WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổ quốc cần những con người mới

Chương 2

Cải cách kinh tế

  1. 1.     Loại bỏ sự thao túng của nhóm lợi ích

Tình trạng nền kinh tế VN hiện nay khá giống với Đài Loan những năm 1940-1950 (khi đó Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa Dân Quốc). Nền kinh tế Đài Loan khi đó nằm trong tay nhóm lợi ích của Khổng Tường Hy và Tống Tử Văn. Cũng giống như Việt Nam hiện nay, nhóm lợi ích của Khổng, Tống lộng quyền, tham ô, hết thao túng các công ty quốc doanh, tài nguyên quốc gia vơ vét vào túi riêng đến nắm các ngân hàng, “chuyển trọng tâm tư bản nhà nước sang kinh doanh tiền tệ vàng bạc và đầu cơ”. Nhóm Khổng, Tống khi đó cũng áp dụng các chính sách vơ tận, vét sạch, phát hành trái phiếu, “vay nợ nước ngoài một số tiền lớn để ăn chiết khấu và trưng thu đủ các loại thuế, cưỡng bức vơ vét tài sản của dân”. Nền kinh tế Đài Loan khi đó cũng bị khủng hoảng trầm trọng. Chỉ sau khi Khổng Tường Hy và phe nhóm của ông ta tháo chạy sang Mỹ, Trần Thành và Tưởng Kinh Quốc lên nắm quyền mới tiến hành những cải cách căn bản, đặt nền móng cho một Đài Loan cất cánh sau này (Tham khảo: Hoàng Gia Thụ – Đài Loan tiến trình hóa rồng).

Cải cách của Trần Thành,  Tưởng Kinh Quốc khi đó đặt trọng tâm vào hai chính sách lớn: Thứ nhất cải cách ruộng đất; thứ hai nâng đỡ khối dân doanh.

Ruộng đất ở Đài Loan trước cải cách đa phần nằm trong tay địa chủ, chính quyền Đài Loan đã đặt ra cơ chế hạn điền, buộc những điạ chủ chiếm nhiều đất hơn hạn mức phải bán lại cho những nông dân không có ruộng. Tiền bán ruộng do người mua trả dần, chính phủ cũng đứng ra hỗ trợ thu mua hỗ trợ nhưng không trả bằng tiền mặt mà bằng cổ phiếu trong các doanh nghiệp quốc doanh. Cũng nằm trong chiến lược nâng đỡ khối dân doanh ở Đài Loan khi đó, song song với cải cách ruộng đất Đảng Quốc dân tiến hành “chuyển công doanh sang tư doanh”, đem bán cổ phiếu của 4 ngành xi măng giấy, mỏ và nông lâm để trả thay tiền trưng mua ruộng đất. Kết quả biến một số điạ chủ trước cải cách thành các nhà công nghiệp lớn, mà nổi tiếng nhất là “tứ đại hào chủ”: Cố Chấn Phố, Lâm Do Long, Lâm Bá Thọ, Trần Khởi Thanh.

Sau năm 1950 nguyên tắc chỉ đạo của chính quyền Đài Loan là “hết sức thu hẹp phạm vi quốc doanh trong công nghiệp dân sinh”, “phân rõ phương hướng kinh doanh khác nhau giữa nhà nước và nhân dân”. Theo đó doanh nghiệp nhà nước chủ yếu kinh doanh ngành năng lượng, giao thông, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp chế tạo quy mô lớn, tiền tệ… Có quan hệ nhiều đến vận mệnh nền kinh tế và đầu tư lớn, những ngành tư nhân không tiện kinh doanh. Còn những mặt hàng dân dụng, trực tiếp quan hệ đến đời sống như: dệt, giấy, xi măng, đồ sinh hoạt hàng ngày… Giao hết cho tư bản tư nhân kinh doanh.

Kết quả, đến năm 1985, tỷ trọng giá trị sản lượng các doanh nghiệp dân doanh đạt 86% giá trị tổng sản lượng ngành công thương nghiệp, quốc doanh chỉ chiếm 14%. Hoàng Gia Thụ trong cuốn Đài Loan tiến trình hóa rồng đánh giá: “Sự phồn vinh của tư bản tư doanh đã cung cấp sức sống mạnh mẽ cho việc chấn hưng kinh tế Đài Loan”.

Tuy nhiên, việc thu hẹp quốc doanh và nâng đỡ dân doanh sẽ không thể nào đạt kết quả nếu song song với quá trình đó không có một chiến dịch “bàn tay sạch” của Đảng Quốc dân.

Đảng Quốc dân trước hết cách chức các giám đốc hữu danh vô thực, thay thế bằng những người “thích thú với sự nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và khả năng thực tế phụ trách”. Sau khi áp dụng biện pháp này, những người chỉ đứng tên ăn lương nhờ quan hệ cá nhân làm giám đốc, chánh văn phòng… nhất là những người núp sau Tống Tử Văn, Khổng Tường Hy, Trần Quả Phu lần lượt bị đào thải.

Liên hệ với tình hình VN hiện nay, rõ ràng cần một người đủ sức mạnh, trí tuệ, sự đảm lược và tinh thần vì dân tộc tiến hành thanh lọc, cải cách, loại bỏ những kẻ ngồi không ăn bám trong các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, cần khôi phục Ban cố vấn của Thủ tướng trước đây, tập hợp các chuyên gia trong và ngoài đảng, trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu, tư vấn và khuyến nghị chính sách.

Để tránh sự thao túng thị trường tiền tệ, tránh hiện tượng biến tài sản nhà nước thành tài sản tư nhân của nhóm tư bản thân hữu, cần tham khảo một phương pháp mà Đài Loan đã áp dụng là thành lập chế độ Hội đồng tài chính một cách nghiêm khắc, tách rời quyền quản lý và quyền sở hữu ra. Ngân hàng nhà nước hiện nay cũng cần được cải tổ để trở thành ngân hàng trung ương đích thực, độc lập với chính phủ, có thể thuộc quyền giám sát trực tiếp của quốc hội, không tồn tại như một cơ quan của chính phủ như hiện nay.

  1. 2.     Nâng đỡ khối dân doanh phát triển

Không giống như Đài Loan những năm 1950, VN hiện nay, không có nhu cầu cải cách ruộng đất bức thiết, tuy nhiên, mô hình cánh đồng mẫu lớn của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang cần được nhà nước hỗ trợ nhân rộng. Quy định sở hữu toàn dân về đất đai hiện nay cũng cần phải thay đổi, theo đó cần quy định đa sở hữu về đất đai với các chủ thể: Nhà nước, tư nhân, tổ chức, tập thể… làm thế vừa tránh chuyện lạm dụng, tham ô đất công, vừa giúp người dân bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu tư nhân về đất đai của mình.

Một khía cạnh nữa trong nông nghiệp, có thể cũng cần bàn tay nhà nước đó là “Lựa chọn nhóm hàng nông nghiệp mục tiêu – đẩy mạnh công nghiệp chế biến”. Bởi vì việc lựa chọn nhóm hàng mục tiêu, đi liền với đầu tư về nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, đòi hỏi vốn lớn, thời gian lâu dài, các doanh nghiệp tư nhân khó mà đảm đương trong một sớm một chiều.

Không chỉ trong nông nghiệp, đảm đương việc nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia cho khối dân doanh cũng cần được áp dụng cho các khu vực sản xuất khác.

Hãy tham khảo một đoạn mô tả rất có ý nghĩa sau đây của Hoàng Gia Thụ về các chính sách Đài Loan đã thực thi: “Đến những năm 70, Chính quyền Đài Loan lại xúc tiến quá trình liên hợp của các xưởng cùng sản xuất một mặt hàng, tổ chức các công ty mậu dịch lớn có một mạng lưới cơ sở sản xuất và bán sản phẩm. Như vậy, vừa thống nhất được qui cách, chất lượng của các sản phẩm cùng loại, vừa mở rộng được quy mô sản xuất, lại tránh được trong tỉnh tàn sát nhau để người nước ngoài hưởng lợi.

Để khuyến khích sự hợp tác kỹ thuật giữa các hãng tư doanh với ngoại thương, chính quyền Đài Loan có đãi ngộ thích đáng đối với ngoại thương, cung cấp kỹ thuật tiên tiến và license cho Đài Loan, đồng thời cấp những khoản tiền lớn cho các hãng học tập và mua kỹ thuật mới. Thí dụ, để dẫn dắt cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, chính quyền trước hết đầu tư cho cơ cấu nông nghiệp trồng thử ngô đường, thử nuôi cá quả Mỹ , thử chế biến bột tảo Chlorena và tinh tảo Chlorena… có hiệu quả rồi mới mở rộng. Để phát triển hàng cơ khí và đồ điện, chính quyền Đài Loan đã bỏ ra 20 triệu đài tệ mới để khuyến khích làm thử sản phẩm mới. Để thâm nhập vào thị trường đồ chơi quốc tế, chính quyền Đài Loan bỏ ra 200.000 đài tệ mới để thu thập mẫu đồ chơi ở các nơi trên thế giới, cung cấp cho các nhà sản xuất quan sát và bắt chước.

Về mặt xuất khẩu, chính quyền Đài Loan đặt trụ sở và mạng lưới mậu dịch ở hơn 80 nước và các khu vực, tham gia các triển lãm, hội chợ quốc tế, thường xuyên mời khách nước ngoài và các nhà kinh doanh đến Đài Loan tham quan, và cũng thường xuyên cử người đi chào hàng ở nước ngoài. Để mở rộng mạng lưới mậu dịch quốc tế, Đài Loan đã xây dựng các “Trạm phục vụ mậu dịch quốc tế” cung cấp cho ngoại thương các đường dây điện thoại và khuyến khích ngoại thương đặt các đại lý ở nước ngoài. Chính quyền còn treo các “phần thưởng ngoại thương” trao cho hãng nào xuất khẩu được nhiều”.

Tất nhiên, khối doanh nghiệp dân doanh của VN hiện nay đã trưởng thành hơn nhiều so với các nhà tư bản tư nhân của Đài Loan khi đó, tuy nhiên sự việc tính đến các biện pháp hỗ trợ vẫn cấn thiết.

Nhưng điều cốt yếu hơn là nhà nước trước tiên đừng cản trở. Mở rộng tràn lan các doanh nghiệp nhà nước thời gian qua là một cản trở, vì nguồn lực một nền kinh tế có giới hạn, khi các doanh nghiệp nhà nước chiếm dụng vốn, tài nguyên lại có lợi thế độc quyền, lợi thế thao túng chính sách thì khố doanh nghiệp tư nhân đương nhiên sẽ không còn đất để thở. Sẽ có các nhà doanh nghiệp khôn ngoan, bám vào sân sau các tập đoàn, các ông ty nhà nước để hưởng lợi, nhưng một nền kinh tế như thế chỉ dẫn đến lụn bại, vì nó không thể khuyến khích sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương thức phục vụ để cạnh tranh sòng phẳng.

Cản trở thứ hai với khối dân doanh ở VN hiện nay là thủ tục hành chính, thuế khoá, hải quan, nhưng đây là những cản trở doanh nghiệp có thể thích ứng. Cản trở thứ ba, quan trọng hơn, đã đánh gục các doanh nghiệp mấy năm qua đó là chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng nhà nước bị thao túng, chính sách tiền tệ chỉ phục vụ nhóm lợi ích hoặc sai lầm mà không được sửa chữa kịp thời thì các doanh nghiệp dan doanh phải gánh hết hậu quả. Lãi suất vốn vay có thời điểm lên đến 20-30% là bản án tử hình với các doanh gnhiệp dân doanh, với mức lãi suất này, họ không thể nào cạnh tranh với các doanh nghiệp khác như doanh nghiệp FDI được vay vốn giá rẻ ở nước ngoài. Rào cản về tiền tệ này, chẳng khác nào chính sách ngăn sông cấm chợ cuối thời nhà Nguyễn mà hậu quả khi đó là nền kinh tế, thương mại rơi hết vào tay người Hoa, các thương gia VN bị bóp nghẹt đồng thời mở ra cơ hội cho người Hoa thâu tóm, trục lợi. Những thành quả gần 20 năm Đổi mới vừa qua, có bị cuốn trôi hết chỉ với một cơn khủng hoảng hiện nay nếu chúng ta không kịp thời cải tổ.

Pages: 1 2 3 4

26 Phản hồi cho “Tổ quốc cần những con người mới”

  1. Nguyễn Văn says:

    Đảng cộng sản Việt Nam cai trị đất nước suốt 84 năm dài chưa một ngày tự mình dám bước đi với tư duy độc lập; và toàn dân Việt cũng chưa một ngày dám đứng dậy đòi lại quyền làm người. Dân tộc Việt còn ngủ đến bao lâu?

  2. Chống Cộng says:

    Dăm mười năm trở lại đây nước Việt Nam ta đã đẻ ra vô số nhà dân chủ, nhiều đến mức đếm không xuể. Vì thế có cháu thiếu niên đếm: “Một nhà dân chủ, hai nhà dân chủ, ba nhà dân chủ, ôi nhiều quá, cả một bầy nhà dân chủ, đếm không xuể”.
    Nhiều nhà dân chủ đến mức như cháu học sinh trung học nói là “cả một bầy nhà dân chủ, đếm không hết” mà sao không thấy các nhà dân chủ làm được cái gì cho ra hồn hết trọi, toàn những nhà dân chủ quen mồm chửi thề, ăn tục, nói phét. Hơ hơ hơ.

    • Bút Thép VN says:

      không thấy các nhà dân chủ làm được cái gì cho ra hồn hết trọi ? (Chống gậy)

      Dăm mười năm trở lại đây nước Việt Nam đã thay hình đổi dạng, người dân dễ thở hơn một chút, là nhờ những người đấu tranh cho dân chủ, từ lúc đầu chỉ đếm trên đầu ngón tay, “Một nhà dân chủ, hai nhà dân chủ, ba nhà dân chủ“, nay có thêm Nguyễn Đắc Kiên nữa.”.

      Xin cám ơn những người đã can đảm, dám đưng lên đấu tranh cho dân chủ, nhờ vậy mà VN đã có thể thay da đổi thịt phần nào, chỉ có những kẻ mắt mờ trí đoản mới không thấy!

    • DâM TiêN says:

      Hơ hơ hơ …Cờ ngoài bài trong! hơ hơ hơ hố hố hố…. ho ho ho hen hen hen

      Cờ ngoài bài trong…hơ hơ hơ… Thằng Mỹ nó đã v à à ào nhà ta…hơ hơ hô, nó
      mang món quà đểu ” Diễn Biến Hòa Bình ” mà … tiêu diệt ta không đau, nhấy!

      Nó sai ta làm cu-li xã hội chủ nghĩa lương rẻ như bèo…mà xây nhà, làm đường..
      cho Tư Bản nó khai thác Ta trong tương lai,,, rồi hơ hơ hơ…nó bắt ta hơ hơ
      phải quăng mẹ nó Búa Liềm vô đống phân chuồng …hơ hơ hơ…

      Có xem cái gương UKRAINE chăng, lấy lại Lá quốc kỳ như xưa, hay hay hay !

      Hố hố hố…k ư ời người hôm trước hôm sau người k ư ờ i hơ hơ hơ hố hố
      Diễn Biến Hòa Bình…Cộng phỉ làm cu li cho Tư Bản, hơ hơ hô rồi…chết hơ hơ…

      ( Thầy DâM khoan minh)

    • vu trung says:

      Đúng, “Tự do cái con kẹt”.

  3. Austin Pham says:

    Anh Kiên không cần phải chạy…đường xa bởi vì những cai anh cần đã có sẳn trong concepts của những xả hội văn minh:
    1. Tam quyền phân lập rõ ràng và công chính, xác định ngay trong hiến pháp.
    2. Dân chủ đa đảng, bầu cử tự do, công khai và minh bạch.
    3. Ủng hộ và lật đổ một chính quyền chính là quyền tối thượng của mỗi người dân, bằng lá phiếu định kỳ của họ.
    4. Cảnh sát va quân đội không có trách nhiệm phải trung thành và bảo vệ sự tồn vong của chế độ, nó là chuyện của concept thứ 3. Công chức được bổ nhiệm là do học thức và khả năng, bằng cấp và uy tín trong lãnh vực mà họ sở hữu chính là thang điểm cho việc họ được chỉ định làm công việc chuyên môn của họ hay không.
    5.Giáo dục là nền tãng cho hệ quả trong tương lai, xây dựng và soạn thảo các tài liệu giáo khoa, xác định chiều hướng và ấn định chất lượng học của sinh viên/học sinh là do các “học giả”, các chuyên viên có đầy đủ bằng cấp và uy tín trong lãnh vực này. Hoàn toàn không có việc “định hướng” bởi chế độ chính trị.
    6. Bảo vệ và khuyên khích mọi quyền lợi cơ bản của người dân theo đúng những gì mà những quốc gia tiên tiến đã công nhận và thực hành từ bây lâu nay.
    7. Áp dụng triệt để việc sử dụng các “kiểm toán” độc lập có tuyên thệ để thanh tra ở mọi lãnh vực dính dáng đến tài chánh của mọi chính quyền ở mọi cấp bực.
    Đây chính là cái ý thức mà mọi người phải học, không cho cho riêng anh. Nó cũng là lý do mà những người đã có và hiểu ý thức này phải tuyên truyền cho những người khác.
    Họ không thể chờ anh học xong tiếng Đức và sau đó nghiên cứu triết học để tạo ra…một cái bánh xe. Don’t reinvent what has been existing and proven…worked! Ngoài ra, việc làm của anh chỉ đơn giản là anh sẽ có thêm kiến thức, nó không đồng nghĩa rằng anh sẽ có cơ hội “lãnh đạo” với mớ kiến thức đó. Anh có đồng ý không?

  4. Viet An says:

    Bạn Nguyền Đức Kiên ơi:

    Mời bạn nghe lời nói của cô sinh viên Ukraina.
    Cô ấy chỉ muốn được sống trong Tự do.

    Dân tộc VN đã và đang sống dưới ách độc tài,tàn bạo của CSVN đã quá lâu.
    Nếu bạn thật sự YÊU TỰ Do thì bây giờ là lúc bạn phải đứng lên đòi lại quyền sống chánh đáng của mình, sự thật đã rõ ràng trước mắt, đũng phí thì giỡ lục lọi, tìm tòi triết lý gì nữa, chúc bạn can đảm lên, hãy nói “KHÔNG” với CSVN, hãy ủng hộ các bạn trẻ đòi lại Quyền Làm Ngưỡi đã bị csVN tước đoạt. Đây mới đích thực là những con người MỚI mà Tổ quốc dang cần.
    VA

    • nguenha says:

      Hay !! Tìm tòi,lục lọi gì nửa! Hảy mở mắt nhìn thế giới đang đi lên.!Tất cả người ta đả làm hết cả rồi ! Chẳng lẻ “nghiên cứu’ những cái người ta đả nghiên cứu. “hảy nói KHO^NG với CNCS!
      Cám ơn Bạn.

  5. Trần Kiên says:

    Thằng em Kiên này chắc cũng chập cheng, tần này tuổi mới bắt đầu học guten tag để hiểu được triết học đức mà lại còn hy vọng qua đó có đóng góp gì đó cho triết học nước nhà, thằng mù dở nói chữ rồi em ơi, tuổi của chú em học hành muộn rồi, đầu đất của chú em để có đủ tiếng đức mà đọc được sách về triết học và hiểu thì không bao giờ nữa rồi, có muốn sang đây kiếm tí cơm thì cứ nói thẳng vòng vo làm gì?

  6. Người quan sát says:

    Nếu không muốn hợp tác với nhà nước, muốn nhà nước VN phải đổ, mấy người ở đây trong đó có ông trung kiên, trước hết ông chung keng cứ bắt tay cho chặt với tienngu, dâmtien…. Cái đã. Sau đó mấy ông ôm lựu đạn về VN cứ đồn công an các ông tấn công đi, rồi mấy nơi đóng quân của bộ đôi, xin mời các ông cứ đến mà gãi ghẻ, dân chung thấy các ông làm gương vậy sẽ theo thôi à, và nhà nước VN sẽ vào tay các ông chắc còn nhanh hơn cả ngày xưa năm 75 mấy người nào đó chạy, chứ chửi thế này chỉ có ai chửi nấy nghe thôi mà!

    • Trực Ngôn says:

      Làm “Người quan sát” mà không có nhãn quan, mắt nhìn chỉ từ rốn đổ xuống thì quan sát cái nỗi gì?

      Có nên “hợp tác” với chế đô CSVN vô nhân, độc ác?
      Có biết rằng CNCS chính là tội ác chống lại nhân loại?
      Có biết rằng từ khi có CNCS đã có hơn 100 triệu người đã bị giết hại?
      Có biết rằng từ khi HCM đem CNCS vào Việt Nam đã gây nên chết chóc cho cả hàng chục triệu đồng bào, đất nước tan hoang?

      Muốn quan sát thì phải cố gắng mở to đôi mắt ra đã: Mắt mờ quan sát cái gì, vô tâm đoản trí nâng bi kẻ thù!

Phản hồi