WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Góp ý về “bộ bản đồ các mốc giới Việt-Trung”

Nowy obraz
Bộ bản đồ mốc giới do hai ông Dương Danh Huy và Phan Văn Song thực hiện vừa được giới thiệu trên hai trang Bauxite Vietnam và Dân Luận cách đây khoảng một tuần đã gây ra một cuộc tranh luận khá gay gắt giữa nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn với các nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.

Trong bài viết này, tôi không góp ý về khía cạnh kỹ thuật – một vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, xin để dành riêng cho các chuyên gia trong lĩnh vực bản đồ học và trắc địa học góp ý và thảo luận. Tôi chỉ xin mạn phép đóng góp một số ý kiến xung quanh một phương diện khác có liên quan đến bộ bản đồ này, đó là: mục đích và ý nghĩa của việc thiết lập bộ bản đồ mốc giới trong hoàn cảnh hiện nay.

1)Tại sao phải xây dựng bộ bản đồ mốc giới?

Theo tôi, việc xây dựng bộ bản đồ mốc giới có lẽ sẽ không cần thiết nếu Chính phủ Việt Nam công bố toàn bộ các bản đồ chi tiết của vùng biên giới Việt-Trung liên quan đến hiệp định biên giới 1999 – hoặc ít nhất là bản đồ của các khu vực tranh chấp đã gây ra nhiều hoài nghi, thắc mắc trong dư luận.

Trong bài “VN có nhượng bộ TQ về biên giới không?” đăng tải trên BBC tiếng Việt ngày 16-9-2013, nhà nghiên cứu Dương Danh Huy (thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) đã phát biểu: “Nhưng cho tới nay, mặc dù tọa độ của các cột mốc đã được công bố, vẫn chưa có thông tin đầy đủ và minh bạch về cuộc đàm phán dẫn đến chúng.”

Thật ra, không chỉ công bố tọa độ của các cột mốc, Chính phủ cũng đã công bố bộ bản đồ của đường biên giới Việt-Trung trên Công báo số 642-649 ngày 16-11-2010 [1]:
Điều đáng nói là bộ bản đồ này có kích cỡ hết sức “khiêm tốn”: chỉ có 46,5 MB cho 35 tờ bản đồ (nghĩa là trung bình mỗi tờ bản đồ chỉ có kích thước trung bình 1,3 MB), trong khi các bản đồ 1:50.000 của Quân đội Hoa Kỳ hoặc của Quân đội Nhân dân Việt Nam mà tôi và bạn bè tìm thấy được trên trang mạng của một số trường đại học tại Hoa Kỳ có kích cỡ trung bình từ 6 đến 15 MB cho mỗi tờ bản đồ. Hậu quả là các nhà nghiên cứu dù có trong tay các bản đồ biên giới Việt-Trung cũng không thể đối chiếu, so sánh với các bản đồ cũ sưu tập được để có thể khẳng định chắc chắn Việt Nam mất bao nhiêu đất. Lý do đơn giản là khi phóng to lên thì các chi tiết hết sức mờ mịt. Vd: đường biên giới xung quanh khu vực Hữu Nghị Quan với chi chít những cột mốc mới, khi phóng to lên thì ngay cả con số của cột mốc cũng không thể nhìn rõ chứ chưa nói đến vị trí của từng cột mốc.

Có lẽ vì lý do đó mà hai ông Dương Danh Huy và Phan Văn Song phải bỏ công sức để thiết lập bộ bản đồ các mốc giới biên giới Việt-Trung – dựa trên các dữ liệu đã được công bố trong các số Công báo của Chính phủ.

Tuy nhiên, giả định rằng bộ bản đồ cột mốc biên giới đó đạt được tiêu chuẩn về kỹ thuật mà các bộ môn bản đồ học (cartography), trắc địa học (geodesy) đòi hỏi, thì vấn đề đặt ra là : làm thế nào để bộ bản đồ đó giúp cho người dân Việt (dù ở trong nước hay đang mang quốc tịch nước ngoài nhưng tấm lòng vẫn nặng tình quê hương) giải đáp được câu hỏi: “Việt Nam được hay mất khi ký hiệp định biên giới trên bộ 1999 với nhà cầm quyền Trung Quốc”?

Ở đây, tôi xin lưu ý một điều quan trọng – mà tôi thường nhấn mạnh trong các bài viết của tôi về Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc: khi nói đến khái niệm được-mất, chúng ta không nên quá chú ý đến các con số (diện tích, chiều dài, v.v…) mà quên đi ý nghĩa thật sự của từng mảnh đất biên cương. Vd: nếu ta được thêm một số đất đai ở trên cao nhưng lại không có đường thông thương đến đó, cũng không thể đóng quân trên đó để giám sát đường biên giới thì cái phần “được” coi như không có lợi ích gì; ngược lại nếu ta chỉ mất một chút ít ở một vùng xung yếu nào đó mà khi xảy ra chiến tranh, “nước bạn” có thể dùng cao điểm đó để khống chế ta, thì phần “mất” ấy là cực kỳ to lớn. Đó là chưa kể đến tài nguyên nằm dưới lòng đất hoặc ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc của các địa điểm bị mất về tay ngoại bang.

Nhưng nếu muốn đạt được mục đích nêu trên thì bản đồ mốc giới phải được so sánh với các bản đồ mà chúng ta nắm chắc được dữ liệu, chứ không nên so sánh với bản đồ của CIA – mà chính các tác giả cũng không biết được xây dựng dựa trên cơ sở nào. Xin trích lại nguyên văn lời của ông Dương Danh Huy: “Xin lưu ý rằng chúng ta không biết CIA World DataBank II đã dùng cơ sở nào để vẽ biên giới Việt-Trung (trước hiệp định 1999), và mức độ đáng tin cậy của nó là bao nhiêu.”

Tôi thật tình không hiểu: nếu đã không biết CIA dựa trên cơ sở nào để vẽ biên giới Việt-Trung thì so sánh làm gì để gây ra ngộ nhận? Tôi xin ghi lại ý kiến của một độc giả đã phản hồi trên tờ Dân Luận:

“Công Nhân-Khách (khách viếng thăm) gửi lúc 06:29, 17/09/2013 – mã số 97659
Cảm ơn Dương Danh Huy và Phan Văn Song vì những thông tin khách quan và bổ ích. Tuy nhiên có vẻ như là các cột mốc biên giới mới của Việt Nam lấn sang đất Trung Quốc nhiều hơn so với bản đồ của CIA. Nhưng đây chỉ là cảm nhận bằng mắt thường nên sợ không chính xác lắm. Nếu các tác giả sử dụng các phần mềm mà chỉ ra được cụ thể hơn số diện tích mà Việt Nam được/mất so với bản đồ của CIA thì tốt quá. Ngoài ra, không biết liệu hai tác giả có thể làm cách nào so sánh cả biên giới từ Hiệp Ước Pháp-Thanh với biên giới của CIA và biên giới từ Hiệp Đinh Biên Giới Việt-Trung được không? Một lần nữa cảm ơn Dương Danh Huy và Phan Văn Song vì những thông tin khách quan và bổ ích.
Ý kiến phản hồi vừa trích cho thấy công trình của hai nhà nghiên cứu Dương Danh Huy và Phan Văn Song dễ gieo cho người xem cái “cảm nhận” rằng Việt Nam “lấn sang đất của Trung Quốc” (!). Đưa ra cách so sánh dễ gây ra ngộ nhận, để rồi sau đó lại phải đính chính; theo tôi đó chính là sơ suất của ông Dương Danh Huy. Đó cũng chính là nguồn gốc của sự phản ứng tự nhiên (tuy hơi thái quá) của ông Trương Nhân Tuấn.

Về phần ông Trương Nhân Tuấn, nếu ông phản biện với giọng văn từ tốn, ôn hòa hơn và tránh đừng gộp chung hai trang Bauxite Vietnam và Dân Luận vào danh sách của “đàn cừu” hoặc các “dư luận viên” thì có lẽ chúng ta đã tránh được một cuộc tranh cãi gay gắt giữa lúc tất cả những người yêu nước thuộc mọi xu hướng chính trị đang cần phải tập trung vào cùng một mục tiêu : bảo vệ chủ quyền quốc gia dựa trên lợi ích chung của toàn dân tộc.

Cho dù sự đánh giá lúc đầu của BBT tờ Bauxite Vietnam là không chính xác thì việc ám chỉ Ban biên tập của hai trang mạng nói trên bằng các khái niệm “đàn cừu” hay “dư luận viên” hoặc việc gộp chung nhóm Bauxite Vietnam với nhóm Quỹ Nghiên cứu Biển Đông (mà tác giả Trương Nhân Tuấn gọi một cách mỉa mai là “các học giả Bô Xít” và “các học giả Quĩ nghiên cứu Biển Đông”) chẳng những xúc phạm đến các trí thức trong nước đang đấu tranh cho công cuộc dân chủ hóa đời sống chính trị của đất nước mà còn có nguy cơ tạo điều kiện cho hệ thống các “dư luận viên” lợi dụng.

Những người thường xuyên theo dõi mạng Internet không thể không biết hiện nay các thế lực “đen” đang lập một loạt các trang mạng nặc danh mà một trong những mục tiêu công kích hàng đầu của họ là GS Nguyễn Huệ Chi và những người sáng lập trang mạng Bauxite Vietnam. Hơn thế nữa, hai trang mạng nói trên là hai trang đang thường xuyên đăng bài viết của tôi và một số nhà nghiên cứu khác về vấn đề biên giới Việt-Trung, không lẽ hai trang đó lại tiếp tay để “định hướng dư luận” theo hướng có lợi cho những người thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc?

Nói thế không có nghĩa là tôi luôn bênh vực cho trang Bauxite Vietnam bằng bất cứ giá nào, bất chấp mọi nguyên tắc, bất chấp sự thật và phương pháp tư duy khoa học. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng trong khoa học, chúng ta có thể phê bình thẳng thắn, không kiêng dè, húy kỵ bất cứ một “thần tượng”, một “giáo điều” nào cả, nhưng rất cần phải tôn trọng lẫn nhau và phải bảo vệ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống lại một trong những bộ máy chuyên chính (dictatorial) khắc nghiệt và nhiều thủ đoạn nhất trên thế giới.

2) Làm thế nào để bộ bản đồ các mốc giới trở nên có ích?

Để bộ bản đồ các mốc giới đạt được yêu cầu mà người dân mong đợi, trước hết nó phải đạt được yêu cầu về mặt kỹ thuật. Nói cách khác, những người có kiến thức chuyên môn thay vì cãi vã để khoe kiến thức hay để đả kích lẫn nhau, nên cùng nhau hợp tác để làm nên một bộ bản đồ mốc giới khả dĩ có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh hiện nay.

Mặt khác, trong khi chờ đợi Đảng cộng sản Việt Nam công khai hóa các tài liệu về biên giới – một khả năng mà hầu hết những trí thức có tư duy độc lập đều ngầm hiểu rằng “rất khó xảy ra dưới một chế độ độc tài toàn trị”, chúng ta nên tìm cách so sánh nó với các bộ bản đồ cũ xuất bản trước năm 1975. Hiện nay, tại Vietnam Center and Archive trên trang mạng của Đại học Kỹ thuật Texas (Texas Tech University) có một bộ bản đồ 1:50.000 của toàn miền Bắc phát hành vào giữa thập niên 1960 tại địa chỉ:
http://www.vietnam.ttu.edu/resources/maps/[2]

Có lẽ các nhà nghiên cứu trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông nên tham khảo bộ bản đồ này để so sánh với bộ bản đồ mốc giới mới thì hợp lý hơn là tham khảo CIA World DataBank II, vì dữ liệu của CIA không biết dựa trên cơ sở nào.

Tất nhiên, vì bộ bản đồ mà tôi giới thiệu sử dụng hệ thống tọa độ UTM (Universal Transverse Mercator coordinate system) chứ không phải hệ thống WGS84 (World Geodetic System 1984) cho nên phải chuyển đổi (convert) dữ liệu để có thể so sánh một cách phù hợp.

Bộ bản đồ của Vietnam Center and Archive có lẽ do các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam sưu tập. Nó gồm cả các bản đồ do Cục bản đồ của Quân đội Hoa Kỳ (Army Map Service, AMS) phát hành giữa thập niên 1960 lẫn các bản đồ mà Quân đội Nhân dân Việt Nam in lại sau năm 1975. Tất cả đều có nguồn gốc từ các bản đồ của Sở Địa Dư Đông Dương (Service géographique de l’Indochine, SGI), nhưng đã được nâng cấp nhờ các phương tiện kỹ thuật hiện đại của Hoa Kỳ (vd: kỹ thuật chụp không ảnh). Trước đây, tất cả các bản đồ này đều được lưu trữ tại Nha Địa Dư Quốc gia tại Đà Lạt nhưng vào khoảng thập niên 1990 đã được chuyển hết ra miền Bắc, Nha Địa Dư tại Đà Lạt chỉ còn là một Xí nghiệp In Bản đồ của Quân đội.

Ngoài bộ bản đồ nói trên, còn có nhiều bộ bản đồ khác được lưu trữ tại các thư viện khác ở Hoa Kỳ. Vd: Thư viện Perry-Castañeda của Đại học Texas tại Austin (The University of Texas at Austin); tại đây, chúng ta có thể tìm thấy một số bản đồ của Quân đội Hoa Kỳ liên quan đến vùng biên giới Việt-Trung.

So sánh bản đồ mốc giới mới với các bản đồ cũ của Nha Địa dư Quốc gia tại Đà Lạt, chúng ta mới có hy vọng tìm hiểu những mất mát của đất nước ta khi ký hiệp định 1999. Và hiểu rõ được những mất mát đó, chúng ta mới có thể sửa chữa những lỗi lầm đã xảy ra trong quá khứ để hướng đến việc bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông.

Bỏ quên những bài học của quá khứ, không rút kinh nghiệm từ sự thất bại của Hiệp định Biên giới 1999, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục thất bại tại Biển Đông. Đó là chính là bài học đau thương mà cả dân tộc chúng ta phải ghi nhớ nếu không muốn lặp lại những “hội nghị Thành-Đô” của thế kỷ 21 hay những mất mát, đau thương tương tự như việc mất quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, mất bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef) tại Trường Sa vào năm 1988, v.v…

Đà Lạt ngày 24-9-2013

MAI THÁI LĨNH

© Đàn Chim Việt

——————————————————-

1] Theo Facebook Tin Không Lề thì bộ bản đồ này mặc dù là Công báo đề ngày 16-11-2010, trong thực tế chỉ mới xuất hiện trên mạng vào lúc 23h26’52″ GMT, ngày 10/08/2013, tức là cách nay đúng 1 tháng 2 tuần.

[2] Để tải xuống, click vào Accessing the Map Collection – Map Search Page, chọn Navigate the Country – North Vietnam.

 

4 Phản hồi cho “Góp ý về “bộ bản đồ các mốc giới Việt-Trung””

  1. Bắc kỳ di cư says:

    Dưới đây là một số bài trao đổi bên lề cuộc tranh cãi về các mốc biên giới Việt-Trung, với các mạng BVN,HNC,CXN…,để trình bầy về các nguyên tắc cũng như một số yếu tố lịch sử nhằm giúp cho làm dễ hiểu vấn đề : Lý do là vì thấy có nhiều tranh cãi đi lạc hướng.

    Sent: 24 septembre 2013 23:14
    To: bauxitevn@gmail.com
    Subject: Nhập cuộc “Tán dóc chơi cho vui”
    Hôm nay vào BVN xem thì thấy là cuộc tranh cãi giữa các chuyên gia về bản đồ vẫn tiếp diễn một cách hào hứng với thêm một diễn viên mới là ông PQT với bài Về những chỉ trích của Trương Nhân Tuấn với bản đồ biên giới Việt Trung của Dương Danh Huy và Phan Văn Song . Thực ra bài này cũng chỉ là một loại “tán dóc chơi cho vui” của tay mơ (amateur) như bài dưới đây của tôi, gửi cho quý mạng trước đây, nhưng với khác biệt là ông này ” faire feu tout azimut” tức bắn tứ phía không biết mục tiêu chính ở đâu. Nói nôm na là lạc đường vào trong các ngõ ngách thay vì giữ đường chính cho khỏi mất thì giờ. Có thể là vì ý thức được sự kiện nêu trên nên ông TNT đã tái xác nhận lại mục tiêu là (trích : Trọng tâm của vấn đề bàn luận là được hay không được, «vẽ bản đồ và so sánh bản đồ» như cách mà các tác giả đã làm, chứ không phải là việc giải trình kỹ thuật về một cách vẽ không liên quan).
    Để dẫn chứng sự việc nêu trên xin bàn về một số đoạn trong bài của ông PQT như sau đây:
    Trích PQT (1):
    TNT: “Vấn đề cần thảo luận, quí vị đem bản đồ của CIA, một bản đồ đã được thực hiện theo (Hệ thống) tọa độ géodésie, vào trong một hệ thống (về cách chiếu của) mercator. Việc đem một bản đồ bất kỳ (ở đây là bản đồ CIA) vào hệ thống tọa độ nào đó, không phải là hệ thống mà nó được thực hiện, là việc làm sai”.
    PQT: Không biết vô tình hay cố ý, ông TNT đã “nhầm lẫn” giữa hệ tọa độ và phép chiếu. Hệ thống (ông TNT nên nói “phép chiếu” thì đúng hơn là “hệ thống”) Mercator hay bất cứ phép chiếu nào khác nào cũng có thể dùng bất cứ tọa độ nào. Chẳng hạn Google Earth dùng phép chiếu General Perspective (trái đất hiện ra như hình tròn), còn Google Maps dùng phép chiếu Mercator (trái đất hiện ra như hình chữ nhật), nhưng nếu đánh vào tọa độ của chợ Bến Thành (10.772034,106.698271) thì cả hai bản đồ đều dẫn ta tới… chợ Bến Thành! Bản đồ CIA trên mạng không phải là bản đồ họa (graphic) mà ở dưới hình thức một chuỗi tọa độ, bỏ tọa độ đó vào bản đồ nào nó cũng sẽ hiện lên chính xác.
    Phản biện :
    Nếu biết bối cảnh tức “mục tiêu chính” thì, mặc dầu ông TNT không nói ra hết, cũng có thể thấy là ở đây có hai loại hệ thống (xem bổ túc phần mầu đỏ trong ngoặc, ở phía trên): một là hệ thống về tọa độ (système de coordonnées) và hai là hệ thống về cách chiếu (système de projection). Giữa “Experts” với nhau người ta đâu cần phải cách nghĩa dài dòng, chỉ cần đưa keyword là hiểu nhau: Ví dụ như phải hiểu cụm từ :“hình cầu – géodésie” của ông TNT, theo nghĩa là “hình quả địa cầu biểu hiện (représentée) trong hệ thống tọa độ géodésie”.
    Trích PQT (2):
    TNT: “Quí vị lấy các tọa độ các mốc giới, được đo đạc theo tiêu chuẩn géodésie, vẽ trên một trục tọa độ thẳng. Quí vị có thể biện luận rằng quí vị vẽ theo phương pháp Mercator. Nhưng điều quan trọng trước đó phải cho mọi người biết việc này. Vì nếu không nói, mọi người sẽ không biết sai số ở các vĩ tuyến (sai số ở các vĩ tuyến 22°, 23° khoảng 20-25%)”.
    PQT: Không hề có sai số như ông TNT nói, vì bản đồ của ông DDH đã kẻ những đường kinh tuyến như nói ở trên nên rất chính xác. Sai số nếu có chỉ là do thị giác của người xem có giới hạn. Ở vĩ tuyến 22°, mỗi độ kinh tuyến ngắn hơn ở xích đạo chừng 20%, nhưng đó không phải là “sai số” như ông TNT nói, vì bản đồ khu biên giới chỉ bao gồm một khoảng vĩ độ chừng 2°. Trong khoảng đó, sự xê xích tối đa chỉ khoảng 1,3%, mắt thường không nhìn thấy được (tức là bản đồ Mercator của khu đó là một hình chữ nhật, trong khi thực ra nó là một hình thang hơi cong với đường đáy trên nhỏ hơn đường đáy dưới khoảng 1,3%). Tuy nhiên, sự xê xích nhỏ xíu đó cũng không phải là sai số, vì đã có những đường kẻ kinh và vĩ tuyến làm chuẩn để tính khoảng cách một cách chính xác.
    Phản biện :
    Không thể lấy thị giác con người (là một thứ “chủ quan”), để làm “tiêu chuẩn” khoa học được vì như vậy sẽ phải nêu “sai số” riêng biệt cho người bị lé,người bị cận thị năm độ, người bị cận thị mười độ v.v..
    Trích PQT (3):
    TNT: “Quí vị so sánh hai bản đồ. So sánh như thế là so sánh trái banh với mặt trăng. Đây là việc làm phi khoa học. Việc so sánh hai bản đồ trước tiên là lựa một trục chuẩn. Bao nhiêu lần quí vị thay đổi trục chuẩn? Nhận xét trên các bản đồ trong “công trình” của quí vị, có bao nhiêu bản đồ đoạn biên giới là có bấy nhiêu lần quí vị thay đổi trục”.
    PQT: Không hiểu khi quy chụp DDH-PVS “thay đổi trục chuẩn” (một thành ngữ vô nghĩa về mặt khoa học nhưng có thể hiểu là TNT bảo DDH-PVS làm xê xích biên giới CIA so với cột mốc của Hiệp ước 1999), ông TNT dựa vào chứng cớ nào? Khi kết án một tác giả làm chuyện sai trái hay gian dối thì phải đưa ra bằng chứng tối thiểu chứ?
    Phản biện:
    Còn trục chuẩn nào khác ở đây ngoài ba thứ cơ bản trong bản đồ là vĩ tuyến, kinh tuyến và độ cao nếu vẽ ba chiều. Cho dễ hiểu có thể lấy những gì ông PQT nêu ở trên để làm thí dụ như sau: nếu lấy một thứ vẽ trên bản đồ Google Earth dùng phép chiếu General Perspective (trái đất hiện ra như hình tròn) nhập vào một thứ khác vẽ trên bản đồ của Google Maps dùng phép chiếu Mercator (trái đất hiện ra như hình chữ nhật), để làm so sánh thì cũng như “lấy râu ông nọ cắm cầm bà kia”. Trong trường hợp ở đây ông TNT ví “cũng như lấy trái banh đem so sanh với mặt trăng” , do việc hai ông DDH&PVS đem so sánh lấy (trích: «bản đồ mốc giới Việt Nam – Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc» đã được thực hiện không theo đúng bất kỳ một qui cách quốc tế «cartographie – vẽ bản đồ» nào) để so sánh với bản đồ của CIA được vẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
    Nếu làm nghiên cứu có bài bản thì khởi đầu phải có một chương nói về các loại hệ thống tọa độ với các ưu điểm cũng như các khuyết điểm để sau đó cất nghĩa tại sao mình đã chọn loại tọa độ này mà không chọn loại tọa độ kia. Ở đây hai tác giả (DDH&PVS) đã không làm vậy, đến cái tỷ lệ là thứ cần để làm so sánh các bản đồ, cũng đã không nêu lên, thì đây không là sơ xuất thì là cái gì ?
    Xin nhắc lại, trình bầy như trên không có nghĩa là tôi đồng ý với việc ông TNT bảo là học giả DDH gian lận. Tôi không biết tại sao ông ta lại làm vậy, thật không phải. Hay có thể ông ta nghĩ trình bầy một công trình đem lợi cho phía mình nhưng với các chứng minh không minh bạch rõ ràng thì có thể dẫn tới bị kết án là gian lận: Ví dụ nếu TC làm như vậy là ta sẽ chửi như thế ngay. Vì thế ông ta nói là phải cám ơn ông ta (vì ông ta tránh cho các tác giả có thể bị mất mặt khi bản tường trình được nhà nước chính thức đem đi trình trên các diễn đàn quốc tế) . Với những người làm nghiên cứu khoa học thì khi ai chỉ cho mình cái sơ xuất để sửa chữa thì rất cám ơn (nếu được nói nhỏ, kín đáo thì tốt hơn). Những thứ người này được cho là “có tinh thần khoa học” (avoir l’esprit scientifique). Ai mà không sai bao giờ. Trời cao thì sẽ có trời cao hơn, không có gì là lạ (cela fait partie de l’évolution humaine).
    Sent: 23 septembre 2013 00:17
    To: bauxitevn@gmail.com
    Subject: Đôi điều muốn nói nhân đọc bài của PVS và TO
    Xin tán dóc chơi cho vui
    Trích TO : Vì thế quốc gia nào cũng phải xây dựng mạng lưới trắc địa quốc gia với những cột mốc quy định bất di bất dịch
    Phản biện: bà nói đúng ở điểm này
    Trích TO: May mắn là Việt Nam nằm gần xích đạo nên vẽ bản đồ theo phép chiếu đồ nào cũng hạn chế rất nhiều những khiếm khuyết của nó, nghĩa là độ chính xác cao so với việc vẽ bản đồ tại các nước vùng ôn đới
    Phản biện : ở đây bà chỉ đúng phân nửa vì quên là các nước họ cũng biết điều này nên dùng các “facteur de correction” để điều chỉnh.
    Trích TO: Những lược đồ của ông Dương Danh Huy thể hiện để minh họa cho bài viết, tôi thấy có thể chấp nhận được. Phép chiếu đồ Mercator có ưu điểm là đúng phương hướng, chính xác tọa độ địa lý, nhưng càng xa xích đạo thì diện tích càng sai nhiều. Nhưng ông Huy chỉ muốn minh họa vị trí cột mốc với tọa độ địa lý của nó (một cách tổng thể) thôi mà!
    Phản biện : ý kiến của ông TNT là: muốn làm so sánh thì nên vẽ trong cùng hệ thống chứ không nên vẽ trong hai hệ thống khác nhau xong dùng các phương trình để giải đem về cùng hệ thống. Tôi đồng ý với điểm này nên đã viết như sau trong bài “Làm sao để đòi lại thác Bản Giốc đây?” gửi cho quý mạng (trích: ..nên ngoại trừ các áp dụng trong tìm kiếm địa chất… ít ai đi vẽ trong hệ thống địa lý khác nhau để sau đó phải giải các phương trình rất phức tạp không có máy điện tính với các chương trình đặc biệt cài trong đó như phương pháp “itération de Newton-Raphson” .v.v. thì không giải được, để đổi hệ thống địa lý ).
    Trích TNT: Trong khi các bản đồ, từ thế kỷ thứ 19 trở lại đây, người ta đã biết tới yếu tố “hình cầu – géodésie” của trái đất.
    Phản biện : Tôi vào “surf” cái “site de référence” mang tên géodésie mà ông TNT nêu trong bài của ông ta thì thấy có cất nghĩa sự kiện “ellipsoid” của hình cầu (vì thế tôi biết ông PVSong chép trên internet), do đó phải hiểu câu “hình cầu – géodésie” là hình cầu theo nghĩa géodésie trong site internet chứ không thể móc riêng chữ “hình cầu” ra để phê phán. Thay vì cất nghĩa rờm rà như ông PVS thì ông TNT bỏ chữ “géodésie” bên cạnh chữ “hình cầu” cho gọn (đây là một loại cắt nghĩa bằng keyword là thứ rất thông dụng với người làm nghiên cứu về khoa học ứng dụng). Cũng có thể cái “xập xí” của ông ta chỉ là một hình thức nói cực đoan để chọc tức Học giả DDH. Dưới một khía cạnh khác tôi không đồng ý với việc ông TNT khi bảo là học giả DDH gian lận. Tôi không biết tại sao ông ta lại làm vậy, thật không phải.
    Trích TO: Tại sao người Việt mình hay lý sự cùn và nặng lời quy chụp nhau đến thế
    Phản biện: Tôi đồng ý là các ông này cãi nhau chuyện gì đâu cho nên tôi cũng chỉ đọc sơ bài phản biện của ông PVS vì ông đưa một đống công thức lấy trên internet xuống để làm chứng minh coi bộ cao siêu nhưng thực ra là vô dụng nếu không có phương tiện điện toán như của các công ty lớn để tính.
    Trích TO: Cái điều quan trọng ở đây là cần lên án thái độ lập lờ, né tránh của cơ quan chức năng về vấn đề biên giới thì các ông lại không nêu ra! Tại sao đã hơn 10 năm ký kết hiệp định biên giới mà Nhà nước chưa dám công bố bản đồ chi tiết minh họa cho Hiệp định? Ta được lợi, hay bị thiệt về đất đai mà đã không dám công bố bản đồ tỷ lệ lớn vùng biên giới đã được ký kết!
    Phản biện: Xin cám ơn bà TO đã đề nghị bàn về câu hỏi tôi đặt ra trong bài “Chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý” liên quan đến các cột mốc ở biên giới Việt-Trung (trích: Thỏa ước Pháp-Trung với các điều khoảng đã được hoạch định rõ ràng “C’est un acquis” có lợi cho ta thành phải giữ lấy chứ sao lại đi điều đình lại?)
    Sent: 22 septembre 2013 14:57
    To: bauxitevn@gmail.com
    Subject: Làm sao để đòi lại thác Bản Giốc đây?
    Năm 1883, sau khi đánh bại giặc cờ đen là đồng minh của triều đình ở Sơn Tây , Pháp đã buộc vua ta ký thỏa ước năm 1884 chấp nhận sự bảo hộ của họ, đồng thời cũng cam kết sẽ bảo toàn lãnh thổ cho ta mặc dầu chính vua ta cũng không biết giới hạn của cái ranh giới đó nằm ở đâu. Thỏa ước nêu trên có mặt trái cũng như có mặt phải . Dưới đây xin bàn về khía cạnh mặt phải.

    Có thể nói trước thời Pháp can thiệp vào VN, tất cả chỉ là u tối với luật rừng rú như tỉnh Saigon của Miên bị vua ta sáp nhập vào nước mình. Bây giờ Kampuchea muốn đòi cũng không được vì không có văn bản Pháp lý. Do đó có thể nói khi bắt vua ta ký thỏa ước thì cũng như Pháp đem ánh sáng văn minh đến cho nước ta nhờ đó mà ngày nay ta có một vũ khí Pháp lý làm nền tảng trong việc kiện cáo trước quốc tế. Vì thế mà trong bài “Chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý”… gửi trước đó cho quý mạng tôi có mượn cụm từ “C’est un acquis” trong tiếng Pháp để diễn tả sự kiện nêu trên (có thể dịch nôm na là cái lợi đã được công nhận). Thâm ý của Pháp khi bắt vua ta ký thỏa ước là để có chính danh đại diện cho ta để đi thương thảo với nhà Thanh, đúng hơn là để đi ép nhà Thành. Bằng cớ là cũng trong năm đó, để bổ túc cho thảo ước Pháp-Việt, đã bắt nhà Thanh ký ở Tiên-Tsin thỏa ước nhượng lại quyền “Thủ lãnh VN” (trích: La convention dite de Tien-Tsin par laquelle la chine renonce à la suzeraineté du Vietnam, complète le traité Franco-Annamite).

    Trong thỏa ước 1884 với VN, Pháp đã thòng một câu nói là cam đoan sẽ bảo tồn lãnh thổ cho vua ta là để có cớ làm phân định với nhà Thanh về giới hạn của ranh giới. Lẽ dĩ nhiên là tiềm năng của vị trí thác Bản Giốc đã không thể không lọt vào mắt tinh đời của giới chức Pháp nên họ đã cho nó vào phần đất họ sẽ bảo hộ. Bộ trưởng ngoại giao của Từ Hi thái hậu vì biết là nhà Thanh đang ở thế suy yếu , không muốn ký cũng không xong với Pháp, chỉ làm cho bị “lãnh đủ” thêm mà thôi nên đã phải miễn cưỡng ký cho yên chuyện. Nhưng thái hậu đã không chấp nhận những gì ông bộ trưởng của bà đã ký thỏa thuận dẫn đến xung đột để rút cuộc không những đã phải ký thỏa ước “Paris” 1885 chấp nhận các điều kiện của Pháp, mà còn bị mất thêm nhiều tầu trong trận hải chiến. Những cộc mốc là chứng tích quý báu về biên giới mà để TC dời đi mà không biết, như vậy là vùng này từ lâu đã bị CSVN giao cho TC kiểm soát. Sau đó lại còn sang Thành Đô ký kết thì cũng như ký thảo ước mới công nhận đường cộc mới rồi còn gì nữa. Vậy làm sao để đòi lại thác Bản Giốc đây khi mà thỏa ước Thành Đô đã tháo gỡ mất thỏa ước Pháp-Thanh, đừng quên là vũ khí pháp lý của ta.

    Chuyện tìm cách chứng minh bằng bản đồ của học giả DDH mặc dầu đáng được trân trọng vì là một nổ lực để đóng góp cho đất nước nhưng sợ là không thực tế. Năm 1985 hay 1986 gì đó, công ty điện lực ở Qc có dự án làm “cartographier” điện tử hóa bản đồ mạng lưới điện tiêu dùng (rés. de distr.) trong các thành phố lớn. Một trong những lý do là mấy cái gọi là “PA (puit d’accès) ” tức các hố hầm để nhân viên trèo xuống sửa chữa hệ thống điện nằm dưới đất, mùa đông trên nắp hầm có hai ba thướt tuyết phủ , tất cả là trắng xóa không thể phân biệt được mặc dầu có trong tay bản đồ thông dụng với vị trí các nắp được định trên đó. Mùa hè thì không có vấn đề nhưng mùa đông thường là mất rất nhiểu thời giờ để mò trước khi nhân viên có thể đào tuyết chui xuống làm sửa chữa, do đó mới có ý định trang bị các xe camion cần trục của các “monteur de ligne” tức của thợ leo trèo cột điện, hệ thống bản đồ điện tử dùng GPS (Global Positioning System) qua vệ tinh để định vị trí.

    Đưa ví dụ nêu trên để cho thấy là phải có phương tiện, không dễ đâu nhất là trong trường hợp các cộc mốc “de référence” đã bị dời đổi vị trí. Áp dụng GPS, sử dụng tọa độ địa lý “géodésique”, rất thịnh hành ngày hôm nay. Chỉ cần bỏ ra bẩy hay tám chục đô để mua là có một cái máy cá nhân bỏ túi hạng tốt. Mua xe ô tô mới chỉ cần trả thêm một hay hai trăm đô là có một hệ thống GPS gắn liền trên “tableau de bord” trong xe , nên ngoại trừ các áp dụng trong tìm kiếm địa chất…, ít ai đi vẽ trong hệ thống địa lý khác nhau để sau đó phải giải các phương trình rất phức tạp không có máy điện tính với các chương trình đặc biệt cài trong đó như phương pháp “itération de Newton-Raphson” .v.v. thì không giải được, để đổi hệ thống địa lý.

    Sent: 19 septembre 2013 20:08
    To: bauxitevn@gmail.com
    Subject: “Chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý” liên quan đến các cộc mốc ở biên giới Việt-Trung
    Trích TS TCT : …vì trình độ kỹ thuật thời đó không thể mô tả, vẽ một cách chính xác đường biên giới, nhất là chưa có tọa độ địa lý chính xác, chúng tôi xin thưa lại như sau: Nếu cuối thế kỷ 19 Pháp với vai trò Nhà nước bảo hộ của Việt Nam về mặt đối ngoại cùng với nhà Thanh, Trung Quốc mà phân giới cắm mốc thành một đường biên giới rõ ràng, hoàn chỉnh và hiện đại như ngày nay thì làm gì còn tranh chấp.
    Để chứng minh ông Trục rất hời hợt (superficiel) khi phát ngôn như trên, xin trình bầy những “chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý” qua ba phần sau :
    - Tiểu sử hành trình thực hiện bản đồ biên giới Việt-Trung
    - Lý do dẫn đến việc thực hiện bản đồ biên giới Việt-Trung cùng những hệ quả
    - Nhìn lại sự đô hộ của Pháp nói chung và thỏa ước Pháp-Trung nói riêng
    Tiểu sử hành trình thực hiện bản đồ biên giới Việt-Trung
    Vào cuối năm 1865, bá tước Chasseloup-Laubat, lúc đó là bộ trưởng về Hải quân và thuộc địa trong chính phủ của Hoàng đế Napoléon 3 đã ký nghị định thành lập một đoàn chuyên gia để vẽ lộ trình đi từ miền Nam đến TQ để mở đường cho việc trao đổi thương mại . Bá tước Chasseloup-Laubat là một nhà địa lý học nổi tiếng của Pháp đồng thời cũng là chủ tịch của hội (rất có uy tín) các chuyên gia về địa lý. Như vậy có nghĩa là kỹ thuật để vẽ bản đồ đã rất tiến bộ ở thời điểm đó chứ nếu không làm sao người ta có thể đi năm châu bốn bể để chiếm thuộc địa (trích: La mission vers la haute vallée du Mékong est finalement décidée à Paris fin 1865 par le ministre de la Marine et des Colonies, le marquis de Chasseloup-Laubat. L’homme, qui se trouve être aussi le président de la prestigieuse Société de Géographie…c’est lui qui avait, quelques années auparavant, justifié auprès de Napoléon 3 …une installation durable des Français en Cochinchine).
    Sự kiện nêu trên được kể lại ở chương năm nói về “la Grande Exploration” (một cuộc thám hiểm lớn), trong quyển “le Roman de Saigon” được viết bởi GS người Bỉ Raymond Reding với tài liệu lấy từ “la Société des Missions étrangères” là trung tâm lưu chứa tất cả các tài liệu liên quan đến sự hiện diện của Pháp ở Đông Dương. Sách được xuất bản năm 2010. Chương này được phỏng theo phóng sự ” Le Voyage d’exploration en Indochine ” viết bởi sĩ quan hải quân Francis Garnier và được đăng từ năm 1869 đến 1873 trên tập trí “Le tour du monde” là một loại tập san khoa học tương đương với tạp trí “Geo” ngày nay. GS Raymon Reding là một BS chuyên khoa về phẫu thuật tại bệnh viện Nhi đồng Saint-Luc thuộc đại học Bruxelles và là người đã thực hiện phẫu thuật ghép gan đầu tiên cho trẻ nít ở VN vào năm 2005 tại bệnh viên Grall Saigon tức Nhi đồng 2 , với sự cộng tác của BS TĐA là bác sĩ tốt nghiệp đại học y khoa Saigon và chuyên khoa về phẫu thuật tại đại học nổi tiếng ở Paris. Sau khi tốt nghiệp ông về phục vụ trong quân chủng Nhẩy Dù của VNCH, bị đi tù sau 75 và được thả năm 77 vì CS cần BS.
    Đoàn thám hiểm khởi hành ngày 5 tháng 6 năm 1866 tại Saigon, được chuyên chở trên hai tầu mang số 27 và 32, chạy bằng hơi nước và được trang bị đại bác (canonnière). Dưới sự chỉ huy của đại úy Ernest Doudart de Lagrée và sự phụ tá của thiếu úy Francis Garnier. Ngoài thủy thủ đoàn còn có 13 người lính làm hộ tống và hai người VN làm thông dịch viên. Hành trình kéo dài hai năm và kết thúc ngày 13 tháng 5 năm 1868 tại Chongqing. Đại úy de Lagrée trưởng đoàn bị tử nạn trong chuyến đi này tại một ngôi chùa bên TQ. Th.úy Garnier nghĩ ông xứng đáng được chôn tại thuộc địa vì là người có công tìm ra cho VN một đường lưu thông mới đầy hứa hẹn (trích: ..celui qui venait de lui découvrir une voie nouvelle et féconde) nên đã đem xác ông về chôn ở Saigon. Ông là một kỹ sư tốt nghiệp trường Bách Khoa (Polytechnicien) tức một loại bác học của Pháp. Ông say mê về lịch sử và Khảo cổ và được cho là có bẩm sinh về ngoại giao. Là cựu chỉ huy trưởng căn cứ hải quân bên Cambodge nên ông quen rất thân với vua Norodom là ông cố của Hoàng Thân Sihanouk (vừa mới mất), nên đã thuyết phục được nhà vua chấp nhận sự bảo hộ của Pháp vào năm 1863. Lúc đó xứ Khmer đang bị đứng trước hiểm họa có thể bị xứ Siam (Thái Lan) nuốt do đó rất biết ơn nước Pháp.
    Người phụ tá Francis Garnier là một sĩ quan hải quân nhưng đồng thời cũng là một nhà địa lý học nên được giao nhiệm vụ ghi chép tỉ mỉ các chi nhánh sông cũng như làm các quan sát về thiên văn và về thời tiết (observations astronomiques et météorologiques) v.v..trên lộ trình. Ngoài ra còn có bốn khoa học gia khác bổ túc cho đoàn. Đó là BS về phẩu thuật của hải quân Thorel được giao nhiệm vụ nghiên cứu thực vật (botaniste) của đoàn vì ông này sống ở VN từ 1862 và được cho là một người say mê thích chạy nhẩy không biết mệt trong rừng cũng như trên các kinh rạch để nghiên cứu về các cây cảnh (trích: c’est un “infatigable coureur de forêts et d’arroyos, qui avait travaillé avec la plus louable persévérance à la flore d’un pays où presque tout était à découvrir”). BS Joubert được giao hai nhiệm vụ tức vừa làm BS của đoàn và vừa làm nhà địa chất học (géologue). Còn chuẩn úy Hải quân Delaporte ngoài đời là Họa sĩ nên được giao nhiệm vụ vẽ họa đồ cũng như lấy tọa độ các vị trí (trích: chargé des croquis et autres relevés topographiques). Có cả một nhà ngoại giao là ông Louis de Carné với nhiệm vụ điều đình lối đi (droit de passage) với các chính quyền sở tại. Qua những gì kể trên có thể thấy là tại vị trí các cột mốc biên giới người Pháp ghi rõ không những chung quanh có gì trên bộ mà còn cả ở dưới đất nữa. Có truyền thống “Logique cartésienne” người Pháp không làm chuyện nửa vời, họ rất kỹ tính và tỉ mỉ.
    Lý do dẫn đến việc thực hiện bản đồ biên giới Việt-Trung cùng những hệ quả
    Kỹ nghệ hóa đẻ ra nhu cầu giao thương toàn cầu cho nên hoàng đế Napoléon 3 muốn dùng miền Nam, lúc đó là thuộc địa của Pháp, làm bàn đạp tức lối để vào thị trường TQ. Trong bài diễn văn ngày 5 tháng 11 năm 1863 ông tuyên bố muốn đem văn minh đến cho thế giới qua thương mại (trích: La vision de Napoléon 3 …. L’Empereur …perçoit que…de cette nouvelle doctrine économique dite du libre-échange, très en vogue en ce siècle de l’industrialisation: “on civilisera le monde par le commerce” déclare Napoléon dans son discours du trône du 5 novembre 1863). Các Tư lệnh hải quân tại thuộc địa nghĩ là có thể dùng sông Cửu Long để tải tài nguyên thiên nhiên từ TQ ra và chuyển ngược lại hàng hóa kỹ nghệ đang phát triển mạnh ở phương tây vào thị trường TQ (trích:..d’utiliser ce fleuve magnifique qu’est le Mékong comme porte d’accès vers la Chine du Sud. La voie fluviale, espère-t-on, en drainerait les richesses naturelles et lui apporterait en retour les produits d’une industrie occidentale en plein essor..). Do đó phải làm thám hiểm con sông nhưng khi đoàn thám hiểm đi đến chặng nằm phía trên thì thấy là không đi được nữa nên đã chuyển hướng tìm đường qua TQ, bằng đường bộ từ ngã phía Bắc dọc theo con sông có tên là Hà Nam.
    Nhà thủy hành và địa lý học (marin-géographe) Francis Garnier nhận ra là tầu bè có thể lưu chuyển trên sông Hồng Hà từ khúc gọi là Mang Ko bên Yunnan và đã làm báo cáo. Báo cáo này đã dẫn đến quyết định mười lăm năm sau (1883) là phải bành trướng sự bảo hộ của Pháp cho cả miền Bắc và Trung để bảo đảm an ninh cho huyết lộ. Vì lúc đó triều đình Huế trong tình trạng suy yếu đã bỏ trống vùng biên giới cho giặc cờ đen tự do hoàn hành. Bên kia biên giới phía Yunnan cũng bị tình trạng bất ổn do các nhóm nổi loạn của người Hồi giáo gây nên. Lúc đầu vào năm 1873, Pháp chỉ muốn được cho đi lại trên sông Hồng Hà để buôn bán nhưng phía VN không chịu nên F.Garnier đã tự ý nã đại bác và đánh chiếm Cổ thành Hanoi, mặc dù chỉ được lệnh dùng ngoại giao để điều đình, nhưng nhờ vậy mà thỏa ước cho phép lái buôn Pháp đi lại buôn bán đã được ký kết năm 1874. Cũng trong trận này, lúc giặc cờ đen là đồng minh của triều đình kéo đến giải cứu cổ thành, Garnier đem quân ra nghênh chiến , bị lọt ổ phục kích , bị bằt và bị chặt đầu. Cấp trên kết án Garnier là vô kỷ luật nên khi thân thể của ông được đem về Saigon vào năm 1875,thì đã cấm các sĩ quan đồn trú khác đến dự lễ tang (trích: Sa hiérarchie de Saigon considère en effet qu’il a outrepassé les ordres reçus. Le corps de Francis Garnier est ramené à Saigon en 1875, mais on interdit aux officiers de la garnison d’assister à l’inhumation). Năm 1883, dưới áp lực của giặc cờ đen Triều đình quyết định vi phạm thỏa ước tức “không cho phép nữa” nên đã khiến Pháp đánh chiếm dẫn đến Thỏa ước năm 1884 bảo hộ nước ta trong đó Pháp cam đoan sẽ bảo toàn lãnh thổ cho vua ta (trích:la France s’engage à garantir l’intégrité des États de S.M le Roi d’Annam).
    Nhìn lại sự đô hộ của Pháp nói chung và thỏa ước Pháp-Trung nói riêng
    Giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người Pháp đầu tiên đến VN để giảng đạo. Để có thể truyền bá đạo một cách dễ dàng hơn ông đã nghĩ ra chữ quốc ngữ để giản dị hóa tiếng Việt. Tiếp theo sau có nhiều người khác trong đó có giáo sĩ Pigneau de Béhaine là người đã đã cứu hoàng tử Nguyễn Ánh là vua Gia Long sau này và giúp xin viện trợ vua Pháp để dẹp nhà Tây Sơn. Vì nhớ ơn nên khi gs Pigneau mất vì bệnh vào năm 1799 tại Qui Nhơn, nhà vua đã cho đem xác về để làm quốc táng với 12 ngàn Ngự Lâm quân cùng 120 con voi làm dàn chào. Còn cho xây cả một lăng tẩm. Di tích lịch sử này đã bị ủy ban nhân dân thành phố HCM phá vào năm 1983. Lúc đào lên người ta thấy là xương cũng như mũ có tua, áo bào quan lại triều đình với nút bằng vàng, được bảo toàn nguyên vẹn vì được chôn trong một quan tài 6mx3m làm bằng gỗ quý được mạ (laqué) mầu đỏ với vàng. Phải nói thêm là các thành trì xây dựng dưới thời vua Gia Long đều do công trình của một người Pháp tên là Victor Olivier de Puymanel. Ông này là một Kỹ sư tốt nghiệp trường công binh của hoàng gia về hải quân (corps du Génie de la Marine royale). Ông được giáo sĩ Pigneau đề cử với vua GL để làm cố vấn vì ông là chuyên viên về xây thành và được nhà vua phong làm đại tá trong quân đội hoàng gia VN.
    Lúc trước với chữ nôm thì chỉ có lớp quan lại là biết chữ còn dân vì là mù chữ nên chỉ biết phục tòng. Với chữ quốc ngữ, dễ học hơn, các giáo sĩ đã khai sáng cho dân được nhiều hơn, làm triều đình lo sợ là với dân trí cao, dân sẽ khó bảo , quyền lực sẽ bị đe dọa nên các vua Ming mạng , Thiệu Trị và Tự Đức đã ra chiếu cấm truyền đạo rồi bắt giáo sĩ Pháp & Việt ra chặt đầu với xử trảm, xẻo thịt làm khi các giáo sĩ Pháp về kêu cứu và trình bầy các sự kiện thì dư luận Pháp đã hãi hùng xem nước ta là thứ mọi rợ cần được giải phóng , vì thế mới dẫn đến bị đô hộ. Không thể không công nhận là nền giáo dục họ tạo dựng cho ta ưu việt hơn của CS rất nhiều. Bằng cớ là tầng lớp trí thức ưu tú thời kháng chiến là do Pháp đào tạo để lại. Các GS Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo , Phạm Duy Khiêm v.v được nên người vượt bực do được du học ở Pháp nhờ học bổng dành cho học sinh ưu tú. “Pour la mise en valeur” tức Làm cho có giá trị cũng vậy: Tây nó tinh lắm, cái “Site potentiel” nào (tức vị trí có tiềm năng) là không qua mắt nó được, như đã nhìn thấy là Saigon có một địa thế tốt để làm một hải cảng lớn. Từ một vũng lầy cho đến năm 1623 còn mang tên khmer là Prey Nokor nằm ở biên giới giữa hai nước Miên- Việt, Pháp đã biến Saigon thành một thành phố lớn với cảng nước sâu và nhờ đó mà đã được phát triển mạnh. Prey Nokor trong tiếng khmer có nghĩa là thành phố nằm trong rừng của vua chúa (la ville royale dans la forêt). Mãi đến năm 1697, lợi dụng lúc vua khmer qua đời vua ta mới lấn để xáp nhập vào nước mình.
    Vùng biên giới Việt-Trung là vùng dân tộc thiểu số sinh sống, do đó nói về mặt chủ quyền thì là vùng có thể nói: trắng không ra trắng , đen không ra đen không biết ai làm chủ , nói nôm na là mầu xám tức không phải của VN kiểm soát mà cũng không phải của Tầu Kiểm soát mà là của “giặc cờ đen” tức lũ thổ phỉ (tầu) kiểm soát. Khi bình định vùng này tức dẹp “giặc cờ đen” và ký kết ép nhà Thanh thì cũng như Tây gián tiếp làm lợi cho ta (trích: La campagne du Tonkin permet de pacifier le delta et de neutraliser les “Pavillons Noirs”, battus lors de la prise de Sơn Tây). Từ Hi thái hậu không chấp nhận bị ép nên đã dẫn đến xung đột với Pháp và quân của bà đã bị quân Pháp dưới sự chỉ huy của đô đốc Amédée Courbet, đánh bại trong cuộc Hải chiến trước thành phố Fou-Tchéou vào ngày 23 tháng 08 năm 1884, dẫn đến Thỏa ước ngày mùng 04 tháng tư 1885 tại Ba Lê chấp nhận các điều kiện mà trước đó một bộ trưởng của thái hậu đã ký kết với Pháp (trích : Le gouvernement chinois de l’impératrice Tseu-Hi ne reconnut pas …des hostilités s’engagèrent entre la France et la Chine, qui aboutirent à la destruction de la flotte céleste par l’amiral Courbet le 23 août 1884, devant Fou-Tchéou….une convention franco-chinoise sera finalement signée le 4 avril 1885 à Paris …).
    Tóm lại là Pháp nhắm cái thị trường lớn bên TQ là chính, còn việc chiếm VN chỉ là bất đắc dĩ với ý đồ tốt là để khai phóng đem văn minh lại nên mới để tâm huyết vào xây dựng, vì các giá trị về lý tưởng Cách mạng Pháp, trái với Anh Quốc vì thực tế hơn (đúng hơn là ích kỷ ) nên không xây dựng gì hết (trích: ..les Anglais , très pragmatiques, se bâtissent un empire à vocation essentiellement commerciale sans vouloir se convaincre d’une quelconque fraternité avec les indigènes, le projet colonial français est avant tout …une entreprise politique….portée par la générosité des convictions républicaines. Il s’agit de faire adopter les nobles préceptes de la Révolution françaises… aux peuples ” défavorisés”). Pháp còn đã trả bằng máu để “giành dựt” đất “sao cho có lợi” cho ta cũng như đã đặt cả một hệ thống đồn bót dọc biên giới để giữ cho (trích: La paix est revenue au nord, grâce à un corps expéditionnaire ne comprenant pas moins de 16000 soldats français, installés dans un réseau de garnisons réparties dans le delta du fleuve rouge,le Tonkin.. jusqu’aux villes de Lang Son et de Cao Bang, à la frontière du Yunnan chinois). CS vì không có ý thức về địa chính trị nên mới đi cấu kết với TC để đánh đuổi nó thay vì điều đình để lấy lại nguyên vẹn thành bây giờ mới dở khóc dở cười. Thỏa ước Pháp-Trung với các điều khoảng đã được hoạch định rõ ràng “C’est un acquis” có lợi cho ta thành phải giữ lấy chứ sao lại đi điều đình lại?
    Chú thích:
    - BS Raymond Reding cũng là giáo sư của trường đại học công giáo ở Louvain
    - Trong sách cũng thấy ông dịch ra tiếng Pháp bài hịch tướng quân của Lý Thường Kiệt như sau :
    Sur les monts et les fleuves du Sud règne l’Empereur du Sud
    Tel est le destin fixé à jamais dans le Céleste livre
    Comment, vous les barbares, osez-vous envahir notre sol?
    Vos hordes, sans pitié, seront anéanties dans le sang!

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Ai gởi phản hồi quá lê thê
      Trích dẫn triền miên chật cả lề
      Ráng gom hết sử đè nhân thế
      Cố góp trọn lời khóa khen chê
      Phấn son tô điểm lòe loẹt quá,
      Mặt mài DIÊM DÚA há chẳng ghê?
      Phản hồi phang thế ai đọc nổi
      Đọc tới giữa chừng ngủ quá phê!

      Van Ki’nh

      • Bắc kỳ di cư says:

        Không có trình độ để hiểu thì xin miễn vào,có ai bắt đọc đâu.

  2. SUỐI NGÀN says:

    HOAN HÔ

    Hoan nghênh Mai Thái Lĩnh
    Một người rất tận tâm
    Bản đồ day dứt mãi
    Một tất đất tất vàng

    Tất vàng là xương máu
    Của tiền nhân ông cha
    Con cháu sao coi nhẹ
    Tội lỗi quả xót xa

    Nhưng thôi việc còn đó
    Hay là sự đã rồi
    Có nói nhiều cũng vậy
    Chỉ cốt tương lai thôi

    Tương lai cần tránh gì
    Hay làm sao sửa lại
    Chuyện cũ dầu qua rồi
    Lẽ nào đành chịu vậy

    Cho nên cần minh bạch
    Phải sáng tỏ mọi điều
    Tránh sa lầy vết cũ
    Đời chỉ có bấy nhiêu

    NẮNG NGÀN
    (25/9/13)

Phản hồi