kiệt nhà Hạ, khai sáng nhà Thương, quy tụ được nhiều bộ lạc và đất đai nhà Thương gồm các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam ngày nay.

    Kinh đô mới đầu ở đất Bạc, sau bị các dân tộc du mục ở phía Tây lấn, phải dời chỗ 7 lần, lần cuối cùng tới Ân Khư (khư nghĩa là đồi) ở phía Đông, gần An Dương, đổi quốc hiệu là Ân.

    Nhà Thương gồm tất cả 30 đời vua (theo các giáp cốt), gần đúng với Sử ký Tư Mã Thiên, chỉ khác có 5 ông. Mười ba vua đầu, anh truyền ngôi cho em cùng mẹ, hiếm lắm mới có trường hợp cha truyền cho con. Nhưng đến bốn đời vua cuối thì đều truyền tử và từ đó thành lệ cho tất cả các triều đại sau.

    Sử chép thời đó có tới ngàn chư hầu; có lẽ chỉ một số ít ở gần kinh đô mới tùy thuộc nhà Thương, còn ở xa kinh đô thì là những bộ lạc tương đối độc lập. Đó là nguồn gốc của chế độ phong kiến phân quyền sẽ thấy phát triển ở đầu nhà Chu rồi suy tàn ở cuối thời đó.

    * Nhà Hạ (tiếng Trung: 夏朝; bính âm: Xià Cháo; Wade–Giles: Hsia-Ch’ao; khoản thế kỷ 21 TCN – 16 TCN) là triều đại đầu tiên ở Trung Quốc được mô tả trong các ghi chép sử học cổ đại như Sử ký, Trúc thư kỉ niên, Kinh Thư. Triều đại này được vua Đại Vũ [1] huyền thoại thành lập sau khi Thuấn, một trong Ngũ Đế nhường ngôi cho ông. Nhà Hạ sau này được kế thừa bởi nhà Thương.

    * Vua Kiệt (chữ Hán: 桀; bính âm: jié; bính âm trung cổ: giet; trị vì: 1818 TCN – 1767 TCN[1]) hay Hạ Kiệt (夏桀) là vị vua thứ 17 và cuối cùng nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Ông được truyền thống coi như một bạo chúa và kẻ áp bức, người mang lại sự sụp đổ của một triều đại [2]. Khoảng thế kỉ 16 TCN Kiệt bị đánh bại bởi Thành Thang, dẫn đến chấm dứt của nhà Hạ, kéo dài khoảng 500 năm, và sự ra đời của nhà Thương

    * Tam Hoàng Ngũ Đế (chữ Hán: 三皇五帝) là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, thời kỳ ngay trước thời nhà Hạ.

    Tam Hoàng (三皇) là ba vị vua đầu tiên của nước này. Ngũ Đế (五帝) là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết. Theo truyền thuyết, ba vị vua này được cho là thần tiên hoặc bán thần, những người đã sử dụng các phép mầu để giúp dân. Do phẩm chất cao quý nên họ sống lâu và thời kỳ cai trị của họ hòa bình thịnh vượng.

    Đó là thời kỳ sơ khai tối cổ của Trung Quốc. Văn minh chưa có hay mới bắt đầu có nhưng rất thô sơ và dân chúng rất thưa thớt, sống từng nhóm nhỏ theo lối du mục, không có dấu tích gì còn sót lại. Điều này khiến việc nghiên cứu để biết rõ các triều đại tối cổ này khá khó khăn.

    Những từ ngữ như Tam Hoàng, Ngũ Đế, và hiệu của các vị vua, do người đời sau đặt ra để hệ thống hóa các tư liệu về cổ sử. Còn Đế hiệu thì lấy tên đất mà đặt ra, gọi là Địa hiệu, hoặc lấy công đức đối với dân mà đặt ra, gọi là Đức hiệu.

    Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng cụ thể là ai.

    Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ba vị vua là:

    Thiên Hoàng – 天皇 (trị vì 18.000 năm)
    Địa Hoàng – 地皇 (trị vì 11.000 năm)
    Nhân Hoàng – 人皇 (còn gọi là Thái Hoàng – 泰皇) (trị vì 45.600 năm).

    Vận Đẩu Xu (運斗樞) và Nguyên Mệnh Bao (元命苞) cho rằng ba vị là:

    Phục Hi
    Nữ Oa
    Thần Nông

    Trong đó, Phục Hi và Nữ Oa là thần chồng và thần vợ, được coi là tổ tiên của loài người sau một trận đại hồng thủy. Cũng như Thần Nông là người đã phát minh ra nghề nông và là người đầu tiên dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh.

    Các sách Thượng thư đại truyện (尚書大傳) và Bạch hổ thông nghĩa (白虎通義) thay thế Nữ Oa bằng Toại Nhân (燧人), người phát minh ra lửa. Sách Đế vương thế kỉ (帝王世紀) thay thế Nữ Oa bằng Hoàng Đế (皇帝), người được coi là tổ tiên của người Hán. Sách “Thông Giám Ngoại Kỷ” lại thay thế Nữ Oa bằng Cộng Công, tức là thủy thần. Sách “Bạch Hổ Thông Nghĩa ” còn có 1 thuyết khác thay thế Nữ Oa bằng Chúc Dung, tức là thần lửa.

    Việc thay thế Nữ Oa – một nữ thần – bằng một vị nam thần được cho là kết quả của việc chuyển từ chế độ mẫu hệ thời cổ xưa sang chế độ phụ hệ trọng nam khinh nữ

    Ngũ Đế cũng có nhiều giả thuyết: Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Ngũ Đế bao gồm:

    Hoàng Đế (黃帝)
    Chuyên Húc (顓頊)
    Đế Khốc (帝嚳)
    Đế Nghiêu (帝堯)
    Đế Thuấn (帝舜)

    Theo Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê, các vua đó đều do người Trung Quốc tưởng tượng ra, chỉ có Nghiêu, Thuấn có thể coi là bán thực bán huyền (semi-historique). Trong đó, Nghiêu và Thuấn còn được gọi là Nhị Đế, cùng với Đại Vũ (禹), người sáng lập ra nhà Hạ, được Khổng giáo coi là các vị vua kiểu mẫu và là các tấm gương đạo đức. Thượng thư tự (尚書序) và Đế vương thế kỷ lại liệt kê Thiếu Hạo (少昊) thay cho Hoàng Đế.

    2/
    Một điều đáng bàn ở đây là, khi tôi tra cứu về hai danh tướng của nhà Tần thời nhà Tân đang thống nhất Trung Hoa, là Bạch Khởi và Vương Tiễn, có những phần thuật lại cảnh giết chóc ghê rợn hàng (chục) vạn binh sĩ trong thời gian kỷ lục.
    Điển hình như tướng Tần Bạch Khởi sau khi đại thắng trận Trường Bình trước tướng Triệu Quát của nước Triệu, lo ngại khi thấy quá nhiều tù hàng binh, nên đã lập kế sát hại trong một đêm bốn mươi (40) vạn tù hàng binh Triệu !????
    Thanh toán gần nửa triệu người chỉ trong một đêm thôi sao ???? Khó tin quá xá.
    Nhớ lại thời Quốc xã Đức, cũng không đủ khả năng sát hại như thế người Do Thái hay tù hàng binh Nga nữa.

    Sau này lại thêm tướng Vương Tiễn, vốn là bộ tướng và là kẻ thay thế Bạch Khởi, khi được Tần vương sai đi đánh nước Sở, Vương Tiễn đã xin rất nhiều quân (60 vạn) nhưng Tần vương không khứng, nên ông cáo bệnh. Vua Tần sai tướng khác thay ông, nhưng thua trận do ít quân quá, nên vua Tần đành triệu hồi ông ra cầm binh. Sau đây ta nghe đoạn đối thoại giữa vua tôi nhà Tần:

    wikipedia:
    Vương Tiễn không còn cách nào từ chối, bèn nói:
    - Đại vương bất đắc dĩ phải dùng thần, không cho thần 60 vạn quân thì không xong.
    Tần vương thắc mắc vì sao cần nhiều quân đến thế, ông đáp:
    - Nước Sở đất rộng, hễ có hiệu lệnh là có thể lấy được trăm vạn quân ngay. Tôi xin sáu mươi vạn quân, còn e không địch nổi, chứ nói gì diệt nước ấy?
    [hết trích]

    Thiển nghĩ, một vạn bằng 10 ngàn, tức 10 luỹ thừa bốn; trăm vạn = 10 luỹ thừa sáu = một triệu quân.
    Nên biết rõ là Bạch Khởi và Vương Tiễn sống ở thời đại hai ba thế kỷ trước Công nguyên, như thế dân Tàu thời đó đã đông đến mức có thể khi cần động binh đánh nhau giữa các chư hầu trong thời Xuân Thu Chiến quốc hàng vạn vạn người dễ dàng như thế sao ?
    Cho rằng đã xử dụng gần hết dân vào lính, thì lấy gì làm người ở nhà canh tác nuôi sống quốc gia, quân đội chớ ? Và không lẽ đa phần dân ở tuổi xung lính đánh trận được sao?

    Chả thế mà trong Việt sử đã tường thuật vua Quang Trung đại phá hai mươi (20) vạn quân Thanh !?
    Xin bổ túc thêm là, sau này chính Hạng Võ đã dùng mưu giết hai mươi (20) vạn hàng bình Tần.

    Tóm lại, cần xem lại đơn vị đo lường của Tàu thời đó ra sao ? Ta biết chắc chắn một điều là một số đơn vị thời đó dùng tên như hiện nay, tuy nhiêu giá trị khác hẳn. Chẳng hạn về thước tấc.
    Trong truyện Kiều của Nguyễn Du đã tả tướng tá Từ Hải như sau: VAI NĂM TẤC RỘNG THÂN MƯỜI THƯỚC CAO !

    3/
    Tần thắng chư hầu thống nhất đất nước là nhờ có danh tướng Bạch Khởi rồi nối tiếp là Vương Tiễn. Tiễn là người lược thao, ngoài tài quân sự còn thông thế sự, nên không bị gian thần ám hại như Bạch Khởi, giúp vua Tần dựng nên nghiệp cả, còn riêng mình sống ung dung tới già (trên 90 tuổi).

    Sở Bá vương Hạng Võ là kẻ có sức mạnh, nhưng không mưu lược như Lưu Bang. Hạng Vũ lại tự kiêu, cho nên không được lòng tin yêu nơi vua Sở, mặc dù chú cháu ông là kẻ tôn vua Sở lên ngôi cao. Và khi Hán Sở tranh hùng, ông đã bị Lưu Bang đánh bại phải tự vẫn chết ở bờ sông Ô giang.
    Sở Bá vương là kẻ tàn ác, nên đã âm mưu chôn sống 20 vạn hàng binh Tầu. Lưu Bang có lòng nhân khi thắng Hạng Vũ đã kô trả thù vặt. Có lẽ một phần nhờ Hạng Bá, chú ruột Hạng Vũ, đã có một lần cứu mạng khỏi tay Hạng Vũ khi tranh công (ai vào trước đất Quan Trung sẽ làm vua nơi đó)

    • noileo says:

      “Ta còn được biết Việt sử có truyền thuyết “phá cường địch báo hoàng ân” của cậu bé Phù Đổng Thiên Vương, tức Thánh Gióng, đã báo đền vua Hùng đại phá quân nhà Ân ! Ân đây có phải là quân nhà Thương chăng ???”
      ( Lại Mạnh Cường said _ 31/05/2013 at 22:49)

      “Phá cường địch, báo Hoàng ân” là dòng chữ đuọc thêu trên lá cờ của Hoài Vân Hầu Trần Quốc Toản.

      “Cường địch” ở đây là quân Nguyên & Mông cổ, “Hoàng ân” ở đây là ân Vua, Vua Trần Nhân Tông.

      Hội nghị Bình Than tháng 10 năm nhâm ngọ (1282), là hội nghị ở đó Vua Trần và các quan văn võ, tôn thất họp mặt để bàn định kế sách đối phó với cuộc xâm lăng của quân Nguyên.

      “Bình Than” là một bến sông, thuộc huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh, chỗ sông Đuống nối với sông Thái bình. Sở dĩ Bình Than đuọc chọn lựa làm địa điểm tổ chức hội nghị, vì nội dung của cuộc hội nghị phải đuọc giữ bí mật, không tiện họp ngay giữa kinh đô, có thể bị tai mắt gián điệp của quân Nguyên xâm nhập, nghe lén … (*)

      Cuộc hội nghị Bình Than còn là dịp để Vua quan nhà Trần thảo luận ý kiến & đề tài “hòa hay chiến”. Có kẻ, thật giả không biết, cho rằng quân Nguyên Mông có thiện chí “4 tốt, 16 chữ vàng”, “chỉ muốn mượn đường đi qua Vn đánh xuống Chiêm Thành”, nhưng cuối cùng “chiến”, ý quyết chiến của Trần Quốc Tuấn & Trần Khánh Dư, đã đuọc quyết định.

      Sau hội nghị Bình Than triều đình mới tổ chức hội nghị Diên Hồng. Hội nghị Diên Hồng, 1284, do Thượng Hoàng Thánh Tông chủ trì, triệu tập bô lão, lấy ý kiến bô lão ủng hộ quyết định “chiến” của Triều đình, tạo thế chính trị cho quyết định “chiến” của triều đình . Các bô lão đồng thanh xin đánh .

      Tràn Quốc Toản là tôn thất nhà Trần, đồng tuổi với Vua Trần, đuọc Vua Trần quý mến, thường đi đâu Vua Trần cũng cho gọi Trần Quốc Toản đi theo, vì lẽ đó Trần Quốc Toản đuọc tham dự cuộc họp Bình Than.

      Nhưng vì tuổi trẻ nên TQT chỉ đuọc “dự thính” chứ không đuọc “dự bàn”. Vì thế TQT rất tức giận khi phải nghe ý kiến bàn lùi, “chủ hòa”, mà không đuọc phép lên tiếng “phản biện”. Và trong một lần tức giận như vậy, Trần Quốc Toản đã “bóp nát trái cam trong tay mình”.

      Sau đó Trần Quốc Toản đã tự triệu tập gia binh (hồi ấy dưới triều đại nhà Trần, các tôn thất được phép tuyển mộ & thành lập các đội quân riêng, “gia binh”) dương lá cờ với dòng chữ “Phá cường địch, báo Hoàng ân”, tham gia vào đạo quân chống quân Nguyên xâm lược.

      Đó là câu chuyện “Trần Quốc Toản bóp nát trái cam trong tay” và lá cờ “phá cường địch , báo hoàng ân”.

      “Cường địch” ở đây là quân NGuyên & Mông cổ, “hoàng ân” ở đây là Vua Trần.

      Vì sự nổi tiếng của hội nghị Diên Hồng, nên có một số “sử da” thường “cắm” TQT vào hội nghị Diên Hồng.
      Thậm chí, có một cuốn “sử bằng tranh” đã vẽ một bức tranh trong đó có cảnh một thiếu niên lấp ló trước 2 cánh cửa [kiểu cửa hội truòng], khép kín, với thái độ như đang nghe lén về câu chuyện bên kia cánh cửa khép kín. Dưới bức tranh là những lời “thuyết minh”, nói rằng đó là “Trần Quốc Toản tại hội nghị Diên Hồng đang lắng nghe các bô lão bày tor ý kiến …”

      E rằng tác giả cuốn “sử bằng tranh” nói trên không chỉ “diết sử”, mà còn hơi thiếu một chút giáo dục khi vẽ bức tranh minh họa nhân vật TQT đang nghe lén.

      Vì lẽ, một người có giáo dục không bao giờ có hành động “nghe lén”.
      Do đó, dù thuộc sử hay không, mà mô tả nhân vật TQT như một người nghe lén, tức là nhục mạ TQT, chứ đâu phải là vinh danh & đề cao TQT.

  3. Hạng Võ biệt Ngu Cơ do Tấn Tài, Lệ Thủy says:

    tuồng cải lương Hạng Võ biệt Ngu Cơ do Tấn Tài, Lệ Thủy
    xin vao` link

    http://nhacso.net/nghe-nhac/hang-vo-biet-ngu-co.WVBYUUpf.html

  4. quandannambo says:

    ý
    của đạo diển muốn nói
    *
    chính trị mao trạch đông

    chính trị đồng tính
    *
    khi
    mao chết đi
    *
    thì
    chính trị đồng tính
    củng
    chết theo*

  5. Dâm Tiên says:

    Ở cái bài ngâm kíu này, thì DâM tôi cục lục khen ngợi ” anh” Trọng Đạt.
    Hay! Hay! Anh Trọng Đạt nên chở về văn hóa văn chương nghệ
    thuất đi nào.

    Sở dĩ nói như trên, là khi anh Đạt bàn về Sử liệu, thì anh Đạt bị miên
    man sa vô cạm bẫy thông tin các phía lừa dụ khác nhau, nên anh Đạt
    viết sữ KHÔNG đạt đâu. Sử không là chuyên mộn của anh Đạt!

    Hoan nghênh anh Đạt trong đề tài này. Cũng là hợp ý…em toubib nhá.

  6. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa qúi bà con,

    Cá nhân tôi thấy, Trọng Đạt là nhà bình phim Việt Nam hay nhất xưa nay.
    Bao giờ cũng có giới thiệu sơ phim đoạt giải lớn nào; rồi dành thời gian binh luận về giải đó ra sao ? Hay dở thế nào.
    Từ đó dẫn lần qua giới thiệu một số phim từng đoạt giải ra sao, cuối cùng mới đến phim tác giả chú trọng đề cập chi tiết, từ A đến Z, không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào. Tuy nhiên, đầy đủ, chi tiết, lại không rườm rà, trái lại dẫn dặt độc gia đi từ thích thú này đến ngạc nhiên khác.
    Nói tóm tắt, chỉ cần đọc một bài bình phim của Trọng Đạt, kiến thức tổng quát của độc giả được “giầu có” về mọi mặt trong các hoạt động của ngành nghệ thuật thứ bảy đương đại.
    Cũng nói luôn, chúng ta có thể xem rất nhiều phim, biết rất nhiều tài tử màn bạc, thậm chí bíêt luôn cả đạo diễn nữa, hay bí mật phòng the của một số sao điện ảnh. Nhưng về các liên hoan phim ảnh thế giới, chúng ta lại ít quan tâm, hay biết không bao nhiêu, chứ đừng nói có những mảng tối trong mảng sáng rực của các giải lớn. Trọng Đạt đã giúp ta có cái nhìn thật tổng quan và khách quan về các giải này.

    Phim Bá Vương Biệt (Ngu) Cơ, tôi đã xem từ lâu, nhưng thú thật ban đầu mình không khoái lắm. Tại phim dài quá, chứa nhiều tình tiết éo le, lồng trong khung cảnh lịch sử nước Tàu ở thời tranh tối tranh sáng. Một nước Tàu đang thay da đổi thịt theo phương Tây nhưng còn nhiều vướng mắc tự tại, phần lớn do tâm lý hoài cổ quen thuộc, rồi một nước Tàu tan nát thời nội chiến, càng thêm tanh bành thời CS bởi bàn tay phù thủy của Mao và độc quyền sinh sát của đảng CS.
    Xem phim này chả khác gì xem phim PHẢI SỐNG (To Live) của đạo diễn Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou).

    Trần Khải Ca là ai ? Đó là một trong những đạo diễn xuất sắc nhất của nền điện ảnh Tàu cộng aka Tàu lục địa. Tôi đã xem và mua DVD ba phim của ông là: Bá Vương Biệt Cơ (霸王别姬; 1993), Kinh Kha Thí Tần Vương (The Emperor and The Assassin; 荊柯刺秦王; 1999) và Vô Cực (无极; 2005). Tôi rất thích hai phim đầu.
    Theo tài liệu từ wikipedia, Trần Khải Ca và Trương Nghệ Mưu là hai tay kiện tướng của lớp đạo diễn thế hệ thứ năm của nền điện ảnh Tàu cộng. Tuy nhiên người ta biết đến đạo diễn họ Trương nhiều hơn đạo diễn họ Trần. Chính tôi qua quá trình tìm hiểu điện ảnh Tàu cộng, mới biết rõ hơn về một số đạo diễn và phim hay khác của Tàu, ngoài các phim của Trương Nghệ Mưu thường được quảng cáo và phổ biến rộng rãi. Thực ra những phim thập niên 90 của họ Trương quả thực là xuất sắc, nhưng sau này ông ta làm phim phục vụ cho chế độ để dành được một số ưu đãi, nên phim kém hay đi rất nhiều, càng về sau càng tệ hại (such as Anh Hùng – 2002, Thập diện mai phục – 2004, Mãn thành tậm đái hoàng kim giáp – 2006); ngoại trừ phim Đơn thân độc mã ngàn dặm (Thiên lý tẩu đơn kỵ, 千里走单骑; 2005).

    Bá nhân bá tánh, riêng tôi chú ý điểm chính trong phim trên của Trần Khải Ca là dám mon men xâm phạm vùng cấm kỵ “đồng tính luyến ái” ! Trong một xã hội cổ hủ khép kín ở Tàu, đó là một hành vi mạo hiểm chết người, nhưng có tính toán rất cẩn thận của đạo diễn họ Trần.
    Tại Việt Nam mãi đến nửa sau của thập kỷ đầu thế kỷ 21 mới có một số đạo diễn trẻ quốc nội dám mạnh dạn đi theo con đường do đạo diễn hải ngoại Trần Anh Hùng vạch ra trong phim The Vertical Ray of the Sun (Mùa hè chiều thẳng đứng; 2000).

    LMC

    ===========

    wikipedia:
    Trần Khải Ca (giản thể: 陈凯歌; phồn thể: 陳凱歌; bính âm: Chén Kǎigē; Wade-Giles: Ch’en K’ai-ko; 12 tháng 8, 1952) là một nhà làm phim của điện ảnh Trung Quốc. Trong vai trò đạo diễn, biên kịch và diễn viên, Trần Khải Ca được coi là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của thế hệ nhà làm phim thứ 5 của điện ảnh Trung Quốc. Phim của Trần Khải Ca thường được đánh giá rất cao về mặt hình ảnh và cách kể chuyện trong đó đáng chú ý nhất phải kể tới Bá Vương biệt cơ, bộ phim đầu tiên của Trung Quốc được trao giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes

    Rise of the Fifth Generation

    Beginning in the mid-late 1980s, the rise of the so-called Fifth Generation of Chinese filmmakers brought increased popularity of Chinese cinema abroad. Most of the filmmakers who constitute the Fifth Generation had graduated from the Beijing Film Academy in 1982 and included Zhang Yimou, Tian Zhuangzhuang, Chen Kaige, Zhang Junzhao and others. These graduates constituted the first group of filmmakers to graduate since the Cultural Revolution and they soon jettisoned traditional methods of storytelling and opted for a more free and unorthodox approach. After the so-called scar literature in fiction had paved the way for frank discussion, Zhang Junzhao’s One and Eight (1983) and Chen Kaige’s Yellow Earth (1984) in particular were taken to mark the beginnings of the Fifth Generation. The most famous of the Fifth Generation directors, Chen Kaige and Zhang Yimou, went on to produce celebrated works such as King of the Children (1987), Ju Dou (1989), Farewell My Concubine (1993) and Raise the Red Lantern (1991), which were not only acclaimed by Chinese cinema-goers but by the Western arthouse audience. Tian Zhuangzhuang’s films, though less well known by Western viewers, were well noted by directors such as Martin Scorsese. It was during this period that Chinese cinema began reaping the rewards of international attention, including the 1988 Golden Bear for Red Sorghum, the 1992 Golden Lion for The Story of Qiu Ju, the 1993 Palme d’Or for Farewell My Concubine, and three Best Foreign Language Film nominations from the Academy Awards. All these award-winning films starred actress Gong Li, who became the Fifth Generation’s most recognizable star, especially to international audiences.

    Thập niên 1980 và 1990: Sự nổi lên của các đạo diễn Thế hệ thứ 5

    Từ nửa cuối thập niên 1980, điện ảnh Trung Quốc bắt đầu thực sự khởi sắc với các đạo diễn Thế hệ thứ 5, những người mới tốt nghiệp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh thời gian trước đó (phần lớn là năm 1982). Có thể kể tới các đạo diễn Trần Khải Ca, Trương Nghệ Mưu, Trương Quân Chiêu và Điền Tráng Tráng. Họ là thế hệ nhà làm phim đầu tiên tốt nghiệp sau Cách mạng văn hóa và đã sớm khẳng định được mình bằng phong cách làm phim và đề tài mang tính đột phá. Hai bộ phim mở đầu cho thành công của thế hệ đạo diễn này là Nhất cá hòa bát cá (一个和八个, 1983, do Trần Đạo Minh thủ vai chính) của Trương Quân Chiêu và Hoàng thổ (黄土地, 1984, bộ phim xếp thứ 4 trong danh sác phim tiếng Hoa hay nhất 100 năm qua[7]) của Trần Khải Ca. Nhà quay phim cho cả hai bộ phim này là Trương Nghệ Mưu, người sau đó cũng có những thành công của riêng mình với Cao lương đỏ (红高粱, 1987), Cúc Đậu (菊豆, 1989) và Đèn lồng đỏ treo cao (大红灯笼高高挂, 1991). Không chỉ thành công trong nước, các đạo diễn này còn giành rất nhiều giải thưởng lớn tại các liên hoan phim uy tín, Cao lương đỏ của Trương Nghệ Mưu giành giải Gấu bạc tại Liên hoan phim Berlin, Thu Cúc đi kiện (秋菊打官司, 1992) cũng của Trương Nghệ Mưu giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia và đặc biệt Bá Vương biệt cơ (霸王別姬, 1993) của Trần Khải Ca đã giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes.

    Cùng với các đạo diễn thế hệ thứ 5, một thế hệ ngôi sao điện ảnh mới của Trung Quốc cũng thực sự khẳng định được vị trí của mình. Tiêu biểu trong số này là Củng Lợi, nữ diễn viên đóng vai chính trong hầu hết các bộ phim của Trương Nghệ Mưu hay Khương Văn, người sau này cũng trở thành một đạo diễn xuất sắc của điện ảnh Trung Quốc.

  7. Cám ơn danLuan13 says:

    Cám ơn danLuan13
    Ý kiến của bạn hay và mới lạ

  8. kimthuan trinh says:

    Ở Miền Nam trước 1975 cũng có tuồng cải lương Hạng Võ biệt Ngu Cơ do Tấn Tài, Lệ Thủy, Điền Tử Lang đóng rất hay (vào Cải lương xưa thì có)

  9. danluan13 says:

    (Trích): “Trần khải Ca diễn tả lịch sử với nhiểu chi tiết khó hiểu, cách thể hiện của ông có khuynh hướng biểu tượng hơn là hiện thực. Hạng Võ Biệt Ngu Cơ trong truyện là một áng văn chương tuyệt tác kể lại buổi tiễn biệt cảm động của người anh hùng mạt vận và nàng tì thiếp thủy chung. Nó giữ địa vị trọng tâm trong cuốn phim nhưng nhà đạo diễn không diễn tả được nhiều, không rung cảm được người thưởng thức, sự thực nó cũng không nằm trong mục tiêu của Trần Khải Ca mà ông chỉ lấy làm nền cho vở kịch.”

    Tôi có coi phim này nhưng không thích lắm vì nó diễn tả bối cảnh chính trị lịch sử Tầu. Cái khác lạ là đạo diễn chọn đàn ông đóng vai Ngu Cơ để thích hợp với bối cảnh chính trị thời Mao; đôi bạn diễn chung nhiều lần từ thuở nhỏ nên tri kỷ, nhưng phản rồi cuối cùng tự sát sau một thời gian dài sống dưới chế độ cộng sản. Tác giả mượn truyện “Hạng Võ biệt Ngu Cơ” để nói về một giai đoạn tàn ác của lịch sử Tầu và mượn cái chết nhập vai Ngu Cơ để lên án chế độ cộng sản Tầu mà không sợ bị cộng sản kết tội.

    kbc

  10. Fox says:

    Bá Vương Biệt Cơ – 霸王别姬

Leave a Reply to quandannambo