WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoa Kỳ và vấn đề đưa quân sang Việt Nam năm 1961

Bài này viết nhân dịp 50 năm ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas 22-11-1963

war-of-vn
Sở dĩ tôi gọi là vấn đề vì nó chưa có gì cả, nó không phải là kế hoạch, chủ trương hay dự tính mà chỉ là bản tường trình và đề nghị của Tướng Maxwell Taylor, cố vấn quân sự của Tổng thống. Trong bản tường trình này Taylor có đề nghị đưa quân tác chiến qua giúp miền nam Việt Nam nhưng đã bị Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Tổng thống Kenndey bác bỏ thượng tuần tháng 11-1961.

Năm 1961, tôi học tiếng Anh tại Trường Sinh ngữ Sài Gòn, một hôm ông giáo sư Mỹ tên Philippe cho cả lớp bàn thảo về tình hình Việt Nam, để tìm hiểu thời sự và thực hành tiếng Anh. Ông giáo sư nói báo chí tại Mỹ đăng những hàng chữ tít lớn về tình hình Việt Nam , đó là mối quan tâm hàng đầu tại Mỹ, theo ông nước Mỹ muốn đưa vũ khí sang giúp miền nam VN nhưng cũng rất e ngại khối 600 triệu người Trung Cộng phía bắc.

Diễn tiến

Vấn đề này đã được MacNamara và các nhà sử gia Mỹ đề cập, chi tiết có khác nhau nhưng đại thể đều giống nhau như đã nói ở trên. Trước hết tôi xin dẫn lời McNamara, sau đó sẽ là ý kiến các sử gia khác.

Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.

Năm 1956 khi còn là thượng nghị sĩ, Kennedy đã nói VN là bàn đạp của Thế giới tự do, ta không thể bỏ VN. Năm 1961 khi McNamara làm Bộ trưởng quốc phòng, Sô viết tăng cường liên kết với Cuba, khiêu khích Tây phương tại Bá Linh, Mỹ mới lo vấn đề VN. TT Eisenhower chú trọng tới Lào, cho đó là vị trí trọng yếu của Đông Nam Á, mất Lào, Thái Lan, Miên VN sẽ bị đe dọa, ông chủ trương phải bảo vệ Lào dù phải có chiến tranh. Tháng 8-1961 tình hình Lảo tồi tệ. Bộ trưởng ngoại giao Dean Rusk trong một cuộc họp tại tòa Bạch Ốc khuyên tiếp tục thương thuyết bằng ngoại giao rồi sẽ dùng quân sự bảo vệ Đông Dương dưới chương trình khối SEATO. Kế hoạch cần 30,000 quân chiến đấu do các nước đã ký kết trong đó có Anh, Pháp, Mỹ… cung cấp nhưng Anh, Pháp cho biết họ sẽ không gửi quân. Mùa thu 1961, du kích từ miền Bắc gia tăng xâm nhập vào Nam , Kennedy gửi Maxwell Taylor, Walt Rostow (Ủy viên Hội đồng an ninh quốc gia) sang Việt Nam để lượng giá tình hình.

Trở về Mỹ Taylor và Rostow làm tường trình nói phải gia tăng viện trợ, gửi nhiều cố vấn, trang bị và cả quân tác chiến, chuyển tiếp từ giai đoạn cố vấn sang giai đoạn tham chiến.

Ngày 8-11-1961 McNamara trình Tổng thống về đề nghị của Taylor , Rostow và khuyên theo đuổi mục tiêu. Mấy ngày sau McNamara hối tiếc đã vội ủng hộ Taylor , ông đổi ý. Ngày 11-11 McNamara thảo luận cùng Dean Rusk rồi gửi Tổng thống một tường trình chung bác bỏ đề nghị gửi quân tác chiến qua VN. McNamara nhận định nếu quân đội VNCH chiến đấu hữu hiệu, có thể sẽ không cần quân Mỹ vào. Nếu họ chiến đấu yếu quân đội Mỹ cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ giữa khối dân chúng không thiện cảm với họ.

Kennedy lấy cà hai bản tường trình này vào cuộc họp hôm đó. Ông nói rõ không muốn đưa quân vào VN một cách vô điều kiện để cứu vãn sự sụp đổ của miền nam VN và thẳng tay bác bỏ đề nghị đưa quân tác chiến vào.(3)

Mấy ngày sau, hôm 15-11-1961 tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia Tổng thống nhắc lại sự nghi ngờ đề nghị đưa quân vào VN. Ông e ngại tham gia cùng lúc hai mặt trận ở bên kia trái đất mà tình hình VN trái ngược với Triều tiên. Tại Triều Tiên sự xâm lăng đã rõ ràng nhưng ở VN còn mơ hồ. Đó là một trường hợp nặng nề khi can thiệp tại 10,000 dặm xa xôi, giúp 200,000 quân chính phủ chống 16,000 du kích, đã tốn hàng tỷ bạc mà chưa có kết quả. Kennedy không tin Mỹ sẽ được khối Liên phòng Đông nam Á (SEATO) ủng hộ, rõ ràng là ông không muốn vậy, buổi họp không có kết thúc.

McNamara sau đó truyền đạt quyết định của Tổng thống cho các cấp chỉ húy quân sự tại Ngũ giác đài vá các cấp chỉ huy chiến trường VN: Đô đốc Felt, Tư lệnh Thái bình dương, Tướng McGarr. Tháng sau, tại cuộc họp đầu tiên ở Hạ Uy Di, McNamara cho họ biết quân tác chiến Mỹ sẽ không được gửi tới VN.

Nhưng cơ bản của vấn đề chưa được giải thích rõ ràng nên người ta vẫn tranh cãi trong nội bộ chính phủ cho tới cái chết của Kennedy hai năm sau. Ngày 13-1-1962, Bộ Tham Mưu Liên Quân gửi McNamara một văn thư nhờ đệ trình lên Tổng thống, họ nói gửi quân tác chiến Mỹ sang VN sẽ ngăn được VNCH khỏi sụp đổ và thúc dục ông tiến hành. Các Tướng Tham mưu trưởng tin rằng hành động này gắn liền với mục tiêu giúp nam VN khỏi rơi vào tay CS mà Hoa Kỳ đã đề ra. McNamara cho là họ sai lầm ở chỗ chưa có quyết định căn bản.

Ngày 27-1 McNamara trình văn thư lên Tổng thống Kennedy với lời phê “Tôi chưa thể thỏa thuận quan điểm các vị Tham mưu trưởng cho tới khi đã có kết quả của chương trình huấn luyện tại miền nam VN hiện nay”.

Ngoài sự trình bầy của Bộ trưởng quốc phòng McNamara, các nhà sử gia cũng đã bàn về chuyện này như sau.

Theo Stanley Karnow (4) tháng 5 năm 1961, Tổng thống Kennedy cử Phó tổng thống Johnson sang VN. Ông ta nói Tổng thống Diệm là Winston Churchill của Á châu, khi về Mỹ ông cho biết nếu mất VN sẽ mất luôn Đông nam Á và người Mỹ sẽ phải chiến đấu tại bờ biển San Francisco.

Khi còn ở VN ông có đề cập vấn đề đưa quân tác chiến Mỹ vào giúp VN mà ông Diệm rất e ngại vì sẽ mất chủ quyền, vấn đề chuyển quân này kéo dài cả năm cho tới tháng 10-1961 khi Kennedy cử Maxwell Taylor sang VN.

Theo lời khuyên của Johnson ông Diệm gửi thư cho Kennedy xin tăng quân từ 100,000 tới 170,000 người, để thực hiện chương trình này cần nhiều cố vấn, trang bị và viện trợ tài chính.

Taylor và Rostow được gửi tới Sài Gòn đề lượng giá tình hình, Kennedy nói rõ ông muốn giúp miền nam khả quan hơn nhưng nhắc Taylor biết người VN và chính phủ phải chịu trách nhiệm về số phận đất nước họ. Tóm lại ông không muốn đưa quân vào nhưng cũng không muốn mất miền nam VN.

Taylor tới Sài Gòn giữa tháng 10-1961, trước khi ông đến, Việt Cộng tấn công mạnh tại Phước Thành (5), Darlac, gây thiệt hại nặng. TT Diệm tuyên bố tình trạng tổ quốc lâm nguy. Ông nói với đại sứ Nolting có thể đón nhận lính tác chiến Mỹ như tượng trưng sự hiện diện và yêu cầu ký hiệp ước quân sự song phương giữa Mỹ và VNCH.

Tại Washington, Bộ Tham Mưu Liên Quân đề nghị gửi quân tác chiến, họ được William P.Bundy, Phụ tá bộ trưởng quốc phòng ủng hộ, họ lý luận những chiến dịch tấn công mạnh sẽ giúp chính phủ VNCH hiệu quả hơn. Kennedy tìm cách làm xẹp những áp lực này, ông bèn nghĩ ra một kế cho đăng trên tờ The New York Times bản tin “Cấp lãnh đạo Ngũ giác đài không muốn gửi quân tác chiến qua Đông nam Á”. Bài báo khiến ông Diệm yên lặng.

Sau hai tuần ở VNCH, Taylor và nhóm chuyên viên làm tường trình, họ nhắc lại thuyết Domino, cảnh cáo nếu mất VN sẽ mất Đông nam Á rồi đề nghị gia tăng cố vấn, viện trợ ba phi đội trực thăng để giúp VNCH phục hồi. Taylor đề nghị gửi 8,000 quân tác chiến cải trang làm lính tiếp vận cứu trợ bão lụt tại đồng bằng sông Cửu Long. Tại Washington McNamara và Bộ Tham Mưu Liên Quân bác bỏ đề nghị của Taylor nêu lý do gửi 8,000 quân sang VN không thay đổi cán cân mà có thể bị sa lầy. Họ đề nghị đưa sáu sư đoàn khoảng 200,000 người qua. Đề nghị khiến Kennedy khó xử, ông sợ Quốc hội sẽ ác cảm với Ngũ giác đài, ông không muốn gửi nhiều quân như vậy.

Kennedy khuyên McNamara cùng với Dean Rusk soạn một tường trình nhẹ nhàng hơn giúp viện trợ ông Diệm và hoãn lại việc gửi quân, ông sợ sẽ đi tới leo thang ví như khi uống rượu, uống một ly rồi sẽ muôn uống thêm ly nữa. Sự thực việc can thiệp vào VN ngày càng mạnh, cố vấn gửi tới ngày càng nhiều, tiền viện trợ cho VN được giữ kín vì nó vi phạm hiệp định Genève và để dấu người dân Mỹ.

Sử gia Bernard C. Nalty nói (6) tháng 5-1961 Phó tổng thống Johnson thăm VN đề nghị gửi quân sang tham chiến hoặc ký hiệp ước quân sự hai bên nhưng ông Diệm từ chối cả hai đề nghị, ông muốn giữ chủ quyền đất nước. Tình hình quân sự ngày càng tồi tệ, bốn tháng sau, vào ngày 18-9-1961, Việt cộng tấn công Phước Thành, giết tỉnh trưởng và 75 quân lính khác khiến ông Diệm hoảng đề nghị phía Mỹ ký hiệp ước quân sự. Ông Diệm cho Tổng thống Mỹ biết tinh thần quân dân miền nam xuống thấp vì họ sợ Mỹ bỏ rơi như Lào. Từ giữa tháng 5-1961, mười bốn nước hội đàm tại Genève để trung lập hóa Lào.

Ngày 11-10 Kennedy cử tướng Maxwell D. Taylor, cố vấn quân sự và Tiến sĩ Walt W. Rostow, phụ tá đến VNCH nghiên cứu tình hình. Trở về nước hai người cho biết an ninh miền nam VN nghiêm trọng nhưng vẫn cứu vãn được nếu Mỹ nhanh chóng nâng cao tinh thần người miền nam. Họ khuyên Tổng thống tăng viện trợ và gửi quân tham chiến.

Kennedy và các cố vấn mới đầu cứu xét việc gửi một số quân tác chiến tượng trưng nhưng đối với hiện tình họ bác bỏ dựa trên cơ bản thắng lợi là do người VN, Mỹ chỉ viện trợ và huấn luyện thôi.

Tác giả Marilyn B. Yuong nói về vấn đề này như sau (7): Eisenhower để lại cho Kennedy miền nam VN bị du kích bao vây và Lào khuynh tả. Khi rời tòa Bạch Ốc Eisenhower khuyên Kennedy đưa quân chiếm Lào để khỏi bị CS chiếm nhưng Bộ Tham Mưu Liên Quân cho là không thể thực hiện được. Họ nghĩ ít nhất phải cần tới sáu chục ngàn quân, vả lại có thể khiến Trung cộng tràn vào hoặc đưa tới chiến tranh nguyên tử, kinh nghiệm thất bại vịnh Con Heo tháng 4-1961 khiến Kennedy sợ thất bại ở Lào. Người Mỹ không tin tưởng người Lào cho rằng họ khó mà giúp Mỹ chống CS. Từ giữa tháng 5-1961, mười bốn nước thảo luận trung lập hóa Lào tại Genève, Tổng thống Kennedy cho rằng bảo vệ VN tốt hơn Lào, các cố vấn của Kennedy nhận định nam VN là một đất nước có tổ chức, quân đội của họ chiến đấu tốt có lợi cho Mỹ. Cố vấn an ninh Mc George Bundy báo cho Bộ ngoại giao biết Tổng thống đặt VN như ưu tiên hàng đầu cần hành động.

Tháng 5-1961 phó Tổng thống Johnson được cử sang Sài Gòn, để năng cao tinh thần ông Diệm, Johnson ca ngợi ông là một Winston Churchill của châu Á. Johnson đưa thư của Kennedy bầy tỏ sự ủng hộ VNCH, giúp đỡ miền nam chống CS . Khi về Mỹ ông nói phải giữ VN hay chấp nhận thất bại rồi rút về phòng thủ tại bờ biển San Francisco . Johnson thúc dục Kennedy.
“Để bảo đảm sự giúp đỡ của Quốc hội cho cuộc chiến lâu dài, tốn kém giúp ông Diệm thắng CS, ta cần làm dịu sự sợ hãi của ông Diệm về việc quân Mỹ sang chiến đấu tại VN, ông Diệm không muốn thế trừ khi địch công khai xâm lược”.

Việt Cộng ngày càng gia tăng lực lượng, một số viên chức nội các Kennedy đề nghị gửi quân tác chiến vào ngay nhưng chưa có chủ trương thống nhất. Walt W. Rostow muốn gửi 25,000 quân tuyển từ các nước khối SEATO để ngăn chận đich tại vùng khu phi quân sự. Nếu không có kết quả sẽ cho mở chiến tranh du kích tầm cỡ lớn của Mỹ tại miền Bắc, có thể chiếm Hải phòng. Nhưng Phụ tá thứ trưởng ngoại giao cho biết khoảng từ 80-90% du kích xâm nhập là người miền Nam.

Tháng 10-1961 Kennedy gửi cố vấn quân sự Taylor tới VN, trong vòng một tuần ông gửi điện tín về khuyên Tổng thống gửi quân tới ngay để cho Đông nam Á thấy Mỹ quyết tâm chống CS xâm lăng. Tình hình ngày càng tồi tệ, phản ứng nhanh của Mỹ có thể tiết kiệm thời gian. Đề nghị của ông gồm đưa 8,000 quân tác chiến sang giả dạng cứu lụt để ông Diệm khỏi mặc cảm là quân tác chiến, tăng cường cố vấn Mỹ cho mọi cấp quân đội cũng như chính phủ, tăng huấn luyện địa phương quân, tăng mạnh viện trợ trực thăng, oanh tạc cơ, máy bay trinh sát cùng các chuyên viên vận hành, bảo trì.

Trước khi Taylor đi VN, Hilsman (Giám đốc nha nghiên cứu Bộ ngoại giao) sau bốn tháng nghiên cứu khuyên phối hợp các hành động dân sự, tình báo, cảnh bị, lực lượng chống du kích kiểu cảnh sát hơn là dùng quân đội. Rostow đề nghị gửi 5,000 quân tới vĩ tuyến 17.

Robert Komer (Ủy viên Hội đồng an ninh QG) cũng đồng ý đề nghị gửi quân qua ngay, phải đưa quân qua nhanh trước khi nó mở rộng như cuộc chiến Triều Tiên. McNamara và Bộ Tham Mưu Liên Quân nói rõ hơn việc phải làm, cần phải gửi quân qua VN, trước hết là tám ngàn người trá hình cứu lụt như Taylor đề nghị và sau cùng cần một lực lượng lớn 205,000 người. Cố vấn Mc George Bundy đồng ý gửi quân tác chiến như một bàn đạp nhưng chỉ giới hạn một sư đoàn thôi.

Không phải mọi người đồng ý hết, Averelle Harriman (Phụ tá Bộ trưởng ngoại đặc trách Viễn đông sự vụ), Chester Bowles (Thứ trưởng ngoại giao), John Galbraith (Đaị sứ Mỹ tại Ấn độ), Abraham Chayes (Cố vấn ngoại giao).. lại chủ trương có thể thương thuyết về VN như đang đàm phán về trung lập hóa Lào. Chayes cho rằng chính phủ ông Diệm sắp sụp đổ về chính trị chứ không phải quân sự và đề nghị của Taylor chỉ giải quyết vấn đề quân sự, Chayes cảnh báo nếu Tổng thống đưa quân tác chiến qua, ông cũng phải chuẩn bị leo thang cỡ như tại Triều Tiên.

Tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia ngày 15-11-1961 Kennedy không chấp thuận gửi quân sang VN (ở đây tác giả Marilyn B Young cũng trích lại sách của McNamara như đã nói trên nên tôi không nhắc lại). Marilyn nói quyết định sau cùng của Tổng thống về bản tường trình của Taylor cho thấy ông vừa do dự và cả quyết. Sau này Chayes cho biết vấn đề đàm phán bị bác bỏ vì không đủ người ủng hộ, vấn dề gửi quân ngay cũng bị bác bỏ. Nhưng Đoàn viện trợ quân sự Mỹ được đưa lên hàng Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Mỹ tại VN (MACV). 12 đại đội trực thăng được gửi qua , tăng số cố vần Mỹ, Khi Kennedy vào Tòa Bạch Ốc có 800 quân nhân Mỹ tại VN, cuối 1961 lên 3,000, năm 1962 lên 11,000.

Về vấn đề này tác giả Nguyễn Kỳ Phong (8) cũng nói tương tự như các nhà nghiên cứu trên: Giữa 1961 chính sách ngoại giao Mỹ về VN bước sang giai đoạn quan trọng, đầu năm 1961 VC gia tăng xâm nhập, phá hoại, Tổng thống Diệm tuyên bố tình trạng Tổ quốc lâm nguy. Walt Rostow đề nghị Kennedy gửi 25,000 quân thuộc khối SEATO đến VNCH để tuần hành tại biên giới Ai Lao và khu phi quân sự để ngăn CS xâm nhập . Kế hoạch đã bị Ngũ giác đài phủ nhận lý do đóng quân rời rạc dễ bị tấn công.

Giữa tháng 10-1961 Tổng thống Kennedy cử Taylor và Rostow tới VN để lượng giá tình hình, trong thời gian tại VN Taylor có đề nghị với ông Diệm chấp nhận 8,000 quân tác chiến Mỹ vào VN dưới hình thức cứu lụt nhưng ông Diệm không đồng ý vì sợ vi phạm Hiệp định Genève và nhất là sợ mất chủ quyền. Hai tuần sau phái đoàn về Mỹ trình tổng thống bản tường trình mà phần cuối có đề nghị gửi quân tác chiến sang VN nhưng bị Kennedy y bác bỏ cho là chưa cần gửi quân trong lúc này.

Nhận xét và kết luận

Theo lời Bộ trưởng quốc phòng McNamara và các nhà nghiên cứu, cuối năm 1961 Tướng Maxwell Taylor là người đề nghị đưa quân tác chiến sang VN nhưng tường trình bị McNamara và Kennedy bác bỏ. Lý do chính Kennedy nêu ra là cơ bản của vấn đề người VN phải tự chiến đâu cho nước họ, Hoa Kỳ chỉ viện trợ và huấn luyện. Sở dĩ Kennedy không cho đưa quân tác chiến vào VN vì e ngại phải lo một lúc hai mặt trận ở bên kia vòng trái đất gồm TriềuTiên và VN. Tại VN Cộng quân chỉ đánh du kích chưa tấn công xâm lăng như tại Triều Tiên, cuộc chiên không giới tuyến, mơ hồ. Tóm lại Kennedy sợ vi phạm hiệp định Genève và sợ bị sa lầy.

Trên đây hai tác giả Stanley Karnow và Marilyn B Young có nói kế hoạch đưa 8,000 quân sang VN bị McNamara và Bộ Tham Mưu Liên Quân bác bỏ, họ đề nghị đưa 200,000 quân sang VN. Về điểm này hoàn toàn không thấy McNamara nói thế, tôi nghĩ hai tác giả có sự nhầm lẫn, McNamar không bao giờ chủ trương can thiệp quân sự trực tiếp mà ngược lại ông có khuynh hướng bàn ra và chính ông đã ảnh hưởng tới Kennedy.

Sau này McNamara nói thêm về quan điểm của mình, xin sơ lược như sau:

Nhìn lại biên bản buổi họp hôm ấy (15-11), rõ ràng là quyết định (không gửi quân) của chúng tôi vẫn còn hợp lý. Tại sao người ta không đặt năm câu hỏi cơ bản nhất là có phải mất VN sẽ mất Đông nam Á hay không? Nó đe dọa an ninh Tây phương không? Cuộc chiến qui ước hay du kích sẽ diễn ra? Ta có thể thắng khi quân Mỹ chiến đấu cùng với người VN không? Trước khi đưa quân vào VN ta có cần tìm giải đáp cho những câu hỏi trên không?

Mặc dù trong những tháng đầu của năm 1961, Hoa Kỳ tiến lại với VN có tính rời rạc, đa số các viên chức tòa Bạch Ốc, cả Kennedy và McNamara đều tin rằng chỉ có người VN mới giải quyết được vấn đề. Người Mỹ chỉ có thể giúp họ bằng huấn luyện và viện trợ tiếp liệu nhưng chúng tôi không thể chiến đấu cho họ.
Rồi ông kết luận

“Nếu chúng tôi đã làm như vậy thì toàn thể lịch sử của thời đại đã có thể đổi khác”
(Had we held to it, the whole history of the period would have been different) (9)

McNamara không tin tưởng nhiều vào thuyết Domino và đặt giả thuyết nếu Hoa Kỳ không đưa quân vào VN giữa năm 1965 dưới thời Johnson thì chưa chắc họ đã sa lầy, ông ta chủ trương chỉ viện trợ vũ khí mà không can thiệp bằng quân sự.
Mấy tuần qua, trang mạng damau.org và tuần báo Sài Gòn Nhỏ có đăng bài của tác giả Đinh Từ Thức “50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả”

Trong bài có đoạn nói.

“Tuy nhiên, về nguyên nhân của cuộc đảo chánh, có một “huyền thoại” cần xét lại.
Trong suốt 50 năm qua, đã có rất nhiều người, nhiều đến nỗi không thể liệt kê hết ở đây, gồm cả những “bình luận gia”, “học giả” hay “sử gia”, hầu như ai cũng nói giống nhau, như một sự thật hiển nhiên, không cần dẫn chứng, là Mỹ đảo chánh để có thể mang quân vào trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, vì ông Diệm chống lại việc này. Theo “huyền thoại” này, Mỹ phải lật ông Diệm như loại bỏ một chướng ngại vật, để có thể đổ quân vào VN. Đặc biệt là khẳng định này thông dụng trong dư luận người Việt, nhưng hầu như không được nhắc tới trong tài liệu và sách báo của Mỹ. Tôi chỉ được biết vài ba cuốn sách của Mỹ nói tới điều này, nhưng lại căn cứ từ sách báo Việt ngữ.
(ngưng trích)

Sau đó ông Đinh từ Thức đã phủ nhận huyền thoại này và cho là sai lịch sử.

Theo ý kiến của tôi việc chính phủ Kennedy làm đảo chính lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa để đưa quân vào VN không đúng. Trước hết cuộc đảo chính diễn ra cuối năm 1963 dưới thời Kennedy nhưng một năm rưỡi sau Hoa Kỳ mới thực sự đưa quân vào VN, bắt đầu từ giữa năm 1965 dưới thời Johnson, đó không phải là chủ trương của Kennedy, mỗi Tổng thống có chính sách riêng. Lý do thứ hai Kennedy và McNamara không chủ trương dấn thân nhiều vào VN, không gửi quân tham chiến như đã nói trên

Ngoài ra ông Đinh Từ Thức cũng bác bỏ nhận định cho rằng chính phủ Kennedy áp lực ông Diệm để được lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh. Theo tôi biết điều này hoàn toàn sai sự thực, Kennedy không bao giờ muốn thế. Giai đoạn này người Mỹ không chủ trương dấn thân nhiều ở VN, thậm chí như đã trình bầy còn có một số ý kiến của vài cố vấn khuyên nên rút ra khỏi VN, trong đó McNamara, người có nhiều quyền lực đã nói phong phanh không tin tưởng vào cuộc chiến này cho lắm.
Phía VN, Tổng thống Diệm chống đối việc Mỹ đề nghị đưa quân tác chiến vào nhưng đó chỉ là ý kiến riêng của cố vấn Taylor và Phó tổng thống Johnson khi họ sang VN, Tổng thống Kennedy không chủ trương như vậy. Tuy nhiên như đã nói trên ông Diệm chỉ chống đối Mỹ đưa quân sang VN trong giai đoạn khi mà cuộc chiến còn là du kích vì sợ sẽ bị tố cao vi phạm Hiệp định Genève, nhưng ông không chống đối trong trường hợp CSBV tấn công xâm lăng như tại Triều tiên.

Như đã nói trên khi VC đánh lớn, tấn công Phước Thành ban ngày giết tỉnh trưởng khiến ông Diệm hoảng và cũng đã đề nghị Hoa Kỳ ký Hiệp ước quân sự đôi bên vì sợ bị Mỹ bỏ rơi như Lào. Nói tóm lại việc ông Diệm chống Mỹ đưa quân vào miền nam không phải là chống tuyệt đối 100% như nhiều người nghĩ mà tùy theo tình thế.

Năm 1965 dưới thời Johnson tình hình quân sự tại miền nam VN nguy kịch hơn thời Kennedy rất nhiều, BV đưa các đơn vị chính qui xâm nhập miền nam mở rộng chiến tranh. Tháng 4-1965 Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quân lực) đưa tin tức bi đát khiến người Mỹ nản lòng “CS kiểm soát đa số thôn quê, chúng tôi chỉ giữ các thành phố chính, địch sắp tràn vào, rất cần quân Mỹ can thiệp” (10). Theo Trung tướng Ngô Quang Trưởng khoảng thời gian này mỗi tuần VNCH mất một tiểu đoàn và một quận, nếu không có sự can thiệp của quân đội Mỹ, miền nam sẽ mất trong vòng 6 tháng (11).

Tướng Westmoreland nhiều lần khẩn hoản xin tăng quân và Tổng thống Johnson đã gửi nhiều quân tác chiến đến VN từ 184,000 năm 1965 lên tới 530,000 năm 1968. Sở dĩ như vậy vì miền nam không đủ hỏa lực, nhân lực để tự vệ, Hoa kỳ không viện trợ đầy đủ cho miền nam VN.

Năm 1985, Nixon viết No More Vietnams, tại chương cuối cùng Third World War ông rút ra bài học từ cuộc chiến VN. Nixon nói (12) từ năm 1969 ông đã nhận định do kinh nghiệm từ cuộc chiến VN, Mỹ sẽ không gửi quân đi tham chiến. Do đó ông đã xây dựng Học Thuyết Nixon chủ trương trong tương lai trừ khi một siêu cường (Nga, Tầu) đưa quân can thiệp trong cuộc chiến, Hoa Kỳ sẽ không gửi quân tác chiến. Người Mỹ sẽ theo đường lối của Sô viết, chỉ gửi viện trợ vũ khí mà không đem quân vào can thiệp, nước bị tấn công phải tự chiến đấu. Sô viết đã chiếm được nhiều nước mà chỉ đứng ngoài giật giây.
Chủ trương của Nixon như trên đây chỉ là lý thuyết.

Nhiều người nói Hoa kỳ không cần phải gửi quân tác chiến sang VN mà chỉ cần viện trợ đầy đủ vũ khí, người miền nam có khả năng thắng cuộc chiến chống CS. Nhưng thực ra vấn đề không đơn giản như người ta tưởng, trong quá khứ, Mỹ cung cấp vũ khí, chiến cụ cho các nước đồng minh không bao giờ tương đương với viện trợ quân sự của Nga và Trung cộng cho các nước bạn của họ. Năm 1950 Bắc Triều Tiên với dân số chỉ bằng nửa Nam Triều Tiên nhưng đã được Nga, Trung Cộng giúp nhiều vũ khí tràn xuống chiếm miền nam khiến Mỹ phải đem quân vào. Năm 1954, theo Tướng Navarre trong Agonie de l’Indochine, Pháp thua trận Điện Biên Phủ vì lực lượng và hỏa lực địch do Trung Cộng giúp quá mạnh mà viện trợ của Mỹ không thể giúp Pháp cứu vãn tình thế. (13)

Cuộc chiến VN giai đoạn từ 1960, 1961 cho tới 1975, như ta đã thấy miền nam vẫn cần sự can thiệp của quân tác chiến Mỹ hoặc yểm trợ của B-52 vì không đủ hỏa lực và lực lượng để tự vệ, Hoa Kỳ đã không viện trợ đầy đủ cho VNCH.

Sở dĩ như vậy vì phía Thế giới tự do chỉ có một mình Mỹ gánh vác trách nhiệm viện trợ cho các nước bạn trong khi phía bên kia cả Nga sô, Trung Cộng và các nước Cộng sản Đông Âu cùng hiệp lực giúp đồng minh của họ. Lại nữa ngân khoản đề nghị viện trợ của chính phủ Mỹ phải đưa ra Quốc hội duyệt xét, bàn tới bàn lui, thường là bị cắt xén trong khi chính quyền CS không cần phải đưa ra Quốc hội, họ muốn giúp đồng minh bao nhiêu cũng được.

Từ đầu chí cuối cuộc chiến VN, CS quốc tế đã giúp BV một khối hàng viện trợ vĩ đại như dưới đây.(14)

Tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí

Về chi tiết: 3 triệu 600 ngàn khẩu súng bộ binh; 65,626 súng chống xe tăng; 27,960 khẩu súng cối; 2, 430 khẩu pháo hỏa tiễn; 2,165 khẩu đại bác; 3,229 khẩu cao xạ; 19,836 hỏa tiễn phòng không; 2,209 xe tăng, thiết giáp; 458 máy bay chiến đấu; 82 tầu hải quân; 148 tầu vận tải….

Nhiều người chỉ trích Hoa kỳ đưa nửa triệu quân vào VN những năm 1965- 1968 làm mất chính nghĩa của cuộc chiến, xâm phạm chủ quyền VN nhưng đó là chuyện bất khả kháng, để cứu nguy miền nam họ không có con đường nào khác. Họ đưa quân vào để cứu miền nam VN, gần sáu mươi ngàn quân Mỹ đã hy sinh chết thay cho người miền nam. Nếu trường hợp Hoa Kỳ không đưa quân sang VN mà chỉ viện trợ quân sự thì quân đội VNCH sẽ phải chịu tổn thất nhân mạng thêm lên hàng trăm nghìn người, tổng số binh sĩ tử trận sẽ lên tới ba trăm nghìn hay hơn nữa mà cũng chưa chắc đã thắng được cuộc chiến.
Có giả thuyết cho rằng Kennedy bị tài phiệt chế tạo vũ khí giết vì không muốn tham dự cuộc chiến VN, đúng sai thì chưa biết nhưng nó cho thấy một sự thực, ông muốn rút quân nhân Mỹ ra khỏi VN.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

—————————————————-

(1) Robert S. McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam (in 1995) trang 31, 32
(2) Liên phòng Đông nam Á
(3) In Retrospect, trang 39
(4) Vietnam A History trang 267, 268, 269, 270
(5) Ngày 18-9-1961 hai tiểu đoàn VC chiếm tỉnh lỵ Phước Thành trọn một ngày, giết tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng và 10 công chức, tổng cộng có 17,000 cán binh xâm nhập miền nam. Ngày 18-10-1961 Tổng thống VNCH ban hành tình trạng khẩn cấp toàn quốc. (Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1955-1963, trang 228,229)
(6) The Vietnam War trang 67
(7) The Vietnam Wars 1945-1990, trang 78-82
(8) Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, trang 151-155
(9) In Retrospect trang 39, 40
(10) Marilyn B. Young The Vietnam wars 1945-1990, trang 142
(11) Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, in 2007, trang 16, 17.
(12) No More Vietnams trang 217
(13) Agonie de l’Indochine trang 251-255
(14) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006; Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh; Đăng Phong, Năm Đường Mòn Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Trí thức Hà nội 2008, trang 120, 121

31 Phản hồi cho “Hoa Kỳ và vấn đề đưa quân sang Việt Nam năm 1961”

  1. Tungn says:

    Chuyện chính trị thì cãi càn cãi bướng không sao, nó là chuyện tán láo, không cần tài liệu, dữ kiện, những người bình dân thì rành loại này nhưng chuyện lịch sử thì chẳng cãi được, nó dựa trên những dữ kiện văn bản rõ ràng.
    Những vấn đề lịch sử mỗi người có nhận định riêng, người Mỹ họ comment vui vẻ, đứng đắn, không bao giờ chỉ trích lập trường người khác, người mình độc đáo ở chỗ bắt người khác phải nghe theo mình, thằng nào không nghe chửi cha nó, bởi vậy người mình phản hồi thường là chửi cha những thằng nào không nói đúng ý của mình.

    Bắt người khác phải nói , phải nghĩ theo ý mình là một quan điểm ấu trĩ vô cùng.

    Có người khiêm tốn biết mười nói một, có người hay nổ biết một nói mười, kiến thức được một nhúm như nhúm thuốc lào nhưng cứ bắt người khác phải nghe theo mình

    Nếu ai cũng nói một giọng điệu như nhau cả thì chẳng cần phản hồi, nhân dân nhất chí hết
    Nên chấm dứt phản hồi, cứ tiếp tục thì chỉ tốn nước bọt về những chuyện xưa như trái đất

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Tùng LÊN ÁN BỌN CỘNG SẢN hay lắm đó !

      Chừng nào thì Đảng ta theo Ý Tùng mà bỏ chuyên chính trong ly’ luận , tư tưởng & NGÔN LUẬN đây

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Tác giả Marilyn B. Yuong nói về vấn đề này như sau (7): Eisenhower để lại cho Kennedy miền nam VN bị du kích bao vây và Lào khuynh tả.”

    Miền Nam bị du kích bao vây là tình trạng chính phủ chỉ giữ được an ninh ở thành thị còn nông thôn thì Cộng Sản lan tràn. Tác giả này nói giống một số người Việt ở thời đó. Thời đó không ai biết báo cáo của Mỹ viết ra sao, họ chỉ nhìn tình hình xung quanh họ. Nông thôn thì Cộng Sản lan tràn có nghĩa là chính quyền Ngô Đình Diệm đang thua Cộng Sản trên mặt trận tuyên truyền. Tuy chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền giống như phe Cộng Sản nhưng người dân ở nông thôn vẫn nghe CS nhiều hơn. Điều này có yếu tố khách quan và chủ quan. Khách quan là người dân miền Nam vẫn còn mang lý tưởng kháng chiến chống Pháp và xem ông Hồ chí Minh thực sự là anh hùng, là người yêu nước. Họ chưa nếm mùi Cải Cách Ruộng Đất, đánh tư sản. Yếu tố chủ quan là cách thức tuyên truyền của chế độ Ngô Đình Diệm không tạo ra được một phong khí sôi nổi, hăng hái như các chế độ độc tài của Mussolini hay Hitler. Một phần là vì cả hai ông Diệm và Nhu không phải là loại lãnh tụ giỏi diễn thuyết, có tài hùng biện như Mussolini hay Hitler. Một phần nữa là các chiêu bài mà chế độ đưa ra không phải là thứ chiêu bài “ăn tiền”. Cộng Sản dùng hai loại mồi chính là độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa, với hứa hẹn cụ thể là xã hội như thiên đường . Còn thuyết Nhân Vị của ông Nhu thì khó hiểu và trừu tượng, không có cơm áo gạo tiền nên quần chúng không thấy ham thích. Chế độ độc tài thì thường gợi căm thù để cho quần chúng đoàn kết lại sau lưng lãnh tụ. Còn chế độ ông Ngô Đình Diệm không thể gợi căm thù Pháp vì Pháp đã đi rồi. Tuyên truyền căm thù CS thì người dân chưa nếm mùi CS nên chưa thấy căm thù. Do bản tính của người cầm quyền nên cách tuyên truyền của chế độ Ngô Đình Diệm không nói láo trâng tráo như chế độ CS, cũng là làm cho người kém thích hơn là khi họ nghe CS tuyên truyền. Một yếu tố khách quan khác là miền Nam là một thế giới mở, người dân được nghe các loại thông tin từ bên ngoài, được đọc sách báo ngoại quốc và có nhiều nguồn tin tức nên họ không hoàn toàn tin tưởng vào những gì chế độ nói mà biết phê phán. Và một yếu tố khác là chế độ Ngô Đình Diệm vẫn coi trọng trí thức trong khi CS gán cho trí thức cái tội tiểu tư sản lập trường không vững chắc. Coi trọng trí thức thì có nghĩa là chấp nhận họ có quyền có ý kiến độc lập phần nào.

  3. Trungnguyen says:

    Cuối 1972 và tháng 1-1973, người Mỹ ép VNCH phải ký Hiệp định Paris vì quyền lợi cấp bách của họ, Quốc hội cũng như người dân muốn sớm rút ra khỏi cuộc chiến VN, tài liệu Mỹ và VN đều có nói tới
    Những năm 1961, 62, 63 nghe nói Mỹ ép VNCH để đưa quân vào, không thấy sách báo phía Mỹ nói vậy cũng như không thấy sách vở VN nói vậy, họ không cần thiết phải ép VN vì họ không có nhu cầu vào VN giai đoạn này

  4. Nguyễn Văn says:

    Phải nói là từ ngày lập quốc đến nay nước Mỹ luôn có chiến tranh, nhưng không ở trong nước mà ở bên ngoài các nước khác. Ngoại trừ chiến tranh thế giới lần II khi bị nước Nhật tấn công, Mỹ phải đánh trả lại và chiến thắng, còn hầu hết các cuộc chiến khác, Mỹ gây chiến hay tham chiến không phải để lấn chiếm đất nhưng để đi tìm hoặc bảo vệ quyền lợi nên thường dùng chính sách be bờ, ngăn chặn để cùng nhau tồn tại phát triển kinh tế, và để bảo vệ nền dân chủ và sức mạnh của mình.
    Nhưng một khi quyền lợi và sự sống còn bị đe doa thì Mỹ sẵn sàng chấp nhận hy sinh xương máu để bảo vệ; và vì vậy, không một việc gì Mỹ không làm, dù là ám sát một lănh tụ ,hay lật đổ tổng thống một nước khác, hay ngay cả ám sát tổng thống của chính nước Mỹ.

  5. Minh Đức says:

    Trích: “theo ông nước Mỹ muốn đưa vũ khí sang giúp miền nam VN nhưng cũng rất e ngại khối 600 triệu người Trung Cộng phía bắc.

    Điều này đúng vì thế mà Mỹ không chủ trương đánh ra miền Bắc mà chỉ phòng thủ ở miền Nam. Ngày nay mới thấy viên chức Trung Quốc nói rằng vào thập niên 1960 đã từng có 320 ngàn lính Trung Quốc tại miền Bắc. Sự hiện diện của lính Trung Quốc được nói lý do là để làm đường. Làm đường thì đâu cần đến 320 ngàn lính. Như vậy lý do sự hiện diện của hàng trăm ngàn lính Trung Quốc tại miền Bắc lúc đó là để phòng khi Mỹ biết là miền Bắc đem quân vào tấn công miền Nam mà đánh lên phía Bắc như đã làm ở Đại Hàn thì đã có hàng trăm ngàn lính Trung Quốc tại miền Bắc để chống đỡ. Sau này, khi thấy Mỹ không có ý định tấn công miền Bắc thì Trung Quốc rút quân về.

    Sự thật là ông Hồ đã cho rước quân Trung Quốc vào miền Bắc để phòng chống Mỹ nhưng phía CS thì vẫn cứ lấy sự hiện diện của lính Mỹ tại miền Nam để hô hào “chống Mỹ cứu nước”. Trung Quốc làm còn tệ hơn việc đem hàng trăm ngàn quân vào miền Bắc là lấy nghiến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

  6. Hồ Minh says:

    Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel nói:
    “Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.”
    Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói :
    “20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà
    không từ bỏ CS là không có cái đầu.”
    Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói :
    “CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.”
    Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev nói :
    “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi
    phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối
    trá.”
    Tổng thống Nga Putin nói :
    “Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.
    Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim.”

  7. vybui says:

    50 năm sau ngày TT Kennedy bị ám sát, nhiều trang lịch sử được viết lại, mà nghi vấn chung quanh một việc hệ trọng bậc nhất là, người Mỹ có chủ trương đem quân tác chiến vào VN hay không là một. Phía Mỹ, qua những gì đã được ‘bạch hoá’ thì chưa hoặc không có quyết định ấy. Phía chính quyền Ngô Đình Diệm thì, có thực là người Mỹ đã có yêu cầu, có áp lực và TT NĐD đã từ chối , từ đó dẫn đến kết luận, cuộc đảo chính tháng 11/63 ủng hộ giải pháp “giết người cản đường” là một trong những lý do chính?. Đối với dư luận Mỹ, có thể nói rằng, không có gì phải nghi ngờ là thời điểm đó việc đưa quân bộ chiến vào VN còn đang trong vòng tranh luận, đôi lúc nghiêng hẳn về những người chủ trương bác bỏ, lúc khác khuynh hướng ủng hộ lại dấy lên bởi phe “diều hâu”, các nhà quân sự và người đại diện cho nước Mỹ, Đại Sứ Mỹ tại VN . Dư luận phía VN, qua những tường thuật của những người thân cận với TT NĐD và cố vấn NĐN thì xem ra đây là một yêu cầu đã được đề nghị, có thể là yêu cầu chính thức, cũng có thể chỉ là gợi ý, hoặc thăm dò. Trong nhiều dịp, TT NĐD đã nhắc đi, nhắc lại việc này với các cộng sự của ông, thì không thể chối bỏ được rằng điều Mỹ nêu v/đ đưa quân vào chưa hề xảy ra. Cho đến khi nào các nhà viết sử tìm được tài liệu chứng minh (ngược lại)rằng, TT NĐD vì lý do nào đó đã khuyếch đại hay thậm chí nói sai sự thật thì “dư luận” về việc giết một TT cuả một nước có chủ quyền để đem quân trực chiến vẫn còn lý do tồn tại.

    Trong nhiều ý kiến đã trình bày với độc giả trước đây, tôi không chú ý quá nhiều vào việc TT kennedy có chủ trương đem quân tác chiến vào VN hay không, tôi chỉ đưa ra các lập luận để đi đến kết luận là, chính quyền Mỹ dưới thời TT Kennedy đã có những sai lầm trầm trọng dẫn đến sự thất bại (cuả cuộc chiến), và kéo theo sự sụp đổ cuả VNCH bởi hai nguyên nhân chính:
    1) Chủ trương trung lập Lào, không theo lời khuyên cuả người tiền nhiệm, TT Eisenhower.
    2) “Endorsed” cuộc đảo chánh để giết hai TT hợp hiến, hợp pháp cuả một nước đồng minh có chủ quyền, bất kỳ vì lý do gì, do đánh giá sai tình hình VN lúc đó hay sự lạm quyền cuả vài nhân sự đầy quyền lực ở bộ Ngoại Giao.

    Đối với tác giả Trọng Đạt, trước hết ghi nhận công lao dịch các sách vở, tài liệu để cống hiến cho độc giả, nhưng cũng sẽ đưa ra những thiếu xót, thậm chí sai lầm trong những đánh giá, nhận xét cuả cá nhân ông (trong bài này), những điều này sẽ sớm được trình bày trong một, vài ý kiến sắp tới .

    • saovang says:

      Trường Giang (nguồn Christian Science Monitor) – Người em Robert Kennedy vào năm 1964 từng nói “JFK chưa bao giờ nghĩ chuyện rút quân ra khỏi VN và đinh ninh quân đội Mỹ cần hiện diện ở nam VN để ngăn chận đà bành trướng của Liên Xô”. (06/11/2013 – ” Liệu cố TT Kennedy có thể ra lệnh rút quân khỏi VN? ” )

  8. THẾ HỆ 9X- CỦ CHI says:

    HOAN HÔ BÁC TIÊN VÕ TUỔI TRẺ 9X CHÚNG CHÁU XIN CHIA LỬA VỚI BÁC BẰNG CÁC TƯ LIỆU VỀ CỦ CHI ĐẤT THÉP ANH HÙNG
    Địa danh hành chính và tên gọi Củ Chi được chính quyền Ngô Đình Diệm công nhận vào năm 1957 để phục vụ công tác quản lý “hành chính” của chế độ cũ. Trước đó nhiều xóm ấp ở đây cũng có tên gọi trùng với một loại cây nào đó sẵn có tại mỗi vùng để xác lập địa giới hành chánh làng này với làng khác, Như Cây Trâm, Cây Trắc, (xã Phú Hòa Đông) Mít Nài, Bàu Điều xã Phước hiệp (Nay là Phước Thạnh), Bàu Đưng (An Nhơn Tây), Giồng Sao (xã Tân phú Trung) Cây Trôm (xã Phước Hiệp), Bàu Tre (xã Tân An Hội). hoặc lấy tên của bến nước, bến đò, đình, chùa nào đó đặt tên cho xóm ấp của mình như: Ấp Bến Đò, Aáp Đình (xã Tân Phú Trung), ấp Bến Mương (xã Nhuận Đức, xã An Nhơn Tây), Xóm Chùa (xã Tân An Hội) ấp Đồng Chùa (xã Phước Thạnh).
    Mỗi một vùng đất, mỗi một địa danh ở Củ Chi điều gắn với lịch sử của mình trong đó tiêu biểu là những chiến công mà quân dân du kích mỗi địa phương đã chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ.
    Ngày 26/01/1966 tại đồng bưng ấp Bốn Phú du kích xã Trung An phối hợp với bộ đội Đại đội 02, Tiểu đoàn 02 Quyết thắng tổ chức trận vận động phục kích, tiêu diệt 300 tên địch làm bị thương hàng trăm tên khác bắn cháy 24 máy bay trực thăng, một máy bay phản lực, và làm hỏng 10 máy bay khác sau trận chiến thắng này Mỹ Ngụy không còn dám ung dung đốt phá làng mạc ở Củ Chi
    03 h sáng ngày 11/06/1967 tại Gò đình, Đức Hiệp (ấp Ngã Tư, xã Nhuận Đức) 47 chiến sỹ Đại đội 01, Tiểu đoàn 07 cùng bộ đội địa phương và nhân dân đã tổ chức tập kết diệt xe tăng địch, trong vòng 15 phút các lực lượng đã tiêu diệt 117 tên lính Mỹ, phá hủy 21 xe tăng. Trận đánh này đã khẳng định tinh thần dám đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân dân Củ Chi, với chiến lợi phẩm thu và “kinh nghiệm” đút kết được từ chiến thắng này đã thúc đẩy tinh thần hăng say diệt Mỹ nhất là “cách” diệt xe tăng thiết giáp giặc của trận Gò đình được các lực lượng khác trên toàn chiến trường Miền Đông nam bộ tận dụng triệt để
    Ngày 20/03/1975 trên Quốc lộ 22 đoạn ngang qua Cây Trôm- Bàu Tre (nay là xã Phước Hiệp và Tân An Hội) Tiểu đoàn bộ binh 01 và du kích Củ Chi cùng các lực lượng khác đã tấn công đoàn xe tiếp tế của quân đoàn 03 ngụy chi viện cho chiến trường Tây Ninh. Qua một ngày đêm chiến đấu, Ta đã tiêu diệt một đại đội bảo vệ đoàn xe, đánh thiệt hại nặng 02 đại đội bảo an đến giải dây “cứu nguy” cho đồng đội, phá hủy 117 tấn đạn dược, 53 xe trong đó có 02 xe tăng, 01 máy bay trực thăng. Trận tập kích có ý nghĩa to lớn và đánh dấu chiến công của quân dân Củ Chi cùng các lực lượng khác trong việc kiềm giữ chân địch, cắt đường tiếp tế viện trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực triển khai lực lượng và thực hiện trận chiến đấu và quyết đấu cuối cùng mà chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một trận đòn quyết chiến cuối cùng tấn công vào sào nguyệt Ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất tổ quốc.
    Tiếp nối những chiến công
    Để có được độc lập tự do, có được những kỳ tích “có một không hai” trong thế kỷ 20. Trên mảnh đất Củ Chi nhỏ bé này đã hứng chịu biết bao đau thương, mất mát, hy sinh. Trên 1.723 thương binh, 10.488 liệt sỹ, 10,000 gia đình có công với cách mạng, 779 mẹ được phong tặng danh hiệu cao quý Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, 33 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và anh hùng lao động, 19 xã anh hùng (trừ Thị Trấn và Phạm Văn Cội). Cơ sở hạ tầng gần như là không, đói kém, thất mùa, đất đai hoang hóa, đầy rẩy bom, mìn là những gì còn lại sau giải phóng.
    Từ địa đạo Cây Da xã Tân Phú Trung, đến địa đạo Bến Dược- Bến Đình và những làng quê và những chiến công hiển hách hôm qua, đã đồng hành cùng dân tộc trong 37 năm xây dựng. Để hôm nay đền Bến Dược trở thành nơi thờ phượng tri ân 44.000 liệt sỹ của mọi miền Tổ Quốc, trở thành nơi linh thiêng tôn nghiêm, ngày ngày đón khách thập phương đến tham quan tưởng niệm. Các thế hệ con em Củ Chi đã và đang ngày đêm lao động cật lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha anh đi trước tất cả vì một Củ Chi văn minh nghĩa tình.

  9. DâM TiêN says:

    Trông thấy dĩa cơm nếp…nát, bắt ớn. Thôi thì rùng mình thử một miếng xem sao,
    thì gặp ngay viên sạn này :

    “Mỹ muốn đưa vũ khí sang giúp miền nam VN nhưng cũng rất e ngại khối 600 triệu
    người Trung Cộng phía bắc.”

    Lớp ba Đại học Georgetown DâM TiêN thưa ri rà : Sau cái thắng ĐBP mà Mỹ…
    dành cho Tàu Cộng chường mặt ra võ đài, thì chiến tranh Vn chính thức là giai đoạn
    thách đố, thử sức, hay làm hòa cùng TàuCộng.Nên Mỹ kéo hàng lô đồng minh cùng
    v à à à ào Nam VN.

    Thế mà …có ai u ơ…lại cho à Mỹ…SỢ Tàu ru mà. Càng viết lách càng lách cách….

  10. saovang says:

    Tui thì chẳng hưỡn đâu mà đọc bài này , nhưng đoán rằng có lẽ cảm thấy nhiều người đọc không đồng ý với bài Kennedy Quyết Định Rút Khỏi Việt Nam , nên Trọng Đạt lại tiếp tục trò cắt xén, chắp vá những bài viết cũ để tạo ra bài mới này – nhưng vẫn với cái mưu đồ không tư bỏ là xóa bỏ huyền thoại Ngô Đình Diệm và bênh vực cho Thích trí Quạng và phe phái Ấn Quang . Còn nhớ cơn Biến Động Miền Trung năm 1966 to lớn đến nỗi suýt nữa Miền Trung bị tách rời khỏi chính quyền trung ương, ấy thế mà trong một bài viết nọ , Trọng Đạt – vì bênh vực cho Thích chí Quang- cho rằng đó chỉ là một biến cố nhỏ , không có chi là quan trọng . Trời đất !!!

    Thử hỏi kiến thức của Trọng Đạt , Đinh từ Thức là bao khi so sánh với nhà biên khảo nổi tiếng Trần Đông Phong với những bài viết về Việt nam . Ông Trần Đông Phong đã viết: …Vào năm 1963 khi cả hai ông Ngô Đình Diệm và Kennedy bị giết thì con số cố vấn Mỹ tại Việt Nam đã lên đến 17.000. Dưới thời Tổng Thống Kennedy, người Mỹ đã nhiều lần tỏ ý muốn đưa quân tác chiến Mỹ sang Việt Nam để có thể thanh toán được việt cộng một cách nhanh chóng hơn, tuy nhiên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cực lực chống lại điều đó.

    • DâM TiêN says:

      Thế đếy ! Tự ro kwá cũng không hay tí nào. Có cu bé mới vô
      đệ thất, học rằng lái đất tròn lắm, dìa dọa ông bố Trọng …”

      Ba thấy không ? Lái đất thì tròn quá, mà mềnh không biết…

      Bố, nhà văn dở hơi lớp ba : Xằng lào bảo là lái đất chòn hử?

Phản hồi