WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Không có cái gọi là “từ Hán Việt”

Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.

bi-an-chu-viet-thoi-hung-vuong-6I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?

Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa.

Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy… Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: “Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!”

Sự thật có đúng như vậy không?

Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ “không thèm chấp” gã tay ngang võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần thắng thuộc về bậc lão làng!

Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận!

Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập niên 80, trong công trình ngữ học công phu Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn “khám phá”: ngoài cái gọi là “từ Hán Việt”, trong tiếng Việt còn lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1). Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội!

Nhưng dù sao, đấy chỉ là tính toán của nhà bác học, còn với người dân Việt, ít người tin, chỉ vì lý do đơn giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ!

Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2). Rất may là ý tưởng “điên rồ” đó chẳng những không bị ném đá mà còn không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm…(3) trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt Triều Châu của tôi khẳng định: “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa (5)!

Như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết.

Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau:

Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ. Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ.
Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn Giáp cốt.

Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5). Trong triều đình nhà Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”- thày bói, người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh.

Sau đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam. Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bắc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử vẫn có khoảng 20% từ địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự.

Một vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa ai xác định được! Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt,  nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát hiện “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán”(6). Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm.

Một câu hỏi: khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.” Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt (7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng.
Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài từ đa âm, không thanh điệu, tới đây đã thành đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng nói của bộ phận cư dân mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy?

Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời.

Từ phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết.

II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc

Như đã nói ở trên, tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những tiếng không được ký tự bị mai một.

Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở thành từ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức. Mọi giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bức thúc.

Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là chữ Nho. Ở miền Nam cho tới năm 1975, gọi là cổ văn. Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là “từ Hán Việt”. Một thời gian dài nửa thế kỷ ta chấp nhận tên gọi đó vì tưởng rằng hợp lý. Nhưng bản thân khái niệm “từ Hán Việt” lại mâu thuẫn và vô nghĩa. Thuật ngữ này hàm ý: chữ của Hán, còn cách đọc của Việt, ghép lại thành “từ Hán Việt.” Nhưng như phát hiện của Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc đó chính là tiếng nói ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường! Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, cả chữ viết và cách đọc đều của người Hán, nên không thể là “từ Hán Việt!”. Nay ta thấy không thể tiếp tục dùng thuật ngữ sai lầm cũ. Nhưng dùng tên nào thích hợp hơn?

Đường âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử. Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát hiện của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội. Sở dĩ gọi là “từ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Tuy nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây phản cảm, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải “từ Hán Việt” mà là tiếng Việt cổ. Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội. Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng tốt nhất.

III. Kết luận

Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!

Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc.

Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng!

Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?

Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh, luyện tư duy… Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt.

Chúng tôi xin mạo muội đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “từ Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.

Madrak, 1. 12. 2013

© Hà Văn Thùy

Nguồn: Blog huynhngocchenh

—————–
*http://trankinhnghi.blogspot.com/2013/11/di-san-han-viet.html

————————————————————-

Tài liệu tham khảo: 

1. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979

2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.

3. Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com

4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa  http://huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html

5. Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa  http://khoahocnet.com/2013/11/11/ha-van-thuy-lich-su-hinh-thanh-chu-viet-trung-hoa/

6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện

7. Hà Văn Thùy – Nỗi bất an của lịch sử http://trannhuong.com/tin-tuc-15551/noi-bat-an-cua-lich-su.vhtm

 

113 Phản hồi cho “Không có cái gọi là “từ Hán Việt””

  1. Chukho says:

    Các đồng chí nên khẩn trương QUÁN TRIỆT-QUYẾT LIỆT-NGHỊ QUYẾT với tinh thần PHẤN KHỞI cao ?!

  2. BIEN CUONG says:

    Xem qua các Com thấy (trái tim pha lê) đưa ý rất tốt và (lão ngoan đồng) góp ý cũng hay . Thế là DCV trở thành diễn đàn góp ý với nhau thì cũng tôt vì đã góp thêm kiến văn cho mọi người. Tuy nhiên khi nhìn vào toàn cục, số đông thì hiện rõ là những chỉ trích, phê bình, chê bai theo chủ quan, tầm nhìn, và kiến thức của mỗi VỊ, toát lên những “cái tôi” thiên kiến và duy ý chí đến cực đoan…mà thiếu hẳn những phân tích, đóng góp ôn hòa để nâng đỡ nhau hoặc để nhằm sáng tỏ 1 chủ đề v.v..Người Việt mình có điều đáng buồn ở chỗ ấy : hay ganh tỵ, tự ái, tỵ hiềm (thường thấy) hơn là giúp đỡ nhau như tinh thần thường có ở người Nhật, người Hàn. Mong rằng đầu Xuân mới, các comments có những suy tư, kiến thức sâu sắc đóng góp nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực để người đọc có thêm nhiều món ăn tinh thần phong phú trong quảng đại bao dung hữu ích .Thanks !

  3. Builan says:

    Tự tôn dân tộc Việt Nam says: 09/02/2014 at 07:17

    “..CSVN chưa bao giờ dùng từ “Xưởng đẻ”. Từ “Xưởng đẻ” là do các vị tự nhận là “người Việt quốc gia” chống Cộng gán ghép cho CSVN với mục địch mỉa mai, miệt thị. Nó cũng giống như chuyện hài hước sau năm 1975 là các vị tự nhận là “người Việt quốc gia” chống Cộng gán ghép cho cán bộ, bộ đội gọi cái phin cà phê là “cái nồi ngồi trên cái cốc” vậy……… Tôi là một thầy giáo dưới chế độ VNCH nên tôi còn nhớ chính xác cách gọi các cấp học và lớp học thời đó như sau:……
    ( xin xem tron com daì ở dưới )

    @ Builan tui cũng từng thecméc như vậỵ !!! XƯỞNG ĐẺ ???
    Xin bà con tiếp tay giaĩ toả : CÓ hay KHÔNG ???

    Cảm ơn bạn TEÒ
    tèo says: 09/02/2014 at 19:54

    ” 1/VNCH từ tiêu học lên tới TH là 12 năm. Trước 75 VNCH đã có các lớp 1 tơi 12 chơ không phải 1985 như chú mi viết .Có le chú mi mói sinh sau 80 hay 90 chăng ?
    ………….
    Như chữ nhà ĩa nhà đái xữơng đẻ có lẻ lúc đó chú còn nhỏ hay chưa sanh nên không biết,. Năm 80 nhà bảo sanh Từ Dũ đã được gọi lại là nhà bảo sanh ,nhưng nếu ai đẻ ý vẩn còn cái bãng treo trên cao và mũi tên chĩ vào cái cổng đề là xưỡng đẻ,phá thai nạo thai đã mờ nhưng vẩn còn đọc được..

    _ Như là lời cầu khẫn : “Làm ơn giúp ông THẦY GIÁO + BL sáng mắt sáng lòng”
    CÓ hay KHÔNG _ YES or NO ” XƯỞNG ĐẺ ????

    Đa tạ

    • Hoàng says:

      Builan và tèo nhầm to. Tôi nói từ 1985 cấp học phổ thông 12 năm là chung cho cả nước qua cải cách giáo dục lần thứ nhất.
      Trước 1975, VNCH có hệ giáo dục phổ thông 12 năm. VNDCCH tức là miền Bắc có hệ phổ thông 10 năm, nhưng thực chất là 11 năm, vì trước khi vào học lớp 1, phải học lớp vỡ lòng, đọc được, viết được và làm được các phép tính cơ bản là cộng, trừ, nhân, chia một chữ số thì mới vô học lớp 1, tức là chương trình lớp vỡ lòng tương đương với lớp 1 hệ 12 năm.

      • BUILAN says:

        Dạ thưa “thầy “ Hoàng (Tư tôn dân tộc Việt Nam) !
        Thì ra là vậy !
        Thầy lấy thêm cái nick “Tư tôn dân tộc VN” mà lại dinh ngay vào việc gian trá : tiếp tay với Công Cụ Côn Đồ – lươn leo, láo lừa, lấp liến: muốn ” Biến có (xưởng đẻ) thành không……” thì chính thầy bôi nhọ cái danh “nhà giáo”- cuả thầy (Tôi là một thầy giáo dưới chế độ VNCH) – Làm dơ lây cho những vị NHÀ GIÁO (thứ thiệt ) khác

        _ Tôi chỉ góp ý nhẹ nhàng: “trớc quớc , & nghi ngờ ” giữ lòng tương kính với nhau chứ không HỒ ĐỒ như thầy “Gắp cứt (chứ không phaỉ lửa) bỏ tay người “…Từ “Xưởng đẻ” là do các vị tự nhận là “người Việt quốc gia” chống Cộng gán ghép cho CSVN với mục địch mỉa mai, miệt thị.”

        Giờ thầy Hoàng ,còn khả năng nguỵ biện -chống chế .. nưã không ?
        _Sai hay đúng 1985 # trước 1975……. là chuyện nhỏ (cái nhỏ thí caĩ cối _ cái TO thì lờ đi ! Khôn thiệt !

        @ Phần tôi ? Tôi tin rồi, được giaĩ toả , hết thec méc rồi – Cảm ơn quý HUYNH ĐỆ !!

        @ Hồ Bac Cụ says
        -bọn V+ dốt nhưng lại rất “sính” dùng chữ đao to búa lớn, như dùng chữ “công hàm độc thân” cho một tờ giấy chứng nhận tình trạng hôn phối. Chuyện dùng chữ “xưởng đẻ” thay cho nhà bảo sanh Từ Dũ ở SG là chuyện có thật 100000% mà người dân SàiGòn sau 1975 còn nhớ, vậy mà chúng còn lu loa “làm gì có???

        @ Teò says
        Như chữ nhà ĩa nhà đái xữơng đẻ có lẻ lúc đó chú còn nhỏ hay chưa sanh nên không biết,. Năm 80 nhà bảo sanh Từ Dũ đã được gọi lại là nhà bảo sanh ,nhưng nếu ai đẻ ý vẩn còn cái bãng treo trên cao và mũi tên chĩ vào cái cổng đề là xưỡng đẻ,phá thai nạo thai đã mờ nhưng vẩn còn đọc được

        @ T says
        cái chuyện ” Xưởng đẻ” là chuyện có thật 100% chính mắt T. trông thấy ỏ trước cổng nhà bảo sanh Từ Dũ hồi tháng 5 năm 1975!!! Còn nữa nếu ai còn ở lại Sàigon thì nhìn thấy những bảng hiệu như sau :
        - Trạm kiểm soát tất cả ( trạm y tế phòng dịch)
        - Quầy hàng thanh niên ( Tưởng là quày hàng bán thanh niên, nhưng thật ra là gian hàng bán thực phẩm do thanh niên phụ trách)
        - Cục Đùơng sông, cục đường biển…
        - Nha Khí Tượng Thủy Văn…
        - Quầy hàng tươi sống ( bán thịt cá, rau trái…)

        Trân trọng

      • Trực Ngôn says:

        Các cụ ngày xưa mắng rằng; Đã dốt lại còn hay nói chữ, đã câm lại còn hay ngóng, đã ngọng lại còn hay nói, thế mới khổ!

        Biết thìnói, không biết thì dựa cửa mà nghe để học hỏi! Hệ 10 năm hay 12 năm thì đã rõ ràng, còn lớp vỡ lòng (hay mẫu giáo) thì ở đâu, bắc hay nam cũng đều có cả! Không tập làm quen với mặt chữ, con số qua lớp mẫu giáo (hay lớp vỡ lòng) thì làm học ở lớp 1 được hả ông Hoàng?

  4. quandannambo says:

    hiện tại
    chử Quốc Ngử là tốt nhất
    *
    nếu
    không có chử Quốc Ngử
    thì
    không có bài viết này

    củng không có
    những comment này*

  5. LeThiep says:

    (Vài trích đoạn ) Nỗi buồn tiếng Việt – Chu Đậu _

    …trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi . Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam.

    Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại . Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.

    Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ? Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Sau đây, chúng tôi xin ghi lại một số từ ngữ mà chế độ CSVN ép dân chúng dùng, đọc lên, nói lên sai với nguyên nghĩa,:

    ” Đại trà” = on a large scale = cỡ lớn, quy mô lớn. Thí dụ: “đồng bào trồng cây cà phê đại trà”. Tại sao không dùng như trước là “quy mô lớn”? Ngoài ra dùng “đại trà” là bắt chước Trung Quốc. Có thể gây hiểu lầm là “cây trà lớn”!!

    ” Đăng ký” = register = ghi tên, ghi danh. Nghĩa rất đơn giản, nhưng bắt chước Trung Quốc, cố dùng Hán-Việt. Câu nói sau đây nghe kỳ lạ: ‘Tôi đã đăng ký mua khoai mì ở Phường…’. Tại sao không dùng “ghi danh”, “ghi tên”? ” Đăng ký” là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của ho đến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước. Trước đây, ta đã có chữ “ghi tên” (và “ghi danh”) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ “đăng ký” để dịch chữ ‘register’ từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ “ghi tên” hay “ghi danh” cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu!

    “Hiển thị” ‘Chỉ cần ấn nút thì mọi nhu cầu sẽ được hiển thị trên máy tính…’ (appear on screen). Tại sao không nói “sẽ thấy hiện rõ trên máy”.

    “Khả năng”: Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ “khả năng” trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là ‘trời hôm nay có thể mưa, thì người ta lại nói: ‘trời hôm nay có khả năng mưa, nghe vừa nặng nề, vừa sai.

    “Khẩn trương”: Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ ‘nhanh chóng’. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ ‘nhanh chóng’ để dùng chữ ‘khẩn trương’. Đáng lẽ phải nói là: ‘Làm nhanh lên’ thì người ta nói là: ‘làm khẩn trương lên’.

    “Nghệ nhân”: Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ “nghệ sĩ”, họ dùng chữ “nghệ nhân”. Có những người tưởng rằng chữ ‘nghệ nhân’ cao hơn chữ ‘nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ ‘nghệ nhân’ là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.

    “Quản lý” = management = quản trị, chịu trách nhiệm. Bắt chước từ Trung Quốc và bị lạm dụng. Nói: ‘Anh X quản lý một xí nghiệp’ thì được, nhưng câu sau ‘nhái lại khôi hài ‘Anh sẽ xây dựng với đồng chí gái, và đồng chí gái sẽ quản lý đời anh…’. “Quản lý” chỉ dùng để trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hành chánh. “Quản lý” không dùng cho lĩnh vực tình cảm được, tình cảm không phải là một lô hàng, không phải là một xí nghiệp.

    “Sự cố”: “Sự cố kỹ thuật”: tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như ‘trở ngại hay ‘trở ngại kỹ thuật’ hay giản dị hơn là chữ ‘hỏng’? (Nói ‘xe tôi bị hỏng’ rõ ràng mà giản dị hơn là nói ‘xe tôi có sự cô).

    “Tham quan”: đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu! Sao không nói là ‘Tôi đi Nha Trang chơi, ‘tôi đi thăm lăng Minh Mạng’, mà lại phải nói là ‘tôi đi tham quan Nha Trang’, ‘tôi đi tham quan lăng Minh Mạng’.

    “Tranh thủ”: Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ ‘cố gắng’, từ cái tệ sính dùng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ ‘tranh thủ’. Thay vì nói: ‘anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về, thì người ta lại nói: ‘anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về.

    “Tư liệu”: Trước đây ta vốn dùng chữ “tài liệu”, rồi để làm cho khác miền Nam , người miền Bắc dùng chữ ‘tư liệu trong ý: ‘tài liệu riêng của người viết’. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ ‘tài liệu’, mặc dù nhiều khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.

    ………

  6. LeThiep says:

    Ngôn ngữ Việt cộng:

    1- Thay chữ Hán Việt

    - Hán Việt thay cho Hán Việt với nghĩa xa lạ khác (Khả năng, Triều cường, Hoàn cảnh, …)
    - Hán Việt thay bằng nửa Hán nửa Nôm chẳng giống ai sất ( lính thủy đánh bộ, tốp ca…)
    - Thay chữ Hán bằng chữ Nôm nghe rất buồn cười (Tài xế -> lái xe, Hợp ca -> Tốp ca…)

    2- Thay chữ Nôm

    - Đảo lộn chữ một cách ngây ngô, không cần thiết (Loại này rất nhiều: Đảm bảo, triển khai, giản đơn, nhóm trưởng, lớp trưởng, kiếm tìm…)
    - Thay chữ cũng rất ngây ngô, không cần thiết mà không đổi nghĩa gì cả (dạy học -> đứng lớp…)

    3- Làm chữ mới:

    - Những chữ dung tục, xấu xí được đem dùng rộng rãi (xưởng đẻ, nhà ỉa…)
    - Dùng ngoại ngữ phiên âm cẩu thả, tùy hứng, không có quy luật gì cả (Ốt-tra-lia – Nước Úc / Australia; Cu-dơ bê – Coos Bay, vịnh Coos ở Tiểu bang OregonUSA…)
    - Ghép Hán Nôm một cách kỳ lạ (siêu sao, siêu rẻ, siêu lạ…)
    - Ghép Hán Việt với Hán Việt vô tiền khoáng hậu (Siêu mẫu, Kích cầu, Giao hợp…)
    - Chữ mới vô nghĩa nghe rất nhức nhối (Sự cố, Bức xúc…)

    (Trích )

    • UncleFox says:

      “Lấy cảm hứng” từ “bài chủ”, anh Lê Thiệp “phát biểu ninh tinh” chống “văn hoá cách mạng”, sau khi “điều tra xác minh làm rõ” đảng đã “triệu tập” một “dư luận viên” đến “cơ quan thương nghệp mặt đất” để xin một “xuất thưởng công” nếu Lê Thiệp chịu thôi không “bảo lưu” những điều chỉ trích “chống phá tổ quốc”.
      Lê Thiệp là một “siêu sao” “không chuyên”, có “tiền sử” “nguyền rủa quê hương” trên ĐCV rất “năng nổ” . Thiệp hiểu “sâu sắc” “động thái” ấy sẽ cản trở “quá trình” xin “hộ chiếu” vào Việt Nam thuê “lao động” có “công nghệ cao” để “sản xuất đại trà” hàng trăm con bò “nhân bản” “phục vụ yêu cầu” “bê hơi” đang rất phát triển rất “hoành tráng” ở nước ta . Thế nên ban tuyên giáo đã “đề xuất” cô Lê Thị Nhung một đảng viên trung kiên “còn đảng còn mình”, từng “kinh qua” các trường “trung học chuyên”, “đại học mở”, và “du học tại chỗ” với bằng cấp cao nhất là “phó tiến sĩ” do Đại Học “Ít Oét” (East West ?) Hoa Kỳ cấp phát … được “tiếp cận” “đối tượng” Lê Thiệp, tìm cách “móc ngoặc” đương sự trong thời gian sớm nhất .
      Theo tin sơ khởi, nhờ “cơ trưởng và “tổ lái” rất “chuyên sâu” trong “mặt bằng công nghệ” nên “chuyên cơ” chở cô Nhung đã an toàn hạ cánh xuống một trong các sân bay thuộc “cụm cảng hàng không” “Niu Oóc” . Nếu bão tuyết ngưng, đường lộ được “giải phóng” sớm, không bị “ùn tắc giao thông” thì đồng chí Nhung sẽ đến “hiện trường” vào ngày mai .
      Tuy nhiên, điều làm các đồng chí lãnh đạo “quan ngại” nhất là đồng chí Nhung “có khả năng” bị Lê Thiệp giần cho lên đến “đỉnh điểm”, “cao trào” “liên hoàn” rồi quên luôn bác đảng …

      • LeThiep says:

        Cám ơn bác Fox giúp em có cơ hội “cập nhật ” lại “ngôn ngữ văn hoá hiện đại “của mình như dưới đây:

        ” Đài thủy văn” cho biết ngày mai trời ở “bang” em đẹp lắm . Em sẽ gọi cho “Trung tâm quản lý đường bay ” để biết mấy giờ thì phi cơ đáp xuống “đường băng ” đặng còn “khẩn trương” ra đón nàng Lê thị Nhung . Từ “cửa khẩu” vào thành phố nơi em ở không có “đường cao tốc “, hy vọng sẽ không có “sự cố” “ùn tắc “.

        Để giúp nàng ” thư giãn”, em sẽ rủ nàng đi “tham quan tốt” những “cảnh quan” thành phố .

        Sau đó, ” chủ ý ” gây “ấn tượng” với nàng , em “dự kiến” sẽ đưa nàng tới nhà hàng Tây Đô . Nơi đó rất ” hoành tráng” , có các “nghệ nhân ” tới hát hàng ngày , có “thực đơn cao cấp” , ” bình quân” 100 đô mỗi món, ” bảo đảm chất lượng ” .Vì “học vị” của nàng, em không muốn đưa nàng tới những tiệm ăn “chui” tuy rẻ hơn . Nếu mặt nàng trông “căng” vi đắt “khủng” , em sẽ nói nàng cứ ăn uống “thoải mái “”vô tư” , em đãi, luôn cả tiền boa .

        Trong khi ăn, em sẽ mời nàng lên “hát đôi”, rồi ra sàn nhảy ” múa đôi ” nữa .

        Ăn xong, em sẽ nói với nàng em đã có “quy hoạch ‘ một buổi “tiểu trà “tại “căn hộ ” của em để “chiêu đãi ” nàng tiếp . Hi hi, thấy em “tiến công “, có “khả năng ” là nàng sẽ nói: ” Anh ơi, em ” phát hiện ” là em cảm thấy rất hứng thú với anh”. “Anh là ” đối tượng ” của em rồi, em ” hồ hỡi” quá. Anh ơi, “bú mồm ” em đi “.

        Ý dzà , nếu nàng Lê thị Nhung -đảng viên trung kiên “còn đảng còn mình” – đột xuất” ra chiêu độc : ” Quản lý luôn đời em đi anh” , thì lúc đó “vấn nạn ” này phải mang lên diễn đàn để hỏi ý bác Fox. Ha ha .

      • Lamson72 says:

        UncleFox, ngôn ngữ của đỉnh cao trí tệ trường sơn đông trường sơn tây cựcấn tượng có khả năng hoành tráng

  7. Đinh Ngọc Minhd says:

    Ý tưởng bài viết độc đáo, thú vị và rất đáng hoan nghênh!
    Còn nhớ giáo sư Trần văn Khê có lần trò chuyện về đề tài ẩm thực – một lãnh vực mà nhà nghiên cứu nhạc cụ dân tộc này cũng khá am tường- đã nói với đại ý là: món thịt kho tàu (theo cách gọi lâu nay) phải được gọi là thịt kho nam bộ mới đúng, bởi lẽ trong thành phần chế biến có dùng đến nước trái dừa (loại cây phổ biến của đồng bằng nam bộ) và trong nhiều món ăn khác người miền nam cũng ưa dùng đến như một tập quán ẩm thực. Ông cũng nói thêm là bản thân ông đã nhiều lần qua Trung Quốc, Đài Loan và trong những lần dùng món thịt kho của họ thấy nó cũng khác hẳn với ở ta, nên theo ông từ nay phải gọi món thịt kho nước dừa là “thịt kho nam bộ” thay cho cách gọi “thịt kho tàu” bấy lâu dùng sai.
    Từ câu chuyện này có thể thấy cách đặt lại vấn đề cùng những dẫn cứ, dẫn chứng mà tác giả bài viết trên đưa ra là có cơ sở xác tín. Việc làm sáng tỏ nghi vấn lịch sử- văn hóa-ngôn ngữ này là điều hệ trọng; có hay không việc “bé cái lầm” khi đem một khối lượng tài sản ngôn từ lớn được thừa kế từ di sản cha ông để lại đưa cho…thằng Tàu đứng tên!?!

    • Đầu bếp khách sạn says:

      GS Trần Văn Khê cũng sai nốt. Thịt kho nước cốt dừa {hoặc nước dừa} là thịt kho nước cốt dừa chứ không phải thịt kho tàu. Cách thái miếng thịt kho với nước cốt dừa {hoặc nước dừa}, cách sử dụng gia vị và cách kho, cách điều khiển lửa to nhỏ tùy từng lúc để kho thịt nước cốt dừa {hoặc nước dừa} cũng rất khác với kho thịt kho tàu. Thịt kho tàu thì dùng đường đen hoặc đường vàng làm bằng thủ công chứ không dùng đường trắng {đường kinh}…

      • UncleFox says:

        “đường kinh” mà dùng kho thịt thì quả là …kinh thật đấy . Đừng cô nào nghe lời ” Đầu bếp khách sạn” khoe với nhà chồng :” Con làm món thịt kho nước (cốt) dừa bằng … đường kinh cho Ba, Má và chồng con ăn thử … bổ (!?) lắm đó . Ba Má thử xem …”
        Giàng ạ ! hậu quả chẳng biết đâu mà lường !

  8. Trực Ngôn says:

    Bài viết của tác giả Hà Văn Thủy đậm nét bảo tồn văn hoá. Nhưng chuyện này xin dành lại cho các cụ là những nhà nghiên cứu.

    Còn người dân như chúng tôi thì chỉ biết học và viết theo. Tuy vậy, việc dùng chữ rất quan trọng, CSVN biến chế “Việt ngữ” thành ngôn ngữ quái đản!

    Nhà bảo sanh bị biến chế thành = Xưởng đẻ!
    Thủy quân lục chiến = Lính thủy đánh bộ
    Toà Bạch Ốc = nhà trắng
    Túc cầu = Bóng đá
    Trục trặc, trở ngại = sự cố

    Còn nhiều, rất nhiều từ ngữ khác nữa như: ” Anh Thạc sĩ và anh Công an Kách mạng

    • Tự tôn dân tộc Việt Nam says:

      CSVN chưa bao giờ dùng từ “Xưởng đẻ”. Từ “Xưởng đẻ” là do các vị tự nhận là “người Việt quốc gia” chống Cộng gán ghép cho CSVN với mục địch mỉa mai, miệt thị. Nó cũng giống như chuyện hài hước sau năm 1975 là các vị tự nhận là “người Việt quốc gia” chống Cộng gán ghép cho cán bộ, bộ đội gọi cái phin cà phê là “cái nồi ngồi trên cái cốc” vậy.
      Phải phân biệt từ HÁN VIỆT và từ THUẦN VIỆT tuy khác âm nhưng đồng nghĩa.
      Tòa Bạch ốc là từ HÁN VIỆT, Nhà Trắng là từ THUẦN VIỆT.
      Túc cầu là từ HÁN VIỆT, Bóng đá là từ THUẦN VIỆT.
      Trục trặc, trở ngại là từ HÁN VIỆT, sự cố là từ THUẦN VIỆT.
      Phi cơ là từ HÁN VIỆT, máy bay là từ THUẦN VIỆT.
      Phi trường hoặc phi cảng là từ HÁN VIỆT, sân bay hoặc cảng hàng không là từ THUẦN VIỆT.
      Hải cảng là từ HÁN VIỆT, cảng biển là từ THUẦN VIỆT.
      Bệnh nhân là từ HÁN VIỆT, người bệnh là từ THUẦN VIỆT.
      Quốc gia là từ HÁN VIỆT, nhà nước là từ THUẦN VIỆT.
      Vân vân…
      Ngôn ngữ và chữ viết là 2 yếu tố chính trong rất nhiều yếu tố để tạo nên nền văn hóa của một dân tộc. Ngôn ngữ và chữ viết bị mai một hoặc mất đi, chẳng hạn người Việt Nam mà không nói được tiếng Việt, không viết, không đọc được chữ quốc ngữ Việt Nam {như một số con em người Việt ở hải ngoại thế hệ thứ 2 trở đi} thì bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bị mai một hoặc mất đi. Chính vì vậy, dù người Việt Nam ở bất cứ nơi nào trên thế giới thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam, mà trước hết là giữ gìn ngôn ngữ và chữ quốc ngữ Việt Nam, là hết sức quan trọng.
      Việt Nam có chữ viết riêng là chữ quốc ngữ Việt Nam, có ngôn ngữ {tiếng nói} riêng là tiếng THUẦN VIỆT, gọi tắt là tiếng Việt. Vậy tại sao người Việt Nam không tự tôn dân tộc bằng cách dùng từ {tiếng} THUẦN VIỆT như CSVN, mà lại dùng từ {tiếng} HÁN VIỆT. Dùng từ {tiếng} THUẦN VIỆT là tự tôn dân tộc. Dùng từ {tiếng} THUẦN VIỆT là yêu nước.

      Nhân đây xin nói thêm. Cách gọi các cấp học và lớp học dưới chế độ VNCH làm cho người Việt bình thường rất khó hiểu hoặc hiểu sai, vì thường gọi theo tiếng HÁN VIỆT và gọi ngược theo kiểu… Tàu. Tôi là một thầy giáo dưới chế độ VNCH nên tôi còn nhớ chính xác cách gọi các cấp học và lớp học thời đó như sau:
      I/ CẤP HỌC
      1/ Bậc Tiểu học ngày nay {cấp 1 trước 1985} thì VNCH gọi bậc Tiểu học.
      2/ Bậc Trung học cơ sở ngày nay {cấp 2 trước 1985} thì VNCH gọi là Đệ nhất cấp.
      3/ Bậc Trung học phổ thông ngày nay {cấp 3 trước 1985} thì VNCH gọi là Đệ nhị cấp.
      II/ LỚP HỌC
      Lớp 1 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Năm.
      Lớp 2 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Tư.
      Lớp 3 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Ba.
      Lớp 4 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Nhì.
      Lớp 5 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Nhất.
      Lớp 6 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Đệ thất.
      Lớp 7 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Đệ lục.
      Lớp 8 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Đệ ngũ.
      Lớp 9 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Đệ tứ.
      Lớp 10 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Đệ tam.
      Lớp 11 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Đệ nhị {học hệ lớp đệ nhị thi tú tài 1}.
      Lớp 12 hiện nay thì VNCH gọi là lớp Đệ nhất {Học hết lớp đệ nhất thi tú tài 2, còn gọi là tú tài toàn phần}.
      Một nền giáo dục thời VNCH gọi là có chất lượng hơn Bắc Việt nhưng cách gọi các cấp học và các lớp học thì gọi theo kiểu… Tàu.
      Một chế độ VNCH chống Cộng sản nói chung, chống Trung Cộng nói riêng nhưng lại gọi các cấp học và lớp học hoàn toàn theo kiểu… Tàu.
      Tóm lại:
      CSVN dùng từ THUẦN VIỆT là chủ yếu, chỉ dùng từ HÁN VIỆT khi quá cần thiết và có chọn lọc. Thời các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh… lãnh đạo nước VNDCCH, ở Bắc Việt đã đề ra hẵn một cái nghị quyết có tên “GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT”. Nghị quyết ấy yêu cầu phải ưu tiên dùng từ THUẦN VIỆT, từ nào mà dùng từ THUẦN VIỆT nó không phản ánh được hoặc không phản ánh đầy đủ nội dung thì mới dùng từ HÁN VIỆT hoặc dùng từ tiếng Anh, tiếng Pháp.
      Dưới thời VNCH người ta rất sính dùng từ HÁN VIỆT và từ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Latin… một cách tràn lan, không có chọn lọc, ngay cả trong văn bản chính thức của nhà nước, của quân đội cũng dùng rất nhiều từ HÁN VIỆT và các từ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Latin…

      • tèo says:

        1/VNCH từ tiêu học lên tới TH là 12 năm. Trước 75 VNCH đã có các lớp 1 tơi 12 chơ không phải 1985 như chú mi viết .Có le chú mi mói sinh sau 80 hay 90 chăng ?
        Còn goi lớp năm tới lớp nhất (bặc tiểu học ) và lớp đệ thất tơi đệ nhất bậc TH là có trước năm 60 ,khi còn Bão Đại và được dịch từ tiếng Pháp…(và hs nào cũng hiểu .Ví dụ như học đệthất thì biết là em đã lên năm đầu TH. Sau này Pháp cũng đỗi từ lớp 1 tới lớp 12.Đừng nói như vậy là “công “của HCM nhé !)
        2/Còn câu kết là nói về XHCN thì đúng hơn . !
        (Một điễn hình :nhà văn PtHoài viết sách rất thích thêm chứ Anh chử Pháp chữ Đức trong câu văn ,đoạn văn. Nhiều nhà văn miền Bắc khi viết tiếng Việt lại thích mở đóng ngoặc) đẻ giãi thích tiếng Việt thông thường bằng tiếng pháp hay tiêng anh. Có lẻ họ thích “ta” đây biết tiếng anh pháp chăng ?.
        Như chữ nhà ĩa nhà đái xữơng đẻ có lẻ lúc đó chú còn nhỏ hay chưa sanh nên không biết,. Năm 80 nhà bảo sanh Từ Dũ đã được gọi lại là nhà bảo sanh ,nhưng nếu ai đẻ ý vẩn còn cái bãng treo trên cao và mũi tên chĩ vào cái cổng đề là xưỡng đẻ,phá thai nạo thai đã mờ nhưng vẩn còn đọc được..Còn nữa là khi chú mi lớn lên (40 năm rồi còn gì? ) thì VC đã sữa lại là thúy quân lục chiến ,,máy bay trực thăng chớ không còn linh thũy đánh bộ,máy bay lên thẳng nữa.
        Cố nhiên những từ hán việt hóa hay hán việt xữ dụng trong văn thư trong viết lách vẫn phài dùng
        bởi vì không có chữ Việt hay nếu viết tiêng vịệt sẽ luôm thuộm hay tục tỉu…
        VNCH dùng tiếng việt đã có sẳn từ ong cha đã viết và đã cải tiến cho câu văn sáng sủa ,cho lời nói giản dị ,dẻ hiểuhơn
        Nó khác vói thời Kếch mệnh của ‘chú Ho”….
        (t)

      • BUILAN says:

        CAÍ NẦY xem ra rất là THÚ VỊ

        ” CSVN chưa bao giờ dùng từ “Xưởng đẻ”. Từ “Xưởng đẻ” là do các vị tự nhận là “người Việt quốc gia” chống Cộng gán ghép cho CSVN với mục địch mỉa mai, miệt thị.”

        @ Tôi đã từng thắc mắc và nghi ngờ ! Làm gì có chuyện quá ngu si dốt nát , thú vật như vậy !!! “CHA nó lú thì còn chú nó khôn” có lẽ nào LÚ hết cả caí thành phố mang tên bác !!! Tôi không biết hoỉ ai !

        May quá là may ! Có sách và có chứng ! Xin quý bậc thầy làm ơn trả lời NGHIÊM TÚC : Có hay không cái chuyện XƯỞNG ĐẺ ???? (một lần cho rốt ráo)
        Nêu KHÔNG MAY _ Có thật XƯỞNG ĐẺ thì ăn nói làm sao hỡi trời ???

        Xin đôị ơn TRỰC NGÔN và bạn COM tự xưng Tôi là một thầy giáo dưới chế độ VNCH nên tôi còn nhớ chính xác cách gọi các cấp học và lớp học thời đó như sau:……;;”
        _ Thưa thầy, ” ĐÚNG 1000%”
        Nhưng cả 3 cái ni hình như hơi bị “trớt quớt” – làm cho tôi nghi ngờ !
        1/ Bậc Tiểu học ngày nay {cấp 1 trước 1985} thì VNCH gọi bậc Tiểu học.
        2/ Bậc Trung học cơ sở ngày nay {cấp 2 trước 1985} thì VNCH gọi là Đệ nhất cấp.
        3/ Bậc Trung học phổ thông ngày nay {cấp 3 trước 1985} thì VNCH gọi là Đệ nhị cấp. ?????
        ” trước 1985″ (1 lần có thể nhầm , 3 lần thì chẳng còn biết goị là gì nữa !!)

        Nhân đây và chỗ nầy
        Xin lễ phép hoỉ CHỮ NGHIÃ loại nầy được dùng vào thơì kỳ đồ đễu, đồ ĐÁ ĐỒ… nào ???

        GIẤY SỞ HƯŨ VỢ CON !! nó thuộc về HÁN hay HÁNG ” gìn giữ sự trong sáng chỗ nào !???? Tôi có thoí quen noí có SÁCH !!!

        https://saigonecho.com/news/images/2013/ThuGian/sohuuconvo.jpg

        Chưa hết :
        https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/p480x480/1496978_281946008621201_2132361131_n.jpg

        Còn nữa

        http://danlambaovn.blogspot.com/2013/11/chinh-phu-vn-choi-bo-danh-hieu-danh.html#.UofOvuKJWp0

        http://2.bp.blogspot.com/-mitDry9GNdU/UodEvMlBOzI/AAAAAAAAoRA/iBUTR-Z37Nc/s1600/1H.JPG

      • tèo says:

        VC có lẻ chưa đổi xương đẻ ra nhà bảo sanh.Trên ch.1.4 , 1.6..SJ,.vẫn có con mẹ xnv/vc ra rã “lính thũy đánh bộ ” máy bay lên thẳng,đế quốc Mỹ xâm lược (Ỉ rắc)” và dùng từ vc ở trong nước rất nhiều ,kể cả những chữ dùng sai …
        Một ví dụ chữ “khản trương” .Cái gì cũng khẩn trương hết,cã đi đái đí ỉa (tiếng Việt trong sáng của Bắc kộng/không biết cái nhà ỉa nhà đái lớn nhất trong chợ HCM đã đổi chưa? hay dùng tiếng Mỹ WC?). Thời 75,tụi cs hở ra là khẩn trương ,nên trong một buổi nói vè chính sách mtgpmn,có tên tùbinh trẻ đưa tay lên xin đi khẫn trương.Cã tên chính tri viên cũng ngơ ngác .Sau mới biết anh ta xin ra ngoài đi ĐÁI.làm cả toán tù cười được một bữa !
        (t)

      • T. says:

        “…Phải phân biệt từ HÁN VIỆT và từ THUẦN VIỆT tuy khác âm nhưng đồng nghĩa.
        Tòa Bạch ốc là từ HÁN VIỆT, Nhà Trắng là từ THUẦN VIỆT.
        Túc cầu là từ HÁN VIỆT, Bóng đá là từ THUẦN VIỆT.
        Trục trặc, trở ngại là từ HÁN VIỆT, sự cố là từ THUẦN VIỆT.
        Phi cơ là từ HÁN VIỆT, máy bay là từ THUẦN VIỆT.
        Phi trường hoặc phi cảng là từ HÁN VIỆT, sân bay hoặc cảng hàng không là từ THUẦN VIỆT.
        Hải cảng là từ HÁN VIỆT, cảng biển là từ THUẦN VIỆT.
        Bệnh nhân là từ HÁN VIỆT, người bệnh là từ THUẦN VIỆT.
        Quốc gia là từ HÁN VIỆT, nhà nước là từ THUẦN VIỆT.
        Vân vân…”

        …cái chuyện ” Xưởng đẻ” là chuyện có thật 100% chính mắt T. trông thấy ỏ trước cổng nhà bảo sanh Từ Dũ hồi tháng 5 năm 1975!!! Còn nữa nếu ai còn ở lại Sàigon thì nhìn thấy những bảng hiệu như sau :
        - Trạm kiểm soát tất cả ( trạm y tế phòng dịch)
        - Quầy hàng thanh niên ( Tưởng là quày hàng bán thanh niên, nhưng thật ra là gian hàng bán thực phẩm do thanh niên phụ trách)
        - Cục Đùơng sông, cục đường biển…
        - Nha Khí Tượng Thủy Văn…
        - Quầy hàng tươi sống ( bán thịt cá, rau trái…)

      • Trực Ngôn says:

        Đâu phải chỉ mình ông mới là người “Tự tôn dân tộc Việt Nam” !

        Ông viết: “CSVN chưa bao giờ dùng từ “Xưởng đẻ”. Từ “Xưởng đẻ” là do các vị tự nhận là “người Việt quốc gia” chống Cộng gán ghép cho CSVN với mục địch mỉa mai, miệt thị. Nó cũng giống như chuyện hài hước sau năm 1975 là các vị tự nhận là “người Việt quốc gia” chống Cộng gán ghép cho cán bộ, bộ đội gọi cái phin cà phê là “cái nồi ngồi trên cái cốc” vậy“.

        Lẽ ra ông phải lấy nick “tự tôn cộng phỉ” thì hợp hơn, vì “xưởng đẻ”, và “cái nồi ngồi trên cái cốc” là những chuyện có thật ở thời 1975 – 1985 khi VC mới chiếm miền Nam!

        Không những thế, chính mắt tôi đã thấy cán bộ dùng băng vệ sinh (chưa dùng) của phụ nữ làm “khẩu trang” bịt miệng nữa đấy ông ạ!

        Không biết năm nay ông được bao nhiêu tuổi mà làm như cụ đồ sáng chế từ Việt không bằng?

        Ông có biết là tiếng Việt có từ bao giờ và trước đó người Việt dùng ngôn ngữ gì không?

        Nếu hiểu được thì chắc hẳn là ông sẽ cảm thấy xấu hổ (nếu biết tự trọng) khi viết rằng; “CSVN dùng từ THUẦN VIỆT là chủ yếu, chỉ dùng từ HÁN VIỆT khi quá cần thiết và có chọn lọc.” (sic)

        và còn ca ngợi “các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh… lãnh đạo nước VNDCCH, ở Bắc Việt đã đề ra hẵn một cái nghị quyết có tên “GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT”.(sic)

        Theo tôi hiểu, thì không riêng gì VNCH, mà người Việt ta nói chung đã dùng Hán Việt, Hán Nôm cả hàng trăm năm, ngàn năm về trước rồi, cho đến khi giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) sáng chế ra tiếng Việt vào khoảng thế kỷ thứ 16.

        Biết đuợc nhiều thứ tiếng thì càng tốt, người ta muốn học còn chưa được kia kìa. Nhưng điều quan trọng là hãy dạy cho con cái biết và giữ được Việt ngữ để không bị mai một, vong bản, là tốt rồi!

  9. Bùi lễ says:

    Tôi nghĩ tiếng Việt thì là của người việt nhưng chữ Viết thì là vây mượn/dùng .. từ chữ Tàu. Ví thế
    trí thức việt thời các triều đại vua chúc bị nô lệ/lệ thuộc Tàu về mặc tư tưởng! Lý do các quan/sĩ tử
    thời đó học chữ Tàu /lịch sử Tàu để làm quan/sĩ tử đọc sách Tàu thấy hay vì nó chuyên chỡ những
    triết lý của Tàu trong khi Việt thì chẳng có gì cã! Và trong khi đó vấn đề hành chánh các triệu đại lại dùng chữ Tàu làm phương tiện! Mặc dù cũng có qaun trong vài triều đại cố gang thoát ra khỏi cái
    vòng kiên cô của Tàu nên họ đã tạo ra chữ NÔM . Tiếc rang cái gốc vẩn là chữ Tàu làm căn bản .
    Điều này lại going như việt cộng bây giờ làm gì thì làm Tàu vẩn là cái căn bản chính của họ . là gì
    thì việt cộng cũng phải theo đuôi Tàu! Đây là bản chat chung (?) của dân Việt thì cái gì dù là của thiên
    hạ ôm được vào người thì xem là kinh gối đầu! lâu dần, lâu dần trở thành nô lệ về mặt tư tưởng mà
    không nhận thấy! Lấy thí dụ nhóm Đông Dương Tạp chí và Nam phong tạp chí cố gắng đưa tiếng Việt làm chữ quốc ngữ trong mục đích là thoát ra khỏi cái vòng kiêm cô của Tàu . Họ cố gang đưa
    truyện kiều trình làng (Thật ra theo tôi mục đích cũng là phổ biến Chữ Việt (quốc ngữ) nhưng lại
    bị chống đối thí dụ như cụ Huỳnh thúc Kháng với cái gọi là “con đỉ Kiều …”xã hội việtt cộng thì vui long được bị đồng hóa bởi thằng lán giềng qua các việc làm ruồi bu trong wa’ khứ!

    Cái mình kho6ng có mượn / lấy của người dùng cho mình không có gì xấu . Cái xấu là mình
    giờ đã có riêng (tính độc lập ) thì không ráng phát triển/làm đẹp… (ex. Việt cộng viết báo sai chữ/sai chính tả tùm lum …) lại chạy theo (ex.vụ ông bộ trưởng việt cộng muốn dùng lại chữ Tàu qua việc giáo dục trẻ em/bị chống đối thành ra tịt ngòi) cái mà tiền nhân cố gắng quăng bỏ! Dân việt chạy
    nạn việt cộng qua Mỹ/các nước khác cũng bị đồng hóa bởi lối dùng chữ của việt cộng . Tàu thì đồng hóa việt cộng; việt cộng đồng hóa việt “ngụy” :-)) qua cách dùng từ ! No’i đâu xa, từ Trung Quốc là
    do việt cộng dùng để lấy long Tàu trong thời đại Hồ chí Minh. Đây là hành động “nâng bi” để lấy lònh
    quan thầy Tàu . Nay thì báo việt “ngụy” (chống cộng) ở ngoài cũng dùng ào ạt . Tôi thấy nước Tàu
    (tên thường gọi) đúng tên là Trung Hoa . Trung chỉ ở chính giữa (nước Tàu thời đó/các chư hầu)
    Hoa là vẽ đẹp . Còn Trung Quốc (?) tìm trong lịch sử Tàu đâu có ! Tính nô lệ của mấy thằng vie6.t
    cộng nâng bị Tàu nay đồng hoa’ các anh việt “ngụy” . Thì đây mới là vấn đề . Vấn đề cũng từ chổ
    các cụ đọc chữ Hán thấy hay hơn là đọc chữ Việt khi cùng nghĩa (ex. thơ) . Sorry viết như vậy
    nhưng lại là sự that .

  10. Hồ Bác Cụ says:

    Bài viết hay rất đáng đọc. Nhân đây cũng xin mọi người đừng lập lại những cái sai do NGU DỐT mà lại hay sính dùng chữ “Dao to búa lớn” của bọn cướp CSVN một cách vô thức. Thí dụ như “công hàm độc thân”. ĐM, chỉ có cái giấy chứng nhận tình trạng hôn phối của một người mà phải gọi là “công hàm”, thế thì cái công hàm bán nước do Phạm văn Đồng vẩu ky’ thì phải gọi là gì???? Hay là giấy chứng nhận bán nước???? Sau 1975, “nhà bảo sanh” thì bọn VC chúng gọi là “xưởng đẻ”, phát âm ngoại ngữ thì lại viết theo tiếng Việt âm rời, thí dụ như “Bác Hồ đã từng đi Mút Cu nhiều lần để tỏ tình đoàn kết hữu nghị Việt Xô”. Nói về những cái NGU DỐT của bọn V+, nói cả năm cũng chưa hết. Thiệt chưa có thời đại nào, loại người nào, giống con vật nào, lại vừa Ngu vừa Ác như bọn V+ và Hù chí minh.

    • trái timpha lê says:

      “Trái timpha lê” thành thật đã làm phiền DCV nhưng xin các bác chìu cháu lần này thôi. Cháu vô cùng cảm ơn. Xét cho cùng thì cháu chỉ muốn mọi người hiểu biết hơn về con người Việt nam chúng ta mà thôi
      1. trái tim pha lê says:
      28/01/2014 at 08:22
      CHÚC MỪNG NĂM MỚI. TRÁI TIM PHA LÊ XIN KÍNH NHỜ ĐÀN CHIM VIỆT CHIA SẺ NIỀM VUI XUÂN CỦA TUỔI TRẺ VIỆT NAM TỚI TUỔI TRẺ VIỆT KIỀU Ở NĂM CHÂU
      Mẹ ơi tết này con vẫn về. Con viết những dòng này trên con tàu Nam Bắc chạy dài theo chiều dài đất nước. Năm nay có điều hài hước là vé tàu đắt hơn vé máy bay nhưng con vẫn thích đi tàu. Con tàu băng qua những phố phường, băng qua những xóm làng xuyên qua những cách rừng. Mẹ ơi con nhớ mẹ, con cũng thấy hạnh phúc vô cùng vì con gái mẹ đã trưởng thành đã chân cứng đá mềm nơi phương xa. Năm xưa con nghe mẹ hát- Ở NƠI XA MẸ CÓ HAY CHĂNG, CON GÁI MẸ ĐÃ THÀNH CHIẾN SĨ.-Mẹ ơi hôm nay con gái mẹ cũng đã thành chiến sĩ nhưng chiến sĩ trên thị trường xôi động của phương nam xa xôi. Hạnh phúc thay được mẹ ra tận cổng làng đón con, hạnh phúc thay khi con được xà vào lòng mẹ trong những ngày tết âm áp và bình yên. Mẹ ơi cứ qua mỗi miền của đất nước con lại cảm nhận mùa xuân đag bừng lên mọi lúc mọi nơi. Mẹ ơi Bình Định mới qua cơn lũ dữ nhưng dừa Tam quan vẫn xanh mướt chân trời. Mái tranh mới lợp vẫn lốm đốm sắc vàng của mai của cúc. Mẹ ơi Huế đã sang xuân. Huế Tím màu áo dài, Huế cay nồng tô bún huế, huế ngọt ngào lời chị nhân viên nhà ga chúc tết. Mẹ ơi con đang rất gần mẹ gần cha gần các em con. Con sẽ đem xuân phương nam về với nhà ta. Mẹ ơi con có người yêu rồi anh ấy thương con lắm
      Hồ Bác Cụ says: 28/01/2014 at 18:18
      Về đến đầu xóm đã hay tin cô Thắm ngày xưa nay đi làm đĩ phương xa, …..Sang thăm nhà cô Thắm, được cho đọc lá thơ cô gởi về nghe muốn đứt ruột “Ở NƠI XA MẸ CÓ HAY CHĂNG, CON GÁI MẸ NAY ĐÃ THÀNH GÁI ĐĨ, MẶC CHO MÃ LAI, ĐÀI LOAN, TÀU KHỰA GIÀY VÒ.”…
      Reply
      Kính thưa ĐÀN CHIM VIỆT Cách đây cỡ độ một tháng khi cháu còn ở thành phố Hồ Chí Minh có ghé thăm đồng nghiệp. Gia đình bạn cháu có người bà con bên Mỹ cho con về quê ăn tết .Trong bữa cơm thân mật thấy cháu mời mọi người trước khi cầm đũa thì mấy đứa trẻ cỡ 15, 16 tuổi cứ nhìn cháu như nhìn người ta đang làm thủ tục tôn giáo trước mỗi bữa ăn. Và mẹ cùa chúng đã giải thích: “ Các cháu nó sang Mỹ từ lúc 7, 8 tuổi nên quên mời rồi. Rồi ông bố cười ha hả nói rằng sang Mỹ vài tháng thì các cháu nhập trường. Và chỉ một tuần sau khi đi học về thì các cháu bảo : TỪ NAY KHÔNG PHẢI CHÀO BỐ MẸ KHI ĐI HỌC VỀ. Ở MỸ LÀ VẬY.Nghe người bố kia giãi bày cháu cứ nặng trĩu một tâm sự. Nhưng Đêm giao thừa, cháu gọi điện chúc tết một người bà con ở bên Texax. Nghe giọng ấm áp của người Ông họ ( bố cháu gọi là chú) cháu thấy hạnh phúc vô cùng. Rồi trong khi nói chuyện cháu nghe rõ tiếng cô con dâu: Ông ơi mời ông uống cà phê, rồi tiếng mấy đứa trẻ hồ hởi: cháu chào ông. Chúc ông mạnh khỏe”
      Thế đó các chú, các bác trong ban biên tập ạ. Hôm nay mẹ cháu đã đi chợ ra hàng, đã mua muối, mua gạo, mua bột ngọt về nhà, lễ hóa vàng đã song cháu mới viết tâm sự này. Đọc những câu vô đạo đức của một người đáng ra cháu coi làm cha chú như “lão Cụ” kia cháu bỗng luận ra rằng: CON CÁI MẤT DẠY THÌ CHẮC CHẮN BỐ MẸ CHÚNG ( như lão Cụ) kia tất phảỉ rất khốn nạn. Cháu cứ lân phân hoài khi nghĩ rằng đầu năm mới DCV có thể đăng trả lời của cháu không. Nhưng cháu nghĩ mình vẫn phải gửi tâm sự này để mọi người hiểu thêm về người Việt Nam chúng ta.
      Reply

      • UncleFox says:

        …”Đọc những câu vô đạo đức của một người đáng ra cháu coi làm cha chú như “lão Cụ” kia cháu bỗng luận ra rằng: CON CÁI MẤT DẠY THÌ CHẮC CHẮN BỐ MẸ CHÚNG ( như lão Cụ) kia …”
        _”Trên đời ai cũng có thể sai . Chỉ có hai Kụ Mao và Stalin nhất định chẳng sai bao giờ …”

        Chái tim pha nê muốn ói vì câu nói ấy và “lão Kụ” kia chứ gì ? “lão Kụ” kia còn nhiều câu khắm hơn thế nữa cơ . Tuy nhiên, hơi đâu cháu buồn, cứ coi như lời “lão Kụ” là chó sủa giăng là được rồi . Hay vì cháu trót lỡ xem “lão Kụ” là cha già Dâm Tộc nên mới … “bức xúc” ?

      • le than says:

        Bác Fox ơi , nó nè :

        *** lethan says:
        15/01/2014 at 12:49

        Liên tục đổi nicks Học Hỏi, Quốc Khánh, Hiện Hữu, Tú Gõ, Huy, Công Tằng Tôn Nữ Nhu Mì, chungson, conmeo, sao vàng rực rỡ, Trần Hùng, hùng, “quockhach”, “vietquoc, sự thật, hoàng, vũ như vũ v…v…,

        Tien võ says:
        05/11/2013 at 22:29

        Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        trái timpha lê thân mến,

        Đọc góp ý của bạn khó theo dõi, bởi phải đánh vật với một khối chữ đen ngòm ngòm. Xin lỗi tôi chỉ chú ý đến phần chót bàn về việc chào hỏi khi ăn uống nhé.

        1/
        Ở một số nước phương Tây vẫn có tục lệ chào hỏi khi ăn. Chẳng hạn người Pháp chúc ăn ngon “Bon Appétit”; Hòa Lan cũng thế và dĩ nhiên bằng tiếng nước họ “Smakkelijk Eten” (hình như người Đức cũng rứa…)

        Người phương Tây họ mời chung người ngồi cùng bàn ăn, không mời riêng rẽ từng người một như mình. Hình như người Tàu cũng chúc ăn ngon chung, chứ ko riêng rẽ theo thứ bậc rất công phu tỉ mỉ mất nhiều thời gian như mình. (Tôi thăm dự đám cưới người Tàu, trong bàn tiệc họ cùng nâng ly và hô to Nào Cạn Ly (Cán pấy = cạn bôi). Còn trong bữa ăn chả thấy ai chào ai hết, cả gia đình ngồi vào bàn và mạnh ai nấy ăn)

        Nói nào ngay tôi về VN thấy tục lệ mời ăn uống cũng đã đơn giản nhiều lắm rồi bạn ạ, không chi li như hồi tôi còn bé đâu. Và tôi thấy lên tiếng mời chung cũng đủ lễ phép rồi. Chẳng hạn: Mời cả nhà dùng cơm !

        Tuy nhiên khi sang Anh tôi rất ngạc nhiên khi thấy dân xứ này không có tục lệ chúc nhau ăn ngon như các nước khác. Vì thế đừng lấy làm lạ khi ở Mỹ người ta lại không chúc nhau hay mời nhau ăn như ở ta và các nước khác.

        2/
        Sang phương Tây họ rất lịch thiệp, như người đi trước giữ cửa cho nguời đi sau, và cám ơn nhau rối rít.
        Rồi khi lỡ va đụng vào nhau là ai cũng dành nhau nói tiếng xin lỗi đâu tiên rồi nhìn nhau cừa xoà xí xoá hết.
        Ở ta ư, ngay từ xưa rất hiếm chuyện này, còn ngày nay thì khỏi nói, sẵn sàng sinh sự để sự sinh bạn ạ.

        Khi về nước tôi quen lệ ở phương Tây, giữ cửa cho người đi sau. Chẳng một tiếng cám ơn quen thuộc, cứ thế nhơn nhơn đi.
        Chẳng phải tôi mong đợi một tiếng cám ơn, nhưng đó là phép lịch sự tối thiếu của sự giao tíếp trong xã hội, để tạo không khí vui vẻ.
        Tương tự, lỡ đụng chạm vào nhau, là trừng mắt nhìn nhau, xem ai ngon hơn ai, trong khi một lời xin lỗi là vui vẻ và dường ai nấy đi !
        Tôi tự hỏi tại sao trong các tình huống tế nhị đó lại cố tiết kiệm một lời ăn tiếng nói lịch sự với nhau nhỉ, trong khi ở nhà lại mời lên mời xuống ông ba cha mẹ anh chị ăn uống hả bạn !???

        3/
        Đi chợ hay đi mua sắm hàng ở Việt Nam tôi rất ngại, không đúng nói sợ thì hơn.
        Từ xưa cho đến nay lại càng tệ hại, nói thách và vô lễ với khách hàng, nếu hỏi mà không mua !
        Điều này trái hẳn ở phương Tây, nhất là ở Mỹ tôi thấy đúng khách hàng là thượng đế, nếu so với Hòa Lan là nơi tôi đang ở.

        Còn nhiều đìều muốn kể với nhau để rút kinh nghiệm sống, nhưng thôi cũng tạm đủ cho lần này phải không bạn.

        Thân ái,
        Lão Ngoan Đồng

Leave a Reply to LeThiep