Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội
Nắm bắt các cơ hội kinh tế tại Á Châu trong thời gian tới, và tương lai lâu dài là một phần quan trọng trong chính sách xoay trục sang Châu Á của chính phủ Tổng Thống Obama. Việt Nam có lẽ là quốc gia kém phát triển nhất, có thể nói là nghèo nhất, được chọn làm một trong 12 nước có khả năng trở thành đối tác trong Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái bình dương – TPP. Một cựu chuyên viên kinh tế và tham vấn của Ngân hàng Thế giới bàn về những thách thức và cơ hội đối với Việt Nam. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn của phóng viên Ban Việt Ngữ VOA Hoài Hương và ông Nguyễn Quốc Khải (NQK), cựu chuyên viên kinh tế của Ngân hàng Thế giới. Ông từng thỉnh giảng tại School of Advanced International Studies thuộc Johns Hopkins University.
VOA: Xin ông cho biết, trước hết, vào TPP sẽ mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam? Hỏi khác đi, nếu không vào TPP, Việt Nam sẽ thiệt thòi như thế nào, sẽ mất đi những cơ hội gì hay quyền lợi nào?
Ông NQK: “Như chúng ta đã biết mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những hàng rào cản hàng hóa và dịch vụ. Do đó, khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng gia số lượng hàng xuất cảng đến các quốc gia TPP với dân số gần 800 triệu (11 % dân số thế giới) và tổng sản phẩm nội địa là khoảng 28 ngàn tỉ Mỹ kim (40% GDP của thế giới). Nhiều đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam đều đang tham gia vào cuộc đàm phán đa phương TPP. Đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Singapore, và Mã Lai.
Việt Nam là nước nghèo nhất trong 12 quốc gia TPP hiện nay. Các nước giàu sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy là Việt Nam không buôn bán nhiều với các nước ASEAN bằng những nước ngoài ASEAN.
Ngoài ra, những nước TPP sẽ là nguồn cung cấp vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam. Với tình trạng kinh tế trì trệ như hiện nay, Việt Nam cần vốn đầu tư nước ngoài hơn bao giờ hết. Nếu có một chính sách đầu tư nước ngoài khéo léo, Việt Nam có thể học hỏi và phát triển những ngành công nghiệp cao từ những nước TPP.
Việt Nam sẽ là một nước được hưởng nhiều nhất khi gia nhập TPP. Sự gia tăng thương mại với Hoa Kỳ, một thị trường lớn nhất trong số các nước TPP, sẽ là một yếu tố quan trọng nhất giúp kinh tế Việt Nam phát triển. Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng và luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế Việt Nam. Thứ ba là thuế nhập cảng của các nước TPP sẽ giảm đáng kể. Do đó Việt Nam sẽ gia tăng xuất khẩu quần áo, giầy dép, và hải sản. Việt Nam sẽ không phài cạnh tranh với Trung Quốc trong TPP.
Việc gia nhập TPP sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tăng 46 tỉ Mỹ kim tức khoảng 13.6% theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Peter A. Petri, Michael G. Plummer, và Fan Zhai vào cuối năm 2012.”
VOA: Thưa đó là những lợi ích của việc gia nhập TPP, nhưng có một số điều kiện Việt Nam cần phải thỏa mãn trước khi được chính thức thâu nhận vào TPP, xin ông cho biết một số điều kiện cụ thể, quan trọng mà Việt Nam phải thỏa đáng?
Ông NQK: “TPP nêu ra một số vấn đề nồng cốt mà Việt Nam sẽ phải thỏa mãn như là tài sản trí tuệ, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, và công ty nhỏ và trung bình. Quyền lao động, bao gồm quyền thành lập nghiệp đoàn dộc lập, quyền tụ họp, quyền đình công, chỉ là một phần của vấn đề rộng lớn hơn là nhân quyền. Hoa Kỳ đã mạnh mẽ đặt vấn đề này với Việt Nam qua một số thành viên Quốc Hội và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trong cuộc họp với Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua tại Nhà Trắng, Tổng Thống Obama đã hai lần nhắc nhở đến vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam.
Vấn đề khó khăn lớn thứ hai mà Việt Nam phải vượt qua là việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước để loại bỏ sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa nhà nước và tư nhân. Khu vực quốc doanh chiếm khoảng gần 40% tổng sản lượng nội địa mà lại luôn luôn làm ăn lỗ lã, ngăn cản sự phát triển kinh tế, nhưng lại ưu tiên về vốn đầu tư của nhà nước, quỹ phát triển quốc tế ODA, và vay nợ ngân hàng. Trên 50% nợ xấu của các ngân hàng là do các doanh nghiệp nhà nước. Hơn 10 năm nay, nhà nước bàn thảo việc cải tổ khu vực quốc doanh, nhưng không đạt được tiến bộ cụ thể đáng kể nào.
VOA:Thưa so với lúc Việt Nam vận động xin gia nhập WTO, thì tiến trình thương thuyết để vào TPP nó khác ở chỗ nào, và có những điểm gì mà Hà nội cần chú ý đến nếu muốn mọi sự được suôn sẻ?
Ông NQK: “Vâng, giữa TPP và WTO có một vài khác biệt. WTO có những điều kiện gia nhập rõ ràng. Trong khi đó, TPP dựa vào đàm phán và không có vấn đề nào phải loại trừ. TPP có tính cách toàn diện hơn WTO. Nó bao trùm nhiều vấn đề WTO không đề cập đến hoặc chưa đào sâu như doanh nghiệp nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ, và quyền lao động.
Một khó khăn nghiêm trọng Việt Nam đang gặp phải trong cuộc đàm phán hiện nay liên quan đến luật lệ xuất xứ hàng hóa và ngành dệt may, một trong những công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Hoa Kỳ đòi hỏi rằng quần áo chỉ được coi là chế tạo ở Việt Nam nếu vải làm bằng tơ sợi cũng được chế tạo tại Việt Nam hay mua của Hoa Kỳ.
VOA: Có cơ chế nào để kiểm soát là Việt Nam không mua vải sợi của Trung Quốc?
Ông NQK: “Mua hàng hóa là phải có xuất xứ. Phải có chứng minh rất là khó khăn. Vì khó khăn cho nên những nước ở Châu Mỹ La Tinh đành phải trả thuế cao, để nước Mỹ có thể bảo vệ ngành dệt vải của họ.”
VOA: Trong những thách thức vừa kể, theo ông thách thức nào là quan trọng nhất, khó khăn nhất, và vì sao lại khó khăn như vậy trong tình hình Việt Nam bây giờ?
Ông NQK: “Thách thức về lao động, nhân quyền, và doanh nghiệp nhà nước là quan trọng và khó khăn nhất đối với Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những cải tiến cụ thể về chính trị. Từ 2008 đến nay, Hoa Kỳ vẫn từ chối không chấp thuận cho Việt Nam hưởng Quy Chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preference – GSP) để có thể nhập cảng vào Hoa Kỳ cả ngàn món hàng miễn thuế. Lý do là Việt Nam chưa thỏa mãn điều kiện về quyền lao động.
Quan trọng hơn, nội bộ chia rẽ của Đảng CSVN hiện nay sẽ làm cho những việc cải tiến cần thiết càng khó khăn thêm. Theo nhận định của GS Carl Thayer và một số quan sát viên quốc tế, một số các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn cải thiện mối bang giao với Hoa Kỳ. Một số khác chống lại. Nhóm thứ hai xem ra mạnh hơn. Trong năm 2013, chỉ trong vòng mấy tháng đầu tiên thôi mà Việt Nam đã bắt bớ 40 người, nhiều hơn so với cả năm 2012. Trong khi Việt Nam muốn gia nhập TPP và muốn mua võ khí của Hoa Kỳ, mà lại đi làm những chuyện bắt bớ vi phạm nhân quyền như vậy thì vấn đề trở nên rất là khó khăn.”
VOA: Trở lại với vấn đề kinh tế, nói tới kinh tế, nói tới Châu Á, mà không nói tới Trung Quốc là cả một sự thiếu sót lớn, xét Trung Quốc là một cường quốc đang lên, và là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, có khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất không chừng! Thế mà Trung Quốc lại không được mời để thương thuyết gia nhập TPP. Rõ ràng “thiếu sót” ấy là có chủ ý. Ông nhận định như thế nào về yếu tố Trung Quốc liên quan tới thương thuyết TPP? Có phải Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Á muốn cô lập hóa, bao vây hay kiềm hãm Trung Quốc, như Bắc Kinh vẫn tố cáo?
Ông NQK: “Theo sự hiểu biết của tôi. Có hai dữ kiện khá rõ ràng. Một là Trung Quốc từng tuyên bố chống lại TPP, sau đó lại than phiền rằng Trung Quốc không được mời, và mới đây lại tuyên bố qua phát ngôn viên của Bộ Thương Mại rằng Trung Quốc sẽ nghiên cứu lợi và hại của TPP. Hai là Hành Pháp Hoa Kỳ chưa bao giờ tuyên bố chống lại Trung Quốc gia nhập TPP. Trái lại, Phụ Tá Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ đặc trách Thương Mại quốc Tế nói rằng TPP không phải là một câu lạc bộ khép kín mà là một diễn đàn mở rộng. Hoa Kỳ hy vọng nhiều nước sẽ tham gia.
Việc gia nhập TPP của Trung Quốc nếu có sẽ gặp trở ngại là bởi những điều kiện như nhân quyền, lao động, doanh nghiệp nhà nước, minh bạch thị trường tương tự như trường hợp Việt Nam tuy nhiên ở mức độ to lớn hơn nhiều. Những trở ngại này tự tạo bởi chính Trung Quốc và Việt Nam, không phải do Hoa Kỳ hay TPP.
VOA:Ông muốn nói gì thêm về các quan hệ giữa Việt Nam, Hoa Kỳ, hiệp định TPP, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc?
Ông NQK: “Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề nhân quyền một cách cụ thể để được vào TPP và được Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận đối với những vũ khí sát thương mà Việt Nam nhiều lần lên tiếng muốn mua của Hoa Kỳ.
Với tình trạng hiện nay, Trung Quốc không thể gia nhập TPP và trong tương lai gần có thể nhìn thấy. Điều này giúp Việt Nam một phần nào thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế lẫn chánh trị, hai lãnh vực khó có thể tách rời. Nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam đặt quyền lợi của 90 triệu người dân lên trên hết, việc cải tổ đòi hỏi bởi TPP là việc phải làm.”
VOA:Tóm lại, TPP là một thách thức hay là một cơ hội đối với Việt Nam?
Ông NQK: “Tôi nghĩ TPP là một cơ hội rất là tốt đẹp đối với Việt Nam. Việt Nam là một nước nghèo nhất trong nhóm TPP, nhưng sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong nhóm. Thành ra Việt Nam không nên bỏ qua cái cơ hội tốt đẹp như thế này.”
Hoài Hương (VOA) phỏng vấn. Bài do ông Nguyễn Quốc Khải gửi đăng
VOA: Có cơ chế nào để kiểm soát là Việt Nam không mua vải sợi của Trung Quốc?
Ông NQK: “Mua hàng hóa là phải có xuất xứ. Phải có chứng minh rất là khó khăn. Vì khó khăn cho nên những nước ở Châu Mỹ La Tinh đành phải trả thuế cao, để nước Mỹ có thể bảo vệ ngành dệt vải của họ.”
Ông Khải trả lời lạc đề, không liên quan gì đến câu hỏi đặt ra. Luật xuất xứ là một cơ sở pháp luật, nhưng ai áp dụng luật này để kiễm soát VN và TQ và trong cơ chế nào là một vấn đề. Chuyện các nước Châu Mỹ La Tinh không soi sáng vấn đề mậu dịch Trung Việt.
VOA:Thưa so với lúc Việt Nam vận động xin gia nhập WTO, thì tiến trình thương thuyết để vào TPP nó khác ở chỗ nào, và có những điểm gì mà Hà nội cần chú ý đến nếu muốn mọi sự được suôn sẻ?
Ông NQK: “Vâng, giữa TPP và WTO có một vài khác biệt. WTO có những điều kiện gia nhập rõ ràng. Trong khi đó, TPP dựa vào đàm phán và không có vấn đề nào phải loại trừ. TPP có tính cách toàn diện hơn WTO. Nó bao trùm nhiều vấn đề WTO không đề cập đến hoặc chưa đào sâu như doanh nghiệp nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ, và quyền lao động.
Một khó khăn nghiêm trọng Việt Nam đang gặp phải trong cuộc đàm phán hiện nay liên quan đến luật lệ xuất xứ hàng hóa và ngành dệt may, một trong những công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Hoa Kỳ đòi hỏi rằng quần áo chỉ được coi là chế tạo ở Việt Nam nếu vải làm bằng tơ sợi cũng được chế tạo tại Việt Nam hay mua của Hoa Kỳ.
Ông Khải không phân biệt được TPP và WTO có những dị biệt cơ bàn:
WTO là cơ chế mậu dịch quốc tế, sử dụng luật WTO và cũng có thương thuyết còn TPP là thoà hiệp cho mậu dĩch khu vực nên khác về phạm vi và nội dung.
WTO có cơ quan DSB giải quyết tranh chấp còn TPP thì không, TPP lệ thuộc WTO sau khi thaỏ thuận về nhiều mặt, chịu anh hưỏng WTO. WTO toàn diện hơn TPP
Ông Khải cho là WTO không đề cập đến quyền sỡ hữu trí tuệ là một nhận thức sai lầm nghiêm trọng,
CHÍNH TRỊ VÀ NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU HIỆN NAY
Chính trị luôn đi đôi hay là kết quả của hoàn cảnh lịch sử nào đó. Chính trị VN sau năm 1945 là kết quả của cuộc đấu tranh chống ách đô hộ thực dân Pháp suốt 80 trước đó.
Từ 1954, chính trị ở VN theo hai chiều hướng rõ rệt : chiều hướng của CNCS và chiều hướng của nền thị trường tự do. Đó là tiêu biểu của hai miền Bắc, Nam của VN trước đây. Cuối cùng từ giữa năm 1975, miền Bắc đã chiến thắng miền Nam và VN đi vào CNCS một cách vô điều kiện, và mọi kết quả như thế nào trong suốt 38 năm thì ai cũng biết.
Trong khi đó thế giới từ sau thế chiến thứ hai đã hoàn toàn đổi khác. Phe đồng minh đã hoàn toàn đánh bại trục phát xít Đức Nhật. Nhưng từ đây thế giới cũng chia thành hai phe trong chiến tranh lạnh, đó là phe CSCN và phe thị trường tự do hay kinh tế tự do. Nói khác đó là phe độc tài toàn trị và phe tự do dân chủ trong xã hội.
VN từ sau 1954 rồi sau 1975 đã từng thuộc các phe nào thì mọi người đều thảy biết rồi.
Nhưng từ giữa những thập niên 1980, phe CSCN trên thế giới hầu như bị đổ nhào và không còn nữa. Khối Liên Xô cũ và khối Đông Âu cũ coi như vĩnh viễn xóa đi. Có còn chăng nữa ngày nay trên thế giới chỉ là dư âm của CNCS trước kia hay là thời kỳ hậu CS ở một số nước còn lại. Bởi nền kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu ngày nay đã cuốn hút hay bao trùm lên tất cả. Đó không phải sự gượng ép gì của lịch sử mà chỉ là tính cách hoàn toàn khách quan, tự nhiên của lịch sử. Chính ai không nhận thức ra điều đó, suy nghĩ ngược lại điều đó mới thật sự gượng ép và giả tạo.
Có nghĩa chủ nghĩa thực dân, đế quốc cũ thực chất đã hoàn toàn xóa sổ sau thế chiến thứ hai, sau khi sự sụp đổ của đế quốc Đức, đế quốc Nhật. Từ đây thực tế trên thế giới chỉ tồn tại có hai khối là khối thị trường tự do và khối CSCN. Những khái niệm như đế quốc Mỹ, thực dân mới thực chất chỉ là những danh từ tuyên truyền do mục đích ý thức hệ chính trị đối với những người mù tịt về chính trị vậy thôi.
Thế thì ngày nay VN muốn đi vào hiệp ước TPP cũng không ngoài đi vào ý nghĩa tự nhiên của toàn cầu trong hiện tại như thế.
Ngày nay sự tranh chấp giữa VN và TQ rõ nguyên hình chỉ là sự tranh chấp giữa hai quốc gia mà không còn mang ý nghĩa ý thức hệ nào trước đây nữa cả. Điều này không phải chỉ giữa hai nước này mà còn là giữa cả những nước trong khu vực hiện thời mà ai cũng thấy. Có nghĩa hiện nay thế giới đã hoàn toàn đi vào trong chiều hướng phát triển khách quan tự nhiên của nó sau khi chủ nghĩa mác xít hầu như không còn ý nghĩa. Tức mọi sự giả tạo một thời trên thế giới đã trở lại nhường bước cho mọi khách quan thực tế.
Nói tóm lại, ngày nay tại VN chỉ còn lại là ý nghĩa của sự nhận thức khách quan và ý nghĩa của tự do dân chủ đúng nghĩa. Tất nhiên yếu tố đầu quyết định yếu tố sau mà không thể khác. Khi sự nhận thức vẫn kém cõi, dù vô tình dù cố ý, dù của thiểu số hay của đa số, đó vẫn là trở ngại thật sự cho tự do dân chủ đúng nghĩa. Bởi tự do dân chủ đúng nghĩa cũng đi đôi với nền kinh tế thị trường đúng nghĩa lành mạnh. Mà một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa lành mạnh là yếu tố phát huy nội lực tự nhiên nhất không phải của bất kỳ nước nào mà chính của toàn thế giới hay nhân loại nói chung về tất cả mọi mặt.
ĐẠI NGÀN
(03/9/13)
Tiến thoái lưỡng nan. CSVN không biết làm gì để cứu vãn nền kinh tế bế tắc, và đang lo sợ khủng hoảng kinh tế sẽ làm lung lay chế độ độc tài đảng trị. TPP là lối thoát kinh tế duy nhất hiện nay nhưng nếu thỏa mãn các điều kiện gia nhập cũng có nghĩa là ký giấy báo tử cho chế độ CS. Mục đích của CSVN là câu giờ, vì biết trước sau cũng chết nên sẽ chọn giải pháp chết chậm (nhưng chết chậm có thể là chết dữ).
TỰ CHUYỂN HOÁ PHẢI ĐẾN.
Cuộc đặc xá ồ ạt đang diễn ra, trong dịp lễ 02 tháng 09 ở trong nước; quyền đặc xá cho phạm nhân do Chủ Tịch Nước có thẩm quyền tối cao quyết định, được xảy ra sau lần gặp gở Tổng Thống Hoa Kỳ Obama, trong chuyến công du vưà qua cuả Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang. Diễn tiến đặc xá ồ ạt, cho thấy lảnh đạo Việt Nam hiện nay, đang dọn đường chuẩn bị cho sự gia nhập Họp Tác Xuyên Thái Bình Dương(TPP) trong thời gian sắp tới. Cho dù mang danh nghiã là sự họp tác về kinh tế, nhưng nội hàm thì ít nhiều cũng mang tính chính trị, khi mà Trung Quốc-nước có nền kinh tế gia tăng mạnh mẻ hiện nay- đã không có được sự tham gia với nhiều yếu tố và lý do khác.
Dân chủ và nhân quyền luôn là một điều kiện cần phải có, trong nền kinh tế thị trường tự do toàn cầu, nhất là một tập họp như TPP; mà trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Úc Đại Lợi, đều là những nước có nền kinh tế rất mạnh và phát triển mọi mặt. Kinh tế Việt Nam có chiều hướng rất tốt, với chính sách mở cưả và thay đổi, theo chiều hướng kinh tế thị trường tự do hiện nay, được gia nhập vào khối TPP sẽ là một thuận lợi to lớn cho nền kinh tế đang luôn được phát triển không ngừng. Tất nhiên, lảnh đạo Việt Nam phải chấp nhận một số điều kiện, về dân chủ và nhân quyền tối thiểu như thế nào đó, để có thể được chấp nhận tham gia vào tổ chức nầy. Điểm mấu chốt cực kỳ quan trọng, là CSVN từ từ thoát ra được vòng cương toả cuả CSTQ như từ trước đến nay, một lệ thuộc về kinh tế lẫn chính trị rất nghiêm trọng, có chiều hướng nguy hại rất khó tránh, một sự lệ thuộc hoàn toàn với thời gian.
Sự tranh chấp nội bộ trong tầng lớp lảnh đạo ĐCSVN hiện nay, đang dần dần nghiêng lợi thế về phiá thành phần Cấp Tiến, theo thời gian thì tầng lớp Bảo Thủ thân CSTQ ít nhiều sẽ phải co cụm lại, để rồi sẽ phải biến mất trước xu hướng chính trị thay đổi trong đất nước Việt Nam. Công cuộc TỰ CHUYỂN HOÁ trong ĐCSVN sẽ được diễn tiến, trong trật tự ổn định cần phải có trong giai đoạn chuẩn bị cho một tranh chấp, không thể tránh né ở Biển Đông Việt Nam sắp đến.
Khi mà một Thủ Tướng do một đảng chỉ định, e rằng sẽ không có đủ tư cách thuyết phục người dân Việt yêu nước trong ngoài, hơn là một vị Tổng Thống hay Thủ Tướng do chính người dân trong nước đề cử. Sự hậu thuẩn nếu có được từ dân Việt yêu nước trong ngoài, sẽ làm gia tăng sức mạnh cho nhà cầm quyền trên mặt ngoại giao đa cực toàn cầu hiện nay, đồng thời sẽ là một đối trọng có hiệu quả mạnh mẻ trước CSBK, trong cuộc mặt đối mặt, về vấn đề Biển Đông Việt Nam sẽ phải diễn ra.
Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như đang có cùng một hướng nhắm tới, nên sự việc thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội cuả Lê Hiếu Đằng, phối họp với bản án tha cho Nguyễn Phương Uyên, kết họp với lần ân xá ồ ạt đang diễn ra; tất cả đều là những dấu hiệu đáng lạc quan, trong công cuộc đấu tranh dân chủ nhân quyền, cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Người dân Việt yêu nước trong ngoài, hãy dốc toàn lực thúc đẩy cho sự TỰ CHUYỂN HOÁ nầy, càng diễn nhanh và sớm, để thoát khỏi tầm ảnh hưởng cuả CSBK hiện nay, đồng thời rút ngắn lại thời điểm dân chủ hoá cho dân tộc và đất nước Việt Nam.
Một bước ngoặc cho Việt Nam trong tương lai sẽ phải diễn ra, nhanh hay chậm đều do sự tích cực hay không tích cực cuả tất cả dân Việt yêu nước trong ngoài; cho dù Bàn Tay Lạ và Bàn Tay Đen, không ngừng sự phân hoá trong cộng đồng dân Việt cả trong lẫn ngoài, nhưng một quyết tâm chống ngoại xăm phương Bắc, lòng kiên cường ngạo nghễ dân tộc, Việt Nam ta sẽ vượt qua mọi trở ngại và sẽ chiến thắng, trong công cuộc bảo toàn nguyên vẹn biển đảo cuả Việt Nam.
Xin gởi đến người dân Việt yêu nước trong ngoài:
Hoàng Sa trong trái tim ta,
Trường Sa là máu con nhà Việt Nam.
VIỆT NAM MUÔN NĂM !!!
“Nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam đặt quyền lợi của 90 triệu người dân lên trên hết, việc cải tổ đòi hỏi bởi TPP là việc phải làm.”
Nếu đảng cs VN vẫn tiếp tục ngoan cố, không huỷ bỏ điều 4 HP 1992, thì hảy đi chết đi.
*Xin trích một comment trên Diển Đàn Viet Thức “Muốn chống ngoại xâm, Hảy dẹp cs VN và xây dựng lại chính nghiả và quyền lực Dân tộc”
Chân Phương says:
December 1, 2012 at 3:04 pm
Cảm ơn về bài viết công phu và súc tích của LS Lưu Nguyễn Đạt.
Rất mong được biết rõ ý kiến của tác giả về vế đầu tiên trong tựa đề của mình, “trước hết hãy giải thể CSVN”:
Trong bối cảnh lịch sử hiện nay của đất nước; đồng bào trong nước và hải ngoại trông chờ vào các yếu tố về nhân lực, biện pháp, phương thức, chiến thuật, chiến lược… như thế nào để thực hiện được vế đầu tiên đó “hãy giải thể CSVN” trong tựa bài này của tác giả?
Trân trọng,
Chân Phương.
• Lưu Nguyễn Đạt says:
December 1, 2012 at 10:50 pm
Vậy, muốn chống Ngoại xâm Hán Cộng trước hết hãy giải thể CSVN và lập tức thay thế bằng một thể chế dân chủ tự do, nhân bản để phục hồi chính nghĩa và quyền lực dân tộc:
[1] Trong và ngoài nước hãy dồn lực lật đổ CSVN, giải trừ tận gốc nội xâm và ngoại xâm. Thế thôi. Xuống đường chống TC vô ích, vì CSVN đang là dụng cụ tác hại, là “đệ ngũ sư đoạn” /cinquième colonne của Trung Cộng. Ai chống TC đều bị bắt bỏ tù, vì là chống quyền lợi và thế đứng của CSVN.
[2] Bài tham luận của chúng tôi chỉ khơi mào chiến lược định hướng nguy cơ: thấy đâu là “mặt thật”, đâu là “mặt giả” của quốc nạn. Trào lực khởi nghĩa phải nhằm đúng mục tiêu khai trừ, nếu không sẽ lạc hướng tranh đấu.
[3] Chiến thuật giải thể CSVN tùy thuộc vào [a] cơ hội thuận lợi, [b] và lực lượng kết tác tùy cơ ứng biến [phát động từ quần chúng, giới trẻ, trí thức, quân/cán/chính bất mãn, còn xu hướng dân tộc]
[4] Xây dựng chính nghĩa và quyền lực của dân là “lý do” khởi nghĩa. Đứng lên giải thể/giải trừ CSVN để tự giải phóng và đem lại cho mình một tương lai tốt đẹp. Đó là ánh sáng hứa hẹn, trong tầm tay người dân, thu hút họ ra khỏi tăm tối dính liền với người “trong cuộc/trong nước”. No pain, no gain. Không thể “bất chiến tự nhiên thành”. Gần 40 năm sau khi Sàigòn thất thủ, đa số người dân bị tù túng, thiệt thòi, bạc đãi, đày đoạ. Đã tới lúc người dân phải NỔI GIẬN, phải nhập cuộc và tự giải thoát. Lực lượng chính là người dân trong nước. “Đồng bào” ở hải ngoại chỉ có thể trợ giúp phương tiện, kỹ thuật, tinh thần và “áp lực chính trị”. Hãy so sánh lịch trình tiến hoá [tái] lập quốc của dân tộc Do Thái. Thực hiện sinh tồn, chết sống là bởi người dân tại Israel. Nhưng trợ lực tài chính, kiến thức, áp lực chính trị v.v. là do người Do Thái sinh sống tại Hoa Kỳ, Âu Châu.
[5] Vậy, chiến lược ở đây, trong bài tham luận, là tìm đúng thủ phạm, trọng tâm của tai ương quốc nạn và “mục tiêu giải ách”. Chiến thuật là kết sinh lực lượng, lúc nhu, lúc cương, lúc giáp công, lúc phối hợp, trên một mặt trận chung, trong một “không gian Việt mở rộng”, mà người dân trong và ngoài nước [nếu còn căn cước tỵ nạn/nạn nhân CS và còn tâm huyết VN] ắt phải tự hỏi: ta có thể làm gì cho đất nước, cho dân tộc chúng ta? Hỏi tức trả lời.
Trân trọng, Lưu Nguyễn Đạt