WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ba người bạn tù đã gặp lại nhau: Nguyễn Chí Thiện, Kiều Duy Vĩnh, Phan Hữu Văn

* * * Ba người bạn tù Nguyễn Chí Thiện, Kiều Duy Vĩnh và Phan Hữu Văn đều là những người bị chính quyền cộng sản giam giữ rất lâu ngày ở Việt nam. Tính ra số năm mà ba tù nhân chính trị này bị giam giữ trong nhiều nhà tù khắc nghiệt ở miền Bắc – đặc biệt ở trại Cổng Trời – thì có thể vượt quá con số 60 năm. Mà riêng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, thì ông đã ở tù mấy đợt tổng cộng đến 27 năm. Vì thế mà có người phong cho ông cái danh hiệu “Ngục sĩ” kèm theo cái danh hiệu “Thi sĩ”. Cả hai danh hiệu này đã trở thành rất quen thuộc từ nhiều năm nay trong cộng đồng người Việt ở hải ngọai.

1 – Người tù Nguyễn Chí Thiện đã lìa đời tại California vào đầu tháng 10 năm 2012 – tính đến nay lúc tôi viết bài này thì cũng đã giáp tròn một năm rồi – và bà con ở nhiều nơi đang chuẩn bị tổ chức Lễ Giỗ Đầu để tưởng niệm con người kiệt xuất này.

Ông Nguyễn Chí Thiện

Ông Nguyễn Chí Thiện

Từ nhiều năm, ông Thiện có tham gia trong Ban Cố Vấn của tổ chức Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam chúng tôi ở Nam California và ông luôn đóng góp những ý kiến khôn ngoan sắc bén cho Ban Điều Hành của Mạng Lưới. Vì thế mà anh chị em trong Mạng Lưới luôn đánh giá cao ông Thiện cả về tài năng, cả về tinh thần hy sinh phục vụ của ông.
Nhiều nhân vật có tên tuổi đã viết về ông Thiện, nên tôi thiết nghĩ mình không cần phải dài dòng viết thêm về ông nhân dịp Lễ Húy Nhật này.

Thay vào đó, tôi muốn ghi lại cái tình cảm sâu đậm khắng khít giữa ba người bạn tù nổi tiếng là kiên cường bất khuất này.

2 – Người tù Kiều Duy Vĩnh mất tại Hanoi vào hồi đầu tháng 7 năm 2012 – chỉ trước ông Thiện có 3 tháng thôi. Vào giữa thập niên 1990, ông Vĩnh có viết một số bài khá chi tiết và đặc sắc về sự kiên cường của một số tu sĩ và tín đồ công giáo tại trại Cổng Trời thuộc tỉnh Hà Giang giáp ranh với Trung Quốc. Ông gọi những người đó là các “Vị Thánh Tử Đạo” – điển hình như quý ông Lâm Đình Túy, Đỗ Bá Lăng. Tác giả còn ghi : “ Chỉ có 2 người còn sống sót ở trại Cổng Trời thời đó, vì lý do không phải là người công giáo – đó là ông Nguyễn Hữu Đang (vụ Nhân Văn Gia Phẩm) và chính đương sự là Kiều Duy Vĩnh…” Các bài viết của ông Vĩnh đã được đăng tải trên tạp chí Thế Kỷ XXI từ năm 1997 và được đăng lại trên Nhật báo Người Việt sau khi ông qua đời năm 2012.

Ông Kiều Duy Vĩnh (áo trắng)

Ông Kiều Duy Vĩnh (áo trắng)

Điều đáng ghi nhận là về cuối đời, ông Vĩnh đã xin gia nhập Đạo Công giáo và hình ảnh Lễ Rửa Tội của ông đã được phổ biến rộng rãi trên internet. Việc này, có bạn cho biết là ông Vĩnh theo đạo là để cùng chia sẻ một niềm tin với người bạn đời vốn đã theo đạo công giáo từ lâu. Mà tôi nghĩ cũng có thể ông Vĩnh chú ý đến đạo Công giáo vì đã chứng kiến và cảm phục lòng kiên cường của những người bạn tù với ông ở Trại Cổng Trời – những người đã “ thà chết chứ không thà bỏ đạo” – như ông đã gọi họ là các “Vị Thánh Tử Đạo”.

Vào năm 2008, nhân có người bạn tù chính trị về thăm gia đình ở Việt nam, tôi có nhờ anh đi ra Hanoi thăm ông Vĩnh giùm tôi. Khi trở lại Mỹ, anh bạn cho tôi biết là ông Vĩnh rất khỏe mạnh và niềm nở đón tiếp anh. Ông Vĩnh còn nói nhờ tôi cảm ơn một vị ân nhân đã tặng cho ông số tiền khá lớn – đến 1,000 dollar lận. Mà vì số tiền lại để trong một phong bì trao cho ông, mà lúc nhận ông đã không mở ra. Mãi đến khi về chỗ ở, thì ông Vĩnh mới biết tên của vị ân nhân đó – mà lại không có dịp gặp lại vị này trước khi ông rời nước Mỹ để về Việt nam. Theo lời ông Vĩnh dặn, tôi đã tìm gặp vị ân nhân này – để nói lên lời cảm ơn thaycho ông Vĩnh.

Rồi chính tôi cũng đã viết bài “Thương tiếc Anh Kiều Duy Vĩnh” nhân dịp ông lìa đời vào tháng 7 năm 2012. Bài này đã được đăng tải phổ biến rộng rãi trên báo giấy cũng như báo điện tử.

3 – Người tù Phan Hữu Văn là bạn thân thiết gắn bó chặt chẽ với ông Thiện và Vĩnh, thì lại ít được bà con ở hải ngọai biết đến. Lý do là ông Văn không thấy có bài viết hay thơ văn nào mà được công bố trên báo chí ở hải ngọai. Mà cũng ít có ai viết về nhân vật này. Riêng tôi, thì trong dịp dẫn đưa ông Kiều Duy Vĩnh đi thăm chỗ này chỗ nọ ở California vào năm 2001 – tôi được ông Vĩnh cho biết về tư cách hiên ngang cương trực của ông Phan Hữu Văn là một người bạn tù mà ông rất quý mến, ngưỡng mộ. Vì thế, mặc dầu chưa được gặp gỡ quen biết với ông Văn, tôi cũng nhờ ông Vĩnh chuyển giùm tôi một món quà nhỏ đến với ông Văn – trước lúc ông Vĩnh lên đường trở về nước vào mùa hè năm 2001 ấy nữa.

Sau này, tôi được nghe trên radio một cuộc hội thọai trong chương trình phát thanh có tên là “Trên Cánh Đồng Mây” do nghệ sĩ Phan Đình Minh ở Dallas Texas phụ trách. Bữa đó, qua điện thọai viễn liên, thì ông Minh đã trực tiếp phỏng vấn ông Kiều Duy Vĩnh ở Hanoi và ông Nguyễn Chí Thiện ở California. Trong cuộc hội luận đó, cả ông Vĩnh và ông Thiện đều hết lòng ca tụng một người bạn đồng tù mà có lập trường vững vàng chững chạc và có nhân cách cao quý – người tù đó chính là ông Phan Hữu Văn.
Nhưng hiện tôi chưa có được nhiều chi tiết về họat động cũng như phong cách sống của ông Văn – mà tôi cũng chưa biết đích xác về hòan cảnh lìa đời của ông Văn. Vì thế, nên tôi xin quý độc giả nào mà có tài liệu, hình ảnh hay bất cứ thông tin nào liên hệ đến ông Phan HữuVăn – thì xin vui lòng công bố trên các phương tiện truyền thông để cho công chúng được hiểu biết thêm về người tù là bạn thân thiết của cả hai ông Thiện và ông Vĩnh – vốn là những người được sự ngưỡng mộ rất mực của nhiều bà con người Việt chúng ta ở trong cũng như ở ngòai nước. Tôi xin được gửi lời cảm ơn trước đến quý vị.

4 – Nhân tiện, tôi cũng xin đính kèm theo bài viết này bản sao Giấy Khai Tử của Cụ Kiều Văn Nhạ là thân phụ của ông Kiều Duy Vĩnh. Ông cụ bị sát hại trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất ngay sát cạnh thành phố Hanoi. Tài liệu hộ tịch này, chính ông Vĩnh đã đích thân trao cho giới anh em báo chí chúng tôi – nhân chuyến ông Vĩnh qua viếng thăm nước Mỹ vào mùa hè năm 2001.
Như đã ghi rõ trong giấy khai tử do nhà cầm quyền ở Hanoi cung cấp vào năm 1959 cho người đứng đơn xin là bà Nhạ thân mẫu ông Vĩnh – thì chính quyền cộng sản ở địa phương đã công khai xác nhận rằng : “Ông Nhạ đã bị “xử lý ngay tại hiện trường ” trong chiến dịch “Cải cách Ruộng Đất” vào năm 1956 – vì là thành phần “ Địa chủ Cường hào Gian ác”!” Tài liệu này đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ XXI vào năm 2006 – trong số đặc biệt về Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt nam hồi giữa thập niên 1950.

* * Nay thì cả ba người bạn tù thân thiết là Nguyễn Chí Thiện, Kiều Duy Vĩnh và Phan Hữu Văn – đều đã lìa xa trần gian cõi thế vốn tràn ngập gian truân khổ lụy này. Chắc chắn là ba bạn đã gặp lại quy tụ xum họp được với nhau để mà cùng nhau hàn huyên tâm sự nơi cõi Vĩnh Hằng.

Xin cầu chúc các Vị luôn an nhiên thanh thản nơi Tiên Cảnh, thóat ly khỏi mọi ưu phiền khổ ải dưới chốn tục lụy này.

Sacramento California, trung tuần tháng Chín 2013

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

 

 

Tags:

1 Phản hồi cho “Ba người bạn tù đã gặp lại nhau: Nguyễn Chí Thiện, Kiều Duy Vĩnh, Phan Hữu Văn”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả,

    Cám ơn ông đã viết lại về ba vị tù “kiệt xuất” trong các trại tù Cộng Sản, nhất là ở trại tù Cổng Trời, mà tên trên giấy tờ tôi nhớ không lầm là Quyết Tiến
    Vũ Thư Hiên hay ai đó (Kiều Duy Vĩnh) đã từng mỉa mai rằng, các trại tù CS đều có tên đẹp như mơ trên giấy tờ, nhưng thực chất là các lò sát sinh người dân vô tội. Chẳng hạn như các tên Thanh Cẩm, Thu Thủy, Quyết Tiến, Phong Quang, Vinh Quang bla bla bla

    Để tạ ơn tác giả, tôi xin thu thật một số tin về trại tù CS Cổng Trời với các ông tù nhân độc đáo mà chúng ta nên biết ít nhiều về họ.

    Trước hết ta hãy tìm hiểu tại sao trại tù này lại có tên Cổng Trời độc đáo như rứa !
    [trích]
    Có một trại tù khác rất nhỏ bé và nằm trên cao, xa thăm thẳm với đồng bằng, sở hữu một cái tên nghe rất thơ mộng, đó là trại giam Cổng Trời. Trại giam này rất hiếm người biết tới, kể cả những người tù lâu năm nhất cũng chỉ nghe kể lại vì muốn lên đó phải có bị kêu án 15 năm đối với tù hình sự, còn đối với tù chính trị thì phải là gián điệp, biệt kích hay các linh mục, tu sĩ.
    Điểm đặc biệt của trại giam Cổng Trời là độ cao của nó. Không ai biết chính xác trại nằm ở độ cao bao nhiêu nhưng từ 2.000 cho đến 2.500 mét là con số được nhiều tù nhân dùng để diễn tả.
    Theo người tù Trần Nhật Kim mô tả trong tác phẩm “Cuộc chiến chưa tàn” thì từ trại giam Cổng Trời đi đường bộ xuống Thị xã Hà Giang chừng 36 cây số. Ngược lên phía Bắc là huyện Quản Bạ nằm sát biên giới Việt Trung, chỉ cách trại khoảng 10 cây số. Qua đỉnh núi, phía bên kia là biên giới.
    Mặt trước của trại Cổng Trời hướng về đường lộ, hai bên là vách núi thẳng đứng tiếp xúc với những cánh rừng già trải rộng dưới chân. Phía sau trại dựa vào sườn đồi tiếp nối với rặng núi cao. Một vùng đất rộng sau trại được dùng làm nghĩa trang mang tên “đồi Bà Then” nơi vùi lấp những người xấu số.
    Cho tới nay những điều mà người ngoài biết về trại giam Cổng Trời vẫn còn rất hạn chế.
    (…)
    Trại giam Cổng Trời chứa rất nhiều loại tù nhân, hơn phân nửa là tù hình sự có án từ 15 năm trở lên, có cả tử tù chờ ngày hành quyết. Tù chính trị chỉ bằng phân nửa của tù hình sự nhưng cũng đủ để cho cán bộ quản lý phải lo âu vì họ luôn tuyên bố rằng tù chính trị là loại tù nguy hiểm, chống phá Nhà nước cách mạng cần phải loại trừ.

    LM Nguyễn Hữu Lễ cho biết xuất xứ của biệt danh Cổng Trời như sau:
    -Cái trại “cổng trời” là nick name thôi, tên thật sự của nó là trại Quyết Tiến. Cổng trời nó có hai ý nghĩa, một nghĩa đen và một nghĩa bóng. Cái nghĩa đen là vị trí nó nằm trên vùng núi cao khoảng chừng 2.500 thước trên mặt biển, gần như đụng trời rồi. Còn nghĩa bóng thì cổng trời là nơi khi đến đó như vào nhà chờ đợi để về trời mà thôi, không quay về trần gian nữa nên được gọi là cổng trời. Nguyên cái chữ cổng trời thôi thì người ta đã thấy hình tượng nó rất là ghê gớm rồi.
    Cái tên mà LM Nguyễn Hữu Lễ cho là ghê gớm ấy được nhiều người tù lý giải theo cách nghĩ của mình và đôi khi rất thực tế và không kém khôi hài.

    Người tù binh Đỗ Lệnh Dũng kể lại kinh nghiệm về cái tên Cổng Trời như sau:
    - Đoàn tù binh chúng tôi được di chuyển tới rất nhiều trại, trong thời gian đi các trại đó thì có một lần chúng tôi đến cái trại để làm láng. Khi chúng tôi khiêng tre về thì cái trại ấy trên cao lắm cho nên chúng tôi rất mệt, tôi than mệt thì người giữ chúng tôi mới nói, các anh không biết chỗ này người ta gọi là cổng trời ơi à? Lên tới đây thì phải kêu trời! từ đó tôi biết địa danh đây là trại Cổng Trời!

    Cái tiếng kêu trời đứt ruột đó không biết người tù tại đây phải kêu lên bao nhiêu lần trong suốt chiều dài ngày tháng ở tù của mình.

    Người tù Hoàng Đình Mỹ, một biệt kích có số năm ở tù khó có ai sánh nổi: 32 năm trời trong nhiều trại giam mà trại Cổng Trời là một, ông nói về Cổng Trời như sau:
    -Cổng Trời chỉ có đường lên mà không có đường xuống. Một năm 12 tháng chỉ thấy mây mù phủ đầy chứ không thấy gì khác. Rất là đói khổ, cán bộ rất nghiêm khắc, hở ra thì kỷ luật. Mà kỷ luật thì nó tuyên bố rằng khôn thì sống mà dại thì chết. Đã vào đây phải tuân theo lệnh của Nhà nước mà không tuân theo thì chỉ có chết thôi.
    [hết trích]

    Thực ra thời CS có nhiều người tù “kiệt xuất” mà ta không biết hết đó thôi. Nhờ các người tù ngoại hạng như Nguyễn Chí Thiện, Kiều Duy Vĩnh, Vũ Thư Hiên (Đêm Giữa Ban Ngày) v.v…, ta mới dần dần vén được trọn vẹn màn bí mật về cái gọi là thiên đường mặt đất của CS.

    1/
    Độc đáo nhất là Nguyễn Chí Thiện đã cho biết một bí mật động trời hồi đó, là các tù nhân bé con vị thành niên qua một số bài thơ trong tập thơ vô đề, rồi được bên ngoài đặt tên là NGỤC CA, TIẾNG VỌNG TỪ ĐÁY VỰC, HOA ĐỊA NGỤC ….

    “Những thiếu nhi điển hình chế độ
    Thuở mới đi tù trông em thật ngộ!
    Lon xon không phải mặc quần
    Chiếc áo tù dài phủ kín gót chân
    Giờ thấm thoát mười năm đã lớn
    Mặt mũi vêu vao, tính tình hung tợn
    Mở miệng là chửi bới chẳng từ ai
    Có thể giết người vì củ sắn, củ khoai!
    (1966)

    “Một tay em trổ: Đời xua đuổi!
    Một tay em trổ: Hận vô bờ!
    Thế giới ơi, ngươi có thể ngờ
    Đó là một tù nhân tám tuổi!
    Trên bước đường tù, tôi rong ruổi
    Tôi gặp hàng nghìn em bé như em!”
    (1971)

    Cái chế độ bất nhân ấy ngày một sản sinh ra thật nhiều thiếu nhi tội phạm, cướp của giết người không gớm tay và rất tàn bạo (chặt đầu, chặt xác thân thành nhiều mảnh để phi tang chỉ vì cần tiền đi chơi games, cướp điện thoại di động đời mới … như hiện nay)

    2/
    Kiều Duy Vĩnh kể về mình như sau: Tôi sinh năm 1931 tại Hà Nội. Học trường Chu Văn An, thế rồi giữa năm 1950 và 1951 tôi học ở trường sĩ quan Đà Lạt khóa 4. Tôi ra trường và đến năm 1954 tôi là đại úy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 74 D Việt Nam ở khu 9 Linh Trang thuộc địa phận Hải Phòng.
    Vào năm 1954 tôi là con một, tôi không đi di cư và ở lại miền Bắc, tới năm 1959 tôi bị bắt đi tù lần thứ nhất 10 năm, từ năm 1959 tới 1969, tại trại Cổng Trời.

    Kiều Duy Vĩnh cho biết một số không nhỏ các tu sĩ Kitô giáo rất thành thiện, nhưng bị tù oan uổng và phải bỏ xác trong nhà lao CS, mà ông tự phong cho họ là các “thánh tử đạo”, bởi nhân cách quá cao qui của họ mà ông tận mắt chứng kiến. Đồng thời ông cũng phải chứng kiến sự mất dậy cùng cực của bọn cai tù CS, khi tìm mọi cách nhục mạ niềm tin tôn giáo của các tu sĩ và giáo dân thuần thành.
    Ông Vĩnh cho biết kinh nghiệm của mình về trại tù Cổng Trời như sau:

    “Vì gia đình tôi không đi tôi ở lại, gia đình tôi là địa chủ cường hào. Bố tôi bị giết tại Gia Lâm, bị tịch thu toàn bộ tài sản. Vào năm 1959 tôi bị bắt cùng với anh Nguyễn Hữu Đang và 70 tu sĩ và các cha cố. Chúng tôi bị đưa lên cổng trời chỉ có tôi và anh Đang là không làm dấu thánh giá và không theo đạo Thiên chúa thì còn sống, còn tất cả 70 người đều chết hết cả.
    Có hai linh mục, linh mục thứ nhất là linh mục Vinh thuộc địa phận Hà Nội. Linh mục thứ hai là cha Quế ở địa phận Nghệ An. Chỉ có hai linh mục còn tất cả là tu sĩ. Chúng giết anh em ở khu A khu H khu O. Những lò thiêu xác không có mồ không có khói và không cần chất đốt. Vào khu O là chết. Hai người đầu tiên vào đó chết là linh mục Vinh và linh mục Quế, rồi lần lượt sau đó các tu sĩ đều chết hết cả.
    Chỉ có tôi và Nguyễn Hữu Đang còn sống, vì anh Đang là lão thành cách mạng, còn tôi thì không theo đạo Thiên Chúa. Họ chĩa mũi dùi chuyên chính cách mạng vào các người Thiên Chúa Giáo, những người tu sĩ và linh mục.”

    Kiều Duy Vĩnh kể lại trong phần mở đầu bài viết “Tuyệt Thực Cổng Trời” rất nổi tiếng như sau:

    “Tôi không theo đạo Thiên Chúa, và điều ấy có thể đã làm cho tôi sống được đến hôm nay, năm 1994. Vì những người Cộng Sản căm thù những người theo đạo Thiên Chúa nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào những người con Chúa.

    Thứ nhất là các vị Giáo sĩ trong Giáo Hội, rồi đến các tu sĩ cả nam lẫn nữ. Trong ngục tù Cộng sản, tôi đã gặp hai bà Sơ bị bắt vào xà-lim, rồi đến các ông chánh trương, trùm trưởng, cả đến những người trong Hội Trống, Hội Kèn Nhà Thờ cũng bị bắt đi tù hàng loạt. Tôi thấy đa số họ hiền lành, ngơ ngơ nói năng chẳng ra sao. Không biết họ mắc tội gì mà bị hành hạ đến như vậy: Họ có mỗi một tội là tin vào Chúa Jê-Su. Thế thôi.
    Còn tôi, tôi thiếu đức tin đó, và điều đó đã cứu tôi sống. Nói thế không có nghĩa là tất cả mọi người Công giáo đi tù đều chết hết. Có nhiều người còn sống sau cuộc tù đày, những anh Thi, anh Thọ, chị Diệp, là những người trong vụ nổi loạn ở Ba Làng, Thanh Hóa năm 1954, còn Nguyên Công “Cửa” tức Nguyễn Công Môn, ngư dân vượt biển, còn Nguyễn Hữu Bổn, người thôn Vạn Lộc, Nam Lộc Nam Đàn…”

    Kiều Duy Vĩnh thú nhận tại sao sống sót kỳ diệu như thế:

    “Lên đến nơi việc đầu tiên của cán bộ quản lý trại giam là: “Ai cho các anh ăn? Không có thằng Giê Su nào, con mẹ Maria nào cho các anh ăn cả. Đảng và chính phủ cho các anh ăn vậy cấm không được làm dấu trước khi ăn!” Tất cả các tràng hạt, tất cả cái gì thuộc về kinh bổn, chữ thập đều bị tịch thu hết và tôi trở thành người tiến bộ.

    Các ông ấy không ăn, các ông ấy tuyệt thực vì bị cấm làm dấu trước khi ăn. Tôi được ba bữa, ngày thứ nhất đến trưa thứ hai thì tôi đói quá. Các tu sĩ thấy tôi đói quá bảo thôi anh ăn đi, họ chỉ cấm những người công giáo không được đọc kinh làm dấu trước khi ăn thì tôi và anh Đang là người không công giáo.
    Thật tình tôi đói lắm, lúc bấy giờ tôi còn khỏe lắm. Tôi cao 1 thước 76 nặng 72 cân. Tôi đói lắm. Cha sanh mẹ đẻ tôi không đi nhà thờ và không làm dấu bao giờ cả. Trưởng trại giam bảo tôi tiến bộ, tôi bảo tôi không phải là người công giáo nên không làm dấu chứ chả có tiến bộ gì cả, đói phải ăn thôi. Vậy là tôi sống còn bao nhiêu chết cả!”

    Vả lại ở trên Cổng Trời này, đối với các bậc như Cha Vinh, cha Quế, Tu sĩ Đỗ Bá Lang, Tu sĩ Nguyễn Trung Chính tức Nhẫn, tôi là hạng bét so với các đấng Tù ấy nên mũi nhọn của cuộc tàn sát không chĩa vào tôi. Ban giám thị trại đem so tôi với các bậc Thánh đó thấy tôi là một phần tử tốt. Này nhé: Tôi không có đạo, tôi không cầu kinh, không làm dấu thánh, không ăn chay Lễ Phục Sinh, không theo nghi lễ Giáng Sinh. Như thế là tôi chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Ban Giám thị quá rồi còn gì nữa.
    Còn với các đấng Tù kia, nội qui trại tù cấm tù cầu kinh, các vị cứ cầu kinh, cấm làm dấu thánh trước trước khi ăn, các vị cứ làm dấu thánh. Ngày Lễ Giáng Sinh các vị tự ý nghỉ, không chịu đi làm.”

    Kiều Duy Vĩnh, người sống sót cùng với Nguyễn Hữu Đang trong khi 70 bạn tù tại trại Cổng Trời đều đã bỏ mình tại đây. Ông may mắn có được một người mẹ vừa liều lĩnh vừa thông minh và đầy kiên nhẫn. Bà đã lặn lội xuôi ngược không biết bao nhiêu ngày tháng để tìm cho được nơi giam giữ con trai mình. Bà đối diện thẳng với công an trại giam các cấp, hỏi và buộc họ phải trả lời con trai bà bị họ nhốt ở đâu. Cuối cùng thì bà toại nguyện, biết chỗ của con nhưng không tài nào thăm được, ông Vĩnh viết:

    “Mẹ tôi đến Bộ Công An ở phố Trần Bình Trọng hỏi về anh con bị tù. Gác cửa không cho vào. Nhưng từ nhà tôi ở chợ Hôm ra hồ Thiền Quang chưa đến 1 km nên hầu như liên tục khi nào mẹ tôi đi đâu là mẹ tôi lại tạt vào Bộ Công An quấy rầy họ. Đến nỗi người thường trực cứ trông thấy mẹ tôi là tránh mặt không tiếp.

    Mẹ tôi cứ đến hỏi. Hỏi mãi. Riết rồi họ phải trả lời. Nhưng cũng mất hơn 3 năm họ mới cho mẹ tôi cái địa chỉ trại tù Cổng Trời: Công Trường 75A Hà Nội. Mẹ tôi lại hỏi tiếp: Thế cái công trường này nó ở chỗ nào ở cái đất Hà Nội này? Họ bảo họ không biết. Mẹ tôi đời nào chịu. Và cuối cùng họ phải trả lời là tôi đang ở nhà tù Cổng Trời ở Hà Giang. Thế là mẹ tôi đi Hà Giang tìm nhà tù đang nhốt tôi. Đi với 2 bàn tay trắng: không có mảnh giấy phép đi tiếp tế cho tù.”
    Vất vả như thế nhưng công an không cho bà lên Cổng Trời! Thế là bà cụ đành quay trở lại!

    3/
    Năm 1977 từ miền Nam xa xôi, linh mục Nguyễn Hữu Lễ tiếp bước LM Nguyễn Văn Vinh vào trại Cổng Trời để làm chứng nhân của một trại giam khắc nghiệt nhất thế giới. LM Nguyễn Hữu Lễ kể lại những kỷ niệm mà chính trong đêm Giáng Sinh năm 1977 ông và những người người tù miền Nam chịu đựng:
    “Chúng tôi bị đưa ra Bắc vào năm 1977 và trong đêm Giáng Sinh năm ấy. Trước ngày Giáng Sinh thì nó có một cuộc tương đối là biến động, bởi một số tù miền Nam còn trẻ ra đây thì người ta phản đối và bày tỏ thái độ phản kháng trong tù, đặc biệt nhất là những anh em công giáo.

    Đúng vào đêm Giáng Sinh, chỉ có mình tôi là linh mục trong trại Nam Hà thôi. Sau khi kẻng điểm danh rồi thì anh em các buồng khác hướng về cái buồng của tôi, lúc đó tôi âm thầm dâng lễ. Tôi đã dấu được bánh lễ và rượu lễ mang ra từ miền Nam, để rồi làm lễ âm thầm trong mùng. Anh em hướng tâm hồn với tôi để dâng lễ trong đêm Giáng Sinh. Khi tôi dâng lễ vừa xong thì cửa buồng mở ra và có một cuộc đổi buồng rất lớn xảy ra. Hai mươi người trong số chúng tôi bị còng tay đưa lên trại Cổng Trời.”

    Qua kinh nghiệm nhiều năm tù đày trong trại Cổng Trời, LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét: “Không ai biết có bao nhiêu người đã bỏ mình trong trại giam Cổng Trời ngoại trừ những người đi cùng toán với nhau.”
    LM Nguyên Thanh, một nhạc sĩ viết thánh nhạc nổi tiếng trong giáo hội Việt Nam cũng theo bước chân LM Lễ lên trại Cổng Trời cùng thời gian mùa Giáng Sinh năm 1977. LM Nguyên Thanh không đi một mình, ông cùng với 5 linh mục tuyên úy khác bước chân vào trại trong một mùa đông giá rét, ông kể:

    “Khi tôi bị bắt là ngày 19 tháng 6 năm 1976 cùng với anh Nguyễn Văn Thanh là em ruột của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cùng nhau vượt ngục ở trại Suối Máu, sau đó bị bắt lại và bị đánh một trận gần chết, bị còng tay đưa xuống tàu suốt hai tuần lễ ra Bắc và đưa vào trại Sơn La.
    Tôi lại tham gia vào một vụ vượt ngục khác tại trại Sơn La rồi cũng bị bắt lại và bị đánh một trận gần chết thứ hai, sau đó bị cùm 6 tháng. Cũng vì cái tội có vài lần vượt ngục như vậy cho nên họ đã đưa tôi lên trại Cổng Trời cùng với 5 linh mục tuyên úy khác là linh mục Cao Đức Thuận, linh mục Nguyễn Thiện Thuật, linh mục Đinh Cao Thuấn, linh mục Nguyễn Văn Hùng tất cả lên trại Cổng Trời kể từ tháng 12 năm 1977.”

    LM Nguyễn Thanh Đương, người bị giam trong trại Cổng Trời 18 năm cho biết về những bạn tù của ông như sau:

    “Tôi có ở cổng trời nhưng thời gian đó những người lên đó coi như là được xếp vào loại chết. Nói về hình khổ trên ấy thì nhiều lắm, mỗi người có một cái khổ riêng. Nhiều khi trong một trại nhưng người kể thế này người kể thế khác.
    Tù thì nhiều nhà tù, nhiều hình khổ khác nhau. Mình chứng kiến hoặc mình nghe anh em đi tù kể lại cũng không thể biết hết được tội ác của họ đâu. Mình bị 18 năm nhưng có cha 20 năm, 22 năm. Thầy Cao Ngân 22 năm nhưng Ngài chết rồi.”

    LM Nguyễn Thanh Đương thuộc giáo xứ Quy Hậu, Nghệ An phải chạy trốn vào Nam sau khi được thả rồi “tu chui” mới được truyền chức linh mục

    4/
    Nếu tôi nhớ không lầm trong Đêm Giữa Ban Ngày ông Vũ Thư Hiên có kể lại là, ở trại Cổng Trời có hình phạt ác nghiệt nhất gọi là “khóa cánh tiên”. Ai mà chịu hình phạt này chỉ có chết mà thôi. Người duy nhất sống sót là Nguyễn Chí Thiện !

    Muốn biết khoá cánh tiên ra sao ở Cổng Trời thì xem đoạn cực tả này sẽ rõ ngay chi tiết:

    [trích]
    Một kiểu còng khác không kém đau đớn được mang cái tên rất mỹ miều: “khóa cánh tiên” đây là loại còng được dùng hầu hết trong các trại giam mà trại Cổng Trời hầu như sử dụng nhiều nhất nhằm khống chế những người tù hình sự hay những kẻ to con cứng đầu. Người tù Nguyễn Chí Thiện kể lại những gì mà tù nhân bị loại khóa tàn ác này hành hạ như sau:
    “Nó có cái khóa gọi là khóa cánh tiên mà cái này không cần phải vi phạm đâu nhé, anh đun trộm ấm trà anh cũng bị khóa. Nó ghét là nó khóa. Lấy trộm sắn hay mẩu khoai ngoài ruộng cũng đủ khóa như thế rồi. Khóa cánh tiên là cái khóa số 8, khóa vòng hai tay ra phía sau lưng và phải 3 người mới khóa nổi.

    Hai tay người tù cứ mở rộng ra và khép lại đàng sau lưng, hai người mới khép nổi như thế. Khi bị như thế anh càng to, thì lồng ngực anh càng như muốn vỡ. Rồi người thứ ba là anh tù tự giác nó đưa cái khóa vào và khóa lại. Khóa lại như thế thì sức người không chịu nổi 15 phút vì đa phần bị đau đớn điên cuồng, chỉ trong vòng 15 phút là ngất đi.

    Đau đến mức những anh dũng sĩ diệt Mỹ cũng bị tù và khóa như thế, hay là trùm lưu manh bị khóa như thế thì nó hóa điên. Khi hóa điên thì nó lạy van xin tha lúc thì nó lôi cả đảng ra nó chửi. Hình thức khóa cánh tiên làm cho người ta ai cũng sợ vì nó đau không thể tưởng tượng được.

    Tôi là người bị khóa mấy lần nên tôi có thể tả như vầy: trong thời tiết 0 độ mà nó cởi áo hết khóa ngoài giữa sân, Mồ hôi trên trán chảy đầm đìa. Nó đau ở hai thái dương điên cuồng lên. Lúc bấy giờ thành tâm mà nói tôi chỉ muốn chết mà thôi.”

    Muốn chết cũng không được vì cán bộ canh chừng khi thấy người tù kiệt sức đến độ nguy hiểm thì họ thả ra hoặc nới lỏng bớt hình phạt. Cán bộ trại giam nào cũng học được cách tra tấn theo kiểu tầm ăn dâu này.
    Ban đầu nhiều người tưởng rằng trưởng trại sợ để tù nhân chết sẽ ảnh hưởng đến điểm thi đua, nhưng sau một thời gian người tù mới biết được cái nỗi sung sướng bệnh hoạn nằm sâu trong tiềm thức của cán bộ trại giam khi tận hưởng những đau đớn mà họ sáng tạo ra để trừng phạt những người tù bất hạnh.
    [hết trích]

    5/
    Kiều Duy Vĩnh có việt một bài ngắn rất hay về người bạn tù Phan Hữu Văn có ngoại hiệu là Văn thợ mộc

    (còn tiếp)

Leave a Reply to Lại Mạnh Cường